Xã hội

Đảng Phái Chính Trị

Phạm Văn Bản

Trong sách “Chính Đảng và Chính Trị Hoa Kỳ – Parties and Politics in America” (1960) Clinton Rossister nhận định rằng, chính trị đã cứu vãn nền kinh tế Hoa Kỳ trong cuộc đại khủng hỏang vào năm 1930: “Tổ chức cuối cùng đã bẻ gãy được chính sách nô lệ và chủ nghĩa địa phương ở Hoa Kỳ là chính đảng. Người Hoa Kỳ đã nhận của đảng chính trị những giúp đỡ đầu tiên về tự do, công bằng và tình huynh đệ, cũng như với phương thức thích hợp nhất, các đảng chính trị đã và đang biến cải những hy vọng và thất vọng vô hình, thành những đề nghị có thể hiểu được, có thể bàn cãi được được, để được dân chúng chấp nhận và trở thành hiện thực,” (tr. 100).

Những điều này chứng tỏ tầm mức quan trọng của đảng phái chính trị đã khai sinh trong thời đại kỹ nghệ (Industrial Age) nhằm thay thế triều đình của thời đại nông nghiệp (Agricultural Age).

Trước hết, nội bộ của đảng chính trị có hai cánh tả và hữu, đối lập và xây dựng, để giúp cho thành viên trong một tổ chức nếu có bất đồng ý kiến, thì có thể nhập qua cánh khác mà sinh hoạt, nên không có chuyện bỏ đảng vì thiếu lối thoát.

Thứ đến đảng đối lập đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự qúa độ, độc tài, chuyên chế của đảng cầm quyền, vì đảng đối lập là đại biểu cho những ý kiến khác biệt và là động cơ thúc đẩy đảng cầm quyền phải cố gắng sửa sai.

Dĩ nhiên trong thực tế, đối lập luôn tìm cách soi mói, bới móc, chỉ trích đảng cầm quyền để mong kiếm phiếu bầu cử của người dân, nhưng cũng vì thế mà mọi họat động xã hội được thăng tiến. Đảng đối lập mà không có thực lực chính trị tương xứng với đảng cầm quyền, thì giấc mộng tham chính của đối lập chẳng bao giờ thành công.

Đọc cuốn “Dân chủ và Giáo dục: Giới thiệu các Triết học Giáo dục – Democracy and Education: An Introduction to the Philosophy of Education” triết gia Hoa Kỳ John Dewey (1859-1952) nhận xét về đảng chính trị: “Mỗi cá nhân chỉ tìm thấy được sự an toàn và được bảo vệ, mà đây là tiền đề cho sự tự do, khi họ tập họp lại với nhau. Và rồi những tập hợp này, để bảo toàn sự hữu hiệu của chúng, giới hạn trở lại tự do của các cá nhân trong đó. Bây giờ, chúng ta có một hình thức tổ chức giáp xác với những cá thể yếu đuối bên trong và chiếc vỏ cứng bên ngoài.”

Và ông định nghĩa, “Một đảng chính trị tân thời là tập hợp của những người có triết lý, lý tưởng, mục tiêu, hay ý nguyện tương đồng.”

Người ta cho rằng, đảng chính trị cũng giống như ban âm nhạc hay đội túc cầu. Dĩ nhiên đảng có tham vọng lớn là tham gia chính trị, thành lập chính quyền, giành lấy chính quyền. Chỉ khi nào đảng có được chính quyền trong tay, thì lúc đó đảng mới thực hiện được mục tiêu, lý tưởng của mình, hoặc tối thiểu đảng cũng phải giành được số ghế trong Quốc Hội thì mới phát huy được khả năng hiện thực của đảng mình.

Căn cứ theo kết qủa họat động, và tùy thuộc tham vọng của đảng, mà người ta có định nghĩa đảng đó theo như cơ cấu, danh xưng, lý thuyết hay chủ trương họat động.

