Xã hội

Phụ Huynh nghĩ gì về thuyết chủng tộc quan trọng?

Trần Phong Vũ

 

Gần đây chúng tôi đã viết về sự kiện cánh tả để lộ ý đồ đem thuyết chủng tộc quan trọng vào tập thể quân đội Hoa Kỳ. Như  một phản ứng từ vô  thức, cuối bài, người viết nêu lên câu hỏi có cần  lên tiếng thêm về cùng một tệ trạng đã và đang bùng phát trong hệ thống học đường K12 nhằm đầu độc thế hệ con em chúng ta?

Và trong tinh thần trách nhiệm, hôm nay chúng tôi xin trình bày cùng quý độc giả về phản ứng quyết liệt của giới phụ huynh học sinh khắp nơi trước nguy cơ vừa nói..

Được biết vào thời điểm hiện nay, các tiểu bang California, New York  và Virginia đã có chương trình giảng dạy về Critical Race Theory (CRT). Cùng lúc, một số tiểu bang khác như Tennessee, Texas, Georgia, Arkansas, South Dakota, và Arizona đã hay đang soạn thảo luật cấm dạy môn học độc hại này trong các trường.

Chỉ một thoáng nhìn qua, người ta dễ dàng nhận ra sự khác biệt nền tảng về lập trường giữa các tiểu bang xanh và tiểu bang đỏ.

Trước hết, chúng tôi muốn nói tới quan điểm của Ty Smith, hiện đang phụ trách chương trình “Cancel This with Ty Smith” trên WRPW-FM. Ông gốc người da đen có hai con trai 16 và 19 tuổi, đã công khai bác khước lý thuyết chủng tộc gọi là quan trọng mà theo ông đáng bị cộng luận những người yêu nước kịch liệt phê phán. Lên tiếng trước Hội đóng các trường thuộc Học Khu Bloomington, tiểu bang Illinois hồi đầu tháng 6 vừa qua, ông khẳng quyết là thuyết này dạy cho trẻ em thuộc các chủng tộc xa lánh, ghen ghét, chống bang lẫn nhau.

Vẫn theo nhà truyền thông da đen này thì do vô tình hay cố ý, CRT đã phản lại “Ước Mơ” của Dr Martin Luther King Jr, người đã dâng hiến cả đời mình để tranh đấu cho người da đen được quyền bình đảng như các sắc dân khác.

Theo quan điểm của Dr King thì từ bình đẳng được dịch từ chữ “equality”, tức là người da đen hay bất cứ sắc tộc, màu da nào cũng có quyền và cơ hội như nhau, tuyệt đối không có sự phân biệt đối xử. Nhìn vào thực tế trong đời thường kể cả trong lãnh vực chính trị, ước mơ của Dr King đã được thể hiện với những bước đi vững chãi.

Cho dù sắc dân da đen chỉ có 13%, nhưng con số những người thành công trong các lãnh vực thể thao cũng như nghệ thuật thật đáng trân trọng. Nhìn sang địa hạt chính trị, ngày nay người ta thấy nhan nhản nam cũng như nữ gốc dân da đen có mặt trong các viện dân cử cùng các cơ quan hành pháp ở cả hai cấp tiểu bang và liên bang. Chưa nói tới sự kiện ông Barrack Obama từng được người dân bầu vào vị trí Tổng Thống Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ trong suốt hai nhiệm kỳ 8 năm. Nếu cần kể thêm phải nói tới sự có mặt của bà Kamala Harris với tư cách Phó Tổng Thống bên cạnh ông Joe Biden hiện nay.

Trong khi ấy, nhóm cực tả trong đảng Dân chủ lại định nghĩa từ bình đẳng (equality) hoàn toàn khác. Họ không muốn hiểu theo nghĩa truyền thống của các nhà lập quốc mà cố tình đẻ ra từ mới là equity để khi áp dụng nó có thể hiểu theo kiểu cưỡng từ đoạt lý của cộng sản là san bằng giai cấp hay cách nói gọn là “cào bằng”. Nói cụ thể là họ không chỉ muốn được đối xử công bằng về cơ hội tiến thân, không bị bất cứ cá nhân hay quyền lực nào phân biệt đối xử, mà còn đòi hỏi phải được dành cho những ưu đãi đặc biệt, dù trong lãnh vực công hay tư,

Có thể nêu ra đây một trường hợp điển hình xảy ra trong cuộc bạo loạn tại Seatle do BLM và nhóm Antifa chủ động tháng 6 năm 2020. Vào những giây phút căng thẳng nhất, một nhóm người ô hợp đã kéo đến khu phố có đông đảo người da trắng giàu có biếu tình, la hét đòi những cư dân nơi đây phải nhường nhà cho họ!

Sự kiện này có khác chi cảnh những đòi hỏi ngược ngạo, phi tình, phi lý trong những cuộc biểu tình bạo động của những cán bộ cộng sản trong cuộc cách mạng Văn Hóa ở Trung Hoa Cộng sản thời ông Mao Trạch Đông?

(Trong một đoạn khác, chúng tôi sẽ có dịp nhắc lại sự  kiên này khi nói tới những lời lên án lý thuyết chùng tộc quan trọng của bà Xi Van Fleet, một phụ huynh học sinh Mỹ gốc Trung Hoa, người từng là nạn nhân cuộc cách mạng Văn Hóa kinh thiên động địa vừa kể).

Trở lại với nhà truyền thông Ty Smith.

Đem chính cảnh ngộ và thân phận của bản thân ra để gián tiếp trả lời cho những quan điểm ngược lại, Ty Smith nêu lên câu hỏi: Bằng cách nào tôi có thể đạt được vị trí hiện tại nếu thuở thiếu thới những người da trắng kỳ thị cố tình chèn ép tôi không cho tôi tiến lên?

Hàm ẩn trong câu hỏi, người dẫn chương trình “Cancel This with Ty Smith” trên WRPW-FM muốn mở mắt cho mọi người, cách riêng những người Da đen đồng chủng với ông.  Ông mong họ sớm nhận ra hành vi tráo trở, ác độc của đảng Con lừa với sự tiếp hơi của truyền thông cánh tả khi cố tình đưa CRT vào học đường để dạy lũ trẻ kỳ thị, ghen ghét lẫn nhau

Ty Smith nói thêm: nếu lý thuyết chủng tộc phê phán được phép dạy cho trẻ em trong trường học, nó sẽ đảo ngược giấc mơ bình đẳng chủng tộc của Dr Martin Luther Kinh Jr.:

Tiểu sử trên đài phát thanh của Smith ghi lại rằng ông ra đời và lớn lên trong những khu dân cư khó khăn của Decatur, và biết tận mắt những cuộc đấu tranh của những người nghèo. những người đang gặp khó khăn.Thấy rõ như vậy, nhưng ông vẫn vững tin ở tình người trong một xã hội đã được gầy dựng từ nền tảng văn minh công bằng, bác ái Thiên Chúa Giáo. Do đó, ông vẫn vui sống, đồng thời vượt mọi khó khăn, trở ngại, nỗ lực tự tìm con đường tiến tới

Trước sự xuất hiện của lý thuyết chủng tộc quan trọng, trong cuộc trao đổi với MacCallum trên làn sóng phát thanh, Ty Smith nêu lên câu hỏi khiến anh không giấu được tâm trạng bất an pha lẫn phẫn nộ: Điều người ta mệnh danh là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống này, nó có bao giờ, từ  đâu và tại sao?

Cùng một suy nghĩ như Ty Smith, khá đông những người trí thức đồng chủng da đen với ông cũng đã hơn một lần không tin rằng có một thứ phân biệt chủng tộc có hệ thống như cánh tả trong đảng Dân Chủ từng rêu rao.

Larry Elder, một nhân vật da đen từng nói câu sau đây: Một trong những chuyện lớn mà #FakeNews thường rêu rao, đó là sự phân biệt chủng tộc có “thể chế”, có “cấu trúc” và có “hệ thống” vẫn là một vấn đề lớn tại Hoa Kỳ, Trong khi trên thực tế, chủng tộc không bao giờ là rào cản đáng kể cho sự thành công ở đất nước này!”

Một người Mỹ gốc da đen khác, ông Bradon Tatum, nói “Đừng để truyền thông đánh lừa quý vị! Đa số người Mỹ ủng hộ cảnh sát, không ủng hộ việc phá hủy thành phố của họ.

Vấn đề lớn nhất  với sự trưởng thành của người Mỹ da đen…, không phải là sự phân biệt chủng tộc, không phải là sự tàn bạo của cảnh sát, hay tội phạm giữa những người da đen với nhau…, mà là sự “tẩy não tâm thần”

Ba khuôn mặt gốc phi châu khác cũng có những lời nhận định công khai sau đây:

Candace Owens

Với Burgess Owens, đã có những lời lẽ nói thẳng sau đây:

“Không đâu, người bạn thân của tôi! Không có chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống tại Hoa Kỳ…, chỉ có chủ nghĩa “Mác- xít Tinh Hoa” có hệ  thống, là ÁC QUỶ, nó được xử dụng, được lạm dụng để  loại bỏ bất cứ ai hầu giành lấy QUYỀN LỰC!

Ông còn nhấn mạnh: “Đối với người da trắng cấp tiến, không có gì đáng gờm hơn một người da đen có giáo dục và kính sợ Thiên Chúa!”.

Phần Jason Riley có nhận định thiết thực như sau:

“Các nhà hoạt động da đen và da trắng cấp tiến nhấn mạnh sự phân biệt chủng tộc, vì nó phục vụ lợi ích của họ, chứ không phải vì nó thật sự cải thiện địa vị của người da đen”

Cuối cùng, cô Candace Owens khẳng quyết:

“Không một ai, không có bất cứ một người nào bênh vực hay bào chữa cho thủ phạm gây ra cái chết của George Floyd, vậy tại sao các cuộc bạo động lại xảy ra? Bởi vì đó là điều mà giới truyền thông khuynh tả muốn nó xảy ra.

Những người Mỹ da đen hãy thức tỉnh, hãy tự thăng tiến, và đừng để cho giới truyền thông mệnh danh là dòng chính làm chủ quý vi!”

(Chú thích của người viết: chứng từ của 5 nhân vật da đen trên đây từng được chúng tôi trích dẫn từ một bài viết của tác giả Nguyễn Thị Bé Bảy để đưa vào bài viết về truyền thông thiên tả Hoa Kỳ cách nay ít lâu)

Cùng một thời gian, bà Xi Van Fleet, một phụ huynh học sinh Hoa Kỳ gốc Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo với Hội Đồng Giáo Dục quân Loundoun, Virginia về sự kiện những người có trách nhiệm tại Học khu đã đưa chương trình CRT. vào giảng dạy cho học sinh.

Được biết Bà Xi Van Fleet đã từng là nạn nhân cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Hoa Lục dưới thời Mao Trạch Đông. Bà cho biết chương trình CRT không khác những gì đã xảy ra trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá do họ Mao phát động ở Hoa Lục trước đây. Khác chăng là,  thay vì “đấu tranh giai cấp” ở Hoa Lục, thì nay nó là “đấu tranh chủng tộc” ở Hoa Kỳ!

Bà công khai bày tỏ tâm trạng âu lo về những gì đang diễn ra trong trường học.

Với thái độ chân thành, bà nghiêm trang nói thẳng với các thành viên Hội Đồng Giáo Dục Quận Loudoun, tiểu bang Virgnia rằng: “Chính quý vị đang dạy dỗ, đào tạo con em chúng ta trở thành một thứ ”chiến binh”  để chúng ghét nhau và coi rẻ đất nước cũng như lịch sử mấy trăm năm của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ”.

Kể lại những kinh nghiệm quá khứ thời còn trẻ ở Hoa Lục, bà cho hay: Cách Mạng Văn Hóa bắt đầu lúc bà mới lên 6 tuổi, và ngay lập tức học sinh và giáo viên đấu tố lẫn nhau bằng những tấm bảng lớn treo ở hành lang và nhà ăn, nơi học sinh có thể viết những lời chỉ trích chống lại bất kỳ ai bị coi là có  tư tưởng phản động.

Bà Van Fleet ví “lý thuyềt cho là quan trọng về chủng tộc” với Cách Mạng Văn Hóa của Trung Cộng, một cuộc thanh trừng do Mao lãnh đạo khiến từ 500.000 đến 20 triệu người chết trong vòng 10 năm (1966-1976).

Các ước tính khác nhau rất nhiều về số người chết và nhiều chi tiết đã được che giấu bí mật trong nhiều thập niên. Bà tâm sự: đối với tôi, và với rất nhiều người Trung Quốc, thật là đau lòng khi chúng tôi thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản ở Hoa Lục, nhưng bây giờ chúng tôi lại phải trải nghiệm chủ nghĩa cộng sản ở ngay trên đất nước Hoa Kỳ này!

 

Vị phụ huynh học sinh cuối cùng chúng tôi chọn đưa vào bài viết này là bà Titiana Ibrahim. Bài phát biểu của bà được cơ quan truyền thông Newmax đưa lên dưới dạng video. Đặc biệt là video có phụ đề Việt ngữ. Dù rất cô đọng, không diễn tả được chi tiết nhưng đối chiếu với nguyên văn Anh ngữ rất rõ ràng lưu loát của bà Ibrahim khá trung thực.

Với ý định trích dẫn nhiều nên chúng tôi đã bỏ thì giờ cố gắng chép lại cẩn thận tất cả phụ đề từ đầu đến cuối trên 6 trang giấy khổ 11 x 81/2.

Điều cần ghi nhận là ngườit viết phụ đề tỏ ra rất hiểu tâm trạng phẫn nộ của người phát biểu. Vì thế, hai từ “quý vị” vốn rất thông dụng để chỉ đối tượng của người phát biểu là những đại diện Học Khu trên bàn chủ tọa. Do đó đã thay thế bằng hai từ có phần lạnh lẽo, xa cách, xem thường là “các người”. Do đó. khi trích người viết để nguyên từ này.

Trước khi đề cập những điều cần phát biểu, bà Titiana Itrahim nói:

Lần đầu tiên tôi có mặt tại đây tối nay, không chỉ với tư cách thành viên cộng đồng mà còn với tư cách một phụ huynh của Học khu.

Bà nói tiếp: gần đây, mấy người đã gửi ra một cuộc khảo sát để biết tại sao Phụ huynh Học sinh không bỏ phiếu chấp nhận ngân sách cho dự án liên quan tới việc giảng dạy cho con em chúng tôi. Và tôi là một trong những người bỏ phiếu chống. Lý do của tôi có phần khác.

Tôi nghĩ rằng Hội Đồng Giáo Dục và những thành viên trong Hội Đống này là những tên ăn trộm! Tôi cho rằng họ là những kẻ dối trá và đã phạm tội phản quốc, chống lại con cái chúng tôi. Thông điệp của tôi tối nay gửi Hội Đồng và các thành viên trong Hội Đồng là: Hãy chấm dứt việc tuyên truyền cho con em chúng tôi. Xin đừng dạy con em chúng tôi phải ghét Cảnh sát và cũng đừng dạy con em chúng tôi rằng nếu chúng không ủng hộ cộng đồng LGBT là chúng kỳ thị đồng tính.

Các người không hề biết cuộc sống của mỗi đứa trẻ như thế nào. Các người cũng không hề biết gì vê cuộc sống riêng của mỗi người. Các người cũng có con em. Có người theo đạo Hồi. Còn tôi là người Thiên Chúa Giáo. Có người sẽ nghĩ rằng họ sẽ không tin tôi. Đúng không?.

(Có tiếng phản đối diễn giả từ chủ tọa đoàn)

Bất chấp, cô Titiana Ibrahim tiếp tục cật vấn:

Tại sao không cho phép tôi nói thẳng khi họ để lại thông tin của chính họ trên mạng xã hội? Các người đang dạy cho con em chúng tôi và những đứa trẻ khác rằng nếu chúng tin vào một Thiên Chúa toàn năng, chúng là thành phần của một tà giáo!

Ở đây chúng ta có anh Berry và cô Cyrus tự mình chịu trách nhiệm việc tạo ra một chương trình giảng dạy như thế. Các người muốn có bằng chứng không? Tôi có đây.

Các người đã tự tiện sử dụng tiến thuế của dân để làm những việc như thế.

(Lại có tiếng phản đối từ phía bàn chủ tọa cuộc họp của Học khu).

Bà Imbrahim gay gắt nêu câu hỏi.

Tại sao các người cấm tôi lên tiếng? Có phải vì các người không muốn cho công chúng biết rằng các người đang dạy cho con em chúng tôi ghét Cảnh sát phải không?

Nếu các người muốn có bằng chứng phải tôi đang có sẵn đây. (Vừa nói bà vừa giơ cao tập hồ sơ trên tay).

Bà tiếp tục nêu lên những câu hỏi nhức nhối.

Phải chăng các người sợ bằng chứng nên muốn bịt miệng chúng tôi? Sợ một phụ huynh đã can đảm đứng lên công khai chống lại các người? Có phải các người sợ hãi khi tôi nêu đích danh những người này?

Chính các người làm việc cho tôi chứ không phải tôi làm việc cho các người.

Đó là nhiệm vụ của các người. Chúng tôi đang giao phó con em chúng tôi cho các người. Chúng tôi dạy con chúng tôi những giá trị đạo đức để khi chúng lớn lên mà phạm tội giết Cảnh sát rồi ngồi tù thì ai chịu trách nhiệm?

Đó là câu hỏi của tôi đặt ra cho các người.

Các người đang xâm phạm cảm xúc và tinh thần của con em chúng tôi.

Các người đang làm cho chúng mất tinh thần bằng cách dạy cho chúng những điều trái với đạo lý, Các người nhớ rằng đây là nước Mỹ. Ngày nào con cái của chúng tôi còn sống trên miền đất tốt lành này của Chúa, tôi vẫn còn phải tiếp tục đấu tranh.

Các người nhớ rắng đây không phải là lần cuối của tôi đâu. Rồi các người sẽ thấy.

