Thánh Mẫu

KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH. Chương 6 (Tiếp theo)

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

Đau Đớn Lúc Sinh Con

Rồi chúng ta sẽ như thế nào – trong sự khám phá địa vị hoàng tộc của chúng ta – liên quan đến vị Hoàng Hậu này? Tín lý về thánh mẫu đem chúng ta không xa, và trong thực tế, những điều này xem như chỉ cho thấy vượt ra ngoài chính chúng. Ngay cả tín lý được định nghĩa gần đây nhất, việc Mẹ lên trời, có một tính chất vào giây phút trước chung cuộc: giờ đây, Người ở trên trời, Người làm gì? Chúng ta biết những gì Chúa Giêsu làm. Sách Khải Huyền cho chúng ta biết rằng Ngài đang cai trị (Kh 22:3). Chúng ta cũng biết thêm rằng những gì các thánh tử đạo làm ở trên trời; sách Khải Huyền cho chúng ta biết các ngài đang cầu xin cho sự thánh thiện trên mặt đất (Kh 6:9-10).

Và rằng, không có gì ngạc nhiên khi sách Khải Huyền nói với chúng ta những gì Đức Maria làm ở trên thiên đàng. Là Evà Mới, “người mẹ của muôn sinh linh,” Người săn sóc Giáo Hội, “gồm tất cả hậu duệ của Người” (Kh 12:17). Giải thích về câu hỏi tại sao người nữ của Sách Khải Huyền vẫn còn sinh con, mặc dù Người đang ở trên thiên đàng, Thánh Giáo Hoàng Piô X nói: “Việc sinh nở đó là gì? Rõ ràng đó là việc sinh ra chúng ta, vẫn tiếp tục bị lưu đày, và vì vậy được sinh ra do lòng bác ái hải hà của Thiên Chúa, cho hạnh phúc muôn đời. Sự đau đớn lúc sinh nở nói lên tình yêu và long khao khát ơn cứu rỗi. Đức Trinh Nữ từ trời nhìn xuống trên chúng ta, và tha thiết cầu xin để mang lại sự hoàn tất con số được chọn”.

Và sự đau đớn sinh nở nói lên tình yêu và lòng ao ước với nó Đức Trinh Nữ từ trời nhìn xuống trên chúng ta, và gắng sức với lời cầu xin tha thiết để mang lại sự hoàn tất con số được chọn”.

Luôn luôn là người Mẹ, Đức Maria nhìn xuống chúng ta, cầu bầu cho chúng ta, và hướng dẫn chúng ta để làm trọn vẹn cuộc sống. Công Đồng Vatican II dạy:

“Thiên chức làm Mẹ của Đức Maria để ân sủng tiếp tục một cách không gián đoạn từ sự ưng thuận mà Người đã một cách trung thành chấp nhận trong ngày truyền tin và qua đó Người vững vàng mà không qụy ngã dưới chân thập giá, cho đến khi hoàn tất đời đời cho tất cả những ai được chọn. Được đưa về trời, Người không ngồi đó bên văn phòng cứu độ này, nhưng với lời cầu xin không ngừng tiếp tục để mang cho chúng ta những ân huệ của sự cứu độ đời đời… Vì thế, Đấng Thánh Đồng Trinh được khẩn cầu trong Giáo Hội dưới tước hiệu Trạng Sư, Đấng Phù Hộ, Đấng Ban Ơn Lành, và Đấng Trung Gian Hòa Giải.” (Lumen Gentium 62, trích từ Sách Giáo Lý Công Giáo, số 969)     

 Vị Nữ Trung Gian Là Thông Điệp

Chúng ta đôi khi nghe những người không Công Giáo phản đối danh xưng “Trung Gian Hòa Giải” được áp dụng cho Đức Maria. Trong thời đại chúng ta, là một thành viên của phái Tin Lành Phúc Âm, tôi lập tức kiếm một câu xem ra có thể bóp chết danh hiệu ấy: Thánh Phaolô đưa ra một nhận xét tuyệt đối rằng Chúa Kitô là “trung gian hòa giải duy nhất giữa Thiên Chúa và con người” (1 Tm 2:5). Làm cách nào hai tuyên bố – Chúa Kitô như đấng hòa giải duy nhất và Đức Maria như đấng nữ hòa giải – có thể dung hòa được?