  1. Khuynh Hướng Chính Trị
    Trong chính đảng, cho dù có cùng mục tiêu, lý tưởng, quyền lợi nhưng khuynh hướng đảng viên có nhiều khác biệt. Bởi thế từ dị biệt đảng chính trị đã phân ra nhiều cánh, từ cực tả đến cực hữu, cánh cực tả (radical), cánh trung tả (liberal), cánh trung hữu (conservative), cánh cực hữu (reactionary), và giữa các cánh tả hữu, lại còn nhiều khuynh hướng cực đoan hơn như trung lập, trung tả.
  2. Cánh Cực Tả
    – Muốn có những thay đổi cực đoan.
    – Có khuynh hướng xử dụng bạo lực và phương thức bất hợp pháp để đạt được mục đích.
    – Luôn chống đối và theo cách phê bình khắc nghiệt đối với trật tự xã hội đương thời.
    – Không bị ràng buộc bởi truyền thống nào.
  3. Cánh Trung Tả
    – Ủng hộ những thay đổi lớn nếu thay đổi này được thực hiện bằng phương thức hợp pháp.
    – Muốn có đổi mới hơn là cứ giữ nguyên sự việc đang diễn biến.
    – Có khuynh hướng đi tìm sự tự do một cách tối đa.
    – Chấp nhận có mức độ xáo trộn trật tự xã hội để đổi lấy sự tự do cá nhân.
    – Nhấn mạnh đến sự xứng đáng làm người.
    – Thành viên trong cánh trung tả thường lạc quan và tin tưởng vào bản chất tự nhiên của con người.
  4. Cánh Trung Hữu
    – Ủng hộ những thay đổi vừa phải, chậm từ từ.
    – Quan tâm đến sự bảo toàn trật tự căn bản trong xã hội.
    – Cho tới những thay đổi chỉ nên có tính cách hoán đổi, chớ không hủy bỏ hoàn toàn cái cũ.
    – Rất yêu nước, tuân hành mệnh lệnh của thượng cấp, chấp hành trật tự và luật pháp.
    – Nhìn nhận con người là chưa hoàn hảo và cần sự giám thị.
  5. Cánh Cực Hữu
    – Những thành viên thuộc cánh cực hữu thường chống đối những thay đổi chính sách xã hội một cách cực đoan mù quáng.
    – Bảo vệ những địa vị xã hội.
    – Sẵn sàng dùng phương thức bất hợp pháp để đạt mục tiêu.
  6. Sinh Hoạt Chính Ðảng
    Các đảng chính trị luôn phải đấu tranh trong những cuộc tranh cử, bầu cử để có thể nắm được chính quyền và giữ chính quyền. Những quốc gia như Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại, Úc Ðại Lợi – các đảng chính trị tổ chức và sinh hoạt theo ba cấp, từ cấp quốc gia, cấp tiểu bang hay tỉnh, và cấp địa phương (quận). Song hành với tổ chức hành chính quốc gia, đảng chính trị cũng tổ chức và sinh hoạt ở khu vực bầu cử.

Ðảng chính trị là nhu cầu quan trọng và cần thiết cho chính thể dân chủ. Trong thể chế chính trị dân chủ đảng chính trị là Ðại Biểu Dân Chủ, công dân chọn người đại diện cho mình từ đảng chính trị vào chính quyền để làm luật và thực thi luật. Và công dân chọn người đại diện cho mình từ đảng chính trị vào các ghế trong chính quyền để tranh luận, mổ xẻ các vấn đề quốc gia một cách công khai, ích quốc lợi dân.

Bởi thế đảng chính trị hoạt động với những công tác định sẵn:

– Chọn ứng cử viên vào điều hành văn phòng công quyền.
– Phụ giúp tổ chức guồng máy chính quyền.
– Làm đối lập với đảng cầm quyền.
– Gây qũy để vận động tranh cử cho những cuộc bầu cử sắp tới.
– Đảng luôn thông báo đến cử tri của mình về những chương trình hoạt động, những khó khăn mà chính phủ đang gặp phải, cũng như đưa ra tranh luận để tìm ra phương thức giải quyết.

III. Hệ Thống Chính Ðảng

Đảng chính trị thường xử dụng cơ quan ngôn luận báo chí, truyền thanh truyền hình làm phương tiện thông tin phổ biến chương trình hoạt động của đảng. Sở dĩ phải rộng đường dư luận vì đảng cầm quyền còn hy vọng tái đắc cử, hoặc đảng đối lập khai thác và phê bình yếu điểm của chính quyền, tạo ra điểm thắng cho đảng mình trong kỳ tranh cử sắp tới. Thông thường chính đảng đơn giản hóa các vấn đề phức tạp của quốc gia, nhằm làm sao cho cử tri dễ dàng chọn lựa. Muốn đắc cử, ứng viên đưa ra điểm nóng mà đa số cử tri chú ý, đồng thời cũng là yếu điểm mà đảng cầm quyền lơ đãng và ít giải quyết.

  1. Ðộc Ðảng

Các lãnh tụ độc tài rất hoan hỉ và ưa thích phương thức cai trị độc đảng, ví dụ Đảng Cộng Sản chấp nhận hành động phi nghĩa: “muôn năm trường trị, nhất thống giang hồ.” (Tiểu thuyết kiếm hiệp Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung). Ðảng độc quyền về mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, xã hội… Tuy cũng tổ chức bầu cử rầm rộ, nhưng mục đích gây phấn chấn nội bộ và đề cao đảng viên với đại chúng… đã bao lãnh tụ giải thích chương trình họat động của đảng tràng giang đại hải và hứa hẹn đủ thứ, nhưng tòan dân đã mỏi mòn chờ trông.