Hiện tôi đã nghỉ hưu. Tôi sẽ dành nhiều thì giờ để lo cho tương lại con cái chúng tôi. Một là chúng ta sẽ giải quyết ổn thỏa. Nếu không chúng ta sẽ đến Tối Cao Pháp Viện..

Các người thừa hiểu rằng tôi không phải là phụ huynh duy nhất đứng lên tranh đấu.

Trên khắp nước Mỹ lúc này, các trường học đang tìm cách đầu độc tâm hồn con em chúng tôi. Nhà trường đang dạy chúng điều họ không có quyền dạy.

Các người lắng nghe cho rõ điều tôi nói: Các người có quyền dạy con em chúng tôi, nhưng xin chấm dứt đụng chạm tới niềm tin tôn giáo của chúng tôi.

Các người có nhận biết đa số những người ở Học khu này là ai không? Đó là những đứa trẻ đến từ các gia đình Cảnh Sát. Màu xanh là màu của Cảnh Sát.

Các người có biết những đứa trẻ này cảm thấy thế nào khi chúng về nhà không? Các người có bao giờ trò truyện với chúng không? Chắc là không?

Các người có đang bịt miệng chúng với nền văn hóa tẩy chay! Các người đang cấm trẻ con cất lên tiếng nói vốn là quyền của chúng! Chúng đã bị tước bỏ quyền của minh trước những hành vi thấp hèn, lén lút, quỷ quyệt của ai đó? Nếu muốn các người có thể nói thẳng là của hệ thống giáo dục của các người..

Các người nói hoài với con em chúng tôi về kỳ thị chủng tộc, kỳ thị đồng tính luyến ái.

Kỳ thị là gì?

Ai định nghĩa cái thứ đó?

Các người có biết tôi thuộc chủng tộc nào không? Các người chẳng biết gì ráo! Tôi có thể là da đen, da trắng hay gốc Á.

Còn các người là ai mà có quyền xác định?

Những đứa trẻ đến trường chúng không nhìn nhau qua màu da.
Những đứa da đen, da trắng hay gốc La Tinh, các người có biết tại sao chúng có thể chơi thân với nhau không?
Giản dị chỉ vì chúng không phân biệt màu da của nhau.

Như vậy kết luận là gì? Phải chăng chính các người là những kẻ phân biệt chủng tộc, không phải chúng và cũng không phải cha mẹ chúng. Không ai khác hơn, chính các người đang đánh giá và phân loại chúng. Chính các người đang gây ra sự phân biệt chủng tộc mà chúng tôi đã đấu tranh để loại trừ, điều tôi đã đấu tranh từ lâu.

Vậy mà các mgười lại cho mình cái quyền cấm tôi nêu đích danh tên tuổi những kẻ này khi chính anh Berry, chị Cyrus đã tự lộ diện?

Các người đã để cho một giáo viên dạy Anh ngữ giao bài nói Cảnh Sát trừng trị kẻ tội phạm là những người xấu. Các người có muốn coi bằng chứng không? Tôi đang nắm trong tay đây. Các người ngăn tôi lên tiếng và muốn tôi chấm dứt? Tại sao?

Các người đừng quên chính các người được trả lương bằng tiền thuế của dân.
Cái bục này, cái Micro này cũng đều do tiền thuế của dân mà có.
Vậy tôi có quyền sử dụng nó.

Các người muốn tôi gặp Trưởng Học Khu à? Các người nghe đây: Chính đương sự đã gửi email cho tôi khẳng định không biết gì về việc những cuốn sách giảng dạy lý thuyết chủng tộc quan trọng này được dùng trong trường. Trưởng Học Khu cũng cho hay là không hề biết tiền thuế của người dân chúng tôi đã được dùng để chi trả cho những cuốn sách như vậy.

Phát biểu của bà Titiana Ibrahim còn dài. Nhưng người viết xin ngừng ở đây và dành toàn quyền nhận định, phê phán cho quý độc giả.

Trần Phong Vũ
Nam California, ngày Thứ Năm, 08-7-2021

Nguồn: www.vanhoimoi.org

 

 

 

 

 

 

 

ĐI TÌM 10 NGƯỜI CÔNG CHÍNH

Theo cái nhìn Sáng Thế Ký (18:16-33)

Trần Mỹ Duyệt

 

Nước Mỹ đang trải qua thời gian đen tối trong lịch sử. Đại dịch Vũ Hán (Covid-19) vừa tạm ổn thì vụ George Floyd bỗng nhiên bùng nổ. Lần này sự khó khăn không đến từ Trung Cộng mà phát xuất ngay tại quê hương mình, ở Mineapolis, Minnesota.

Ngày 25 tháng Năm, 2020, George Floyd, 46 tuổi một người da đen bị bắt, chống cự và bị cảnh sát đè cổ khiến anh chết vì ngạt thở. Những cuộc biểu tình rầm rộ đã xảy ra trên khắp cả nước. Tiếp theo là bạo loạn, cướp của và giết người. Nhiều thánh đường, di tích lịch sử bị đốt phá. Nhiều tượng đài lịch sử bị giật đổ. Người biểu tình quá khích còn đe dọa giật sập các pho tượng Chúa Giêsu, tượng các Thánh, và đòi phá vỡ các cửa kính màu có hình Chúa Mẹ hoặc hình các thánh tại các thánh đường. Họ lý luận là vì tất cả những thứ đó đều biểu tượng cho hình thức thượng tôn người da trắng, là những dấu hiệu của kỳ thị chủng tộc. Giữa lúc rối ren như vậy, thình lình bệnh dịch lại tái phát.

Tình hình xã hội và chính trị của Hoa Kỳ đã phức tạp nay càng thêm phức tạp. Phe này đổ lỗi cho phe kia. Đảng này chỉ trích đảng nọ. Một bên Dân chủ, một bên Cộng Hòa. Kẻ chống, người bênh đã và đang tạo nên một xã hội nát như tương, đặc biệt chỉ còn ít tháng nữa là tới ngày bầu cử tổng thống. Các đảng phái chính trị, các phe nhóm lo chạy nước rút, tung mọi đòn hiểm độc, mọi kế sách cho dù là hạ cấp, kể cả việc cấu kết với các thế lực ngoại lai để mong đạt thắng lợi là chiếc ghế tổng thống. Nước Mỹ chưa bao giờ trải qua những cơn biến động như vậy.

Bình diện chung thế giới cũng không hề yên ổn. Tranh chấp chủng tộc, biên giới. Chiến tranh thương mại, chiến tranh kinh tế. Bất đồng chính kiến, tôn giáo, ý thức hệ. Tất cả là những viên than hồng âm ỉ chỉ chờ thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh bom đạn. Nhiều suy diễn còn dẫn đến đại chiến thứ ba, hoặc xa hơn nữa là ngày thế mạt của thế giới.

Mặc dù những suy luận trên chỉ là những ý kiến chủ quan của mỗi người, vì thực sự chẳng ai biết và nắm vững hiện tình thế giới lúc này như thế nào. Có cường quốc nào dám ấn nút hỏa tiễn, phi đạn, nguyên tử trước không? Có quốc gia nào mang chiến đấu cơ, chiến hạm, tiềm thủy đỉnh, hàng không mẫu hạm xâm lấn nước khác không? Chưa ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng căn cứ theo các cơ quan truyền thông, các tin tức truyền thanh, truyền hình thì cái chết của thế giới cũng như đang gần kề! Hốt hoảng, sợ hãi và thất vọng là những phản ứng tự nhiên khi đứng trước tình hình nhân loại, tình hình thế giới như hiện nay. Nhưng đối với những ai tin vào Thiên Chúa, thì giờ chết của thế giới, của cả nhân loại chỉ có Chúa Cha trên trời mới biết. Từ hơn 2000 năm trước, chính Chúa Giêsu đã nói:

“Anh em sẽ nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã; coi chừng, đừng khiếp sợ, vì những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là tận cùng. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có những cơn đói kém, và những trận động đất ở nhiều nơi. Nhưng tất cả những sự việc ấy chỉ là khởi đầu các cơn đau đớn. Nếu những ngày ấy không được rút ngắn lại, thì không ai được cứu thoát; nhưng vì những người được tuyển chọn, các ngày ấy sẽ được rút ngắn.” (Mt 24:6-8,22).

Tuy nhiên, “các cơn đau đớn” tiếp theo giặc giã, chiến tranh, động đất, đói kém mà Chúa Giêsu nhắc đến kia là gì đối với thế giới trước ngày thế mạt, trong đó có nước Mỹ?

Nhân loại sau một thời gian ngắn thái bình từ ngày chế độ Cộng Sản Nga sô sụp đổ, bây giờ sóng gió lại nổi lên. Con người đã không tận dụng thời giờ, tài năng, và tài nguyên Chúa ban để xây dựng hòa bình, biến trái đất thành một mái nhà chung hạnh phúc; ngược lại, đã xây dựng, chế tạo các vũ khí tối tân hòng tiêu diệt và thống trị nhau. Ngạo mạn và muốn đặt mình làm những chúa tể. Covid-19 phải chăng là một hình thức chiến tranh thế giới.

Thiên Chúa có lẽ không tiêu diệt con người bằng một đại chiến nguyên tử, san bằng trái đất như đại hồng thủy thời Noe. Nhưng liệu Ngài có nên tiêu hủy các quốc gia, các thành phố, các nhóm người ngang nhiên chống lại Ngài, phạm thượng, và ngạo nghễ trước mặt Ngài như Ngài đã làm đối với Sôđôma và Gôrôma không? Nếu Ngài làm thế thì số phận những người lành, những người công chính ở những nơi đó sẽ ra như thế nào.

Thánh Kinh kể lại, trước khi khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy Sôđôma và Gôrôma, Thiên Chúa đã trải lòng mình với Abraham. Thực ra, Ngài không muốn hành động ấy, và cả Abraham cũng không muốn thế vì những người lành. Ông thưa với Chúa: “Chẳng lẽ Ngài tiêu diệt người lành một trật với kẻ dữ sao? (23).

Không biết dân số của hai thành ấy lúc bấy giờ là bao nhiêu và có bao nhiêu người công chính, nhưng ông đã đề nghị với Chúa con số 50 người. Và Thiên Chúa đã chấp nhận:

“Nếu Ta tìm được trong thành Sôđôma năm mươi người lành, thì vì họ, Ta sẽ dung thứ cho tất cả thành đó” (26).

Tuy nhiên con số 50 người là con số khó kiếm nên đã khiến Abraham phải năn nỉ với Chúa để giảm dần, giảm dần.

Từ 50 xuống 45.

Từ 45 xuống 40.

Từ 40 xuống 30.

Từ 30 xuống 20.

Và từ 20 xuống 10.

Lòng từ bi của Thiên Chúa rất cao vời. Ngài sẵn sàng vì số ít người công chính mà tha cho cả dân thành: “Ví mười người đó, Ta sẽ không phá hủy Sôđôma” (32). Nhưng rồi dù chỉ là 10 người mà Abraham cũng kiếm không ra. Cuối cùng thì Kinh Thánh kết luận: “Sau khi phán với ông Abraham, Đức Chúa đi, còn ông Apbraham thì trở về nhà” (33). Và chuyện gì xảy ra đã xảy ra.

Người công chính hiếm lắm sao? Những kẻ đạo đức ít lắm sao? Mỗi thánh lễ, các thánh đường vẫn chật ních các tín đồ. Các hội đoàn vẫn đông đảo người tham dự. Các cuộc rước sách vẫn linh đình, trọng thể. Vậy Chúa còn tìm đâu ra mà không có được 50 người công chính nói chi là 10 người trong những trường hợp như thế. Thế giới gồm cả tỷ người, không lẽ Ngài không tìm được một số nhỏ người công chính để tha thứ và xót thương cho toàn thể nhân loại.

Chúa sẽ vì 10 người công chính mà tha thứ cho thành Sôđôma. Hy vọng nếu hôm nay Thiên Chúa từ trời cao nhìn xuống cộng đoàn bạn, xứ đạo bạn, thành phố bạn, quê hương bạn, Ngài thấy bạn trong số 10 hay 50 người công chính hiếm hoi đó.

 

June 29, 2020

 

 

ĐỨC HỒNG Y BỘ TRƯỞNG GIẢI THÍCH VIỆC LÀM, MỤC TIÊU VÀ VIỄN ẢNH CỦA BỘ PHONG THÁNH

VŨ VĂN AN21/JUN/2021

VIETCATHOLIC NEWS

Trong loạt bài của họ về lich sử, mục tiêu và ngân sách của các bộ sở Tòa Thánh, Vatican News vừa tìm hiểu Bộ Phong Thánh, qua cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Marcello Semeraro, hiện đứng đầu Bộ này.

Theo Vatican News, Có nhiều cách để định nghĩa sự thánh thiện. Một trong số đó là coi sự thánh thiện như một khuôn mẫu, hay đúng hơn như khuôn mẫu, của vẻ đẹp con người. Đây là những gì mà Bộ của Tòa thánh này đã thực hiện kể từ năm 1969, năm thành lập – lục lọi cuộc sống của các ứng viên để tôn vinh các ngài trên bàn thờ, tìm tòi Tin Mừng trong cuộc sống của các ngài để mọi Kitô hữu có thể coi các ngài như các nhân chứng đáng tin cậy và, quan trọng nhất, có thể bắt chước được.

Đằng sau việc tuyên bố rằng ai đó là một vị Thánh, là một sự tận tụy tập thể, tỉ mỉ, mất nhiều năm, có khi hàng chục năm. Diễn trình phức tạp đòi hỏi sự tham gia của những người có nhiều khả năng khác nhau với tổng chi phí khoảng 2 triệu euro vào năm 2021.

Đức Hồng Y Marcelle Semeraro, Bộ trưởng thánh bộ, giải thích cách hoạt động của thánh bộ, nhận định rằng, “Nhà máy tạo các thánh” là một kiểu nói “thậm chí có thể hữu hiệu, nếu được hiểu theo nghĩa tích cực, tức là nơi mà mọi người làm việc để đạt được việc trình bày nghiêm túc và trung thực về những người xứng đáng” được hưởng danh hiệu.

Được hỏi vai trò của bộ Phong Thánh là gì trong diễn trình thừa nhận các nhân chứng gương mẫu và “chính thức” chấp nhận lòng trung thành của các ngài đối với sứ điệp Tin Mừng, Đức Hồng Y cho hay:

Như Công Đồng Vatican II đã nhắc nhở, nên thánh chắc chắn là một ơn gọi phổ quát, cho mỗi người và mọi người. Liên quan đến việc chính thức thừa nhận sự thánh thiện của một Kitô hữu, chúng ta đang nói đến một truyền thống cổ xưa. Thật vậy, ngay từ rất sớm, khi tin tức loan truyền về một số vị tử đạo, hoặc một người nào đó đã sống theo Tin Mừng một cách mẫu mực, các ngài đã được đề nghị lấy làm gương mẫu sống cho mọi người và làm những người cầu bầu trước mặt Thiên Chúa cho những nhu cầu của các tín hữu. Các thủ tục và quy tắc giáo luật khác nhau chi phối việc tuyên bố rằng ai đó là một vị thánh. Nhưng tập chú căn bản là thế này: Giáo hội luôn tin rằng các chi thể của mình có thể đạt đến sự thánh thiện và họ phải được biết đến và đề nghị để công chúng tôn kính.

Bộ Phong Thánh theo lộ trình phong chân phước và phong thánh cho Các Tôi Tớ Chúa, hỗ trợ các giám mục trong diễn trình điều tra liên quan đến việc tử đạo hoặc việc dâng hiến mạng sống của các ngài, và các phép lạ của một tín hữu Công Giáo, người trong khi còn sống, trong khi hấp hối và sau khi chết, được coi là thánh thiện, do phúc tử đạo hoặc do hiến mạng sống của mình. Những tín hữu Công Giáo nào mà việc phong chân phước và phong thánh đã được khởi xướng, thì được gọi là Tôi tớ Chúa. Trong mọi trường hợp, điều cần thiết là luôn có “tiếng tăm về sự thánh thiện” chân chính, được nhiều người biết và lâu dài, hoặc cộng đồng Kitô hữu thường tin rằng họ đã sống một cuộc sống liêm chính, đã thực thi nhân đức Kitô giáo và cuộc sống của họ sinh nhiều hoa trái.

Các con số

Được hỏi về con số những người tham gia vào công việc trên và cách sắp xếp các giai đoạn của công việc này, Đức Hồng Y cho biết: Được đưa vào từ năm 1983, các tiêu chuẩn mới quy định các vụ Phong Thánh đã rút ngắn đáng kể thời gian cần thiết cho một diễn trình phong chân phước và phong thánh. Chẳng hạn chỉ cần nghĩ trong quá khứ, phải đợi 50 năm sau cái chết của Tôi Tớ Chúa mới bắt đầu nghiên cứu về cuộc đời, các nhân đức hoặc phúc tử đạo của ngài. Ngày nay, không còn như vậy nữa. Tuy nhiên, thời gian kéo dài của vụ án phụ thuộc vào nhiều nhân tố: một số nhân tố tự chúng có tính nội tại (sự phức tạp của người, hoặc của giai đoạn lịch sử trong đó người đó sống); các nhân tố khác có tính ngoại tại (sự sẵn lòng, chuẩn bị hoặc sẵn có đó của những người làm việc cho từng vụ án: thỉnh nguyện viên, các cộng tác viên bên ngoài, các nhân chứng, v.v.).

