Uncategorized

Nền thần học nhìn ngắm Chúa Thánh Thể

Mới đây chúng tôi nhận được một mail giải thích về Nền thần học nhìn ngắm Chúa Thánh Thể – quen gọi là Chúa ngự trong Phép Thánh Thể. Lời giải thích khá cặn kẽ đầy tính thần học, đầy thuyết phục, rất bài bản.

Mới đây chúng tôi nhận được một mail giải thích về Nền thần học nhìn ngắm Chúa Thánh Thể – quen gọi là Chúa ngự trong Phép Thánh Thể. Lời giải thích khá cặn kẽ đầy tính thần học, đầy thuyết phục, rất bài bản.

Khi đi lên rước lễ theo phụng vụ chư thánh thì giáo sĩ sau khi cầm rồi Nâng Mình Chúa là Thánh Thể lên cao thì các ngài đọc to, và mắt nhìn thẳng vào Thánh Thể khi nâng lên cao phải đọc cho lớn và rõ ràng chứ không được miệng câm như hến; Giáo sĩ phải đọc cho to; Mình Thánh Chúa Kitô.

Người lãnh nhận đa số lớn tuổi trên 60, họ thường mở to miệng lè lưỡi cung kính, có khi có người rất kính cẩn qùi xuống nền nhà thờ mà lãnh nhận Mình Thánh Chúa, như trước thời Công Đồng Chung Vatican II thì không có gì đáng nói.

Nhưng sau Công Đồng Chung thường thì mọi người đi rước lễ, họ đưa đôi bàn tay ra nhận. Khi nhận thì họ nên kính cẩn xoè vũm để ngửa đặt chéo một bàn tay trên một bàn tay còn lại cũng để ngửa. Bàn tay để dưới để chịu cho cứng và vững chắc tuỳ tay thuận và trả lời: Amen. rồi đứng tại chỗ trước mặt vị giáo sĩ mà chịu Mình Thánh Chúa bằng cách rút bàn tay phía dưới lấy Mình Thánh ở bàn tay trên mà bỏ vào miệng chiụ lễ là Hợp theo đúng tinh thần phụng vụ.

Không nên để họ nhận hay cầm lỏng lẻo mà chẳng thưa Amen mà lại vừa đi vừa ăn Mình Thánh là bất kính. Lại càng không được phép đưa về ghế, rồi qùi xuống tự cám ơn riêng hay đọc thì thầm gì đó tại ghế qùi rồi mới rước Chúa là không hợp với tinh thần phụng vụ mà hội thánh muốn.

Khi đem Mình Thánh vừa nhận ra khỏi ngay nơi họ vừa lãnh nhận Mình Thánh, thì buộc lòng vị giáo sĩ đó phải tiếp tục nhìn theo xem họ có thực rước Chúa hay chưa, hay là họ bỏ vào túi đem về bán lại cho người Tam Điểm để sỉ nhục đạp dẫn lên Mình Thánh như nhiều LM phá giới truyền phép rồi bán cho phái Tam Điểm để hành hạ Chúa, khạc nhổ hay đem về nhà vì mục đích nào đó thì đó là điều phạm thánh.

Không được phép đem về ghế, ngồi xuống, rồi từ từ tiêu thụ Mình Thánh Chúa.

Bởi vì bắt đầu phần phụng vụ trao mình Chúa thì ngay từ phút đó mọi người trong giáo đường đều phải đứng lên mà không được phép ngồi hay qùi theo ý riêng cho đến khi vị giáo sĩ đem cất và khoá cửa nhà Tạm tức Nhà Chầu, thì lúc đó cả nhà thờ mới được phép ngồi. Nghĩa là ngay cả chủ tế, nếu có vị phó tế đem cất Mình Thánh  Chúa, thì sau khi cất, khoá cửa nhà tạm rồi thày bái gối. Lúc Đó LM chủ tế và tín hữu  cùng các thừa tác viên Thánh Thể cũng phải ít là cúi đầu.

Nghĩa là khi thày phó tế đóng cửa bái chào Chúa xong rồi thì họ mới được phép về chỗ hay cùng ngồi theo chủ tế.