Như tại Việt Nam hiện nay, xin hỏi phổ thông đầu phiếu là gì, khi sinh hoạt chính trị bị cướp khỏi tầm tay người dân, chỉ còn hoạt động một chiều: đảng cử dân bầu?

Dân tộc ta được hưởng gì, khi phổ thông đầu phiếu biến thành phương tiện tranh đoạt dành đặc quyền cho cán bộ có chủ trương thủ đoạn, mạnh được yếu thua?

Dân tộc ta chọn lựa được gì, khi mà khu vực bầu phiếu phân chia theo tiêu chuẩn lợi ích cho đảng cầm quyền?

Dân tộc ta bầu người đại diện cho mình. Nhưng xin hỏi, đại đa số cử tri đã không biết mục tiêu thực sự của các ứng cử viên; lại nữa, dân biểu tranh đấu cho nguyện vọng người dân địa phương nhưng lại không được quyền phát biểu trái với đường lối chủ trương của đảng cầm quyền.

Và rồi dân biểu thay mặt dân, nhưng sau ngày đắc cử họ không còn thuộc thành phần đại chúng hay dân tộc, mà lại gia nhập vào nhóm đặc quyền hưởng nhiều đặc lợi suốt đời.
Ðang khi còn tranh đấu, còn vận động thì họ quảng cáo rầm rộ với nhiều chương trình tân tiến, vì dân vì nước… nhưng lấy gì bảo đảm cho rằng họ thực thi? Nhìn lại những ngày bầu cử trong lịch sử, lá phiếu cũng được vận động qua đặc ân tạm bợ và lời hứa hẹn mị dân, mị cán bộ…. Dân tộc ta sẽ thực sự được gì?

Ngoài ra chế độ dân chủ như ở Mễ Tây Cơ cũng là hình thức độc đảng, đảng Cách Mạng (Partido Revolucionario) chẳng thua kém gì đảng độc tài Cộng Sản. Ðảng này kiểm soát chính quyền từ năm 1920 và thắng tất cả các ghế ở cấp tiểu bang hay thành phố lớn; đang khi các đảng phái nhỏ không thể cạnh tranh nổi với đảng cầm quyền. Hậu qủa của nạn độc tài chính trị đã dẫn tới cảnh dân đói nước nghèo!

Ðộc đảng dẫn đến quyền lực tuyệt đối, là nguyên nhân tạo ra tai họa cho dân tộc. Ðó cũng là điều chúng ta cần tránh, đừng để vướng mắc sai lầm tái diễn.

  1. Ða Ðảng
    Các quốc gia như Pháp, Ý, Nhật Bản, Tích Lan… đa đảng. Những nước này thường có bốn năm đảng chính trị mạnh, và nhiều đảng nhỏ. Mỗi đảng lại có một chính sách riêng về kinh tế xã hội. Một hai đảng “tả khuynh” thì chủ trương Tự Do, Cấp Tiến. Một hai đảng “trung dung” có chủ trương Dung Hòa, Trung Lập. Một hai đảng “hữu khuynh” lại chủ trương Bảo Thủ.

Quốc gia đa đảng thì khó có một đảng nào thắng bầu cử để giữ chính quyền, cho nên phải có hai đảng liên minh thành lập nội các. Khi hai đảng không đồng ý với chính sách hay chương trình hoạt động chung, thì liên minh tan rã và thường kéo theo sự xụp đổ chính quyền. Nhìn chung, hệ thống đa đảng thường làm cho chính quyền yếu hơn hệ thống lưỡng đảng.

  1. Lưỡng Ðảng
    Hệ thống lưỡng đảng đã thành hình ở những quốc gia dùng Anh ngữ, dù rằng có nhiều đảng nhỏ nhưng chỉ quy tụ nơi hai đảng chính. Anh Quốc có đảng Bảo Thủ (Conservative) và Lao Ðộng (Labor). Hoa Kỳ có đảng Cộng Hòa (Republican) và Dân Chủ (Democratic). Gia Nã Ðại có đảng Bảo Thủ Tiến Bộ (Progressive Conservative) và Tự Do (Liberal) (3*). Hay Úc Ðại Lợi có những đảng chính trị nhỏ nhưng một trong hai đảng lớn giữ chính quyền. Thông thường, dân chúng vùng kỹ nghệ bỏ phiếu cho đảng Tự Do, vùng nông nghiệp thì bỏ phiếu cho đảng Bảo Thủ. Mặc dù trong nước có hai đảng nhưng mỗi đảng lại kiểm soát một vùng, và cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng mình.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.