Mỗi vụ án có các con số riêng của nó: các nhân chứng cung cấp lời khai trong các giai đoạn giáo phận có thể lên đến vài chục. Ngoài ra còn có một số lượng lớn những người khác và các chuyên gia tham gia. Liên quan đến thời gian, mỗi diễn trình phong chân phước và phong thánh đều có các bước riêng của nó: điều tra, lấy lời khai, soạn thảo tiểu sử, kiểm tra do các nhà tư vấn thần học tiến hành và tùy theo vụ án còn cần các nhà tư vấn lịch sử. Sau đó, cần có thời gian để tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế khi có thể có phép lạ được khỏi bệnh cần phải kiểm tra. Sau khi hoàn thành tất cả những điều này, và mỗi bước đều tích cực, vụ án sẽ được trình bày trước phiên họp bình thường của các thành viên của thánh bộ, tức là các Hồng Y và giám mục. Một khi toàn bộ diễn trình đã kết thúc, quyết định cuối cùng thuộc về Đức Giáo Hoàng. Bộ trưởng Thánh bộ đệ trình các vụ khác nhau để ngài chấp thuận.

Thực sự có rất nhiều vụ (hiện tại, những vụ đang diễn tiến ở Rôma là gần 1,500, trong khi những vụ ở cấp giáo phận là hơn 600). Sự kiện một số vụ không thành công chứng tỏ sự nghiêm túc của diễn trình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người không được đề nghị để các tín hữu tôn kính không phải là những người gương mẫu vì chứng tá cuộc sống của họ.

Được hỏi: Trung bình mỗi năm có bao nhiêu vụ án đi đến kết luận? Đức Hồng Y cho biết: Các kết quả trong 5 thập niên Thánh bộ hoạt động không chỉ tích cực mà còn đáng ngạc nhiên nữa. Việc đơn giản hóa diễn trình đã cho phép số lượng các vị được đề nghị để các tín hữu tôn kính đã tăng lên. Các vị xuất thân từ mọi lục địa và thuộc mọi hạng mục trong dân Chúa.

Những ơn ích thiêng liêng và mục vụ trong năm mươi năm qua kể từ khi thành lập Bộ Phong Thánh (1969) rất độc đáo: tính đến cuối năm 2020, tổng số là 3,003 vụ phong chân phước và 1,479 vụ phong thánh. Thường có hai Phiên thông thường mỗi tháng và bốn vụ được khảo sát trong mỗi phiên. Do đó, số vụ ước tính được đưa ra kết luận mỗi năm là từ 80 đến 90. Dữ kiện này và các dữ kiện khác có thể được truy cập bằng cách vào trang web của Thánh bộ, nơi cung cấp cho mọi người quyền truy cập dễ dàng và đầy đủ mọi thông tin về Thánh bộ và tiến trình phong thánh. Cho đến nay, ngoài các tài liệu và ấn phẩm chính, trang web còn chứa hơn một nghìn mục về các vị chân phước và các vị thánh của bảy triều đại giáo hoàng mới đây nhất, được làm cho phong phú với các hình ảnh, trích dẫn, tiểu sử, bài giảng, liên kết bên ngoài và tài liệu đa phương tiện.

“Nhà máy sản xuất các thánh”

Với câu hỏi về kiểu gọi bình dân “nhà máy sản xuất các thánh”, Đức Hồng Y nghĩ rằng cách gọi này thậm chí có tác dụng, nếu được hiểu theo nghĩa tích cực, tức là nơi mà mọi người làm việc để đạt được việc trình bày nghiêm túc và trung thực về những người đáng được đề nghị là gương mẫu của sự thánh thiện. Mặc dù số lượng ứng viên rất đáng kể, nhưng điều quan trọng cần nói thêm là điều này không làm Thánh bộ sao lãng tính chính xác, sâu sắc và có thế giá của mình.

Bắt đầu với “tiếng tăm thánh thiện và các dấu chỉ” được dân Chúa nhận biết, cuộc điều tra trải qua giai đoạn đầu tiên ở giáo phận (tiến trình được khai mạc, lời khai và tài liệu được thu thập, một tòa án được thành lập với các chuyên gia thần học và lịch sử). Một khi vụ án tới Rôma, một tường trình viên [relator] được chỉ định cho vụ án để hướng dẫn thỉnh nguyện viên [postulator] chuẩn bị một bộ sách trong đó các bằng chứng thu thập ở giáo phận được tổng hợp để tái tạo chính xác cuộc sống của các vị và chứng minh các nhân đức hoặc phúc tử đạo của các vị cũng như tiếng tăm thánh thiện và các dấu hiệu thánh thiện mà Tôi tớ Chúa có được. Đó là cuốn tiểu sử [Positio]; cuốn này sau đó được nghiên cứu bởi một nhóm các nhà thần học và, đối với một “vụ cổ xưa” (liên quan đến một ứng viên sống cách đây rất lâu và không còn nhân chứng trực tiếp), ngay cả bởi một Ủy ban Lịch sử. Nếu họ bỏ phiếu thuận lợi, hồ sơ sẽ được đệ trình để được các Hồng Y và Giám mục của Thánh bộ phán xử tiếp theo. Cuối cùng, nếu những vị này cũng chấp thuận, thì Đức Thánh Cha có thể cho phép ban hành Sắc lệnh về các nhân đức anh hùng hoặc tử đạo hoặc dâng hiến mạng sống của Tôi tớ Chúa, vị sau đó trở nên đáng kính. Vị đó được công nhận là đã thực thi các nhân đức Kitô giáo (đối thần: đức tin, đức cậy và đức ái; các nhân đức chính: khôn ngoan, công bình, dũng cảm và tiết độ; những nhân đức khác: nghèo khó, khiết tịnh, vâng lời, khiêm tốn, v.v.) ở mức độ “anh hùng”, hoặc đã trải qua một cuộc tử đạo đích thực, hoặc đã hiến mạng sống mình theo các yêu cầu được Thánh bộ đưa ra.

Phong chân phước là giai đoạn giữa trong diễn trình phong thánh. Nếu ứng viên được tuyên bố là tử đạo, người đó sẽ trở thành chân phước ngay lập tức, nếu không thì cần phải có một phép lạ được công nhận nhờ sự chuyển cầu của ngài. Nói chung, biến cố lạ lùng này là một vụ chữa lành không thể giải thích được về phương diện khoa học, do một Ủy ban Y tế gồm các bác sĩ chuyên khoa, cả những người tin và không tin, đánh giá. Đầu tiên các nhà tư vấn thần học và sau đó các Hồng Y và Giám mục của Thánh bộ cũng tuyên bố về các phép lạ này và Đức Thánh Cha cho phép ban hành sắc lệnh liên hệ. Để được phong thánh, nghĩa là để một người có thể được tuyên bố là Thánh, thì phép lạ thứ hai xảy ra sau khi được phong chân phước phải được cho là nhờ sự chuyển cầu hữu hiệu của Chân phước.

Không chỉ là một “nhà máy” sản xuất liên tục các vị thánh, Thánh bộ còn là một Bộ của Giáo triều Rôma, với kinh nghiệm hàng thế kỷ, được chuyên môn hóa để nhận ra các vị thánh và với sự siêng năng, chuyên môn và nghiêm ngặt khoa học tiến hành một diễn trình nhằm xác minh xem liệu một thành viên tín hữu có sống mức độ thánh thiện cao, một cách có thể được đề nghị lấy làm kiểu mẫu cho Giáo hội hoàn vũ hay không.

“Ông, bà thánh cạnh nhà”

Trả lời câu hỏi về việc trong Tông huấn Gaudete et exsultate, Đức Phanxicô nói đến “giai cấp trung lưu thánh thiện” hay “các vị thánh cạnh nhà”, Đức Hồng Y nói rằng, Gaudete et exsultate là một tuyên ngôn tuyệt đẹp về lời kêu gọi nên thánh trong thế giới ngày nay vì các thánh cho chúng ta thấy khả năng sống Tin Mừng, không chỉ những người đã được phong chân phước hay phong thánh, mà cả những người được chính Đức Giáo Hoàng gọi là “các thánh cạnh nhà”, những người sống gần chúng ta và “phản ảnh sự hiện diện của Thiên Chúa”: những bậc cha mẹ nuôi dạy con cái của họ bằng tình yêu thương bao la, những người đàn ông và đàn bà làm việc chăm chỉ để hỗ trợ gia đình họ, những người bệnh tật, các tu sĩ già nua nhưng không bao giờ mất nụ cười” (số 7) trong một thế giới không còn biết phải hy vọng ra sao và thờ ơ trước những đau khổ của người khác.

Đối với Giáo Hội, bằng chứng thánh thiện chính là những hành động nhỏ được thực hiện mỗi ngày. Sự thánh thiện của “các thánh cạnh nhà” được các Kitô hữu sống hàng ngày, những người, ở mọi nơi trên thế giới, làm chứng cho tình yêu của Chúa Giêsu và liều mạng sống của mình mà không bao giờ tính đến lợi ích đặc thù của họ.

Các thánh trở thành những hình mẫu thành công và cao đẹp nhất của nhân loại. Trong Tông huấn Gaudete et exsultate, Đức Giáo Hoàng đã viết rằng sự thánh thiện cho thấy “khuôn mặt đẹp nhất của Giáo hội” (số 9). Chúng ta cũng có thể khẳng định rằng, trong những thập niên qua, việc tôn kính các thánh, một lần nữa, đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống của Giáo hội, vì Giáo Hội thừa nhận nhu cầu cần chứng tá của các ngài cho cộng đồng tín hữu. “Tính đồng thời” của một vị thánh không hẳn do sự gần gũi về niên đại của các ngài – mặc dù có nhiều vụ án đã được kết luận hoặc đang trong diễn trình phong chân phước và phong thánh là những người cùng thời với chúng ta – mà là do vị ấy trọn vẹn, giàu say mê nhân bản và Kitô giáo, thèm khát siêu nhiên, khao khát công lý, tình yêu Thiên Chúa và tình liên đới với mỗi anh chị em.

Trả lới câu hỏi về vấn đề quản lý tốt ngân sách như Đức Phanxicô vốn nhấn mạnh từ năm 2016, Đức Hồng Y cho biết, dưới nhiều khía cạnh, các vụ án để được phong chân phước là một diễn trình phức tạp và chi tiết. Do đó, có những chi phí nhất định liên quan đến công việc của các ủy ban, việc in ấn tài liệu, các cuộc họp của các chuyên gia (lịch sử và thần học có nhiệm vụ nghiên cứu tài liệu hoặc các bác sĩ khi nói đến phép lạ). Thánh bộ luôn chú ý đến việc hạn chế các chi phí để yếu tố kinh tế không làm trở ngại cho việc thúc đẩy vụ án tiến triển. Theo nghĩa này, các quy tắc hành chính được Đức Thánh Cha phê chuẩn vào năm 2016 bảo đảm việc quản lý minh bạch và hợp lệ. Được tài trợ bằng nhiều cách khác nhau, một “Quỹ Liên Đới” do Thánh Bộ quản lý đã được thành lập cho những vụ án ít có tài nguyên hơn. Các cách hỗ trợ khác đang được nghiên cứu.

Tính triệt để Tin Mừng và “xã hội lỏng”

Vatican News hỏi Đức Hồng Y làm thế nào để một lần nữa đề cao sự hấp dẫn của việc triệt để sống tin mừng giữa lòng một xã hội “lỏng” (lẻo) theo giả thuyết của Bauman.

Theo Đức Hồng Y, chúng ta đang sống trong “xã hội lỏng” này, ý thức được cả cơ hội lẫn nguy cơ. Giáo hội không lạ lùng gì trước những cạm bẫy này đối với đức tin và khả tín tính của Kitô giáo. Các Kitô hữu thế kỷ thứ hai đã phải đối diện với các phản chứng chống lại đức tin của họ vào Chúa Giêsu, Đấng Mêxia; cùng một điều như thế cũng đã xuất hiện trong cuộc đời công khai của Người như đã được Thánh Justin tường thuật trong Cuộc Đối thoại với Trypho: “Nhưng làm sao có thể có chuyện Đấng Mêxia đã đến nếu mọi thứ không thay đổi, nếu hòa bình chưa được thiết lập, nếu Israel vẫn còn bị nô lệ đối với người La Mã, nếu thế giới vẫn như trước đây?” Các Kitô hữu đã trả lời: “Đúng là như vậy, nhiều điều vẫn như trước đây, chúng không thay đổi. Nhưng, nếu bạn thực sự muốn nhìn vào thực tại, bạn cũng có thể quan sát những điều mới mẻ, những điều phi thường tuyệt vời, chẳng hạn như tình huynh đệ giữa các Kitô hữu, sự chia sẻ của cải, đức tin, lòng can đảm của họ khi bị bách hại, niềm vui trong hoạn nạn. Bạn có thể thấy những điều kỳ diệu. Chắc chắn, vương quốc của Thiên Chúa vẫn chưa đến trong sự viên mãn dứt khoát của nó. Nó đã đến dưới dạng hạt giống, nhưng nó đã đến thực sự và đang lớn lên, nó đang phát triển ở giữa cộng đồng Kitô hữu”. Theo dụ ngôn trong Tin Mừng, các thánh thật sự là những hạt giống đã trưởng thành và sinh nhiều hoa trái.

Về cơ bản, sự thánh thiện luôn luôn y như nhau nhưng nó cũng mới mẻ ở những con người cụ thể như Công đồng Vatican II đã nhắc nhở chúng ta (Lumen gentium, 41). Nó có những biểu thức khác nhau nơi các vị tử đạo, nơi các trinh nữ thánh hiến, nơi các ẩn sĩ, nơi các đan sĩ, nơi các mục tử của Giáo hội, nơi các nhà lãnh đạo các quốc gia, nơi các dòng khất sĩ, nơi các nhà truyền giáo, nơi các nhà chiêm niệm, nơi các nhà giáo dục, nơi các vị thánh bác ái xã hội. Chỉ cần lướt qua danh sách các thánh trong năm mươi năm qua kể từ khi Bộ Phong Thánh được thành lập để xem có bao nhiêu hạt giống đã trưởng thành từ Công đồng, những người đã chỉ cho thấy nên thánh là một ơn gọi phổ quát chứ không phải đặc ân của một ít người được lựa chọn. Có một sự thánh thiện phản chiếu sự thánh thiện của Chúa Kitô, Đấng in nơi mỗi người một dấu ấn bản vị và không thể lặp lại. Nó giống như tình yêu: vô cùng độc đáo và bản vị.

Còn về các thách thức, chúng cũng y như nhau đối với Thánh bộ cũng như đối với Giáo hội và sự hiện diện của Giáo hội trên thế giới. Giáo hội là một phương tiện của niềm tin cả vì do sự thánh thiện khách quan của đức tin, các bí tích, các đặc sủng, lẫn vì do sự thánh thiện chủ quan của các Kitô hữu. Đó là điều đã được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính các Thánh Tông đồ: “Tôi tin… các thánh cùng thông công”, có nghĩa sự hiệp thông của các phương tiện nên thánh và của những người nam và người nữ thánh thiện.

Mỗi vị thánh đều thúc đẩy sự phát triển và hiệp nhất của toàn thể Giáo Hội. Mỗi vị thánh đều ý thức rằng nhiệm vụ của mình là sứ mệnh duy nhất của Giáo hội. Các thánh là những con người trọn vẹn, các ngài sống bằng tình yêu nhân bản và Kitô giáo, giàu đam mê nhân bản và Kitô giáo, họ mong muốn siêu nhiên, khao khát công lý, tình yêu Thiên Chúa và tình liên đới với từng anh chị em. Các Kitô hữu tri nhận một cách trực quan khả tín tính của đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, tham chiếu cả các biến cố tiểu sử của chính Người cũng như sự hiện diện liên tục của Người trong Giáo hội, đặc biệt là nơi các thánh.

 

GHEN TUÔNG TRONG THẦN THOẠI HY LẠP

Zeus và Hera

Bùi Quý Chiến

(Đặc San Lâm Viên)

 

Thanh Nguyên sưu tầm

 

Theo thần thoại Hy lạp, Zeus là Thượng đẳng thần (Supreme Deity) tức là Chúa tể các thần (King of Gods).

 

Mỗi thần và nữ thần làm chủ một phần thế giới hoặc một phần đời sống của con người. Hai em trai của Zeus, một người làm chủ các biển, một người làm chủ cõi âm (underworld). Em gái ngài là Hera, nữ thần bảo vệ phụ nữ, hôn nhân và sự sinh sản.

 

Hera đẹp lộng lẫy, Zeus muốn cưới nhưng khi tỏ tình với em, ngài bị em cự tuyệt. Biết em rất yêu thương loài vật, Zeus cho nổi giông bão rồi tự biến thành con chim gáy đậu ủ rũ ở cửa sổ phòng của Hera. Động lòng thương, nàng ôm chim vào ngực để truyền hơi ấm cho nó. Đúng lúc ấy Zeus hiện nguyên hình và hãm hiếp em. Hổ thẹn vì bị lừa gạt, Hera đành thuận làm đám cưới.

 

Hôn lễ được cử hành trọng thể, các thần và nữ thần đều tham dự và chúc mừng.

 

Zeus rất đa tình, thường say đắm sắc đẹp quyến rũ của các nữ thần trinh bạch (nymph). Hệ quả của những cuộc ngoại tình ám muội này là những đứa con ngoại hôn sau này trở thành thần và nữ thần.

 

Hera rất ghen, ghen tới mức Zeus phải kiêng nể. Hera theo dõi chồng, không lúc nào rời. Zeus cho nữ thần Echo tới nói chuyện liên miên không ngừng với vợ để vợ xao lãng việc theo dõi mình. Sau này phát giác ra bị lừa gạt, Hera trừng phạt Echo phải lặp lại lời nói của những người khác (do đó có nghĩa là tiếng dội/tiếng vang ).

 

Vụ ngoại tình nổi tiếng của Zeus là sự dan díu với nữ thần Leto.

 

Leto che giấu sắc đẹp của mình dưới dạng con vịt. Zeus phát hiện ra, ngài bèn biến mình thành con thiên nga để làm tình với Leto.

