Tâm lý giáo dục

Việc kiểm soát con cái

Elizabeth Nguyễn

 „Con đừng sợ vì chúng ta lâm cảnh nghèo túng. Con sẽ nắm trong tay nhiều của cải- khi con kính sợ Thiên Chúa, tránh xa mọi tội lỗi và làm việc lành trước mặt Ngài là Thiên Chúa của con (Tobia4:21) (Của cải, theo Kinh Thánh, không phải chỉ là phần vật chất mà còn là của cải dồi dào về tinh thần, về tình yêu thương)

„Hãy sửa phạt con cái của con, nó sẽ để con an lành và đem lại dịu ngọt cho hồn con“Cn 29:17)

Cha mẹ các em thanh thiếu niên (teenager) thường được các em miêu tả là những người hay cằn nhằn, la lối, răn đe, đánh đập để kiểm soát các em, ngay cả óc sáng tạo của chúng hoặc quá quan tâm đến độ soi mói vào đời sống riêng tư của  chúng. Hỡi những người làm cha, đừng khiêu khích con cái để chúng sinh ra oán hận, nhưng hãy dưỡng dục chúng theo đường lối kỷ luật và sửa dạy của Thiên Chúa“(Eph 6:4)

Dĩ nhiên cha mẹ phải kiểm soát hành vi và nếp sống của con cái, song con cái ở tuổi này là tuổi các em đang trong thời gian phát triển cơ thể nên các em ở trong tình trạng khủng hoảng về tâm và sinh lý. Vì thế cha mẹ nên thay đổi chiều hướng giáo dục, cũng như kiểm soát cho thích hợp với các em.

Phải luôn tìm hiểu tâm tư của con mình, theo dõi bạn bè của chúng, nếu thấy có những kẻ xấu như buôn bán cần sa, lai vãng thì phải gọi cảnh sát hoặc báo cho nhà chức trách ngay. Thấy bạn trai hay gái của con mình có những lời xàm xỡ hay cử chỉ lả lơi thì phải cắt đứt quan hệ của chúng ngay …v.v … Song cha mẹ phải khéo léo, mềm dẻo dùng lời giải thích nghiêm nghị cho chúng hiểu những điều lợi và cái hại như thế nào trong những trường hợp đó. Phải thẳng thắn và trong trắng và sáng suốt trong sự giải thích cho con cái về tính dục và tình dục. Dù học đường ở hải ngoại có dạy các em nhưng không theo luật lệ của Công Giáo.

 Roi và lời quở mắng đem lại khôn ngoan, những người tuổi trẻ bị bỏ bê là nỗi hổ nhục cho cha mẹ“ (Cn 29:15) Ở các nước tây phương chúng ta không được dùng cây roi mà quở phạt các em, chúng ta chỉ có thể dùng „roi răn đe“ mà thôi. Roi răn đe chính là lời khuyên nhủ nghiêm khắc và giải thích sự sai trái của các em.

Ở tuổi này các em chưa có suy nghĩ sâu được mà chỉ thích làm theo ý mình những gì mình muốn, đôi khi không thích hỏi ý kiến cha mẹ, lại thường hay hành đông dại dột và nông nổi. Thí dụ:

  • các em  có thể có ý định tự làm khổ mình, khi nghĩ rằng cha mẹ không thoả mãn ước muốn của mình là không thương mình,
  • các em có thể nói dối khi cha mẹ ước vọng quá cao về em mà em không đạt được,
  • khi các em bị mắng nhiếc những lời nặng nề làm tổn thương tâm hồn chúng mà cha mẹ không để ý…v.v…
  • hoặc trong lòng ganh tị với anh chị em khác trong nhà khi thấy cha mẹ thiên vị…thương chị hơn mình vì chị đẹp và học giỏi hơn v.v…

Hãy dạy trẻ đường lối ngay lành nó phải đi, để khi về già, nó vẫn không lìa bỏ“ (Cn 22:6) Thường các trẻ đã được dạy dỗ có những thói quen tốt thì chúng vẫn giữ hoài trong cuộc sống cho đến lúc già; vì thế nếu chúng có tật xấu mà không bỏ được thì cho đến già chúng cũng khó mà bỏ được. Hãy uốn nắn chúng ngay từ lúc còn bé thơ (Hc 7:23)

Đây chính là kinh nghiệm của cá nhân người viết, đã trải qua trong gia đình. Xin chia sẻ với các bậc cha mẹ trẻ.

Elisabeth Nguyễn

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.