Thánh Kinh

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô  theo Thánh Gioan khác biệt ở chỗ nào ?

(Xin tặng đặc biệt các bạn đã có dịp cầu nguyện « vào vườn Cây Dầu» trong Tin Mừng theo Thánh Gioan với cha Micae Nguyễn Thế minh)

Dr. Lương Huỳnh Ngân chuyển ngữ

 

Cha Gérard Billon, chuyên gia về Thánh Kinh trả lời các câu hỏi của Sophie de Villeneuve trên đài Phát Thanh Đức Bà ( Radio Notre Dame) được đăng trong nguyệt san Croire ngày 4 tháng 2 2016

S de V: Biết rằng Tin Mừng theo Thánh Gioan được viết sau hết, vào cuối thế kỷ thứ nhất và rất khác với ba sách Tin Mừng khác, lý do là sách này có thể làm cho kính sợ, e dè vì có những đoạn khai triển dài và những bài diễn văn quan trọng. Nhưng trước hết, Thánh Gioan là ai ? Có phải là người môn đệ Đức Giêsu thương mến tìm thấy trong các sách Tin Mừng ?

G.B.: Các sách Tin Mừng không có sách nào có ký tên tác giả. Phần cuối sách Tin Mừng gọi là của «Thánh Gioan», có một nhân vật lạ kỳ được gọi là người môn đệ Chúa Giêsu thương mến. Phúc Ấm nói cho chúng ta là nhân vật ấy chính là tác giả, và người ta nhận ra người môn đệ ấy là Tông đồ Gioan, con ông Dêbêđê.

Điều này không quan trọng. Trái lại điều chủ yếu là không nên lẫn lộn « người môn đệ Chúa Giêsu thương mến» với nhân vật lịch sử của Thánh Gioan, bởi vì Thánh Kinh thứ tư là một tài liệu cực kỳ biểu trưng, theo sát nghĩa của nó, tức là bản Tin Mừng này nối liền Thiên Chúa và nhân loại. Đây là một Tin Mừng có tính cách thần học và nhân loại học, nói về Thiên Chúa và con người.

Một bản Tin Mừng đầy tính thi văn. Tin Mừng theo Thánh Gioan không kể lại việc Chúa Giêsu sinh ra. Mẹ Ngài xuất hiện lần đầu trong tiệc cưới Cana. Không bao giờ được nêu tên. «Người Mẹ  xuất hiện trong phần đầu sách Tin Mừng trong tiệc cưới Cana, và phần cuối dưới chân Thánh Giá. Tác giả gọi là « người mẹ », để nhấn mạnh không phải là một nhân vật lịch sử, mà nói lên vai trò thần học, thi văn và biểu tượng của ngài. Cũng vậy, ai là « người môn đệ Chúa Giêsu thương mến», điều này không có gì quan trọng, duy người này là tổ tiên chúng ta trong đức tin. Với ngài chúng ta mới phải nghe Chúa Giêsu, dưới chân Thánh Giá, và tin trước những dấu chỉ của sự Phục Sinh trước nấm mồ hoang.

Có người nói rằng bản Tin Mừng này được viết trong một cộng đồng, cộng đồng Thánh Gioan, trong ấy mọi người biết các bản Tin Mừng khác và muốn được khác đi. Có phải vậy không ?

 G.B. : Các sách Tin Mừng được thảo ra từng đợt, và người ta nghĩ rằng đợt sau cùng Tin Mừng theo Thánh Gioan được sáng tác vào những năm 90 hay 100 trong thời đại chúng ta, những đợt trước vào những năm 70. Vào năm 70 đã có Tin Mừng theo Thánh Máccô, và trong những năm 80 có các Tin Mừng theo Thánh Mátthêu và Luca. Rất có thể cộng đồng Thánh Gioan đã được biết các bản ấy. Hơn nữa có một nội dung cơ bản giống nhau trong bốn bản Tin Mừng, nhưng bài diễn văn quan trọng của Chúa Giêsu về « Bánh Hằng Sống » chỉ tìm thấy trong Tin Mừng theo Thánh Gioan.

Bản Tin Mừng này muốn nói lên điều gì khác biệt ?

G.B. : Rằng Đấng Giêsu thành Nadarét là Ngôi Lời Thiên Chúa, Lời Thiên Chúa, và nếu chúng ta muốn biết Thiên Chúa tận đáy lòng chúng ta, trong thân thể chúng ta, và tận tâm trí chúng ta, chỉ cần nghe theo Chúa Giêsu. Đó là những gì được nói trong phần « Lời Tựa », ngay từ đầu Tin Mừng theo Thánh Gioan : «Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa». Ngôi Lời ấy nhập thể, đến giữa chúng ta «nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận» (Ga1 :11) . Và phần sau của Lời Tựa chúng ta đọc « Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa  và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết» (Ga1 : 18) Động từ này khó dịch, có nghĩa là tỏ ra, làm cho biết, thuật lại. (tiếng Việt chúng ta dùng chữ Mạc khải). Đấng Giê-su thành Nadarét là lời miêu tả về Thiên Chúa.