Biết Leto mang thai với chồng, Hera cho con rắn Python theo sát để Leto không thể nghỉ ngơi và không được ai giúp đỡ. Và để ngăn cản Leto sinh đẻ, Hera cấm đất liền và các đảo cho Leto dùng làm nơi sinh con. Nhưng từ bào thai có tiếng thì thầm mách Leto rằng Delos là hòn đảo nổi không bị ràng buộc với đất liền nên không bị cấm. Leto bèn tới đảo Delos cho ra đời cặp sinh đôi dưới cây cọ. Con gái đặt tên là Asteria, con trai là Apollo.

 

Lẽ ra sự mãn nguyệt khai hoa của Leto vẫn bị cản trở vì Hera bắt cóc nữ thần Eileithyia, người đảm trách việc hộ sản. Giúp Leto, các thần khác giải cứu Eileithyia bằng cách tặng Hera sợi dây chuyền bằng hổ phách dài 8 mét.

 

Apollo sau trở thành Quốc thần (National Divinity) của người Hy lạp.

 

Không chỉ ngoại tình với các nữ thần trinh bạch, Zeus còn cải dạng xuống trần ăn nằm với người dưới trần (mortal). Một trong số những vụ lén lút này là trường hợp Zeus ngủ với Alcmene.

 

Lợi dụng chồng của Alcmene là Amphitryon phải hành quân xa, Zeus cải dạng là người chồng để ngủ với nàng. Đúng thời gian đó chồng thật của nàng trở về, Zeus kéo dài đêm đó thành 3 đêm để nàng lầm chồng giả và thật là một người.

 

Phát giác ra Alcmene có thai với Zeus, Hera cho 2 mụ phù thủy tới cản trở nàng sinh con. Một người tớ gái của Alcmene lập mưu dụ 2 mụ phù thủy sang phòng khác rồi mừng rỡ hô lên rằng bà chủ đã đẻ ra được rồi. Tin là Alcmene đã đẻ, 2 mụ phù thủy cho là lỗi tại họ vắng mặt bèn bỏ đi không ngó ngàng đến nữa. Khi đó Alcmene mới cho ra đời một con trai đặt tên là Hercules.

 

Không buông tha, Hera cho 2 con rắn độc bò vào nôi nhằm giết chết Hercules. Dù còn là hài nhi, Hercules dùng 2 tay bóp cổ chết cả 2 con rắn.

 

Khi Hercules đã khôn lớn, Hera vẫn còn ghen ghét. Chàng bị làm cho nổi cơn điên giết chết vợ con. Nhưng sau đó chàng được giải độc và cưới vợ khác.

 

Hercules là một trong những anh hùng của người Hy lạp. Chàng nổi tiếng về sức mạnh và can đảm phi thường.

Fb: Peter Nguyenthanh. Thursday, June 17, 2021 at 9:03 AM

 

 

The Catholic THING

Immaculate Heart of Mary

Rev. Peter M.J. Strainskas

SATURDAY, June 12, 2021

 

Yesterday the Church celebrated the Solemnity of the Sacred Heart of Jesus; today, the Immaculate Heart of Mary.  The two feasts are not situated alongside one another by coincidence, but by the careful plan of the Church.  The heart of Jesus began beating beneath the heart of His Blessed Mother; her heart, in turn, took form from the creative Word and Power of the Heart of God.  Two hearts beating as one.

The heart is a symbol with a rich biblical lineage.  In Hebrew, both the heart and the bowels represent the very depths of a person – where the cognitive and the affective meet in unity and harmony.  Hence, we find passages in the Bible which speak thus: “My heart is overwhelmed, my pity is stirred.” (Hos 11:8) Far more than an organ of the body, then, the heart suggests the source of compassion, tenderness, kindness – in short, what we call “mercy.”

An interesting piece of Biblical trivia:  A quick survey of a Biblical concordance reveals that the word “mercy” is used more than 200 times in the Sacred Scriptures, while the word “heart” appears over 600 times.  No surprise, then, that St. Augustine, playing with the origins of the Latin word for mercy (misericordia), tells us that God’s grace moves us “a miseria ad misericordiam” (“from misery to mercy”).  “Misericordia,” you see, comes from two words which combine to mean “having a heart for the miserable.”

It’s worth noting, however, that the Bible – unlike many today, even in the Church – can speak frequently and passionately about the “heart” and the virtue of “mercy” without being in the least bit soft or unclear on what constitutes truth and justice. Indeed, as we know only too well, contemporary talk about “mercy” (when it even arises) seems to consider truth and justice as somehow obstacles to mercy. That’s simply false and a substitution of feeling for reality.

*

Shakespeare rhapsodized on the beauty and glory of mercy, precisely because of the truth that we are all sinners and therefore need mercy to temper strict justice, when he had Portia exclaim:

The quality of mercy is not strain’d,
It droppeth as the gentle rain from heaven
Upon the place beneath:  It is twice bless’d;
It blesseth him that gives and him that takes:
‘Tis mightiest in the mightiest; It becomes
The throned monarch better than his crown;
His sceptre shows the force of temporal power,
The attribute to awe and majesty,
Wherein doth sit the dread and fear of kings;
But mercy is above this sceptred sway,
It is enthroned in the hearts of kings,
It is an attribute to God Himself,
And earthly power doth then show likest God’s
When mercy seasons justice.  Therefore, Jew,
Though justice be thy plea, consider this,
That in the course of justice none of us
Should see salvation:  We do pray for mercy,
And that same prayer doth teach us all to render
The deeds of mercy.

As beautiful as that soliloquy is, as one commentator has observed, “before Shakespeare wrote it, God was it!”

Indeed, God became Mercy Incarnate within the spotless womb of the Virgin Mary.  And she understood it all so well that she broke forth into her canticle of praise, the Magnificat:  “Et misericordia eius a progenie in progenies timentibus eum.”  (“And His mercy is from age to age on those who fear Him’).  Our Lady was not teaching theology from a textbook but from her own experience of life.  God had touched her so profoundly by His mercy that she became what the Church’s lovely night prayer to her rightly calls her – “Mater misericordiae,” (“Mother of Mercy”).

God the Father sought the young maiden’s cooperation with His eternal plan of mercy; God the Holy Spirit overshadowed her with His merciful wings; she became the very seat of Mercy, the Mother of the One who is “dives in misericordia” (“rich in mercy”), as the title of Pope John Paul II’s encyclical reminds us.

Our world needs to hear the message of mercy perhaps as no other age before.  A culture of violence, death, destruction and despair can be healed only by mercy.  You and I, like Saint Faustina before us, must count ourselves among the apostles of mercy.  But first we must be convinced that mercy has been granted us; otherwise, our words will ring hollow.

The result of knowing mercy (which comes from the very core or heart of the Being of God) means being grabbed at the very core or heart of our own being – and that gives birth to the emotion (both divine and human) of joy.  Of course, that also presupposes that we believe that we need mercy!  Our Lady leads the way as she sings out:  “Exsultavit spiritus meus in Deo Salvatore meo”  (“My spirit has rejoiced in God my Savior”).  Where mercy gives birth to joy, melancholy, fear and death are definitively banished.

May the Mother of Mercy show us the blessed fruit of her womb, who is none other than the compassionate face of God, Mercy-in-the-Flesh.

 

 

 

 

 

 

 

DZUIII

Sống Thanh Thản Bởi Vì… Đời Là Thế!!

Fb; Peter Nguyenthanh

Friday, June 11, 2021 at 9:09AM

– Con người tạo ra để được yêu thương. Vật chất tạo ra là để sử dụng. Nhưng thời bây giờ chẳng hiểu vì đâu vật chất lại được yêu thương, còn con người thì lại bị lợi dụng.

– Lòng tin là thứ mà một khi ta đánh mất thì khó có thể trở lại như ban đầu. Vì vậy, hãy sống đúng ngay từ đầu bởi trường học có bút xóa nhưng trường đời thì không.

– Có hai sai lầm lớn trong cuộc đời. Một là sống cho người khác coi. Hai là coi người khác mà sống. Thật ra chỉ cần bản thân cảm thấy hạnh phúc là được. Đừng mãi nhìn vào người khác mà đi sai con đường dưới chân mình.

– Bạn có tốt bao nhiêu thì vẫn có người ghét bạn. Đó là điều không thể tránh khỏi.

– Cuộc đời vốn chẳng có thứ gì hoàn hảo nhưng mỗi người đều có nét đẹp riêng, thiên tài ở chỗ là mỗi người tìm ra được nét đẹp của chính mình và hoàn thiện nó.

– Đừng nghĩ mãi về quá khứ, nếu nó chỉ mang tới những giọt nước mắt. Đừng nghĩ nhiều về tương lai, nó chỉ mang lại sự lo sợ. Sống ở hiện tại với nụ cười trên môi như trẻ thơ. ”An trú trong hiện tại, giây phút đẹp tuyệt vời”

– Đá còn có thể mòn, huống chi là lòng người. Thay đổi trước sau âu cũng là chuyện thường tình. Duyên là do con người ta biết giữ. Hết thương rồi có cố giữ mãi cũng hoài công.

– Dựa núi, núi hóa thành vôi,

Dựa nước, nước chảy ra ngoài biển Đông.

Dựa người, người đổi thay lòng

Chỗ dựa chắc chắn nằm trong chính mình.

Tỉnh Thức

 

 

 

 

TIẾNG VIỆT TA… HAY THẬT….!

Dấu hỏi dấu ngã muốn điên

Đọc rồi mới thấy một thiên tuyệt vời

MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.

CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.

KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa

KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.

HỔ thẹn chưa HỖ trợ lương.

GÃ kia GẢ bán người thương vì tiền

HẢO tâm lo chuyện HÃO huyền.

Đi buôn LỖ vốn, nước màu LỔ LOANG.

PHỦ phê chừ mới PHŨ phàng

Nửa đường GÃY gánh, GẢY đàn tìm vui.

GÃI đầu tính ngược, tính xuôi.

Còn lưng NỬA vốn NỮA thời tính sao.

GIÃI bày GIẢI nghĩa dễ đâu

Chưa kịp ẩu ĐẢ qua cầu ĐÃ xong.

Run RẨY phát RẪY dọn nương

GỠ rối điềm GỞ rộng đường nhân sinh.

Chú RỂ bứt RỄ cây quỳnh

Ra sức BỬA củi cho mình BỮA ăn.

BẨM thưa, bụ BẪM con người

Nói năng tao NHÃ, chim kia NHẢ mồi.

MÃ ngoài mồ MẢ xinh tươi

Nhường cơm SẺ áo cho người SẼ vui.

Linh CỮU vĩnh CỬU ai ơi

CỮ kiêng CỬ động bệnh thời sẽ qua.

TẺ nhạt, gạo TẺ của ta

Gần mà giữ KẼ thà ra KẺ thù.

KHẺ mỏ, nói KHẼ như ru

CỖ bàn, CỔ kính công phu phụng thờ.

BỖNG dưng trầm BỔNG bất ngờ

BĨU môi dè BỈU ai chờ đợi ai.

Bắt BẺ, BẼ mặt tía tai

LẺ loi lý LẼ gạt ngoài chẳng nghe.

Ngoài vườn CHỎNG gọng CHÕNG tre.

CẢI thiện, CÃI lại khó mà hoà nhau.

CHĨNH (hũ) tương nghiêng, CHỈNH sửa mau.

CỦNG cố lời nói cho nhau CŨNG đành.

CỞI trói CỠI (cưỡi) ngựa phi nhanh

Xem ai cứng CỎI được dành CÕI tiên.

BẢO ban, BÃO tố khắp miền

HẢNH nắng, HÃNH diện tuỳ duyên tuỳ thời.

Hồ đầy XẢ nước cho vơi

Giữ gìn XÃ tắc kẻo thời suy vong.

Chèo BẺO, bạc BẼO dài dòng

Quê hương rất ĐỖI ĐỔI thay phố phường.

NGHĨ mình ngơi NGHỈ dưỡng thương

TĨNH tâm TỈNH ngộ tìm đường ẩn cư.

TIỂU đội còn bận TIỄU trừ

Ngỡ rằng bảnh TẺN thành dư TẼN tò.

SẢI tay chú SÃI thập thò

Nhân sự thừa THÃI bị toà THẢI ra.

Đứng SỮNG, SỬNG sốt sợ ma

Trẻ thơ nói SÕI nhặt SỎI đá trôi.

TRẢ nợ bằng một TRÃ xôi

NÃY giờ còn đợi hạt thôi NẢY mầm.

Ẩn SĨ, SỈ nhục giận căm

GIẢ dại GIÃ gạo thăng trầm cho qua.

QUẪN trí nghĩ QUẨN sa đà

Chấp nhận xúi QUẨY hơn là QUẪY đuôi.

Đâm THỦNG, THŨNG xuống thấp rồi

Đòn BẨY được dịp lên đồi BẪY chim.

Đội NGŨ giấc NGỦ lim dim

Ân SỦNG ướt SŨNG nằm im chờ thời.

TỦM tỉm, đánh TŨM không lời

VĨ cầm, VĨ tuyến… VỈ ruồi giúp ta.

Rác RƯỞI gấp RƯỠI hôm qua

ĐẨY xe, ĐẪY giấc người ta chối từ.

ĐẢNG phái, ĐÃNG trí ưu tư

DỞ hơi, DỞ thói tật hư DỠ nhà.

LẨN quẩn, LẪN lộn tuổi già

ĐỈNH chung, ĐĨNH đạc cũng là ĐỈNH cao.

ĐỂ dành, hiếu ĐỄ về sau

Cô bé tròn trịa thật là DỄ thương.

DỎNG tai, DÕNG dạc khiêm nhường

RẢNH rỗi san lấp RÃNH mương trước nhà.

Qua NGÕ, NGỎ lời hát ca

QUẢNG cáo – thực tế cách ba QUÃNG đường.

RỦ rê quyến RŨ nhiễu nhương

RỔ sảo, RỖ mặt vấn vương một thời.

CHỬA đẻ, CHỮA bệnh ai ơi

Trường hợp HÃN hữu xin thời bỏ qua.

Phá CŨI làm CỦI bếp nhà

Xén bớt công QUĨ, QUỈ ma chẳng từ

Hạt DẺ, đất DẼ suy tư.

Sàng SẢY ít gạo đến giờ chưa xong

RỬA nhục thối RỮA mặc lòng.

Hen SUYỄN, suy SUYỂN đợi mong bao ngày.

CƯỠNG đoạt chim CƯỞNG trong tay

Xin đừng cà RỠN… RỞN gai ốc rồi.

SỬA chữa, SỮA mẹ em ơi

SẪM màu, SẨM tối xin mời ghé thăm.

MẨU bánh dành biếu MẪU thân

Đắt RẺ, ngã RẼ bao lần em qua.

SỖ sàng, SỔ toẹt chẳng tha

GIẢ thật, GIÃ gạo cho qua tháng ngày.

Gây GỔ, cây GỖ chuyền tay

Cánh HẨU chầu HẪU ngồi chờ đổi ngôi.

Mưa rỉ RẢ mệt RÃ người

RÃO gân cốt, RẢO bước thời đi nhanh.

Cây SẢ, suồng SÃ là anh

TẢ thực, TÃ lót để dành trẻ con.

Chàng HẢNG ai mở HÃNG buôn

KỶ luật KỸ xảo mình luôn ghi lòng.

HỦ tục, HŨ gạo ngày đông

Hỏi NGÃ khó, chớ NGÃ lòng NGẢ nghiêng….!

From: Dat Phan

Loc Phan

Nguồn: fb Peter Nguyenthanh

Monday, June 7, 2021 at 1:00am

 

 

 

Những viễn ảnh của một Tôn Giáo Mới 

Prospects of a New Religion

 

David Carlin

The Catholic Things. Friday, May 28, 2021

 

The de facto: In law and government, de facto describes practices that exist in reality, even though they are not officially recognized by laws.

 

Những người vô thần thực dụng (The de facto atheists,) muốn thống trị văn hóa Hoa Kỳ hôm nay mường tượng rằng sự tàn lụi của Kitô Giáo sẽ là lời chúc phúc không pha trộn một cách gần gũi.

 

Sự ra đi sẽ là nhiều những chuyện xấu xa mà họ nghĩ cấu tạo nên một Kitô giáo mạnh mẽ:  đầu óc hẹp hòi,   chủ thuyết thanh khiết dục vọng (sexual puritanism), cố chấp với những gì ngoài khuôn mẫu (intolerance),  kỳ thị chủng tội (xenophobia), bài Do Thái (anti-Semitism), bài Islam (anti-Islamism), bài chủ thuyết tiến hóa (anti-Darwinism), không tin tưởng vào khoa học một cách tổng quát, (mistrust of science generally), chủ thuyết chính trị bảo thủ (political conservatism), bài chủ thuyết tiến hóa (anti-progressivism), và có một ý tưởng tiến về chủ nghĩa độc tài (and a tendency toward fascism).

 

Những người Mỹ mới và tiến bộ sẽ thay thế những Kitô hữu cổ lỗ sỹ là những con người mà họ nghĩ về họ là những người khoan dung, cởi mở, phò khoa học, tự do sinh lý và hạnh phúc;  và là  những người có một mối quan tâm chân thật với “công lý xã hội” – đó là, con người tốt của những cá nhân của họ. Nói một cách khác, Kitô giáo sẽ được thay thế bởi một loại vô thần không nguy hại một cách luân lý. Góc cong của lịch sử thì dài, nhưng nó bẻ nghiêng về phía một chủ thuyết vô thần tử tế.

 

 

 

The new and improved Americans who will replace these old-fashioned Christians will be individuals who think for themselves, are tolerant, open-minded, pro-science, sexually free and happy; and who have a genuine concern with “social justice” – that is, the well-being of their fellow human beings.  In other words, Christianity will be replaced by a morally benign atheism.  The arc of history is long, but it bends toward a benign atheism.

 

Đúng vậy, tôi nghĩ đó là một kỳ vọng sai lầu –

Well, I think this is a mistaken expectation – indeed, the very opposite of what’s likely to happen.  Just look at history.

When a national religion fades away, it is not replaced by a genial association of rational altruists.  No, it is replaced by a new religion or pseudo-religion that turns out to be worse than Christianity was at its worst. I cite two instances.