Tông Đồ Phaolô đã đụng chạm đến mầu nhiệm này khi ngài khẳng định: “Chúng tôi là những người đồng cộng sự của Thiên Chúa” (1 Cr 3:9). Nếu Chúa Kitô là đấng hòa giải duy nhất, tại sao Ngài còn có các cộng tác viên? Chẳng lẽ Thiên Chúa lại không hoàn tất công việc do bởi chính mình Ngài? Dĩ nhiên Ngài có thể. Nhưng vì Ngài là người Cha, công việc của Ngài là làm trưởng thành những người con trai cũng như con gái của Ngài, và cách thức để hoàn thành công việc này là để cho chúng ta thành những cộng sự viên thân thiết hơn của Ngài.

Là người môn đệ, một cộng sự viên của Chúa Giêsu, cần phải nỗ lực. Nhiều lúc chấp nhận đau khổ. Một trang mà xem như phải xóa khỏi sự quan tâm của tôi như một thành viên Tin Lành là lời của Thánh Phaolô “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1:24). Những người Công Giáo xưa có thể còn nhớ một số những kỷ niệm được truyền lại (kết quả chung cuộc của một nhóm tranh đua thất bại, “dẫn đến” là một đầu gối bị lột da, hoặc một trái tim tan nát).  Mệnh đề đơn giản này đã hàm chứa chìa khóa để khai mở những mầu nhiệm về việc cùng cộng tác của Đức Maria, và của chúng ta. Bằng việc hiệp thông một cách có ý thức những đau khổ của chúng ta với những đau khổ cứu độ của Chúa, chúng ta trở nên những cộng tác viên. Bằng việc hiệp thông tâm hồn của Người với Ngài, đặc biệt trên đồi Canvariô, Mẹ rất thánh đã trở nên người cộng tác tuyệt vời.

Hơn nữa, trong thư gửi người Do Thái giải thích chức vụ thượng tế của Chúa Kitô qua những ngôn từ về sự hiện hữu của Ngài bằng Người Con đầu lòng của Thiên Chúa (Dt 1:1-2: 17), điều mà được coi như căn bản của vai trò làm con thần linh của chính chúng ta (Dt 2:10-17), cũng như việc phục vụ và sự thánh thiện một cách tư tế của chúng ta (Dt 13:10-16; x tiếp 1 Pr 2:5). Một lần nữa, không có sự giằng co giữa Đấng Cứu Chuộc và người được cứu chuộc.

Như Người Con đầu lòng của Gia Đình Thiên Chúa, Chúa Giêsu chuyển cầu như một Thượng Tế, giữa Chúa Cha và những con cái của Ngài; trong khi đó, Đức Maria chuyển cầu như một hoàng hậu, và một trạng sư (x 1V 2:19). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi đó là “sự giảng hòa mẫu tử”. Đối với Chúa Cha, Đức Maria là Mẹ Chúa Con. Đối với chúng ta là những tội nhân, Người là mẹ Đấng Cứu Độ của chúng ta. Cũng giống như Con của Người, Người cũng là Mẹ của những anh em của Ngài. Khi đến với vị trí của Đức Maria trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, tiếng “mẹ” không chỉ là một danh từ nhưng còn là một động từ, và từ đó còn là một chức vụ.

Như là Mẹ của Thiên Chúa và các con cái Ngài, Đức Maria chỉ cho chúng ta cách làm vinh danh Thiên Chúa như thế nào, không chỉ bằng qùy mọp dưới chân, nhưng còn bằng việc lãnh nhận ân sủng của Con của Ngài trong sự tràn đầy Chúa Thánh Thần. Vì thế, nếu chúng ta muốn phán đoán bằng cách tốt đẹp nào con người đón nhận Phúc Âm trong ý nghĩa cốt lõi của nó, hãy xem họ chấp nhận Thiên Chúa là Cha – và Đức Maria là Mẹ bao nhiêu.

