Uncategorized

Chúng ta “thuộc về một gia đình của những người tin vào một Thiên Chúa”

Huấn từ Đức Bênêđíctô XVI trong buổi gặp gỡ Ali Bardakoglu, giáo trưởng Tôn Giáo Vụ Thổ Nhĩ Kỳ, 28 tháng 11 năm 2006.

Huấn từ Đức Bênêđíctô XVI trong buổi gặp gỡ Ali Bardakoglu, giáo trưởng Tôn Giáo Vụ Thổ Nhĩ Kỳ, 28 tháng 11 năm 2006.

Tôi lấy làm biết ơn về cơ hội được viếng thăm phần đất quá phong phú về lịch sử và văn hóa này, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên của nó, để tận mắt chứng kiến khả năng sáng tạo của người dân Thổ Nhĩ Kỳ, và để hiểu rõ nền văn hóa cổ xưa và chiều dài lịch sử của quí vị, cả trong lãnh vực tôn giáo và dân sự.

Vừa khi tôi đặt chân đến Thổ Nhĩ Kỳ, tôi đã được Chủ Tịch Cộng Hòa và Đại Diện Chính Phủ tiếp đón một cách trang trọng. Đối với tôi, đây cũng là một niềm vui lớn lao được gặp gỡ và chào thăm Thủ Tướng Erdogan tại phi trường. Trong cuộc gặp gỡ các vị, tôi đã sung sướng bày tỏ sự quí mến của tôi đối với toàn thể dân tộc của quốc gia hùng vỹ này, và ngưỡng mộ trước mộ phần của nhà sáng lập quốc gia tân tiến Thổ Nhĩ Kỳ, Mustafa Kemal Ataturk.

Giờ đây tôi vui mừng được gặp gỡ ngài, Chủ Tịch Tôn Giáo Vụ. Tôi xin gửi tới ngài những cảm tình của sự kính trọng, qua việc nhận thức những công tác lớn lao của ngài, và tôi gửi lời chào mừng của tôi tới toàn thể những nhà lãnh đạo tôn giáo của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt những Giáo Trưởng của Hồi Giáo tại Ankara và Istanbul. Qua ngài, thưa ngài Chủ Tịch, với lòng kính trọng và sự quí mến đặc biệt, tôi xin chào thăm tất cả mọi anh chị em Hồi Giáo thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.

Quê hương của quí vị rất thân thương đối với các Kitô hữu: nhiều Cộng Đoàn Giáo Hội tiên khởi đã được thành lập và phát triển ở đây, được hướng dẫn bởi lời giảng dậy của các Tông Đồ, đặc biệt là Thánh Phaolô và Gioan. Theo truyền thống đối kể lại với chúng tôi rằng Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu đã sống tại Êphêsô, trong nhà của Thánh Tông Đồ Gioan.

Phần đất cao cả này cũng đã được chứng kiến một sự nở hoa phi thường của nền văn minh Hồi Giáo trong nhiều lãnh vực khác biệt, bao gồm cả nghệ thuật, văn chương, cũng như luật pháp.

Rất nhiều những đài kỷ niệm của Kitô Giáo và Hồi Giáo mang dấu tích một quá khứ vàng son của Thổ Nhĩ Kỳ. Quí vị có quyền hãnh diện về những điều này, bảo vệ chúng cho sự thán phục của ngày càng đông những du khách đặt chân đến quốc gia này.

Tôi đã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của tôi với những cảm tình như đã được bày tỏ bởi vị tiền nhiệm của tôi Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII, khi ngài đến đây với tư cách là Tổng Giám Mục Giuseppe Roncalli, để điều hành văn phòng Đại Diện Tông Tòa ở Istanbul: “Tôi yêu thích người Thổ Nhĩ Kỳ, những người mà Thiên Chúa đã sai tôi đến…. Tôi yêu mến người Thổ Nhĩ Kỳ, tôi nhận ra những đức tính thiên phú của những người dân mà phần đất của họ xứng đáng đón nhận qua bằng chứng của một nền văn mình” (Journal of a Soul, pp.228,233-4).

