Tâm lý hôn nhân

Hợp Đồng Tình Yêu (2)

Ngoan Nguyễn

 

Tự do bản thể và giải phóng rào cản gia đình, không biết tự bao giờ tình yêu đã trở thành một tờ hợp đồng, không cần dài hạn. Nó có thể chỉ là cái thẻ xanh “hai năm” hay có thể là “một tháng” sau khi đến được Mỹ. Nó có khi là một hợp đồng “sinh đẻ” hay đôi khi chỉ là kế hoạch của tương lai… còn tình yêu, “wait a minute!”

“Bạn nhỏ người lại bôn ba lấy vợ xa cao to. Ngày cưới, nhìn bạn vui mình cũng vui tuy biết bạn và vợ sẽ không compatible về khoảng tình dục (bạn cũng đã tâm sự vài lần về chuyện này và hỏi cách chinh phục, mình cho thuốc nhưng cũng chỉ giúp 1 thời gian). Ba năm mình gặp hỏi thăm sao chưa đẻ, bị kẹt đạn hả. “Nó còn lo tương lai chưa muốn sanh, còn trẻ lo gì”, mình nghe thấy có gì không ổn. Năm năm nhà bạn chưa có bóng trẻ con, gặp trên bàn cafe bạn tâm sự, “nó học ra trường rồi, đang làm giấy ly dị mình”.

“Anh lớn tuổi, về Việt Nam lập gia đình với một cô gái trẻ. Anh vui mình vui. Hai năm, gặp nhau ở Cali, tôi hỏi, già rồi có con nhanh lên, để lâu lớn tuổi không còn sức chơi với tụi nó đâu. Anh vung tay hồ hởi khoe kế hoặch tương lai. “Lo gì, cổ còn trẻ, anh với cổ bàn với nhau rồi, để cổ học xong rồi đẻ luôn”. Anh còn mua thêm cây piano vì “cổ đàn hay lắm”. Giờ thì cổ đang “đàn ông khác”.

“Anh, lấy vợ trẻ, mình thúc, đẻ ngay đi. “Anh và vợ anh ký hợp đồng không đẻ con với nhau, vì cổ không thích con nít” anh nói. Đã ba năm, hôm qua nhận tin anh nhắn, “có mối nào giới thiệu anh nghe, lớn tuổi và single mom cũng được, anh giờ độc thân, vợ anh nó lấy chồng khác rồi”. Anh không biết là tôi còn biết nhiều nữa, “vợ anh” đã có con với người chồng mới.

(Nguồn FB William Trust)

Rất nhiều nhiều người đã định nghĩa hôn nhân qua những kinh nghiệm, bằng những đau thương, đôi khi còn là những dày vò trong thổn thức như:

“Hôn nhân giống như chiếc đầu cột điện. Đủ thứ rối rắm lo nghĩ. Muốn làm mới tình yêu là chẳng dễ dàng. Bước chân vào hôn nhân, sẽ có lúc bạn hồi tưởng lại một thời yêu đương say đắm nồng nhiệt rồi cảm thấy tiếc nuối khi đến được với nhau mà cuộc sống ngày càng tẻ nhạt. Sẽ có lúc thấy mình chìm vào một nỗi cô đơn, nỗi cô đơn như chiếc vỏ ốc cứ từ từ chìm vào đáy đại dương sâu thẳm. Thân thuộc quá cũng thành xa lạ…”

“Hôn nhân xuất phát từ tình yêu. Tình yêu thì mù quáng. Vì vậy hôn nhân là một trường học dành cho người mù.”

“Người đàn ông lầm bầm vài tiếng trong nhà thờ và thấy mình có vợ. Một năm sau anh ta lầm bầm gì đó trong giấc mơ và thấy mình đã li dị.”

“Hôn nhân gắn liền cuộc đời bạn với ba vòng tròn: nhẫn đính hôn, nhẫn cưới và nhẫn nhục. Nhìn một anh chàng mới cưới hạnh phúc, chúng ta biết tại sao. Nhưng 10 năm sau, nếu trông anh ta vẫn hạnh phúc, chúng ta lại băn khoăn không biết tại sao.”

Còn chúng ta thì sao? Gia đình, hạnh phúc hôn nhân ngày nay phải đối diên với bao nhiêu là nhiêu khê của cuộc sống đương đại mà trong đó các bạn cũng như tôi chưa chắc đã nghĩ rằng mình hạnh phúc. Buồn cười thay! Người ta thường không trân trọng những gì mình có. Nhưng lại thích… dòm ngó những cái không thuộc về mình. Đôi khi con người cứ mải mê theo đuổi những hạnh phúc xa vời, để rồi một ngày chợt nhận ra rằng hạnh phúc đang ở ngay dưới chân mình, một kho tàng ở ngay kề cận mình mà mình không nhận ra.

Hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Cơ sở của sự tự nguyện là tình yêu chân chính giữa nam và nữ.

Vậy khi hai người yêu nhau, đến với nhau bằng tình yêu tự nguyện, vậy sao lại sợ hôn nhân, sợ lập gia đình, sợ con cái, sợ gia đình hai bên…? Thực ra, cuộc sống hôn nhân không đáng sợ mà cái đáng sợ chính là lòng người.

Nhiều cặp sau khi kết hôn, về chung một nhà thì lại mất đi sự tôn trọng dành cho đối phương. Nhất là những người đàn ông gia trưởng. Sự áp đặt, quy tắc và đòi hỏi của họ thường không thể hiện nhiều trong khi yêu nhưng khi cưới về, là người nhà rồi thì họ bắt người vợ phải sống theo ý mình. Không ít trường hợp nhiều chị em phải nghỉ việc để ở nhà làm nội trợ, bị cấm gặp gỡ bạn bè, về ngoại cũng xin phép, tài chính cũng bị quản lý… chính những điều đó đã khiến nhiều người sợ cuộc sống hôn nhân.

Nhiều cặp sau khi kết hôn, về chung một nhà thì lại hụt hẫn dành cho đối phương. Nhất là những người đàn ông lớn tuổi hơn mình nhiều. Con gái cứ suy nghĩ là khi chồng họ lơn tuổi hơn mình sẽ chín chắn trong mọi hành động, biết cưng vợ và chìu vợ…nhưng họ hoàn toàn sai lầm. Tánh gia trưởng của đàn ồng lớn tuổi và quy tắc đòi hỏi của họ thường họ bắt người vợ phải sống theo ý mình. Không ít trường hợp nhiều chị em bị cấm đoán còn hơn cả những ông chồng trẻ.

Nhiều cặp đôi sau khi kết hôn, về chung một nhà thì mới thấy mình bị quá nhiều gò bó không thể tự chủ được từ “ăn, uống, ngủ nghĩ, học hành hay thói quen…” bị đảo lộn mà họ không thích thay đổi thích nghi:

“Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Ví dầu tình có dở dang
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp về…”

(Ca dao, Tục ngữ)

Thật ra, cuộc sống hôn nhân có tốt đẹp hay không phần nhiều phụ thuộc vào mức độ sáng suốt của bạn ngay từ khi mới bắt đầu yêu. Nghĩa là bạn phải đủ tỉnh táo để nhận diện và quyết định xem mình có thể sống cả đời được với tính cách của đối phương hay không. Để “tránh” yêu phải một người yêu gia trưởng, thiếu bản lãnh, con nít ham chơi… thì ngay từ khi bắt đầu tình yêu hãy sửa soạn cho mình hành trang để sống cho tình yêu, hôn nhân, gia đình và nên nhớ:

“Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết
hạnh là câu trao mình.

(Lục Vân Tiên)

(Còn tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.