Giáo hội hoàn vũ

«Giáo Hội mà tôi ao ước » (Cuộc trao đổi với Cha SPADARO Dòng Tên với Đức Thánh Cha)

Mác-cô L.H. Ngân phỏng dịch

 

 Rất nhiều người tưởng rằng Đức Giáo Hoàng chỉ có những ý tưởng trong sáng và rõ ràng, họ tự hòi ngài dẫn dắt Giáo Hội đi về đâu. Nhiều người nghĩ rằng ĐGH thấy rõ điểm xuất phát và điểm đến, và tìm hiểu những chiến lược những mục tiêu của ngài. Sau 6 năm từ ngày được Chúa gọi làm con chiên dẫn đầu Hội Thánh ngày  13 tháng 03 năm 2013, ai cũng thấy cách suy nghĩ như thế chính nó không phải là sai trái nhưng không thể hiện một cách linh hoạt ý tưởng của ngài và hành động của ngài phát xuất từ những tư tưởng ấy. Con xin gởi lại bài này đã dịch từ 2013,  cuộc trao đổ với Cha SPADARO Dòng Tên.

  « Trông thấy thế giới trong hạt bụi / và thiên đàng trong một hoa dại / Giữ vô cực trong lòng bàn tay/ và vô tận trong một giờ. » ( William Blake thi sĩ & hoạ sĩ  1757-1827)

Từ ngày 13 tháng 3 2013, ký giả thường hỏi các cha dòng Tên, đối với một  linh mục Dòng Tên,  giáo hoàng có nghĩa là gì.

Làm sao tôi có thể không đặt câu hỏi này với chính giáo hoàng Phanxicô ? Qua cuộc trao đổi của ngài với tôi, toát ra một cách rõ ràng yếu tố linh đạo của thánh I Nhã giúp ngài sống hoàn hảo sứ vụ thánh Phê-rô của ngài là biết « nhận định ».

Nhận định là một tiến trình thiêng liêng làm cho có thể phân biệt những nhiệt tình thiêng liêng dẫn chúng ta đến gần Chúa với những gì làm cho chúng ta xa Ngài. Điều này có giá trị cho đời sống mỗi người, và sự nhận định giúp cho ta lấy những quyết định và có những lựa chọn theo Tin Mừng.

Nhưng điều này cũng có giá trị trong những quá trình lịch sử. Đây là một phương diện chính yếu của cách nhìn các linh mục Dòng Tên về thế gian và những hoạt động của Dòng trên thế giới. Điều này được xác định trong Đại Hội thứ 34 của Dòng Tên năm 1995 :  trong sứ vụ tư tế, các linh mục Dòng Tên tìm khám phá những gì Chúa Giê-su đã thực hiện trong đời sống con người, trong những tổ chức xã hội, những nền văn hoá và nhận định Chúa tiếp tục công trình của Ngài như thế nào.

Một khi nhấn mạnh rằng tất cả đời sống con người được ơn Chúa soi sáng, thì cách nhìn ấy về  cuộc sống ảnh hưởng đến phương cách một linh mục Dòng Tên thực hiện thừa tác linh mục của mình trong các lãnh vực (LT số 177)

Cho nên sự nhận định thiêng liêng theo Phúc Âm tìm cách nhìn nhận sự hiện diện của Thánh Linh trong thực tế con người và văn hóa, sự hiện diện của nó đã được gieo như hạt giống trong những biến cố, trong những cảm quan, trong những ham muốn, trong những tình trạng căng thẳng sâu đậm của tình cảm và những bối cảnh xã hội, văn hoá và thiêng liêng.

Đức Jorge Mario Bergoglio viết: « Ngay hiện nay, Chúa đã sống trong các thành phố chúng ta rồi ». Đó là một tư thế nội tâm mời gọi mở lòng đến đối thoại, đến gặp gỡ, và nhận ra Chúa mọi nơi, không những ở những lĩnh vực hạn hẹp, hay dù thế nào đi nữa trong những môi trường quen thuộc hay đóng kín. Nhất là thái độ ấy giúp không e ngại tính chất đa diện của cuộc sống, nhưng đem hết nghị lực để đối diện.