Về phần tôi, tôi cũng muốn đề cao những đức tính cao quí của dân chúng Thổ Nhĩ Kỳ. Ở đây tôi lập lại những lời của vị tiền nhiệm vừa qua của tôi, Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, kỷ niệm tốt đẹp, ngài đã nói vào dịp tông du của ngài năm 1979: “Tôi thiết nghĩ rằng đã đến lúc cần thiết, cho ngày nay khi những Kitô hữu và những người Hồi Giáo đã bước vào một giai đoạn của lịch sử, để nhận thức và phát triển những ràng buộc tinh thần để hợp nhất chúng ta, để duy và làm phong phú lẫn nhau, cho thiện ích của tất cả mọi người, ‘hòa bình, tự do, công bằng xã hội, và những giá trị đạo đức” (Huấn từ cho Cộng Đồng Công Giáo ở Ankara, 28 tháng 11 năm 1979).

Những câu hỏi ấy vẫn tiếp tục hiện diện qua những năm nối tiếp; thật vậy, như tôi đã nhấn mạnh vào lúc mở màn Giáo Triều của tôi, chúng đòi buộc chúng ta thực hiện những cuộc đàm phán như một trao đổi chân tình giữa các bạn hữu. Năm ngoái, vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới, khi tôi vui mừng được gặp gỡ các thành viên của những cộng đoàn Hồi Giáo tại Cologne, tôi đã lập lại nhu cầu để dẫn đến việc đối thoại giữa các nền văn hóa và giữa các tôn giáo với niềm hy vọng và lạc quan. Nó không thể bị coi nhẹ do một sự tùy thuộc: ngược lại, nó là “sự cần thiết chủ yếu, mà sự đo lường rộng lớn của tương lại chúng ta tùy thuộc ở đó” Address to representatives of some Muslim Communities, Cologne, 20 August 2005).

Những người Kitô hữu và Hồi Giáo, theo những tôn giáo riêng biệt của họ, cho thấy sự thật của đặc tính thánh thiện và phẩm giá của con người. Đây là căn bản của sự liên đới và lòng trọng kính hỗ tương. Đây là căn bản của sự hợp tác trong việc phục vụ cho hòa bình giữa các quốc gia và dân tộc, niềm mong ước thiết tha nhất của mọi kẻ có niềm tin và tất cả những người thiện chí.

Hơn 40 năm qua, giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II đã cảm hứng và hướng dẫn Hội Thánh bước vào con đường này cùng với các Giáo Hội địa phương trên khắp thế giới tiến tới những quan hệ với những tín đồ của các tôn giáo khác. Theo truyền thống Thánh Kinh, Công Đồng dậy rằng tất cả các chủng tộc đều chia sẻ một nguồn gốc chung và một vận mạng chung: Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của chúng ta và là đích điểm của cuộc hành trình dương thế của chúng ta. Những Kitô hữu và những người Hồi Giáo thuộc về cùng một gia đình của những người tin nhận một Thiên Chúa, và Đấng mà tùy theo những truyền thống riêng biệt, dõi theo tiền nhân của họ đến với Abraham (cf. Second Vatican Council, Declaration on the Relation of the Church to Non-Christian Religions “Nostra Aetate” 1,3).

Sự hiệp nhất tinh thần và nhân loại này trong những xuất xứ và vận mạng của chúng ta thúc đẩy chúng ta kiếm tìm một con đường chung trong khi chúng ta đóng góp phần của mình cho đòi hỏi về những giá trị nền tảng rất đặc sắc của nhân loại trong thời đại của chúng ta. Là những người nam nữ của tôn giáo, chúng ta bị thách đố bởi sự ước muốn lớn lao cho nền công chính, phát triển, sự liên đới, tự do, an sinh, hòa bình, bảo vệ sự sống, bảo vệ môi trường và những tài nguyên của trái đất. Bởi vì cả chúng ta nữa, trong khi tôn trọng quyền tự trị chính đáng của những việc làm thế tục, cần một sự đóng góp đặc biệt để cống hiến trong việc tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu đối với những câu hỏi khẩn trương này.