First, in the course of the 19th century in Germany, atheism flourished among many philosophers, and this in turn had a great influence on many Protestant thinkers.  Protestantism, still widely popular outside the Catholic regions of Germany, got more and more watered down.  Its dogmatic content grew thinner and thinner as theologians tried to blend the best of Christianity with the best of anti-Christianity.  It was transformed into a “modern” or “liberal” kind of Protestantism, a synthesis of contradictory elements that had little appeal to the heart and minds of Germans who yearned for a full-blooded religion.

A religious vacuum appeared in the hearts and minds of many Germans.  The higher classes tried to fill the vacuum with “Kultur” – fine music, fine literature, fine paintings, etc.  The middle classes tried to fill the vacuum with nationalism, the lower classes with socialism.  The trauma of World War I aggravated all this.  Post-war, the more cultured classes turned to cultural expressionism: very thin gruel for a heart pining for religion.  The working classes turned to Communism.  And the middle classes turned to Nazism.

*

Second, in 19th century Russia, Orthodox Christianity, no doubt because of its too-close connection with the Tsarist Autocracy, failed to satisfy the intelligentsia.  Quite the opposite.  By and large, it disgusted the intellectuals, who with some notable exceptions (e.g., Dostoyevsky) turned in the direction of agnosticism and atheism. They embraced the idea that Russia must have a great social revolution.  In late 1917, that great revolution arrived in the form of Communism, a pseudo-religion.  The founder of this new religion (analogous to Jesus as founder of Christianity) was Lenin.  The first and greatest “pope” of this religion was Stalin, the infallible Vicar of Lenin.

These two new religions both promised “social justice,” though they had somewhat different ideas as to what counted as social justice.  And they both “discovered” – perhaps independently of one another or, more probably, influenced by one another – a great new moral “truth.”  They discovered that immeasurable amounts of lying, imprisonment, torture, and murder are morally allowable – provided of course that these things are done for the sake of making the world a better place.  They discovered that the arc of history bends toward mass murder.

But this, our post-Christian propagandists assure us, won’t happen in America.  We Americans are too well supplied with commonsense for this to happen.  Perhaps a small number of “lunatic fringe” Americans will fall for crazy movements resembling Communism or Nazism.  But average Americans care for the concrete processes of making and spending money; they care nothing for abstract worldviews or philosophies of history.

Well, I’m not so sure.  I cringe every time I hear somebody say that X or Y or Z is “on the right side of history.”  President Obama said this when applauding the 2015 Supreme Court ruling that the U.S. Constitution guarantees a right to same-sex marriage.  Anybody who speaks this way, whether the U.S. president or a progress-minded college sophomore, carries an abstract philosophy of history in his head.

I concede that post-Christian Americans have not settled on a single pseudo-religion – yet.  They are still in an exploratory stage, trying this and trying that and trying something else.  It may take years or even decades for them to settle on a single pseudo-religion that can unify all the post-Christians – just as it took post-Christian Germans a long time to settle on Nazism and post-Christian Russians a long time to settle on Communism.  In all probability, this single pseudo-religion of the future will be a grand synthesis of the many particular pseudo-religions that people are experimenting with at the moment.

Who precisely?  Who is “experimenting” with particular pseudo-religions at the moment?  The following: (a) persons with a devotion to environmentalism; (b) persons devoted to the idea of gay/lesbian rights; (c) those devoted to the (really bizarre) idea that persons of one sex can, by virtue of having certain feelings, become persons of the opposite sex; (d) those who believe that the mass murder of unborn babies is a virtuous activity, deserving of taxpayer support; (e) persons who hold that we should make euthanasia available to all who want it, and that we should impose it on those who happen not to want it but who, if they were rational, would want it; (f) persons convinced that whites are, almost by nature, racist; (g) people who believe that society, acting through public and private agencies, should stifle the wicked opinions of those who are frankly unwilling to get on the right side of history.

Since the above people, all of them hard-core fanatics, are surrounded and encouraged by an immense cloud of soft-core believers, I fear that we are not far from the day when a comprehensive post-Christian worldview will triumph in the land of the free and the brave.

 

 

 

 

NỖI LÒNG NGƯỜI CHA

Nguyên Thanh sưu tầm

Nguồn: fb Nguyenthanh

Sunday, March 28, 2021 at 9:13 AM

 

Nỗi niềm giữa đêm

Ngày nọ, anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen

Chị nói ra vẻ bực bội:

– Ông lại bán xe rồi hay sao mà đi tàu lên đây?

Anh cúi đầu, trả lời lí nhí, hổ thẹn:

— Ừ… thì bán rồi! Vì cũng không cần nó lắm!

Chị sầm mặt xuống:

– Ông lúc nào cũng vậy! Suốt đời, không ngóc đầu lên được! Hẹn tôi ra đây, có chuyện gì vậy?

Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều mà anh muốn nhờ chị. Chị cũng khó khăn lắm mới có thể từ chối anh:

– Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành! Nếu đưa con bé về, e sẽ chẳng còn được bình yên nữa!

Anh năn nỉ và nói:

— Con bé đã đến tuổi dậy thì. Anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ nó chu đáo được. Anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, giúp anh nửa năm hay vài ba tháng cũng được. Là phụ nữ, em gần nó, hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian để nó tập làm quen với cuộc sống thiếu nữ. Sau đó, anh lại đón nó về.

Chị thở dài:

– Ông lúc nào cũng mang xui xẻo đến cho tôi! Thôi, được rồi, ông về đi, để tôi bàn lại với chồng tôi đã. Có gì, tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau.

Anh nhìn chị với ánh mắt biết ơn, rồi đứng dậy, cúi đầu xuống như có lỗi, tiễn chị ra xe, thở dài, lủi thủi bước vào nhà ga để trở về Hamburg.

Trước kia, anh và chị là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động ở Đông Đức. Chị học Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang Tây Đức. Chị tốt nghiệp đại học và về làm giáo viên cấp 3 ở huyện Thái Thụy, Thái Bình.

Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.

Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về cưới chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.

Vừa sang Đức, thấy bạn bè của anh đều thành đạt, đa số có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán, chỉ có anh vẫn còn phụ bếp thuê cho người ta.

Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu rằng, để có đủ tiền lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả và tiết kiệm mấy năm trời, mà không dám bỏ tiền ra làm ăn.

”Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói luôn miệng mà chị dành cho anh sau khi anh và chị có bé Hương.

Bé Hương sinh thiếu tháng, phải được nuôi bằng lồng kính đến hơn nửa năm mới về nhà. Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh chị biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh, giông tố bắt đầu thực sự nổi lên. Chị trách anh: ”Một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ.”

Anh ngậm đắng, nuốt cay, nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.

Bé Hương được ba tuổi mà chưa biết nói. Cũng rất thương con, nhưng chị bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc đứa bé hầu hết là do anh. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.

Biết vậy nên chị rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.

Ly dị được gần một năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.

Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố.

Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh thông cảm chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.

Không phải là người vô tâm, thỉnh thoảng, chị gởi tiền cho anh nuôi dưỡng con. Trong những dịp năm mới hay Noël, chị cũng có quà riêng cho con bé. Nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến tặng trực tiếp quà cho con bé trước ngày Lễ Giáng Sinh.

Giờ đây, con bé đã sắp trở thành thiếu nữ. Chị biết con bé lớn lên trong tật nguyền, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng nó rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy, nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.

Chồng chị đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống vài tháng với điều kiện: trong thời gian ấy, anh không được ghé thăm nó. Chị cũng muốn thế vì cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc vẻ mặt đần đần, dài dại của anh.

Vợ chồng chị đã mua nhà rộng nên con bé được ở riêng một phòng. Chị xin cho con bé theo học tạm thời ở trường khuyết tật gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được. Ở nhà, nó cứ thui thủi trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ với nó, mẹ nó và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.

Em trai nó học thêm piano nên nhà mẹ nó có cái đàn piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần, nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó và nói không được phá đàn của em. Nên, từ đó, nó không dám đụng đến đàn nữa. Có hôm, anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm: ”Đàn… đàn…klavia…. con muốn…” Anh bèn thở dài và hát cho nó nghe.

Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần. Cho đến ngày nọ, anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần, không nghe anh gọi điện thoại, con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà, không đi học. Chị chẳng biết gì, cứ mắng nó dở chứng.

Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh, vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm, kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra là có lần anh nói với chị rằng con bé học đàn piano ở trường khuyết tật, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó, tưởng anh kể chuyện để lấy lòng chị nên chị không quan tâm.

Chị đến gần sau lưng nó và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống, lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì. Chị sởn cả da gà khi nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió…..ôi cha già đi cha biết không…”

Chị choàng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên, chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn, đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó. Nó chìa cho chị một tờ giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát. Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra, nhìn nó và hỏi: ”Con biết bố con bị ung thư lâu chưa?” Nó chìa bốn ngón tay ra trước mặt mẹ.

Chị hỏi: ”Bốn tháng rồi hả?” Nó gật đầu.

Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy và, từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi, thở dài. Con bé hốt hoảng, đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ rồi, vừa ấp úng, vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng: Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg. Ngày mai, con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu! Con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra đi được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con.”

Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói: ”Con gái ngoan của mẹ, ngày mai, nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg….”

Lời kết:

Tôi nghe người ta kể lại câu chuyện đó khi dự cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị. Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi phải đàn và hát bài “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc, nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng, họ kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.

Câu chuyện đơn giản, không nhiều tình tiết, đã lấy đi nước mắt của nhiều người đọc. Tôi hình dung cảnh người cha Việt Nam gầy ốm, bệnh hoạn và đứa con gái tật nguyền tội nghiệp của anh trên đất khách quê người.

Tôi thấy được hình ảnh đứa con gái tưởng nhớ người cha – mà em biết đã mất rồi – qua tiếng đàn piano. Tiếng đàn ấy đau đớn biết bao. Tôi nghe được cả lời ca nghẹn ngào của em …

”Nhớ những năm xa xưa, ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió.. ôi cha già đi cha biết không…”

 

Chứng tá đức mến Cháy nhà thương không bỏ chạy, mổ tiếp cho bệnh nhân

Thế Giới Nhìn Từ Vatican08/Apr/2021

Vietcatholic.News

 

 

10 điều luyện trí nhớ

Hiện Tượng Mất Trí Nhớ Và Bệnh Alzheimer

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

image.png

Tình trạng mất trí nhớ (dementia) thường xảy ra cho người già, nhưng không phải mọi người khi già đều mất trí nhớ.

Nhiều người tưởng lầm là sự mất trí nhớ và bệnh Alzheimer cùng là một thứ bệnh, nhưng thật ra không phải như vậy.

Trung bình chỉ có 10% số người trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer, nhưng cho những cụ trên 85, tỷ số là 1/3.

Hiện nay, theo ước tính, có khoảng năm triệu người Mỹ trên 65 tuổi bị bệnh Alzheimer và trên toàn thế giới có khoảng 35.6 triệu người bị mất trí nhớ.

Nói đúng ra, trí nhớ của tất cả mọi người đều không hoàn hảo. Có những dữ kiện chúng ta tưởng là nhớ đúng 100% nhưng trên thực tế theo thời gian, trí nhớ bị phai mờ với những “lỗ hổng”.

Bộ não chúng ta sẽ tìm cách điền vào những “chỗ trống” đó bằng những hư cấu không có thực hay không chính xác.

Vì thế khi chúng ta lớn tuổi, chuyện giảm trí nhớ xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng mức độ và tốc độ suy sụp tùy theo bản chất của mỗi cá nhân.

Riêng những người bị Alzheimer, tốc độ suy sụp rất nhanh, có khi trong vòng vài tháng đã thấy sự khác biệt.

Thế thì, những dấu hiệu khác biệt đó là gì?

Hầu hết các sách y khoa đều nói rằng dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là mất trí nhớ.

Khổ nỗi là sự mất trí nhớ không xảy ra qua đêm trong thời gian đầu nên rất khó mà nhận biết.

Mà nếu có chút lãng trí xảy ra thì thường bị bỏ qua, hay bị người thân phán cho những chữ như “già rồi, lẩm cẩm” là xong câu chuyện.

Một khi sự mất trí nhớ xảy ra có thể nhận thấy được thì thường là quá trễ.

Người có triệu chứng Alzheimer thường bắt đầu lặp lại những câu chuyện hay câu hỏi nhiều lần và bất chợt. Ví dụ, có khi họ đang nói chuyện thời năm 1975, đùng một cái nhảy qua nói chuyện đánh football năm 2015, rồi quay lại thời cụ Diệm bị đảo chánh và vài ngày sau lại nhắc lại những chuyện đó.

Hoặc, họ có vấn đề theo dõi câu chuyện của người khác. Ví dụ người ta đang bàn chuyện đám cưới, người có vấn đề lại “đóng góp” chuyện lính Mỹ đổ bộ ở Normandy!

Nghĩa là, nhớ đâu nói đó, không có thứ tự. Không nên nhầm lẫn với thói quen suy nghĩ của người bệnh. Đa số, thường bị bỏ qua là “lâu nay tánh vẫn thế!”.

Cùng lúc với chuyện lãngtrí, quên chỗ này, chỗ kia, dấu hiệu sớm nhất của bệnh Alzheimer là việc đi đứng không vững và hay té ngã.

Dĩ nhiên là khi người lớn tuổi, hay bị té ngã có thể do nhiều nguyên do khác nhau đưa đến, nhưng không nên bỏ qua mà phán cho câu “già yếu nên như vậy”.

Có người đang ngồi trên ghế vẫn bị té lăn quay xuống đất vì không giữ được thăng bằng, như vậy không phải hoàn toàn là yếu!

Người bị Alzheimer thường có dáng đi như lê lết trên mặt đất như chim cánh cụt.

Họ không nhấc được bàn chân khỏi mặt đất và hai chân thường hay bị quíu, như không biết chân nào phải bước trước và chân nào theo sau.

Có khi họ như lúng túng muốn bước hai chân tới trước cùng một lúc. Đó là lý do tại sao họ dễ bị té.

Ngoài ra, lý do dễ mất thăng bằng, và hay bị té là khả năng nhìn vật thể chung quanh theo định thức không gian 3 chiều không còn chính xác nữa.

Thí dụ cái bàn, cái ghế có thể bị nhìn méo đi, hay khoảng cách ước lượng từ điểm A đến điểm B không còn đúng nữa.

Khoa học vẫn chưa tìm ra gene di truyền gây ra bệnh Alzheimer. Người ta đã tìm khắp bộ DNA của con người và ghi nhận được 33 điểm khả nghi.

Tuy nhiên những người có gene apolipoprotein E (APOE) ở trên nhiễm sắc thể số 19 sẽ có nguy cơ tăng cao. Ngoài ra nguy cơ có thể thay đổi qua sự tương tác giữa gene và môi trường.

Căn nguyên của bệnh Alzheimer là do những vẩy(plaques) chung quanh tế bào não, tương tự như vẩyđóng trong mạch máu.

Khác với vẩy cholesterol trong máu, những vẩy trong não này được tạo thành bởi chất protein.

Những vẩy protein như những chất cách điện, hệ quả là những tín hiệu được truyền đi từ một tế bào thần kinh nầy đến tế bào khác bị ngăn chặn.

Hiện tượng cách ly này không chỉ xảy ra giữa tế bào này với tế bào khác mà còn ở ngay trong tế bào thần kinh, như những chùm tơ nhện, gọi là “tangles of Tau protein”.

Ngoài việc cách ly sóng điện, những vẩy protein còn tiết ra chất độc để hủy diệt tế bào thần kinh, vì thế não bộ dần dần teo nhỏ lại.

Hiện tượng đóng vẩy không xảy ra qua đêm mà kéo dài có khi cả chục năm trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nói cho dễ hiểu, “người thường” không có bệnh Alzheimer cũng bị đóng vẩy trong não chút đỉnh khi… già yếu.

Nhưng đối với người có bệnh, tốc độ suy sụp, đổ dốc sẽ rất nhanh.

Dĩ nhiên, triệu chứng mấu chốt của bệnh mất trí nhớ phải là sự mất khả năng tư duy, khả năng nhớ, nhưng những triệu chứng khác do sự suy yếu của não bộ đưa đến, ví dụ như khả năng nói và vệ sinh cá nhân sẽ xảy ra cùng lúc, chứ không theo thứ tự.

Như thế, sự suy yếu xảy ra một cách toàn bộ, từ trí nhớ, đến suy yếu thị giác và khả năng giữ thăng bằng.

Khi bệnh càng nặng, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, không còn nhận biết người quen, không nhớ những chuyện mới xảy ra gần như tức thì.

Họ sẽ có vấn đề hiểu câu hỏi, sử dụng từ ngữ để diễn tả hay tốn nhiều thì giờ để trả lời một câu hỏi có khi rất đơn giản.

Khuôn mặt như khờ đi, không biểu lộ được cảm xúc.

Họ mất khái niệm về thời gian và không gian.

Tâm tính của người bị mất trí nhớ cũng thay đổi, có khi họ trở nên trầm cảm, cô đơn nhưng có lúc hung dữ, bướng bĩnh vì trong tư duy hạn hẹp, không ai hiểu được họ.

Cuối cùng là mất luôn khả năng vệ sinh cá nhân như tiểu tiện và đại tiện. Người bệnh chỉ nhận biết được một vài người thân săn sóc cho họ.

Khi thiếu những người này, hay khi phải rời xa những môi trường quen thuộc, thường sẽ bị kích động những cơn sợ khủng hoảng tinh thần, gọi là panic attacks, làm cho họ cứng người đi, càng dễ bị té ngã thêm.

Trong phạm vi bài viết này, tôi không đi sâu vào việc chẩn bệnh và thuốc chữa trị. Tuy nhiên, dựa trên những kiến thức cơ bản ở trên, tôi hy vọng bạn đọc có thể phát hiện ra bệnh tình của người thân và đưa họ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nên nhớ tất cả các loại “thuốc chữa” hiện nay không có khả năng chữa dứt bệnh mà chỉ làm cho tốc độ phát triển của bệnh chậm đi.

