Các Thánh

Các Thánh Tiến Sỹ Hội Thánh

Lạc Vũ Thái Bình
A. Theo thứ tự niên đại
Nếu xắp xếp theo thứ tự niên đại, chúng ta sẽ có được danh sách các vị thánh Tiến sĩ Hội Thánh như sau:
-19 vị thánh sống trước cuộc Đại Ly giáo 1054, nên được tôn kính ở cả Giáo Hội Công giáo Tây phương và Giáo Hội Chính thống Đông phương:
Irenaeus Lugdunum (130-202), Athanasios Alexandreias (296-373), Ephraim Syros (306-373), Hilarius Pictaviensis (315-368), Kyrillos Ierosolymon (315-386), Gregorios Nazianzenos (329-390), Basileios Cả (330-379), Ambrosius (339-397), Iohannes Kim Khẩu (347-407),
Hieronymus (347-420), Augustinus Hipponensis (354-430), Kyrillos Alexandreias (376-444), Leo Cả (400-461), Petrus Kim Ngôn (406-450),
Gregorius Cả (540-604), Isidore Séville (560-636), Bede Khả Kính (673-735), Ioannes Damaskenos (676-749), Grigor Narekatsi (951-1003);
-9 vị thánh thời Trung đại:
Pietro Damiani (1007-1072), Anselm Canterbury (1033-1109), Bernard Clairvaux (1090-1153), Hildegard Bingen (1098-1179), Antonio Padova (1195-1231), Albert Cả (1206-1280), Bonaventura (1221-1274), Tommaso d’Aquino (1225-1274), Catarina Siena (1347-1380);
-9 vị thánh thời Cận đại và Hiện đại:
Juan Ávila (1499-1569), Teresa Ávila (1515-1582), Petrus Canisius (1521-1597), Juan Thánh Giá (1542-1591), Roberto Bellarmino (1542-1621), Lorenzo Brindisi (1559-1619), François de Sales (1567-1622), Alfonso María de Ligorio (1696-1787), Thérèse Lisieux (1873-1897).
B. Theo vị trí địa lý
Trong số 37 vị thánh Tiến sĩ Hội Thánh, chúng ta có 9 vị thuộc Đông phương (Athanasios Alexandreias, Ephraim Syros, Kyrillos Ierosolymon, Basileios Cả, Gregorios Nazianzenos, Iohannes Kim Khẩu, Kyrillos Alexandreias, Ioannes Damaskenos, Grigor Narekatsi) và 27 vị còn lại thuộc Tây phương. Xét về vị trí địa lý của sinh quán các Tiến sĩ, do lẽ các vị sinh ra vào các thời đại khác nhau và thuộc các dân tộc và thực thể chính trị có thể đã tiêu tan từ lâu, nên để các bạn dễ theo dõi, chúng tôi sẽ xếp sinh quán của các vị theo các đơn vị chính trị hiện đại như sau:
-10 Italia: Petrus Kim Ngôn, Leo Cả, Gregorius Cả, Pietro Damiani, Tommaso d’Aquino, Bonaventura, Catarina Siena, Roberto Bellarmino, Lorenzo Brindisi, Alfonso María de Ligorio;
-5 Pháp: Hilarius Pictaviensis, Anselm Canterbury, Bernard Clairvaux, François de Sales, Thérèse Lisieux;
-4 Tây Ban Nha: Isidore Séville, Juan Ávila, Teresa Ávila, Juan Thánh Giá;
-3 Đức: Ambrosius, Hildegard Bingen, Albert Cả;
-3 Thổ Nhĩ Kì: Irenaeus Lugdunum, Basileios Cả, Gregorios Nazianzenos;
-2 Ai Cập: Athanasios Alexandreias, Kyrillos Alexandreias;
-2 Syria: Iohannes Kim Khẩu, Ioannes Damaskenos;
-1 Iraq: Ephraim Syros;
-1 Israel: Kyrillos Ierosolymon;
-1 Balkan: Hieronymus;
-1 Algeria: Augustinus Hipponensis;
-1 Anh: Bede Khả Kính;
-1 Armenia: Grigor Narekatsi;
-1 Bồ Đào Nha: Antonio Padova;
-1 Hà Lan: Petrus Canisius.
C. Theo chức vụ và dòng tu trong Hội Thánh
Thánh Tông đồ Phaolo đã nói rằng: “Anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận”. Quả vậy, chúng ta thấy rõ điều này ngay trong hàng ngũ các thánh Tiến sĩ. Có rất nhiều thành phần Dân Chúa khác nhau trong các vị, từ vị thủ lãnh tối cao nhưng chỉ dám xưng là “Tôi tớ của các tôi tớ Chúa” cho đến vị nữ tu bé nhỏ ở Lisieux:
-hai vị Giáo Hoàng: Leo Cả và Gregorius Cả;
-ba vị hồng y: Pietro Damiani, Bonaventura, Roberto Bellarmino;
