SỐNG TIN MỪNG

Đi trong bóng đêm  

Nguyễn Ngọc Thể

 

 Khi viết những dòng này, người đọc có thể liên nghĩ đến một ai đó sắp lên đương đi tới một phương trời xa xăm nào đó. Cũng có thể chúng ta liên tưởng đến một ai đó vừa ra đi – ra đi trong bóng đểm – để hành động một một việc làm mờ ám hay tội lỗi, hoặc giết người hoặc cướp của; hoặc cũng có thể, chúng ta nghĩ xa hơn, có một người vừa ra đi vĩnh viễn, trong đêm tối, v.v. Đây, một người đã ra đi trong bóng đềm để hành động tội lỗi khiến cho anh ta không thể trì hoãn được. Anh ta phải hành động ngay, hành động trong vội vã, để không một ai có thể trông thấy được, vì có bóng đêm che khuất, trước khi vầng đông ló dạng.

Sáng hôm nay, Thứ Ba Tuần Thánh, nếu để ý, chúng ta chúng ta nghe gì nơi đoạn Tin Mừng của thánh Gioan và ngày mai, Thứ Tư Tuần Thánh, bài Tin Mừng của thánh Mat-thêu, để từ đó, chúng ta cùng tưởng tượng cảnh đối đáp, rồi mỗi một môn sinh tự vấn chính lòng mình, tự nghĩ về mình đối với Chúa Giêsu trong bữa ăn chiều cuối cùng. Đây cũng là bữa tiệc ly. Thầy trò sắp từ biệt nhau, và sẽ không còn  bữa tiệc nào như vậy nữa. Đây chính là bữa tiệc Vượt Qua. Thầy trò đang ăn uống vui vẻ thì Chúa lên tiếng rằng: “Thật, Thầy bảo thật anh em: có một người trong anh em sẽ nộp Thầy.” [1]

Vừa nghe lời Chúa Giêsu vừa hỏi, mỗi người đang dự bữa tiệc, đều cảm thấy chóng váng, hốt hoảng, và ngỡ ngàng. Tại sao, tại sao có chuyện này xảy ra? Thầy trò đã từng sống với nhau, từng đi đó đi đây để gieo rắc Tin mừng. Ròi,ai nấy “đều cảm thầy buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người:  “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” Chúa Giê-su không thể giữ yên được nữa, rồi trả lời: “Thầy chấm bánh đưa cho ai, thì chính là kẻ ấy.”  Rồi Người chấm một miếng bánh, trao cho Giu-đa, con ông Simon Itcariot. Y vừa ăn xong miếng bánh, Satan liền nhập vào y. Chúa Giê-su bảo y: “Anh làm gì thì làm mau đi!”…Sau khi ăn miêng bánh, Giu-đa liền ra đi. Lúc đó. trời đã tối.” [1]  Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người: thà nó đừng sinh ra thì hơn! “Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Rap-bi,chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “ Chính anh nói đó!”[2]

Nghe qua lời trình thuật này, ai trong chúng ta cũng thấy có mấy vấn đề nổi bậc: Thứ nhất, tiến bạc. Thứ hai, sự phản bội (của một môn sinh). Thứ ba, dối lòng.

Thứ nhất, vần đề tiền bạc. Là một nhân sinh, kiếp con người, tiền bạc, tuy là vật chất, nay còn mai mất, nhưng là nhu cầu cho cuộc sống. Vẫn biết, “tiền bạc là đầy tớ tốt nhưng là ông chủ xấu.” Tiền bạc đã khiến cho con người phải thất điên bát đảo. Tiền bạc đã làm đảo lộn hạnh phúc của con người. Tiền bạc đã khiến cho con người mất đi phẩm giá của mình, coi thường nhân cách người khác. Người ta cũng nói: “đồng tiền liền với khúc ruột.” Hoặc “Có tiền mua tiên cũng được” đấy mà. Trở lại đoạn Tin Mừng của Mat-thêu vừa nêu trên, Giu-đa đang mặc cả đồng tiền với các thuợng tế: “Tôi nộp ông ấy cho quý vị, thì quý vị muốn cho tôi bao nhiêu?” [3]

Thứ hai là sự phản bội. Trong cuộc sống đời thường như chúng ta thấy hiện nay, việc bội phản đã và đang xảy ra nhan nhản trong các lãnh vực như gia đình, cộng đồng xã hội, và chính trị. Trong gia đình, vợ chống phản bội nhau, xỏa bỏ lời giao ước trong ngày cưới. Trong cộng đồng xã hội, việc làm ăn, hùn hạp, mua bán đã xảy ra vì thiếu “chữ tín” giữa nhau. Cuộc sống trong xã hội, nếu không sự tin tưởng giưa nhau, ắt sẽ sinh ra sự ngờ vực, nghi kỵ, v.v. Người xưa có nói: “nhất sự bất tín, vạn sự chẳng tin.”

Việc Giu-đa phản bội Thầy mình, nào ai ngờ trước được.

Thứ ba là dối lòng. Như vừa nói, trong cuộc sống mỗi ngày, nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau sẽ đi đến chỗ bội tìn, rồi dối lòng. Giu-đa Iscariot, đã tự dối lòng mình. Anh ta đã mặc cả với các thượng tế (giá bao nhiêu) về việc bán Thầy mình, thế nhưng anh ta đã dối lòng khi hỏi lại Chúa Giê-su: “Rap-bi, chẳng lẽ con sao?”

Ba yếu tố nêu trên: Tiến bạc, sự phản bội, và dối lòng đã đưa đến cho cuộc sống con người biết bao đảo lộn trật tự trong xã hội và kiếp sống nhân sinh, qua bất cứ thời buổi nào. Muốn cho cuộc sống được hài hòa, con người được hưởng cảnh thái bình, yên ổn thì mỗi người chúng ta hãy tư suy xét qua các yếu tố đã nêu trên.

Bóng đêm, tức là mỗi khi đêm về, Chúa đã ban cho chúng ta có ngày và có đêm. Ban ngày, thì làm việc, học hành, đi đứng, sinh hoạt. Ban đêm, cần có giờ để nghỉ ngơi, để cảm tạ ơn Chúa vì đã sống một ngày qua trong an lành, mạnh khỏe.

Đừng để bóng đêm lấn át đời mình, xui khiến mình làm những việc xâu xa, tội lỗi.

Qua câu nói, “Sau khi Giu-đa ăn miếng bánh, Giu-đa liền ra đi. Lúc đó, trời đã tối.” Qua khung cảnh thời gian, tới lúc Giu-đa cần hành động ngay, vì trời đang bắt đầu tối, thời điểm thuận tiện để cho một con người có ý đồ đen tối đem ra tực hiện!

Qua sự suy diễn ngắn ngủi này của người viết, dịp này, dịp thuận tiện, chúng ta cùng suy nghĩ về thái độ của Giu-đa. Nhận tiền (30 đồng) xong, Giu-đa chợt phản tỉnh, hối bất cập, và Giu-đa đã vội trả tiền bằng cách quăng vào đền thờ và ra đi tự vẫn! Đêm xuống rồi, và có một người đã ra đi trong tuyệt vọng…

______________

[1] X. Gioan. 13:21-33, 36-38

[2] X. Matt. 26:14-25

[3] Ibid

 

 

Visits: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.

Góp ý kiến