Và nếu thuốc chữa càng sớm thì phẩm chất đời sống của bệnh nhân cũng như của người thân săn sóc cho bệnh nhân sẽ đỡ khổ hơn nhiều.

Nói chung, mọi người khi lớn tuổi đều có nguy cơ bị mất trí nhớ. Để giảm bớt nguy cơ bị mất trí nhớ, một số biện pháp cần thực thi ngay từ bây giờ:

Trước hết, bạn phải có một chế độ ăn uống cân bằng, điều độ, nhiều rau trái, tập thể dục đều đặn, như đi bộ ba tới năm giờ mỗi tuần, và ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày.

Ngủ đêm không đủ thì tranh thủ ngủ ngày! Những người ngủ đầy đủ và có ngủ trưa thường sống lâu và ít bị mất trí nhớ.

  1. Học khiêu vũ:

Ta nói nôm na là tập… “nhảy đầm”. Nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine năm 2003 cho biết khiêu vũ vừa là một môn thể dục thể thao, vừa là một trò chơi đòi hỏi suy nghĩ, tiến thoái trong mỗi bước.

Khi khiêu vũ, lượng máu không những chỉ dồn về bắp thịt mà còn đổ về phía não bộ nhiều hơn vì khiêu vũ đòi hỏi cả thể lực lẫn trí tuệ.

  1. Học chơi một thứ nhạc cụ hoặc nghe nhạc:

Nhiều nghiên cứu cho thấy người chơi nhạc cụ trên 10 năm sẽ có trí nhớ tốt hơn một người không chơi nhạc.

Trong trường hợp bạn không có đủ thời giờ hay năng khiếu âm nhạc, nên tập nghe và thưởng thức âm nhạc.

  1. Học một ngôn ngữ khác:

Một nghiên cứu đăng trên tờ Neurology năm 2013 cho biết những người nói thông thạo hai thứ tiếng, khả năng bị mất trí nhớ chậm đi bốn năm rưỡi so với người chỉ biết một thứ tiếng.

  1. Học đánh cờ hay chơi video game:

Một nhiên cứu của Pháp năm 2013 cho thấy những ai chơi cờ, hay chơi các loại game như bingo, xì lát, poker… (nhưng đừng ghiền quá, và cũng tránh “ngồi computer” hay TV nhiều nhé), khả năng bị mất trí nhớ giảm đi 15%.

  1. Đọc sách:

Không cần phải đọc nhiều, nhưng khi đọc sách nên bỏ thì giờ suy nghĩ, nghiền ngẫm nội dung của sách, truyện.

Đọc truyện mới lạ có lợi hơn là đọc chuyện cũ đã biết.

Đừng đọc Thiên Long Bát Bộ hay Tam Quốc Chí đến lần thứ 10!

  1. Chú tâm làm một việc cho xong, đừng ôm đồm nhiều thứ vô một:

Người chú tâm làm xong một việc ít bị lãng trí hay mất trí nhớ hơn người làm hai ba việc cùng một lúc.

Ví dụ khi ăn thì đừng xem TV! Ngoài ra nên biết dùng thời giờ một cách hữu hiệu.

  1. Học đan, may vá, hay làm vườn:

Khảo sát thống kê năm 2013 cho biết những người có những thú vui kể trên, trí óc minh mẫn hơn những người không có “thú vui ” để tiêu khiển.

  1. Sống có mục đích:

Sống lạc quan, yêu đời và có giao thiệp với bạn bè người thân làm bớt tình trạng cô độc, sầu muộn.

  1. Tập viết:

Viết văn, viết truyện, viết thơ cho bạn bè, viết nhật ký, viết hồi ký… làm giảm khả năng mất trí nhớ về sau.

  1. Cuối cùng, tập làm việc nhà:

Những người làm lụng chân tay, làm việc trong nhà ít bị mất trí nhớ hơn người ngồi một chỗ xem TV hay nhìn “bóng câu qua khung cửa sổ”.

Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!

 

Nguồn: Fb Peter Nguyenthanh

Saturday, March 27, 2021 at 7:47 AM

 

 

Phục hồi sau tai biến não

BS Nguyễn Ý- Đức

“Tội nghiệp anh Bình vừa mới bị Tai biến não. Chị Bình không chăm sóc nổi nên phải đưa anh vào nhà dưỡng lão”.

“Ấy, chú tư Hanh cũng bị stroke năm ngoái, nhưng nhẹ nên cũng còn đi lại được”

Tai biến động mạch não! Stroke!

Những tiếng mà khi nghe tới nhiều người đã e ngại. Chỉ sợ là một lúc bất hạnh nào đó, nó sẽ đến thăm mình. Tai biến vẫn còn là một bệnh gây ra tàn phá nghiêm trọng cho cơ thể và là một trong ba nguy cơ tử vong cao. Một trăm người bị bệnh thì khoảng mươi người mới có hy vọng gần- hoàn- toàn- phục- hồi. Lý do là bệnh nhân thường đi cấp cứu hơi trễ để được khám nghiệm và điều trị sớm.

Bên Mỹ, hàng năm có cả triệu nạn nhân mới của tai biến này. Một số lớn may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần thì lại kéo dài cuộc đời tàn phế thần kinh. Số người sống sót tăng với tuổi thọ và nhờ ở các phương pháp trị liệu hữu hiệu. Nhưng chi phí chăm sóc hậu tai biến cũng nhiều hơn. Và là một vất vả cho gia đình, một tai họa cho bệnh nhân.

Bên Việt Nam ta, số người bị tai biến cũng cao, người tàn phế không phải là ít, và sự chăm sóc chắc cũng khó khăn hơn.

Stroke gây ra do sự đột ngột ngưng tuần hoàn tới một vùng nào của não bộ. Ngưng vì một mạch máu bể vỡ, một cục máu chặn lối giao thông, một u bướu đè xẹp mạch máu.Tế bào thần kinh nơi đó thiếu dưỡng khí và đường glucose, chỉ cần vài phút là hết sống. Đó là các tế bào điều khiển sự di chuyển, suy tư, hành động, phát âm… Con người trở thành tàn tật.

Tàn tật vì:

– Liệt yếu nửa thân, đi đứng loạng choạng, mất thăng bằng;

– Nói lơ lớ khó khăn, không thành ngôn từ;

– Kém trí nhớ, nhận thức, suy luận và giải quyết sự việc;

– Thị giác rối loạn;

– Mất cảm giác, tê dại ngón tay, chân;

– Ăn trệu trạo, nuốt không xuôi;

– Mất kiểm soát tiểu đại tiện;

– Hết khả năng tự chăm sóc trong đời sống hàng ngày…

– Và hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.

Một đời người đang khỏe mạnh như anh Vọi thuyền chài mà chỉ một giây một phút trở nên tàn tật. Nhiều khi cũng chỉ vì quá lơ là với sức khỏe của mình.

Huyết áp cao thì coi thường, thuốc khi uống khi ngưng. Cholesterol phi mã mà vẫn tái nạm vè gầu, thêm chén nước béo. Thuốc lá hút mỗi ngày vài tút, rượu uống dăm vò. Cơm no rượu say xong “ngọa triều” nhiều hơn là vận động.

Cho sướng thân đời. Biết đâu rằng: “Bệnh tùng khẩu nhập”, người xưa nhắc nhở chẳng sai chút nào. Vì đó là một số trong những nguy cơ đưa tới tai biến.

Cơ sự đã xẩy ra, bây giờ đành đương đầu, đối phó với hậu quả. Phải kiên nhẫn, tích cực phục hồi tối đa khả năng đã mất. Đừng buông xuôi, bai bải chối “tôi có sao đâu”. Và cả nhà cũng như người bệnh phải tiếp sức phục hồi.

Vài ngày sau khi áp dụng các trị liệu hiện đại, bệnh đã được kiểm soát, thầy thuốc sẽ hướng dẫn phương thức lấy lại các chức năng đã bị tai biến lấy đi. Các phương pháp này rất hữu hiệu để giúp ta phục hoạt sức mạnh, khả năng điều hợp cử động, sự bền bỉ và niềm tự tin, tránh phụ thuộc cũng như hội nhập với các sinh hoạt của gia đình, chòm xóm.

Ta phải học lại cách nói làm sao, nghĩ thế nào, đi sao cho vững và làm sao để tự mình hoàn tất được các sinh hoạt thường lệ. Tắm rửa, đánh răng; ăn cơm mặc quần áo; đi vệ sinh…Ôi thôi thì trăm việc cần thiết để sinh tồn.

Xin hãy kiên tâm. Đa số bệnh nhân đều phục hồi khá hơn; nhanh hay chậm cũng tùy thuộc stroke nặng hay nhẹ. Nhiều khi diễn tiến phục hồi bắt đầu ngay sau khi bị tai biến, khi bệnh tình ổn định, não bắt đầu lành vết thương.

Ngoài áp dụng phục hồi, cũng cần phòng ngừa stroke trở lại, nhất là trong thời gian một năm sau khi bị lần đầu.

Nguy cơ tái phát tăng với tuổi cao, nếu ta tiếp tục hút thuốc lá, uống nhiều rượu, cao huyết áp, cao cholesterol, mập phì , tiểu đường, suy tim hoặc đã bị gián đoạn máu não thoảng qua( Transient ischemic attack- TIA).

Cần đi khám sức khỏe theo định kỳ. Chữa các bệnh đang có nhất là kiểm soát huyết áp, một “tên sát nhân thầm lặng” (Silent Killer); bỏ thuốc lá; nhâm nhi chút chút rượu thôi; kiêng chất béo; giảm tiểu đường; bớt nặng ký; mỗi ngày uống viên aspirin nhỏ bé và các thuốc khác mà bác sĩ cho. Và cũng năng vận động cơ thể theo lời khuyên của thầy thuốc để máu huyết lưu thông, gân cốt thư giãn.

Một vấn đề thường xẩy ra cho người bị tai biến là bệnh trầm cảm, hậu quả của tổn thương tế bào não và sự tàn tật. Cảm xúc sẽ lên xuống, buồn nhiều hơn vui, đôi khi thất vọng, nhỏ lệ, bực tức rồi buông xuôi.

Cũng dễ hiểu thôi. Đang xốc vác khỏe mạnh mà giờ đây xe lăn, nạng chống; ăn phải nhờ người bón,tắm rửa cần người phụ; nói không ra câu, nhìn một hóa hai…Nhưng dù trầm cảm đến đâu, khoa học hiện đại vẫn có cơ hóa giải được. Nói cho thầy thuốc hay cảm xúc của mình và sẵn sàng nhận sự chữa chạy. Nhiều dược phẩm công hiệu cũng như phương thức trị liệu điện tử có thể giúp ta vượt qua.

Với thân nhân thì sự hỗ trợ, chăm sóc, khuyến khích người bệnh là cần. Đây là việc làm lâu dài, đòi hỏi sự hy sinh và thương yêu.

Mà thương yêu thì ai chẳng có. Đầu gối tay ấp trên dưới nửa thế kỷ. Công ơn sinh thành dưỡng dục cả vài chục năm. Bây giờ là lúc chứng tỏ tình nghĩa phu thê mặn ngọt có nhau cũng như báo hiếu song thân. Có thể tham dự vài khóa huấn luyện cách chăm sóc, cách giúp người thân phục hồi, học lại những chức năng đã mất.

Xin gợi ý:

– Cần có một phân chia việc săn sóc cho mỗi người trong gia đình để tránh ôm đồm quá sức cho một người;

– Giúp bệnh nhân uống thuốc đều đặn;

– Khích lệ để bệnh nhân tập cử động, làm vài việc săn sóc chính bản thân để gây niềm tự tin;

– Ca ngợi bất cứ một cố gắng mà người thân đã thực hiện được, để khỏi nản lòng;

– Mời kéo thân nhân tham dự góp ý vào các sinh hoạt gia đình , cho họ một niềm tin là vẫn còn một vai vò quan trọng; Giúp thân nhân giữ mối liên lạc với bạn bè, cộng đồng;

– Tránh để thân nhân lủi thủi một mình với chiếc TV hay radio; dành thì giờ nói chuyện cũng như nhờ bạn bè thăm hỏi;

– Liên lạc thường xuyên với thầy thuốc để trình bày diễn tiến phục hồi cũng như nhận thêm hướng dẫn chăm sóc.

Và không quên chăm sóc chính mình, ăn uống ngủ nghỉ đầy đủ, có thời giờ thư giãn giải trí.

BS Nguyễn Ý- Đức

Nguồn: Fb Peter Nguyenthanh

Saturday, March 27, 2021 at 9:34 AM

 

 

 

 

Hồi ký của một người con gái đất Bắc tại Sài Gòn trước 75

Hoàng Lan Chi

 

Vào bài :

Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng?…

Năm 1954 – 1960

Ngày ấy tôi còn bé lắm. Lênh đênh trên chuyến tàu cuối vào Nam theo cha mẹ chứ chẳng biết gì. Chuyến đi êm đềm không gì đáng nói. Tôi thấy người Pháp cũng đàng hoàng. Thì đâu chả thế. Cũng có người này người kia. Người hèn nhát, kẻ can đảm. Người quá khích, kẻ trung dung. Người Pháp trên tàu tử tế. Họ cho ăn uống đầy đủ. Tôi không hiểu tại sao họ phải tốn đủ thứ để đưa người di cư vào Nam. Nếu họ cứ mặc kệ thì không biết số dân Bắc có đến được miền Nam dễ dàng không…

Đầu tiên chúng tôi cặp bến Vũng Tàu. Rồi xe đưa vào Sài Gòn. Chúng tôi ở tạm tại Nhà Hát sau này được sửa thành Tòa Quốc Hội, mấy hôm sau thì phân tứ tán. Chính phủ trợ cấp cho mỗi đầu người là bao nhiêu đó, tôi không nhớ vì quá bé.

Nơi tôi ở đầu tiên là Cây Quéo, đường Ngô Tùng Châu. Gia đình tôi là người Bắc đầu tiên đến đây. Sau này đọc truyện và biết con trai Bắc hay bị con trai Nam uýnh và xỏ xiên:

“Bắc kỳ ăn cá rô cây”…

Không rõ có đúng không, nhưng gia đình tôi hên. Nơi xóm nhỏ, người Nam thật thà đôn hậu. Họ cư xử tử tế với chúng tôi. Đôi khi tôi lẩn thẩn nghĩ, hay vì gia đình tôi là nhà giáo? Tinh thần tôn sư trọng đạo đã ăn sâu trong giòng máu dân Việt? Họ rất tôn trọng và lễ phép đối với cha mẹ tôi. Một điều “thưa ông giáo”, hai điều “thưa bà giáo”…

Con đường đến trường tiểu học thật dễ thương. Ngày ấy chúng tôi đi bộ nhiều, chẳng vù vù xe máy như bây giờ. Đi bộ đến trường thật vui. Cứ tung tăng chân sáo, vừa đi vừa hái hoa bắt buớm. Ôi sao ngày đó Sài Gòn nhiều hoa bướm thế!

Hai bên đường những hàng rào hoa dâm bụt đo đỏ xinh xinh. Nhìn vào trong, nhà nào cũng có vườn, cây cối xum xuê. Bướm bay la đà.

Những con bướm đủ màu sắc, nhưng bướm vàng nhiều nhất. Nếu nhìn riêng thì bướm vàng không đẹp nhưng khi bay lượn giữa rừng lá xanh thì đàn bướm vàng thật duyên dáng. Chúng như một nét điểm xuyết cho bức họa hoa lá…

Tôi thích nhìn bướm bay, tôi thích ngắm hoa nở. Trường học to vừa phải, lớp học đủ ánh sáng. Mỗi sáng thứ hai chào cờ, đứng nghiêm và hát quốc ca:

–  Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi… Ừ thì thanh niên luôn được dạy dỗ là “đáp lời sông núi”.

Chúng tôi được học những bài công dân giáo dục đầu tiên và chúng đã ăn sâu mãi vào tiềm thức. Đủ biết các cụ nói uốn cây khi chúng còn non là đúng. Tuổi ngây thơ coi những lời thầy cô là khuôn vàng thước ngọc:

Không phá của công

Không xả rác ngoài đường

Phải nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai trên xe buýt

Phải dắt em bé hay cụ già qua đường

Phải ngả nón chào khi xe tang đi qua

Không gian lận. Nói dối là xấu xa…

Chúng tôi đã được dậy như thế đó và chúng tôi đã làm theo như thế đó.

Ôi Sài Gòn của tôi ơi, bây giờ tôi đi giữa phố phường mà lạc lõng vô cùng khi chỉ mình tôi ngả nón chào người chết hay chạy nép vào lề nhường cho xe cấp cứu đi qua!

Rồi những bài học thuộc lòng rất giản dị dễ nhớ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Hay:

Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu

Trên non sông làng mạc ruộng đồng quê

Chúng tôi ngồi im lặng lắng tai nghe

Tiếng thầy giảng khắp trong giờ quốc sử…

Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã điểm

Đàn chim non hớn hở dắt tay về

Chín mươi ngày vui sướng ở đồng quê…

Cuộc sống sao êm đềm và thanh bình quá! Không có những cướp bóc lớn lao. Ăn cắp vặt cũng không ghê gớm. Tôi còn nhớ phơi quần áo trước nhà rất an toàn chẳng phải trông chừng…

Tôi còn nhớ ruộng miền Nam nhiều nơi không chia bờ rõ rệt. Tôi còn nhớ cây trái Lái Thiêu không vạch lối ngăn rào. Tình hàng xóm là tất cả. Khi chia rào, ngăn lối là xúc phạm. Tự người dân quê biết đâu là đất là vườn của mình. Vào vườn Lái Thiêu cứ tha hồ ăn. Chỉ khi mua về mới phải trả tiền. Ôi sao ngày ấy người ta hiếu khách và cuộc sống thanh bình đẹp đẽ quá! Có phải là một phần nhỏ thiên đường nơi hạ giới chăng? Tôi nhớ nhiều về Lễ Quốc Khánh đầu tiên năm 1956 thì phải, đúng là lễ hội. Pháo hoa tưng bừng và người người ra đường trong hớn hở reo vui. Không chửi bới, không chà đạp, không giành đường xem lễ… Sài Gòn bấy giờ còn thênh thang lắm. Sài Gòn bấy giờ chưa đông đúc bon chen…

Ngày ấy các bà Bắc hay Trung đi chợ còn mặc áo dài. Lề thói xưa còn ăn trong nếp ấy. Ra đường là phải lịch sự. Khi lễ lạc thì phải mặc quần đen với áo dài chứ không được quần trắng vì như thế là thiếu lễ…

Tôi còn nhớ một gia đình trung lưu là đã có thể thuê người làm. Đa phần người làm là các cô gái miền Trung. Đúng là quê hương em nghèo lắm ai ơi! Đất khô cằn sỏi đá đã khiến bao cô gái quê vào miền Nam giúp việc.