Trên tất cả, chúng ta có thể cống hiến một sự đáp trả đáng tin cậy cho câu hỏi mà nó nổi cộm một cách rõ ràng của xã hội chúng ta hôm nay, mặc dù nếu nó thường xuyên bị gạt bỏ ra bên lề, đó là câu hỏi về ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, đối với mỗi cá nhân và chung toàn thể nhân lọai. Chúng ta được kêu gọi để làm việc với nhau, như vậy để giúp xã hội mở cửa chính nó tới chỗ tuyệt vời, mang lại cho Thiên Chúa Toàn Năng một chỗ xứng hợp của ngài. Con đường tốt nhất tiến tới là qua sự đối thoại thẳng thắn giữa những người Kitô hữu và Hồi Giáo, dựa trên sự thật được soi dẫn bởi ước muốn chân thành để hiểu nhau hơn, tôn trọng sự khác biệt và nhận thức những gì chúng ta cùng có chung. Điều này sẽ dẫn chúng ta tới một sự kính trọng chính đáng cho những chọn lựa có trách nhiệm mà mỗi người, đặc biệt những cái thuộc về những giá trị căn bản và những xác tín tôn giáo của mỗi cá nhân.

Như một lời giải thích cho mối hợp nhất huynh đệ với nó những Kitô hữu và người Hồi Giáo có thể cùng nhau cộng tác, tôi muốn nhắc lại một vài lời được Giáo Hoàng Grêgôriô VII nói với một hoàng tử Hồi Giáo ở Bắc Phi năm 1076, vị hoàng tử đã hành động với tấm lòng từ thiện lớn lao đối với những Kitô hữu dưới quyền của ông. Đức Grêgôriô đã nói về hành động bác đặc biệt mà những Kitô hữu và người Hồi Giáo đã mang ơn lẫn nhau “Bởi vì chúng ta tin vào một Thiên Chúa, cho dù có khác nhau về cách thế, và bởi vì chúng ta thờ lậy ngài và ca ngợi ngài mọi ngày như Đấng Tạo Thành và Cai Trị thế giới”.

Tự do tôn giáo, được bảo đảm một cách hợp pháp và được tôn trọng một cách hữu hiệu qua hành động, cả hai đối với những cá nhân và các cộng đồng, bảo vệ cho tất cả những kẻ tin điều kiện cần thiết cho việc đóng góp trung thành của họ vào việc xây dựng xã hội, trong một thái độ phục vụ hữu hiệu, một cách đặc biệt đối với những người yếu đuối nhất và nghèo khổ.

Thưa ngài Chủ Tịch, tôi muốn kết thúc bằng việc ca tụng Đấng Chí Tôn và Thiên Chúa nhân từ về cơ hội hạnh phúc này, nó mang chúng ta lại với nhau trong danh thánh ngài. Tôi cầu xin để nó có thể là một dấu chỉ cho lời cam kết đối thoại của chúng ta giữa những Kitô hữu và người Hồi Giáo, và là một điều khuyến khích để kiên trì trên bước đường này, trong sự tôn trọng và tình thân hữu. Ước gì chúng ta tiến tới một sự hiểu biết nhau hơn, tăng thêm những ràng buộc thân ái giữa chúng ta trong một ước vọng chung để sống với nhau trong hài hòa, bình an và tin tưởng lẫn nhau. Như những người có niềm tin, chúng ta hãy kín múc từ lời cầu nguyện của chúng ta sức mạnh cần thiết để vượt qua mọi trở ngại của thành kiến và hãy mang dấu chỉ đoàn kết đối với đức tin vững vàng của chúng ta trong Thiên Chúa. Nguyện xin phép lành của ngài luôn luôn ở với chúng ta.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.