Khi phó tế về chỗ ngồi rồi thì cả nhà thờ im lặng cùng ngồi cảm tạ chúa, thưa chuyện với Chúa độ vài phút hay ít là một phút, và cũng có thể và thường hơn thì người đánh đàn dạo đàn riêng, hay dạo cho một ca viên hát thì chính trong lúc ấy tín hữu hãy cảm tạ Chúa như ý của họ.

Nhà thờ Canada tất cả đều giữ nghiêm nhặt luật phụng vụ kính thờ này. Nhưng phần đông tôi từng chứng kiến là Tín Hữu các họ đạo Việt Nam một số nơi đều không được chỉ dẫn những điều căn bản này, nên họ về chỗ cứ thế mà qùi hay ngồi theo ý riêng với kinh nguyện riêng…

Nên nhớ lúc cùng rước lễ không còn mang tính cá nhân để tự cầu nguyện hay đọc sách hoặc lần hột riêng. Lúc ấy chúng ta phải hiểu mình là chi thể trong nhiệm thể Chúa Kitô.

Tất cả đều phải đứng hướng nhìn vào Thánh Thể thông công trong cảm thức chung mà kính cẩn tham dự nghi thức trao Bánh Thánh Này mà chiêm ngưỡng tôn kính nhìn ngắm Chúa.

Lúc ấy không còn là kinh nguyện cá nhân mà là của cộng thể chung trong một thân mình Đức Kitô. Họ cùng là một tấm bánh một ly Tân Khổ trong Đức Kitô.

Đây là nền thần học nhìn ngắm Chúa Thánh Thể  nhưng khác với việc chầu Thánh Thể là qùi gối phụng ca.

Ở đây lại là đứng, cùng nhau đứng y như kính cẩn nghe đọc Trang Tin mừng là Phúc Âm vậy. Nếu khi nghe đọc Phúc âm tại sao không qùi mà lại đứng thì khi nhận Mình Máu Thánh Chúa cũng cùng một ý nghĩa tôn kính như vậy. Thánh Thể và Thánh Kinh chỉ là Một.

Tamlinhvaodoi suy tư

Giây phút vàng ngọc hòa tan Chúa ngay trong lòng mình. Theo quan điểm Tâm linh  chúng tôi xin trình bày như sau:

Mục đích của Bí Tích Thánh Thể là gì? Chúng tôi tìm thấy câu trong lời trong Tin Mừng Gioan: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” Ga 6:56

Không phải chỉ ở khơi khơi như một khách trọ qua đêm.. sáng mai đi mất… Mà ở trong tình yêu thương… đến nỗi nên một trong nhau. “Anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy.” (Ga 15:10)  

“Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một.” (Ga 17:23)

“Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa.” (Ga 17:26)

Vì thế, sau khi rước Chúa, chúng tôi dành thời gian vàng ngọc này để MỖI NGƯỜI TỰ  chiêm ngắm Chúa – một Chúa vô hình tướng, nhưng đầy sức sống thần linh… đang từ từ lan tỏa khắp châu thân.

Một chiêm ngắm sâu thẳm bình an trong tâm tình NÊN MỘT với Chúa.

Tóm lại
Tamlinhvaodoi KHÔNG quan tâm tới việc cúi đầu khi phó tế đem cất Mình Thánh Chúa trong Nhà Tạm, mà chỉ quan tâm tới việc cúi đầu nhìn vào Chúa vừa ngự vào trong lòng mình..

Tamlinhvaodoi cũng KHÔNG quan tâm tới việc đứng hướng nhìn vào Thánh Thể để chiêm ngưỡng tôn kính nhìn ngắm Chúa, mà chỉ quan tâm tới việc chiêm ngắm Chúa đang thực sự sống trong lòng mình…

Đây cũng là cách làm quen với Chúa …

Đây cũng là cách tập sống kết hiệp nên một với Chúa…

Nhờ Tình yêu Chúa liên kết, chúng ta hiệp thông với nhau dễ dàng hơn.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.