Thuở ấy người miền Nam hay dùng từ “ở đợ”, còn người Bắc gọi là “người làm”.

Các chị giúp việc thường rất trung thành và lễ phép với chủ nhà, các cô cậu con chủ nhà cũng được tôn trọng. Bà chủ thường ở nhà vì nhà nào cũng khá đông con. Ban đầu thì ba, bốn và sau thành sáu.

Tôi còn nhớ lương giáo sư đệ nhị cấp tức dạy từ lớp đệ Thất đến đệ Nhất của cha tôi là 5.200 đồng, vợ được 1.200 đồng và mỗi con là 800 đồng (không hạn chế số con).

Tô phở khá ngon là năm đồng. Coi như lương giáo sư là 1.040 tô phở. Lương người giúp việc là 300 đồng. Lương Bộ trưởng gấp 5 lần lương giáo sư, vào khoảng 25.000 đồng. Còn lương Đại úy thì bằng lương giáo sư. Nếu bây giờ 7.000 đồng tô phở bình dân thì lương của giáo viên cấp ba phải là 7.000.000 đ.

Hồi đó chúng tôi thi một năm hai kỳ gọi là đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt. Đề thi hoàn toàn do giáo viên (cấp tiểu học) hay giáo sư phụ trách ra đề.

Hồi đó không có nạn các giáo sư hay giáo viên kéo trò về nhà dậy kèm hay bán đề thi.

Đơn giản có lẽ vì đồng lương đã đủ sống nên họ không phải bán rẻ lương tâm. Cuối năm lớp Nhất thì chúng tôi phải thi bằng Tiểu Học. Sau đó thi vào đệ Thất các lớp trường công. Ai rớt thì học trường tư.

Tất nhiên phải học giỏi mới thi vào được những trường công danh tiếng như Gia Long, Trưng Vương, Petrus Ký, Chu Văn An.

Những tháng ngày tiểu học với tôi là tung tăng chân sáo, là chơi nhiều hơn học, là hái hoa bắt bướm, là nhảy lò cò, là chơi giải ranh, chơi ô quan. Đúng ba tháng hè là chơi thoả thích… Ôi chơi chơi… sao mà thú vị thế!

Nhớ đến tiểu học của con gái mình, tôi lại xót xa. Học quá nhiều để có thành tích cho thầy cô, cho trường lớp… và con gái tôi không bao giờ biết đến “chín mươi ngày vui sướng ở đồng quê”.

Năm 1960 – 1967

Đậu tiểu học xong tôi thi hai trường Marie Curie và Gia Long. Lẽ ra phải thi Trưng Vương mới đúng nhưng không biết sao cha tôi quyết định vậy.

Những ngày đầu đi học Gia Long xúng xính đầm. Cha định cho tôi học Marie Curie nhưng phút chót lại chuyển sang Gia Long.

Số tôi hên. Cô gái Bắc kỳ lạc lõng giữa rừng nữ sinh Nam kỳ mà không hề bị chia rẽ hay kỳ thị, hệt như ngày xưa, người dân Sài Gòn đã cưu mang gia đình tôi ở Cây Quéo. Từ thầy cô đến bạn bè, chẳng ai thắc mắc vì sao tôi mặc đầm.

Tôi học sinh ngữ Pháp văn. Trường có bảy lớp Anh và bảy lớp Pháp.

Tôi học đệ Thất 14, lớp chót.

Những năm đầu trung học tôi đi xe đưa rước của trường. Thế là hết những ngày chân sáo, hết những ngày đuổi bướm bắt hoa. Chỉ còn ngồi trong xe hiệu đoàn ngắm phố phường qua khung cửa sổ. Xe trường đưa các nữ sinh lớp sáng về nhà và trên đường đi rước các nữ sinh lớp chiều. Trong khi chờ đợi xe đến đón, tôi thường cột áo dài và trèo lên cây trứng cá trước nhà để hái trái nhâm nhi ăn chơi hay đem vào lớp cho bạn.

Nghe tiếng còi xe ngoài đường thì tụt xuống xách cặp chạy ào ra.

Nhà xa nên tôi bị đón sớm và về muộn. Bây giờ nhớ lại thuở cột áo leo cây thấy vui vui… khi vào trường cũng cột tà áo để nhảy lò cò.

Trường Gia Long rất đẹp! Trường thật đồ sộ, bốn phía là bốn con đường. Ngày ấy chính phủ đặt tên đường có chủ đích rõ ràng. Đặt theo từng vùng các danh nhân văn võ, không đặt lộn xộn lung tung. Gia Long của tôi đã được bao quanh bởi các danh nhân văn chương như Bà Huyện Thanh Quan, Phan Thanh Giản, Đoàn Thị Điểm và Ngô Thời Nhiệm.

Chính giữa trường là con đường tráng nhựa thật đẹp và chúng tôi hay gọi đùa là đường Bonard. Giờ ra chơi các nữ sinh dắt tay nhau thơ thẩn trên con đường ấy trông thật dễ thương. Rồi gia đình tôi chuyển sang Vạn Kiếp. Trước nhà có một bụi tre và đối diện là khoảng vườn mênh mông của chủ đất với những cây cau thẳng tắp .

Năm 1960 có nghe tin về “Mặt Trận Giải Phóng”… gì đó nhưng tôi chẳng quan tâm. Thứ nhất còn bé phải lo học, thứ hai mọi cái lúc bấy giờ đã được chính phủ đưa dần vào nền nếp và chiến tranh còn xa lắm. Đó là thời điểm cực thịnh của nền Đệ Nhất Cộng Hoà.

Ngày đó chưa có truyền hình, mới chỉ có truyền thanh. Chương trình khá phong phú. Tôi thích vừa làm toán vừa nghe nhạc. Cũng có chương trình “tuyển lựa ca sỹ” hàng tuần, nhưng phải nói đa số hát dở chứ không như các cuộc thi bây giờ, thí sinh hát khá vững.

Báo chí nở rộ, ai có tiền thì ra báo. Không cần phải là người của cơ quan chính quyền như bây giờ. Tôi mê xem báo. Tôi đói tin tức.

Ngày đó có vụ thuê báo. Các em bán báo lẻ hay quầy bán báo nếu bán không hết thì cuối ngày trả lại toà soạn. Vì thế một số quầy báo có sáng kiến cho thuê báo. Người đọc thuê và trả tiền chỉ chừng phân nửa. Tất nhiên tiền đó chui vô túi chủ quầy báo và người bị thiệt hại là chủ nhân tờ báo. Gia đình tôi chỉ mua một tờ và trao đổi với nhà cậu tôi chứ không thuê. Coi như tốn tiền một mà được xem hai báo.

Báo thiếu nhi hơi ít. Báo chí đối lập được tự do hoạt động. Do đó có gì xấu xa của chế độ hay chính quyền thì những tờ báo đó vạch ra ngay. Còn những tờ thân chính phủ thì bị báo chí đối lập gọi là nâng bi. Sách thì rất nhiều, đủ các loại. Mỗi nhà xuất bản có nét đặc thù riêng. Như nói đến Lá Bối là biết ngay các loại sách về Thiền, Phật.

Văn thi sỹ nở rộ, tất nhiên cũng chia làm nhiều loại. Có những văn sỹ chuyên viết tiểu thuyết tâm lý xã hội và được các bà nội trợ bình dân hay các tiểu thương ái mộ như bà Tùng Long. Có những văn sỹ miền Bắc viết chuyện trong thời gian họ đi kháng chiến chống Pháp rất hay như Doãn Quốc Sỹ. Thời ấy thi sỹ cũng nhiều. Nào Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Hà Huyền Chi, Hoàng Anh Tuấn, Mường Mán…

Thơ văn Sài Gòn hồi ấy như trăm hoa đua nở. Đủ loại và tự do sáng tác theo cảm hứng, không phải viết theo một khuôn mẫu nào, do đó rất phong phú. Nhưng tôi lại thích đọc sách phóng tác hay dịch! (vì chưa đủ trình độ đọc nguyên tác)

Mỗi lần hè về là tôi mê mẩn ngốn hàng tá truyện. Vật giá có lên nhưng chỉ chút đỉnh. Cũng chỉ mình cha đi làm còn mẹ ở nhà chăm lo con cái. Thuở tiểu học thì mẹ tôi kèm tất cả các môn. Lên Trung học thì bà không dạy được các môn khoa học nhưng Pháp văn thì vẫn tiếp tục cho đến tú tài vì ngày xưa mẹ tôi có bằng Certificat gì đó.

Cuộc sống vẫn êm đềm và khá thanh bình. Nhưng từ năm 61 thì không còn nữa. Đường đi thuờng xuyên bị đắp mô. Quốc lộ thì ít và tỉnh lộ thì nhiều hơn. Địa phương quân mỗi sáng sớm phải đi phá mô. Xong xuôi thì dân chúng mới dám đi lại. Đã có những mô nổ tung và cả chuyến xe đò tan tác. Rồi những năm sau là những lần nổ ở vũ truờng nơi quân Mỹ thường lui tới. Tất nhiên dân thường cũng vạ lây.

Tôi vẫn ngoan ngoãn với sách đèn. Chẳng hề giao du bạn trai vì cha mẹ cấm. Ngày ấy Gia Long và Trưng Vương là hai trường nữ nổi tiếng nhất. Hàng năm chỉ có một kỳ thi chọn học sinh giỏi là Trung Học Toàn Quốc. Lẽ dĩ nhiên số đậu rơi vào bốn trường lớn.

Còn Lễ Hai Bà Trưng hàng năm được tổ chức khá lớn và hai nguời đẹp của Gia Long, Trưng Vương được đóng vai Hai Bà ngồi voi diễn hành.

Đề thi của mỗi môn cũng vẫn do Giáo sư môn đó phụ trách. Tôi thấy như vậy mà hay. Chẳng có gì lộn xộn xảy ra vì thời ấy không có nạn cha mẹ hối lộ Thầy cô.

Mãi năm tôi học đệ nhất thì thi chung toàn khối và đã có rắc rối.

Chẳng hạn đề thi triết đệ nhất lục cá nguyệt là của cô Lan dạy chúng tôi thì lớp chúng tôi làm được còn các lớp khác thì không.

Hồi đó bậc Trung Học chúng tôi phải thi tổng cộng: Trung Học (hết lớp đệ tứ) Tú tài 1 (hết lớp đệ nhị) và Tú tài 2 (hết lớp đệ nhất).

Nhiều bạn sau khi có bằng Trung Học thì đi làm. Có thể chọn nghề thư ký. Sau Tú tài một, rụng bớt một số bạn. Sau Tú hai rụng một số. Số học giỏi và có điều kiện thì tiếp tục con đường đại học.

Đề thi đại học do các trường tự phụ trách. Ngày thi lệch nhau.

Trường nào cũng công bố danh sách thi đậu chính thức và dự bị.

Do đó tôi cảm thấy rất trật tự nề nếp chứ không lộn xộn như bây giờ. Nếu gọi danh sách chính thức mà thiếu thì truờng gọi đến dự bị. Đơn giản vậy thôi. Nhưng có lẽ hồi đó vấn đề hối lộ, bán đề thi không kinh khủng để đến nỗi Bộ Giáo Dục phải xen vào ra đề chung như bây giờ. Lại cũng do vấn đề tiền lương. Khi đồng lương không đủ sống thì tư cách con người suy giảm.

Đường phố Sài Gòn của những năm 63 vẫn còn xe Mobylette và dễ thương ngộ nghĩnh là Velo solex. Chiếc xe xinh xắn nhưng có cái bầu to phía trước. Nữ sinh thường đi xe này. Khi chạy xe, tà áo dài phía sau phồng lên trông rất vui. Nhưng đa số học sinh vẫn đi xe đạp. Số xe máy rất ít. Và vì thế đường phố Sài Gòn vẫn khá thênh thang. Năm đệ tam thì tôi không đi xe đưa rước nữa mà chuyển qua xe đạp. Cũng khá xa mà sao hồi đó chúng tôi không thấy gì. Chả như bây giờ sân trường cứ tràn ngập xe máy mà lại còn xe phân khối lớn.

Năm tôi học đệ tứ thì xảy ra vụ Phật Giáo. Sau đó nền Đệ nhất Cộng Hoà sụp đổ. Tôi không ghét ông Diệm nhưng tôi ghét bà Nhu. Vì tính tình xấc xược của bà. Nhưng phải nói hồi đó với tôi, xã hội tương đối ổn định, trật tự nề nếp. Dù ông Nhu có lập Đảng Cần Lao nhưng không ép buộc lộ liễu. Họ cũng gợi ý nhưng không vào thì thôi. Cũng chẳng vì thế mà bị “đì” sói trán. Hay trong ngành giáo dục của cha tôi, người ta không trắng trợn? Tôi chỉ biết nếu học giỏi là được học bổng, không bị phân chia lý lịch gì cả.

Sau 63, các trường có Ban Đại diện. Ngày đó tôi không chú ý lắm các thành phần ứng cử. Nhưng sau này, các anh chị lớn nói rằng, học sinh sinh viên giỏi thường bù đầu với việc học, ít tham gia các hoạt động trên.

Do đó phe miền Bắc cài người vào nằm vùng ở hầu hết Ban đại diện các trường. Họ được huấn luyện kỹ nên ăn nói hoạt bát. Còn học sinh giỏi thì không có thời gian luyện khoa ăn nói. Sài Gòn của tôi sau những ngày đấu tranh sôi nổi, sau những biểu tình, sau vụ tự thiêu của Hoà Thượng Thích Quảng Đức… lại êm ả trở lại. Nhưng không như xưa vì liên tiếp các đột biến về chính trị. Cuộc chỉnh lý của Tuớng Nguyễn Khánh rồi chẳng bao lâu đến phiên của Tướng Thiệu và Tướng Kỳ.

Tôi chỉ biết học và không chú ý đến những việc khác. Liên tiếp hai năm thi tú tài một và hai đã ngốn tất cả quỹ thời gian. Nhưng tôi chỉ nhớ Tú tài một, chuơng trình đã bị cắt giảm vì chiến tranh.

Cũng từ năm 1965, quân Mỹ đổ vào đông và đã gây xáo trộn. Lính Mỹ lấy vợ Việt. Đa số là các cô gái nhảy, thời đó gọi là cave hay cả các cô xuất thân là người giúp việc. Me Mỹ là tên dân chúng gọi cho những cô này. Nội cái tên gọi đã nói lên sự khinh rẻ của dân chúng dành cho những cô gái ấy. Nghĩ cũng đáng thương. Nhưng cũng chính những đồng đô la mà các cô me Mỹ tiêu vô tội vạ đã làm vật giá Sài Gòn tăng cao. Người làm của chúng tôi lấy Mỹ và đổi đời.

Cuộc sống của giới trung lưu như giáo sư bắt đầu lao đao. Giáo sư nào dạy tư thêm thì còn đỡ. Gia đình tôi hạn chế mọi chi tiêu vì cha không dạy tư và yêu cầu mẹ phải ở nhà chăm sóc việc học của các con. Ai có thời gian để gửi thư tình tự, ai có lúc lang thang quán ăn hàng, còn tôi thì không, cắm đầu cắm cổ học, đi học xong là về nhà ngay. Ngày đó chúng tôi, gồm chị tôi và tôi đều học Gia Long nên không có vụ bạn trai nào dám đến nhà. Chúng tôi cũng chẳng học tư nhiều. Mà học tư vào những năm thi thì cũng né con trai tối đa. Lệnh cha mẹ phải chấp hành nghiêm chỉnh. Thậm chí sau này chị tôi học dược cũng vẫn không hề có một tên “masculin” nào dám đến nhà!

Tôi thích con gái đi học bằng xe đạp và nón lá nghiêng nghiêng. Từng vòng xe quay chầm chậm nhỏ bé. Áo dài ngày đó mặc rất kín đáo. Chúng tôi bắt buộc phải có áo lá bên trong. Và các bà giám thị luôn coi chừng nhắc nhở những nàng mặc áo quá chít eo, những nàng khua giày cao lộp cộp. Chúng tôi đi sandalh, rất dễ thương. Tôi không thích học trò quá điệu, áo thật eo hay guốc cao. Mà thật kỳ, đa số mấy cô điệu thường học kém và có bồ sớm. Các cô giỏi thì ngược lại. Nhưng cũng có cá biệt. Tôi còn nhớ ngày đó cô bạn ban B, Kim Dung rất xinh học giỏi được chọn làm Tây Thi trong vở kịch cuối năm chẳng điệu gì cả. Riêng lớp tôi thì chỉ có vài chị điệu và tất nhiên học dở, có bồ sớm.