Bởi vì thế, các hành động và các quyết định phải phát xuất từ cội rể sâu xa và kèm theo một sự nhận biết tỉ mỉ, có suy nghĩ và cầu nguyện những dấu chỉ thời đại, hiện diện khắp nơi, từ những sự kiện trọng đại, cho đến một bức thư được viết bởi một giáo dân nào đó.

Đối với  Đức Jorge Mario Bergoglio thế giới luôn luôn chuyển động : cho nên thông thường triển vọng trong tương lai, với những biện pháp đánh giá và xếp loại cái gì là quan trọng cái gì không quan trọng, là vô hiệu.

Đời sống tinh thần có những tiêu chuẩn đánh giá khác, và cũng là những tiêu chuẩn Đức Thánh Cha Phanxicô chọn ; hơn nữa Ngài công khai nhìn nhận phương pháp ngài dùng để lấy những quyết định, đáp ứng với những gì thánh I-nhã Loyola gọi là « THỜI KỲ THỨ HAI: Khi tâm linh nhận được đủ ánh sáng và sự hiểu biết bởi kinh nghịêm những an ủi và sầu khổ, cũng như bởi kinh nghịêm phân biệt thần tốt và thần xấu» (Linh Thao 176) .

Đó là thể loại  Claridad y conocimiento ( tạm dịch là nhận thức rõ ràng) luôn hướng dẫn trong các chọn lựa của ngài Jorge Mario Bergoglio. Ngay trong khi các chọn lựa ấy được xảy ra trong  «  thời kỳ trầm lặng, nghĩa là khi linh hồn không bị xao động bởi thần tốt hay thần xấu, và sử dụng những khả năng tự nhiên của mình cách tự do và yên tĩnh » ( LT 177) . Ngài trông chờ những an ủi nội tâm « hướng dẫn rõ ràng ».

Đức Thánh Cha quả quyết – chúng ta nên ghi nhận –  sự nhận định thần loại thiêng liêng hướng dẫn ngài lấy những chọn lựa hằng ngày, có vẻ tức khắc và tự phát. Ví dụ như : khi Đức Thánh Cha nói cho tôi biết quyết định của ngài tiếp tục cư ngụ tại toà nhà Thánh Mác-ta, ngài dùng chữ « tuyển chọn ». Lúc ấy tôi rất ngạc nhiên ngài dùng từ ngữ ấy, là cách nói đặc thù của thánh I-nhã, để chỉ định một chọn lựa, là hoa trái của một nhận định nội tâm kỹ càng về phần ý Chúa.

Nguyên tắc tổng hợp quan niệm ấy là trong câu : Non coerceri a maximo, sed contineri a minimo divinum est (tiếng La-tinh có nghĩa là « không bị gò bó trong cái lớn nhất mà hiện diện trong cái nhỏ nhất, đó mới là tuyệt trần. »). Câu này  nằm trong một bản văn bia mà một linh mục Dòng Tên vô danh đã thảo ra để tôn kính thánh I-nhã Loyola.

Holderlin thích câu này đến mức lấy làm phương châm cho tác phẩm Hyperion của mình. Chúng ta biết Holderlin là tác giả  mà đức  Jorge Mario Bergoglio rất ưa thích đến độ trích lời của tác giả trong nguyên ngữ tiếng Đức, hai ngày sau khi ngài được bầu, trong dịp tiếp xúc các hồng y trong đại sảnh Clémentine. Các câu thơ bất hủ sau đây của William Blake có thể giúp chúng ta hiểu bản văn bia ấy : « Trông thấy thế giới trong hạt bụi / và thiên đàng trong một hoa dại / Giữ vô cực trong lòng bàn tay/ và vô tận trong một giờ. »

Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn nói gì ? Ở chân trời của Vương Quốc Thiên Chúa, cái cực bé có thể là cái cực lớn và những gì to lớn mênh mông có thể là một nhà giam. Một dự án to lớn được thực hiện trong những cử chỉ nhỏ nhất, những bước đi nhỏ nhất. « Chúa ẩn náu trong những gì nhỏ bé và trong những gì đang tăng trưởng, ngay khi chúng ta chưa có thể nhìn thấy được. » Không phải một điều mới mẻ gì, đây là một suy tưởng đồng hành với Jorge Mario Bergoglio ít nữa trong những năm ngài còn là bề trên Tỉnh Dòng. Năm 1981, ngài có viết một tiểu luận, « Conducir en lo grande y en lo pequeño », mà chúng ta tìm thấy ngày nay trong Meditaciones para religiosos, (tạm dịch : những suy ngẫm của người tu sĩ ?) một tiểu luận, ngài còn luôn trong ký ức và đã trích ra một cách ẩn dụ như tôi nhận thấy trong cuộc thảo luận.

Sự nhận định là chía khoá chính yếu để hiểu Đức Giáo Hoàng Phanxicô sống thế nào tông vụ của ngài, tất cả bắt rễ từ linh đạo ngài được huấn luyện.

Mặt khác, sau khi đọc lại nhiều lần bài phỏng vấn này  tôi hiểu rằng phần đầu có lẽ là phần quan trọng nhất để hiểu đức Jorge Mario Bergoglio : khi ngài nói về các linh mục Dòng Tên, dĩ nhiên ngài nói về mình. Đây là định nghĩa then chốt của Đức Giáo Hoàng về linh mục Dòng Tên (và là chính về ngài) : « Một người có khả năng tư duy khiếm khuyết, khả năng tư duy để mở ». Và hơn nữa : « Người LM Dòng Tên luôn tư duy, một cách liên tục, nhìn về hướng chân trời phải đi tới, trong lúc đặt Chúa Ki-tô vào vị trí trung tâm mọi sự. »

Theo tôi, đoạn này có tính cách quan trọng chủ yếu. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm. Rất nhiều người tưởng rằng Đức Giáo Hoàng chỉ có những ý tưởng trong sáng và rõ ràng, họ tự hòi ngài dẫn dắt Giáo Hội đi về đâu. Nhiều người nghĩ rằng ĐGH thấy rõ điểm xuất phát và điểm đến, và tìm hiểu những chiến lược những mục tiêu của ngài. Cách suy nghĩ như thế chính nó  không phải là sai trái nhưng không thể hiện một cách linh hoạt ý tưởng của ngài và hành động của ngài phát xuất từ những tư tưởng ấy.

ĐGH thấy rõ bối cảnh, tình hình hiện tại và quãng đường ngài muốn đi qua thật sự để mở, không phải một lộ trình được vạch sẵn trước : trong lúc đi con đường được mở ra. Như ngài đã viết trong một bức thư ngày 29 tháng bảy 2007 cho các linh mục, hãy cảnh giác đừng để chân trời đến quá gần để trở thành bức hàng rào ngăn chặn.

Chân trời phải thật sự để mở. Trong những lúc yết kiến và trong khi ngài cầu nguyện, ĐGH đi vào một động thái của sự nhận định để mở cho tương lai, ngay cả cho tương lai cải tổ Giáo Hội. Đây không phải là một dự án mà là tác động của ý tưởng. Vì lý do ấy, ĐGH dùng những phương tiện không chỉ là những phương tiện chức năng. Trong lúc đối thoại của ĐGH và tôi, ngài dựa vào những hành động của Dòng Tên, ngài rút ra rõ ràng điểm này : « Cá tính của phương tiện Dòng Tên không nên ở chức năng nhưng phải là huyền nhiệm: điều quan trọng không phải là hiệu quả mà là mầu nhiệm» .

Trong ý nghĩa ấy, ĐGH Phanxicô là một người của tư duy « khiếm khuyết, để mở ». Điều này đòi hỏi, như ngài tuyên bố trong cuộc phỏng vấn, một đàng là « nghiên cứu, sáng tạo, và quảng đại », đàng khác « khiêm nhường, hi sinh và can đảm ».Thời buổi khó khăn đòi hỏi thái độ ấy ./.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.