-mười sáu vị giám mục: Irenaeus Lugdunum, Athanasios Alexandreias, Hilarius Pictaviensis, Kyrillos Ierosolymon , Gregorios Nazianzenos, Basileios Cả, Ambrosius, Iohannes Kim Khẩu, Augustinus Hipponensis , Kyrillos Alexandreias, Petrus Kim Ngôn, Isidore Séville, Anselm Canterbury, Albert Cả, François de Sales, Alfonso María de Ligorio;
-mười một vị linh mục: Hieronymus, Bede Khả Kính, Ioannes Damaskenos, Grigor Narekatsi, Bernard Clairvaux, Tommaso d’Aquino, Antonio Padova, Juan Ávila, Petrus Canisius, Juan Thánh Giá, Lorenzo Brindisi;
-một vị phó tế: Ephraim Syros;
-một vị viện mẫu: Hildegard Bingen;
-hai vị nữ đan sĩ: Teresa Ávila, Thérèse Lisieux;
-một vị giáo dân tận hiến: Catarina Siena.
Xét theo các dòng tu, có tám dòng tu sau đây được vinh dự có các vị thánh Tiến sĩ:
-Dòng Biển Đức 5 vị: Gregorius Cả (Giáo hoàng), Bede Khả Kính, Pietro Damiani (hồng y), Anselm Canterbury (giám mục), Hildegard Bingen;
-Dòng Đaminh 3 vị: Albert Cả (giám mục), Tommaso d’Aquino, Catarina Siena;
-Dòng Cát Minh 3 vị: Teresa Ávila, Juan Thánh Giá, Thérèse Lisieux;
-Dòng Phanxicô 2 vị: Antonio Padova, Bonaventura (hồng y);
-Dòng Tên 2 vị: Petrus Canisius, Roberto Bellarmino (hồng y);
-Dòng Xitô 1 vị: Bernard Clairvaux;
-Dòng Phanxicô Capuchinô 1 vị: Lorenzo Brindisi;
-Dòng Chúa Cứu Thế 1 vị: Alfonso María de Ligorio (giám mục).
Ở DƯỚI BẦU TRỜI NÀY, MỌI VIỆC ĐỀU CÓ THỜI (Gv 3, 1)
Hội Thánh không hề vội vàng khi có ý định tuyên bố vị thánh nào đó được kể thêm vào danh sách các Tiến sĩ Hội thánh. Khoảng thời gian giữa thời điểm qua đời của vị thánh và lúc ngài được công bố là Tiến sĩ, trung bình là hơn 800 năm. Khoảng thời gian ngắn nhất thuộc về thánh Alfonso María de Ligorio (1696-1787), được tuyên Tiến sĩ Hội thánh chỉ 84 năm sau khi chết. Xếp thứ hai là thánh Thérèse Lisieux (1873-1897), chỉ 100 năm. Các vị thánh sơ thời như thánh Ephraim Syros (306-373) và thánh Hilarius Pictaviensis (315-368), có khoảng cách thời gian giữa cái chết và lúc được công bố Tiến sĩ Hội thánh lần lượt là 1547 năm và 1484 năm. Vị thánh phải chờ lâu nhất để gia nhập hàng ngũ Tiến sĩ chính là Irenaeus Lugdunum (130-202): 1820 năm.
Một điều cần lưu ý là tất cả các thánh sống trước thế kỉ XI đều được giáo dân tuyên thánh ngay sau khi chết, nhưng từ thế kỉ XI, toà thánh sở hữu độc quyền công việc quan trọng đó. Điều này dẫn đến thời gian sau này xảy ra một hiện tượng trái ngược với cổ thời: thay vì nhiều vị được công nhận là Hiển thánh trong một thời gian rất lâu rồi mới được tặng danh hiệu Tiến sĩ, nhiều vị thánh Cận-Hiện đại lại được tuyên Hiển thánh và Tiến sĩ trong khoảng thời gian rất gần nhau. Có thể kể đến những trường hợp như thánh Petrus Canisius (1521-1597) được tuyên Hiển thánh và Tiến sĩ trong cùng năm 1925, thánh Roberto Bellarmino (1542-1621) tuyên Hiển thánh năm 1930 và Tiến sĩ năm 1931.
Không phải tất cả vị Tiến sĩ đều có sự khôn ngoan nhờ tuổi thọ cao niên. Sống thọ nhất trong các vị Tiến sĩ này là thánh Alfonso María de Ligorio (1696-1787), qua đời lúc 91 tuổi. Người có tuổi đời ngắn nhất là thánh Thérèse Lisieux (1873-1897), chỉ 24 tuổi, tiếp theo là thánh Catarina Siena (1347-1380), chỉ 33 tuổi, và thánh Antonio Padova (1195-1231), chỉ 36 tuổi.
Lạc Vũ Thái Bình
Huế, 3-2023
Tham khảo
-36 thánh Tiến sĩ – Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
-Bài viết “Khám phá các vị Tiến Sĩ Hội Thánh” của Lm. Ray Ryland
-Bài viết “Tiến sĩ Hội Thánh” đăng trên trang Học viện thánh Giuse, Dòng Tên Việt Nam

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.