Năm tôi thi tú tài, chỉ còn viết và bỏ vấn đáp. Chứ trước kia, một số môn phải thi viết và vấn đáp (còn gọi là oral).Tôi đậu tú tài cao và được trường thưởng hai chữ Gia Long quyện vào nhau bằng vàng 18. Những năm sau, trường đổi lại là hoa mai vàng. Đó cũng là phù hiệu của Gia Long. Tôi mê Y khoa và ghét duợc! Tôi thích là bác sỹ để chữa bịnh cho trẻ em và tự nhủ sẽ chữa miễn phí cho em nào mắc bệnh sài uốn ván. Tất cả chỉ vì tôi mất một đứa em trai vì bệnh này. Còn Dược khoa, chẳng hiểu sao tôi ghét nữa. Tôi nói rằng học dược, ra bán thuốc ngồi đếm từng đồng xu leng keng! Chính vì thế sau này có một dược sỹ đại uý theo, tôi đặt tên anh ta là “đại uý leng keng”! Nhưng nghề chọn người chứ người không chọn được nghề. Tôi thi rớt dù học giỏi. Năm đó đề thi y khoa bắt đầu có câu hỏi tổng quát, hỏi về những kiến thức xã hội chung quanh. Tôi học chăm quá nên vào phòng thi bị đuối sức, quỵ ngã .

Năm 1967 – 1971

Tôi ghi danh Khoa Học, Chứng chỉ Lý Hoá Vạn Vật tức SPCN (Science-Physic-Chimie-Naturel). Nơi đây quy tụ nhiều người đẹp nhất Khoa học vì sinh viên xuất thân ban A. Còn chứng chỉ MGB hay MGP thì ít con gái hơn…

Chương trình học khá nặng. Buổi sáng thực tập đủ năm môn và chiều học lý thuyết. Tôi thích thực tập thực vật hơn các môn kia. Cắt ngang hoa dâm bụt hay lá gì đó xem được cấu trúc của nó duới kinh hiển vi rất đẹp. Tôi không thích thực tập địa chất. Toàn những mẩu đá vô tri giác. Tôi cũng không thích lý với những bài dây điện loằng ngoằng.Thực tập động vật tuy sợ nhưng cũng thích. Mổ con vật ra và xem cơ thể bên trong rất thú vị. Chính ở đây là những mảnh tình trong sân trường đại học, vì có cơ hội tiếp xúc bạn trai. Chứ những ngày Gia Long hết đi xe hiệu đoàn đến xe đạp và mê học quá chừng đâu chú ý ai.

Năm đầu tiên đại học tôi chứng kiến vụ tết Mậu Thân. Sáng sớm nghe nổ mà ngỡ tiếng pháo. Khi nghe tin Sài Gòn bị tấn công, tôi bàng hoàng. Trời, thủ đô? Mấy ngày sau từ nhà nhìn về phía Gò Vấp thấy trực thăng thả rocket từng chùm. Lần đầu tiên cô bé nữ sinh chứng kiến tận mắt chiến tranh dù chỉ là một phần nhỏ. Thực ra trước đó có những lần các quán bar bị đặt mìn nổ, xác người tung toé. Sau những ngày kinh hoàng, Sài Gòn của tôi lại như cũ.

Ngày đó chúng tôi đi học mặc áo dài. Thỉnh thoảng có cô mặc đầm và không ai mặc Tây cả… Nên sân truờng đại học tung bay bao tà áo muôn màu sắc. Cha mẹ khó nên tôi vẫn đơn giản áo trắng và ôm cặp như thuở Gia Long. Thỉnh thoảng mới áo màu. Vì vậy khi tôi mặc áo dài màu, các bạn thấy lạ.

Chiều thứ bảy, tôi thường cùng cô bạn lang thang Sài Gòn để ăn hàng và ngắm phố phường. Hồi đó có lẽ không khí chưa ô nhiễm nên con gái Sài Gòn tuổi mười bốn, hai mươi trông rất đẹp. Đẹp tự nhiên ở đôi mắt đen láy, nước da đỏ hồng. Có cô má đỏ au như con gái Đà Lạt .Tôi thích người đẹp nên hay ngắm con gái Sài Gòn trên hè phố. Tuổi học trò thích nhất là lang thang phố phường và ăn hàng. Đi học cũng thích thầy bịnh để được nghỉ rồi rủ nhau ra quán tán dóc. Thật ra bọn con gái chúng tôi siêng năng đi học nên thích vậy chứ một số ông con trai rất ít đến giảng đường. Mấy ông đó chỉ đi thực tập vì có điểm danh. Vả lại không đi thì sẽ không biết làm. Còn lý thuyết thì lâu lâu đáo vô một chút. Cuối năm bắt đầu ngồi tụng. Tất nhiên cour đâu bằng bài giảng của Thầy. Thế là các ông tướng này đi theo năn nỉ mấy cô như tôi cho mượn tập!

Đời sống đắt đỏ, vật giá leo thang hoài. Chiến tranh cũng vậy.

Quay trái, quay phải, sau lưng, trước mặt, đâu cũng có người đi lính và chết. Có năm sinh viên phản đối chính quyền, đã vô xé bài không cho chúng tôi thi. Sau này, điểm danh lại thì trời ơi… mấy tay kích động, phá hoại đó toàn là dân nằm vùng.

Tôi bắt đầu gửi bài đăng báo năm đệ tứ. Đăng và dấu nhẹm, không dám cho gia đình biết. Hai năm sau thì bận hai kỳ thi tú tài nên ngưng. Khi lên năm thứ hai đại học thì tôi lai rai viết lại. Thuở đó báo có số phát hành nhiều nhất là tờ Chính Luận. Thiên hạ đổ xô đăng quảng cáo ở đây rất nhiều. Báo có mục Chuyện Phiếm. Nội dung là viết linh tinh đủ vấn đề nhưng khuynh huớng là chỉ trích những việc… đáng bị chỉ trích. Tôi lấy bút hiệu Quỳnh Couteau. Tôi còn nhớ có mấy cây bút sinh viên của mục này: Quỳnh Couteau của Khoa học, Thảo gàn của Nha khoa, Thu hippy dường như văn khoa.

Tôi viết truyện tình cho báo Tiếng Vang . Tôi có thói quen mua từng ram giấy pelure đủ mầu và viết bài trên đó. Tương đối tôi viết khá dễ dàng, đặt bút là viết, hiếm khi sửa lại hay bôi xoá. Để bài mình được đăng nhiều và liên tiếp, tôi lấy khá nhiều bút hiệu. Nhưng tôi biết nhà văn Thanh Nam, người phụ trách trang đó biết là cùng một người .Vì cùng một nét chữ, cùng cách sử dụng giấy pelure hồng, vàng. Tiếng Vang gửi nhuận bút 500/bài, Chính Luận thì cao hơn 800/bài . Sau này tôi lai rai nhảy qua Sóng Thần của Chu Tử…

Tôi nhớ dường như sau một năm tôi có bật mí trong một truyện, các bút hiệu 1, 2, 3, 4… đều chỉ là một người! Có điều vui là các độc giả cũng ái mộ, gửi thư đến toà soạn xin làm quen. Vui hơn nữa là khi tôi đến toà soạn lãnh nhuận bút gặp Hồng Vân, cô con gái chủ nhiệm Quốc Phong. Cô này lúc đó thay thế nhà văn Thanh Nam phụ trách trang Truyện tình của bạn. Không biết sao chỉ gặp lần đầu, nhìn xa xa mà cô rất thích tôi. Hôm sau xuất hiện trên báo dòng nhắn tin của cô:

“ PQ, hôm qua PQ đến mà chị không dám ra nói chuyện vì đang đau mắt. Nhưng thấy PQ xinh quá, giọng Bắc thật dễ thưong.”

Giời ạ, sau dòng nhắn của cô thì thơ của độc giả ái mộ gửi đến quá xá luôn. Tất nhiên tôi vẫn dấu nhẹm mọi người trong gia đình. Nếu không, bố tôi cho ăn chổi chà về tội không học, lo viết chuyện đăng báo! Thực ra tôi vẫn chăm học. Viết truyện tình ngắn với tôi dễ ẹt! Chỉ mất chừng một giờ mà lại có 500 hay 800 để đãi bạn bè ăn hàng thì cũng thú vị. Tiếc là sau này Tiếng Vang tự đình bản và tôi quay qua viết cho Sóng Thần hay Dân Luận.

Hồi đó sinh viên chúng tôi hay ra thư viện để học. Thư viện khoa học thì nhỏ, muốn có chỗ phải đi sớm. Chỉ có môt điều tiện là ngay trong truờng thì sau đó vô giảng đường, không mất thời gian di chuyển. Còn thư viện đẹp là của ĐH Vạn Hạnh nhưng tôi ít đến vì xa nhà. Hai thư viện gần là thư viện Văn hoá Đức và Hội Việt Mỹ. Thư viện Văn hoá Đức nằm trên đường Phan Đình Phùng, nhỏ thôi, có máy lạnh, nhưng tệ hại là không có người giữ xe, xe cứ khoá để trong sân, thư viện lại ở trên lầu. Và tại đây, tôi có những kỷ niệm vừa vui vừa buồn. Những kỷ niệm nho nhỏ.

Thư viện bé nên chỉ một thời gian, những sinh viên hay lui tới đều biết mặt nhau. Tôi còn nhớ có một sinh viên già nhất, rất lập dị.

Anh để hàm râu dài và xồm xoàm. Nghe nói anh đang học Luật. Gặp tôi vài lần ở cầu thang, mỉm cười với nhau và thế là quen. Có lần tôi ngồi học và có cảm tưởng. Tôi nhìn sang thấy anh ở bên kia và đang vẽ ký hoạ tôi. Khi ra về, anh đưa và hỏi: “Hôm nay anh thấy em dễ thương lắm. Em đã lấy mất một buổi học của anh. Vì… vẽ em…”. Có khi anh bảo tôi: “Khi nào em lấy chồng, nhớ báo anh nhé ” – “Anh sẽ mừng gì?” – “ Một tạ muối” – “Kỳ vậy” – “Cho tình nghĩa vợ chồng của em đậm đà như muối.”

T, bạn cùng Khoa học cũng hay đến đây. T đến vì tôi chứ không vì thư viện vì nhà T xa. Lắm lúc cũng chẳng học, vẽ lăng quăng hay viết lăng quăng mấy câu nho nhỏ gì đó cho tôi. Rồi tôi bị mất xe ở đây. Hôm đó tự nhiên thấy người rất khoẻ và sáng suốt, tôi say mê học. Thư viện về hết, chỉ còn mình tôi. Khi xuống thì chẳng thấy Honda, chiếc Honda mới toanh do gia đinh mới mua, giá 72.000 đ (lương giáo sư lúc đó 23.000). Tôi hoảng hốt xuống phòng dưới của bảo vệ, hỏi rất ngây thơ:

– Bác thấy xe cháu đâu không?

Bác cười:

– Không, chắc lại bị ăn cắp rồi!

Tôi tái mặt. Bác nói tôi đi khai báo. Tôi đi bộ đến bót cảnh sát trên đường Mạc Đĩnh Chi gần đó. Lão cảnh sát thấy ghét. Lão ghi chép xong lời khai rồi cười cười:

– Thế cô có biết ai lấy xe cô không?!

Tôi đi bộ từ đó về nhà ở Gia Định. Thấy con đi về, không có xe, cha mẹ hỏi. Mếu máo. Bố mắng tơi bời. Mẹ thì không. Tôi nằm trên gác khóc suốt. Sao người ta ác thế, sao ăn cắp xe của tôi, khoá rồi mà. Ngày đó tôi ngây thơ và gà tồ kinh khủng. Không thấy tôi đi học hay đến thư viện Văn hoá Đức, T tìm đến nhà. Thấy mắt sưng, T hỏi. Rồi thì T nói: “Tôi sẽ đi hỏi cho LC. Tôi quen tên đầu đảng, trùm ăn cắp xe ở vùng…” Tôi tròn mắt. T, anh chàng đẹp giai, thông minh, đàn hay, vẽ giỏi quen trùm du đãng! Thấy tôi tròn mắt, T chỉ cười. Hôm sau T quay lại: “Bạn tôi không tìm được vì không phải vùng nó kiểm soát. Tụi nó rã xe nhanh lắm.”

Tôi nghỉ học mấy bữa. T lại tìm đến :

– LC à, LC lấy xe PC của tôi đi học đi. Tôi còn cái Mini Vespa mà.

Tôi đỏ mặt. T là vậy. Muốn nói gì là nói. Chẳng ngán ai.

Còn Hội Việt Mỹ thì thư viện to, đẹp. Đa phần tôi viết truyện tình đăng báo ở đây! Nhớ lại cũng vui. Khi báo đăng, tôi cắt và đem vào trường cho bạn xem. Bạn gái xem thì ít (nhỏ Mai không có tâm hồn văn chuơng) nhưng T xem thì nhiều. Có khi ngang đến độ bỏ giờ học, ngồi ở thềm của lớp để xem truyện cuả tôi! Bởi thế mấy chục năm sau, có người nghi ngờ, đoán rằng T, bạn ông ấy cũng chính là T ngày xưa của Khoa học, đã mét T. T tìm đọc và đã nhận ra văn phong của tôi. “Văn LC lúc nào cũng vậy. Vẫn rất nhẹ nhàng , thơ mộng”. Văn vẫn vậy nhưng cuộc đời thì không vậy, bao nổi trôi sóng gió cho cô nhỏ được một số ông ở khoa học gọi là “người có đôi mắt đẹp nhất phòng Hoá”!

Tình hình chiến sự ngày một leo thang. Tôi nhớ những sự kiện đăc biệt như:

– Vụ đầu cơ gạo của thương buôn Tàu và Tướng Kỳ đã “chơi ngon”, ra lịnh xử tử Tạ Vinh. Ông tướng này thuộc loại võ biền, ruột để ngoài da, phát biểu như cao bồi Texas. Chẳng cần biết sau này Tạ Vinh có bị xử tử thật hay không nhưng lập tức vụ gạo được ổn định.

– Năm nào đó tôi tẩy chay không đi bầu khi Tướng Thiệu độc cử.

Vật giá ngày leo thang luôn. Thì như đã nói, quân Mỹ xài phung phí, “me Mỹ” xài vung vít. Chỉ còn giới trung lưu như giáo chức là khốn đốn. Tôi vẫn sống trong tháp ngà. Chiến tranh có làm suy tư thì chỉ trong phút chốc. Việc học cuốn hút. Và những ngày thứ bảy cuối tuần vẫn vi vút dạo phố Sài Gòn ăn quà. Tuổi học trò thích nhất là ăn hàng. Tiền bố phát hàng tuần eo hẹp lắm vì nhà giáo mà. Nên tôi đã bổ sung ngân quỹ ăn hàng bằng các bài viết cho Tiếng Vang, Sống, Chính luận.

Thời tiết Sài Gòn ngày ấy không như bây giờ. Vì tôi nhớ đi học phải mặc áo dài suốt ngày. Nhà xa, sáng học thực tập, trưa ở lại và chiều học lý thuyết. Có lẽ ảnh hưởng thời tiết chung toàn thế giới và cũng vì Sài Gòn không quá đông như bây giờ? Mấy cô bạn Gia Long cũ, bỏ đi làm từ khi đậu tú tài thì có cô vô Ngân hàng, lương rất cao. Cô thì làm cho hãng Pháp, lương coi như khoảng một lượng vàng một tháng. Lương chuẩn uý gần một lượng. Quân nhân được mua hàng rẻ gọi là quân tiếp vụ. Đa số mua xong, đem ra ngoài bán lại cho con buôn. Hồi đó có phong trào làm cho sở Mỹ vì lương rất cao. Thanh niên sinh viên lai rai biểu tình. Cứ “biểu”, cảnh sát biết hết ai là ham vui, ai là đặc vụ nằm vùng.Tôi chưa bao giờ tham gia hay đi xem. Vì chăm học quá mà ? Nhưng đừng nghĩ rằng không nghe tiếng đại bác trong tháp ngà! Vẫn nghe đấy chứ. Cũng có những niềm riêng khắc khoải. Nhưng mục tiêu phía trước phải đạt cho xong…

Tôi ra truờng năm 1971. Thân cư Mệnh nên suốt đời tự lo. Họ hàng, cha mẹ không giúp dù quen biết nhiều. Tôi viết bài “Ba lần văn bằng cử nhân đi xin việc làm” đăng trên Chính Luận. Nhà báo nói láo ăn tiền, bi thảm hoá thêm. Chàng Giám Đốc Nha Viện Trợ trực thuộc Tổng Nha Kế Hoạch viết thư mời cô cử đến cộng tác.

Thế là hết những ngày lang thang sân truờng đại học. Hết những ngày khúc khích với anh trên đường Khắc Khoan, nghe lá me xanh reo trên tầng cao, hết những chiều thứ bảy cùng cô bạn thân ăn hàng chợ Sài Gòn, hết những ngày trong giảng đường nhỏ giờ Thầy Thới, nghe được cả tiếng muỗi vo ve, hết cả những giờ xem hai phe chống và thích rượt nhau trong sân truờng khoa học.

Tôi bắt đầu vào đời. Từ ấy…

Sài Gòn của tôi có những nét khác hơn của thuở học trò. Nhưng vẫn là Sài Gòn của mưa nắng hai mùa, của áo lụa Hà Đông giữa trưa hè nóng bỏng, của tiếng chuông chùa Xá Lợi ngân nga. Của giáo đường nhà Thờ Đức Bà tung bay muôn màu áo chiều chủ nhật.

Sài Gòn với áo dài tha thuớt. Áo Sài Gòn không biết ngồi sau lưng Honda hai bên như bây giờ. Áo Sài Gòn không biết phóng xe ào ào như bây giờ. Áo Sài Gòn không cười hô hố trên đường phố như bây giờ. Áo Sài Gòn không cong cớn như bây giờ…

Và tôi, bao năm tháng trôi qua, vẫn một niềm hoài vọng về Sài Gòn ngày ấy…

Xin trả cho tôi nắng Sài Gòn

Thênh thang đường phố lụa Hà Đông

Xin trả cho tôi mưa ngày ấy

Và trả cho tôi cả cuộc tình…

 

Hoàng Lan Chi

 

 

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.