Uncategorized

Cái Nợ Chữ Nghĩa (Phần Kết)

Có nhiều người cho rằng tiếng Việt hay còn gọi là chữ quốc ngữ là một tạp chủng ngữ, chính vì sự hỗn tạp trong chữ quốc ngữ nên nó bộc lộ rất nhiều lỗi. Nhưng lỗi là do cái đám ngu dân Cộng Sản bày trò “đốt sách” và “tiêu diệt trí thức” miền Nam sau biến cố 1975.

Có nhiều người cho rằng tiếng Việt hay còn gọi là chữ quốc ngữ là một tạp chủng ngữ, chính vì sự hỗn tạp trong chữ quốc ngữ nên nó bộc lộ rất nhiều lỗi. Nhưng lỗi là do cái đám ngu dân Cộng Sản bày trò “đốt sách” và “tiêu diệt trí thức” miền Nam sau biến cố 1975. Quá coi thường tầm vóc chữ quốc ngữ và tính dân tộc của nó nên lại rầm rộ “xóa mù chữ” cho miền Nam, “cải cách giáo dục” mỗi một năm. Chúng biến chữ quốc ngữ có rất nhiều từ từ vô nghĩa tới vô thức, vay mượn, lắp ghép tùy tiện, phiêm âm cẩu thả như vậy nên tạo cho chữ quốc ngữ càng thêm tối nghĩa, hay chẳng nói và hiểu đúng nghĩa. Những người sống ở nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa ở miền Nam từ trước 1975 sẽ thấy cái học, cái thi tú tài, và cách nói của giới trí thức miền Nam như thế nào…

Tôi đã nặng nợ với tiếng Việt tôi yêu mến và đau lòng biết bao khi nó mất đi dần bản sắc quê hương. Bao nhiêu thế hệ qua dày công xây dựng, bồi đắp, tô đậm cái chất mộc mạc quê hương, đậm tình dân tộc, cái nhân, cái nghĩa, cái tình làng, nghĩa xóm, tình yêu trai gái… xâu sắc qua từng dòng thơ, dòng nhạc, dòng chữ. Tôi đã không còn hứng thú để viết về “Thiên Đường mù Cộng Sản” vì biết rằng nơi đó không thể nào có được tự do, dân chủ khi bọn rừng rú tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ” vẫn còn trị vì. Nơi mà hầu như tất cả các sự thật, sự kiện bị xuyên tạc, bóp méo, hoặc những điều trong sách sử không hề giảng dạy. Nơi mà người ta dùng phương pháp “ngu dân để trị”, chỉ có giai cập tự cho là lãnh đạo, là quyền lực nắm mọi quyền hành và vận mạng của đất nước, của người dân…

Tiếng Việt trải qua một chặn đường rất dài từ đầu thế kỷ XXVII khi Alexandre de Rhodes, Francisco De Pina và các cố đạo Tây phương dùng ký tự Latin phiên âm cho tiếng Việt, rồi trải qua 13 triều đại nhà Nguyễn từ Vua Gia Long tới Vua Bảo Đại, rồi nền đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa, và ngay hôm nay dù dưới sự chủ tâm tiêu diệt nguồn gốc văn hóa Việt Nam của nhà cầm quyền, ngôn ngữ Việt nam đã hình thành và phát triễn đến hoàn thiện mà không lệ thuộc hoàn toàn vào tiếng Hán hay tiếng Anh-Pháp.

Nhưng hỡi ơi mới đây thôi, một công trình cải tiến bảng chữ cái “Tiếng Việt” sau hơn 300 năm hoàn thiện ngôn ngữ của dân tộc, bị Phó Giáo Sư, tiến sĩ Bùi Hiền trong mấy ngày nay đang làm cho tiếng Việt trở thành một đề tài gây tranh cải dữ dội. Đa số các ý kiến từ các nhà ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu, nhân sỹ trí thức, các tầng lớp nhân dân đến các bạn trẻ… đều thể hiện quan điểm phản bác, ném đá thậm chí nhục mạ rất nặng nề công trình nghiên cứu của tiến sĩ Bùi Hiền.