Các bản Tin Mừng, sau nhiều năm dài, cố gắng kể lại những gì các tác giả hiểu về câu chuyện ấy ?

 G.B. : Không phải chỉ có kể lại những gì họ hiểu, nhưng các tác giả còn kể lại những gì họ không hiểu, đặc biệt sự chết và sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Và có lẽ chính ngày nay chúng ta cũng không hoàn toàn hiểu gì thật sự về sự phục sinh của Chúa Giêsu. Không vì thế mà chúng ta không sống sự phục sinh ấy. Cho dù chúng ta gom hết tất cả những thông tin từ bốn bản Tin Mừng về con người Chúa Giêsu chúng ta cũng chưa biết hết. Nhưng Thánh Gioan cũng như ba Thánh Sử kia cho chúng ta có thể làm môn đệ Chúa Giêsu. Tin Mừng theo Thánh Gioan gồm hai phần : mười hai chương đầu kể rằng Chúa Giêsu gặp gỡ nhiều nhân vật. Đó là những gặp gỡ có tính cách biểu tượng: Chúa Giêsu và ông Nicônêmô, một nhà trí thức của thế giới người Do Thái, Chúa Giêsu và người phụ nữ Samaritanô. Còn có Ladarô, người mù bẫm sinh, người bại liệt…Thánh Gioan miêu tả những những màn vĩ đại, những tác động lớn.

Để nói rằng ơn cứu độ là cho mọi người ?

G.B. : Đúng vậy. Hơn nữa điều độc đáo của Tin Mừng theo Thánh Gioan là ở chương 13 đến chương 19, kể lại những ngày sau cùng của Chúa Giêsu, những ngày thời gian dường như đứng lại. Và buổi ăn sau cùng của Chúa Giê-su không phải là bữa tiệc thành lập bí tích Thánh Thể như các bản Tin Mừng Khác, nơi ngài là một bữa ăn di chúc, suốt buổi lời Ngài được lập lại như một điệp khúc « anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em» (Ga15 : 12). Trong chương 17, chúng ta là những môn đệ của Ngài và nghe Chúa Giêsu cầu nguyện với Đức Chúa Cha. Và Chúa kể lại một cách đơn sơ vì tiếng Hy lạp của Thánh Gioan không cầu kỳ, dù như thế đây là một đoạn rất khó, lúc đưa ra đàng trước lúc trở lại sau, đưa chúng bay bổng lên cao…

Trong ấy tình yêu được nói rất nhiều ? Có thể nói đây là Tin Mừng về Tình Yêu ?

G.B. : Có thể nói như thế, với điều kiện phải hiểu tình yêu là gì. Thánh Gioan không đề cập đến tình yêu tình dục (eros) , nhưng tình yêu tình cảm (philia) và đức ái (Agapé), đây là tình yêu-tình bạn, tình yêu cho đi để kẻ khác được sống. « Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng» (Ga 15 :13).  Chúa Giêsu không chỉ nói như thế mà Ngài đã làm.

Và Thánh Gioan thuật lại cảnh rửa chân, cảnh này không thấy trong các Tin Mừng khác.

 G.B. : Rửa chân là một cử chỉ biểu tượng, một cử chỉ có tính cách tiên tri, sau khi làm như thế Chúa Giêsu hỏi các Tông đồ : «Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? » (Ga13 : 12), có nghĩa là anh em hãy yêu thương nhau. Hãy yêu thương trong những cử chỉ phục vụ.

Ta có thể nói rằng Tin Mừng theo Thánh Gioan hoàn tất ba Tin Mừng kia không ? 

G.B. : Không ! Không có hòan tất. Chúng ta có bốn sách Tin Mừng, mỗi Tin Mừng có sức mạnh của nó. Tin Mừng theo Thánh Gioan mang lại một ánh sánh độc đáo, Thánh nhân nhấn mạnh ở điểm khi chúng ta chiêm ngắm Đức Giêsu Kitô chúng ta đi đến Thiên Chúa : « Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha»(Ga14 : 9) Chúa trả lời cho Philíphê. Chúng ta chưa bao giờ thấy Chúa Giêsu qua những lời do người môn đệ này viết ra cho chúng ta thấy Ngài.

Nguyệt san Croire 16/02/2016

Chuyển ngữ : luonghuynhngan44@gmail.com

 

Visits: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.