Khoa học

Rửa thịt tưởng sạch không ngờ gây ngộ độc

vanlami sưu tầm

 

Nhiều bà nội trợ tin rằng việc rửa thịt cũng giống như rửa rau, loại bỏ được hầu hết vi khuẩn. Đây lại là sai lầm rất phổ biến gây ra tình trạng ngộ độc. Họ có thể dùng nhiều cách khác nhau để rửa như rửa bằng vòi nước, nước sôi nhưng đâu mới là cách rửa đúng nhất?

Chần thịt qua nước nóng

Hiện nay, trên thị trường thông tin về thịt lợn ăn cám tăng trọng, tiêm tạp chất khiến nhiều người lo lắng. Để giảm nguy cơ thịt nhiễm độc, nhiều bà nội trợ có thói quen chần thịt qua nước đun sôi sau đó mới tiếp tục chế biến.

Việc làm này tưởng chừng như đảm bảo an toàn song thực chất lại không loại bỏ được chất bẩn trong thịt. Chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt.

Nhưng phần lớn vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C). Hơn nữa, việc chần thịt qua nước sôi sau đó lập tức vớt thịt ra sẽ làm mất chất dinh dưỡng có trong thịt, đồng thời làm bề mặt miếng thịt lập tức co lại và không thể thải các chất độc có trong thịt ra ngoài. Việc làm này không những không mang lại tác dụng mà ngược lại còn mang lại những tác hại xấu đối với cơ thể.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Dân Trí, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, đây là cách làm sai lầm. Việc chần thịt qua nước sôi không thể loại bỏ tạp chất trong thịt thậm chí còn khiến các chất độc nếu có trong thịt sẽ thấm ngược trở lại vào bên trong. Nguyên nhân là do, khi cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt “ngậm” chặt các hóa chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài.

“Nếu cho thịt vào nước đun sôi, nhiệt độ cao khiến các protein bề mặt bên ngoài thịt đóng vón lại, các chất bên trong không thôi ra được, tương tự các chất độc cũng đóng vón lại. Điều này rất không tốt và là cách làm sai lầm mà nhiều người mắc phải”, PGS.TS Thịnh khẳng định.

Rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước

Trong cuộc sống hàng ngày nhiều người có thói quen trước khi nấu ăn sẽ rửa tất cả các nguyên liệu cùng một lúc và rửa thịt trực tiếp dưới vòi nước. Trong quá trình rửa, nước rửa thịt có thể văng, bắn ra các thực phẩm xung quanh như rau sống, hoa quả. Trên bề mặt những thực phẩm ăn sống này bị dính nước rửa thịt để lâu sẽ sản sinh ra những vi khuẩn gây nguy hại cho sức khỏe cơ thể.

Rửa thịt gà sống trước khi nấu

Hầu hết các bà nội trợ đều rửa thịt gà trước khi chế biến vì nghĩ việc làm này sẽ bỏ bớt vi khuẩn hoặc chất nhớt của thịt gà. Và lí do này nghe có vẻ đúng vì thịt gà sống thường dễ nhiễm nhiều vi khuẩn, chẳng hạn như campylobacter và salmonella.

Vi khuẩn này xâm nhập gây các bệnh như tiêu chảy, đau bụng, mất nước nặng, viêm khớp phản ứng… Nếu không điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể tử vong. Campylobacter là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm ở Anh.

Thế nhưng, rửa thịt gà bằng nước không có hiệu quả thực sự trong việc hạn chế vi khuẩn. Các chuyên gia sức khỏe về an toàn thực phẩm khuyến cáo việc này sẽ làm vi khuẩn dễ lây lan và tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.

Theo Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHI), thực tế, rửa thịt gà như vậy lại gây ra tác dụng ngược bởi vì nước rửa thịt gà chảy và bắn tung tóe ra xung quanh có thể làm vi khuẩn từ thịt lây lan rộng hơn ra bồn rửa, mặt bàn, dụng cụ nấu ăn, thậm chí là quần áo.

Trong khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến cáo cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn trên thịt gà là nấu chín ở nhiệt độ thích hợp và quy tắc này cũng đúng với các loại thịt tươi khác và cá. Nhiệt độ thích hợp để nấu thịt gà là 165 độ C.

Cách rửa thịt đúng cách:

– Rửa thịt bằng nước muối loãng: Các bà nội trợ nên hòa một chút muối vào nước trước khi rửa thịt và để riêng đồ ăn sống rửa riêng (rau sống, hoa quả,…). Lúc này các chất bẩn trong thịt sẽ từ từ tiết ra và được rửa sạch.

– Cũng như nhiều loại thịt tươi khác, thịt gà rất dễ hỏng và cần được xử dụng cẩn thận trước khi chế biến. Việc xử dụng, chế biến đúng cách sẽ giúp loại bỏ các nguy cơ nhiễm khuẩn. Dùng nước lạnh, muối để rửa sạch thịt gà cả trong lẫn ngoài, làm khô trước khi chế biến.

– Luộc sơ qua miếng thịt: Trong nước luộc thịt sơ qua, bạn nên cho một ít giấm và muối, đợi nước sôi mới thả thịt vào, để sôi khoảng hai phút thì đổ hết nước, lúc này vi khuẩn và chất bẩn trong thịt được loại bỏ và bạn có thể an tâm chế biến.

– Khi luộc thịt nên luộc bằng nước lạnh, có thể cho thêm hành, gia vị để thịt thơm, ngọt hơn. Trong quá trình nấu, nếu thấy có hiện tượng nổi bọt, váng có thể dùng thìa để hớt bỏ đi.

Nguồn: Internet

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.