Abba Không Phải Allah

Sau tất cả, đây là những khác nhau căn bản trong Kitô giáo. Nó không có nghĩa rằng các Kitô hữu chỉ tin duy một Thiên Chúa; có ba tôn giáo độc thần trên trái đất. Những gì làm cho Kitô giáo khác biệt đó là các Kitô hữu dám gọi Thiên Chúa là “Cha”. Trong Israel xưa, dân của Giao Ước Cũ nói về vai trò làm cha của Thiên Chúa, nhưng vẫn mang một ý nghĩa mơ hồ – Ngài là cha họ bằng cách cung cấp cho họ và hướng dẫn họ vượt qua những gian nan thử thách.

Chỉ duy những Kitô hữu có thể gọi Thiên Chúa là “Cha”, bởi vì qua Giao Ước Mới, Thiên Chúa đã mặc khải chính Ngài như người Cha từ muôn thủa. Giáo lý về Thiên Chúa là Cha đòi hỏi sự mặc khải của Ba Ngôi Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa có thể là người Cha muôn thủa duy nhất nếu có với Ngài người Con muôn thuở.

Do Thái Giáo cao cả vì nó nâng những người tin nhận thành những tôi tớ tốt của Thiên Chúa. Chữ “Islam” một cách văn chương có nghĩa là “sự tùng phục” Allah. Nhưng Kitô giáo không bao gồm dù là tình trạng tôi tớ hay tùy thuộc. Kitô giáo bao gồm trong tình yêu của con cái, tình yêu của người Con muôn thủa đối với người Cha, tình yêu Thiên Chúa trong đó chúng ta tham dự. Và một người con yêu thương phục vụ tốt hơn những người nô lệ ngay cả khi họ có ý muốn tuyệt hảo và trung thành nhất.

Tôi sẽ đi xa hơn để nói rằng tình yêu con cái đây chỉ có thể nếu khi những kẻ tin theo nắm giữ một cách chính xác sự hiểu biết về Công Giáo trong Phúc Âm. Trong tác phẩm dựa trên một cuộc phỏng vấn của ngài Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói về những gì xảy ra khi các Kitô hữu phạm tội hoặc nói cách khác, đánh mất cảm giác của mối liên hệ thần linh: “Tội nguyên tổ cám dỗ, để rồi hủy diệt, tàn phá tình của người cha và những tia sáng mà chúng chiếu qua thế giới được tạo thành, đặt nghi ngờ sự thật về Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu và để lại con người chỉ với cảm giác của mối liên lạc chủ-nô lệ.”

Tôi tin mối liên lạc chủ-nô lệ – hoặc như tôi ưa nghĩ về nó, mối liên lạc người làm công-chủ – thấm nhập vào Kitô giáo ngày nay. Những dấu hiệu cảnh báo của nó là gì trong các người tin theo? Họ mang bộ mặt tốt nhất về với Thiên Chúa, nhưng không bao giờ nói với Ngài những gì họ thực sự suy nghĩ. Họ có những gì mà họ gọi là mối liên hệ cá nhân với Ngài, nhưng coi đó như bất kính để hỏi Ngài những câu hỏi khó khăn. Họ nói về quyền tối cao của Ngài trong khi lại phật ý về những yêu sách của Ngài. Họ chu toàn những giới răn của Ngài một cách miễn cưỡng, nhưng lại có một cảm giác ít ỏi về mối liên kết gia đình với Ngài, Giáo Hội Ngài, hoặc Mẹ của Ngài. Vậy, làm cách nào họ có thể bắt đầu để kêu cầu Ngài như Chúa Giêsu đã làm, là “Abba” có nghĩa là “Cha”?

(Còn tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.