Ông PGS Hiền bảo đã mất 40 năm nghiên cứu công trình khoa học này. 22 năm trước khi công trình bước đầu cho ra kết quả, ông nêu ý kiến cải tiến chữ quốc ngữ trên một tạp chí khoa học nhưng không được xem xét. Công trình bị lắng đi, không ai đả động nhưng ông vẫn làm vì nhận thấy những bất cập của tiếng Việt hiện nay gây khó khăn lớn cho người mới học và người dùng. Chúng ta nghe ông giải thích như sau:

“Tiếng Việt là chữ tượng thanh, đáng ra một chữ cái sẽ biểu đạt cho một âm vị và ngược lại một âm vị chỉ được biểu đạt bằng một chữ cái. Tuy nhiên, thực tế tiếng Việt hiện nay không tuân thủ nguyên tắc đó.”

Bỏ qua những ồn ào từ dư luận, phó giáo sư cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện khâu cuối cùng của công trình nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ. Bản toàn diện gồm cả cải tiến nguyên âm và phụ âm, ông dự tính sẽ báo cáo trong một hội nghị khoa học về ngôn ngữ trong năm tới. Nếu được Hội đồng khoa học nghiệm thu, công trình có thể được hội đồng gửi lên cấp có thẩm quyền xem xét. (Nguồn-VNexpress)

Có lẽ chúng ta nên rảo qua một chút để biết chút ít về dư luận khi nói về nghiên cứu “trật đường rầy” của ông.

“Nếu cái chữ của ông ấy mà được thông qua, thì toàn dân Việt Nam đang thoát nạn mù chữ lại mù chữ trở lại.

Toàn bộ sách báo hơn một trăm năm qua không thể đọc được, muốn đọc phải học lại chữ cũ, hoặc lại phải phiên dịch lại theo chữ viết mới mói đọc được. Thế là cắt đứt các mội liên hệ với văn hoá mà người Việt đã tích luỹ được trong hơn một thế kỉ. Người Việt ở các nước trên thế giới đều phải học lại tiếng Việt.

Toàn bộ giấy tờ công văn, luật pháp, nghị quyết…đều phải viết lại theo chữ mới. Muốn làm được việc đó lại phải tốn kém không biết bao nhiêu là tiền. Lại phải viết lại toàn bộ sách giáo khoa, các văn kiện theo chữ mới, cả nước đều phải làm chứng minh thư, hộ khẩu mới, khắc dấu lại, các sứ quán Việt Nam trên thế giới phải thay đổi chữ viết. Tóm lại là làm hại công quỹ, thì giờ, công sức một cách vô ích.

Mọi nghiên cứu khoa học đều phải có mục đích nhân văn, kinh tế, xã hội. Đề xuất của ông Hiền, vì trình độ hiểu biết xã hội và văn hoá, kinh tế quá thấp kém, sẽ gây tác hại rất to lớn cho đất nước. Nó là sự huỷ hoại văn hoá.” (GS Trần Đình Sử)

“Bộ Giáo Dục-Đào Tạo trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học.Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế cần có sự thẩm định của các chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ. Bộ GD-ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay" – (Bộ GD&ĐT đưa ra quan điểm.)

“ "Cái đám quần chúng" ném đá giáo sư không phải người ta coi khinh ông, vì xét cho cùng, người ta cũng không hề biết ông là ai, mà là vì người ta cố gắng ngăn chặn cái ý tưởng cải cách ngôn ngữ của ông. Không cần phải có kiến thức về ngôn ngữ học cũng có thể thấy rằng "sáng tạo" đó rất khó nuốt. Tất cả những người lớn tuổi đều đáng kính hết, chứ không riêng gì mình ai, ông phải hiểu như thế. "Cái đám quần chúng" cũng có trách nhiệm, ít nhất là với chính bản thân họ, với cuộc sống còn vô vàn khó khăn của họ, sau đó là với đất nước, chứ không phải họ mắt toét không biết gì đâu” (Meou).

Nếu cuốn “Ngôn ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và phát triển” – tập 1, dày 2.200 trang, do nhà xuất bản Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn hồi tháng 09/2017 chính là nguồn gốc chức đựng đề xuất “cải cách tiếng Việt” đang “dậy sóng” các phương tiện truyền thông. Chúng ta thấy có một sự mỉa mai là các ông, các bà từ giáo sư tới Tiến sĩ ngôn ngữ học này ở Việt Nam đã dần dà chuyển sang “chuyên gia tâm lý học”…họ lo lắng thái quá về : Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế, những hiện tượng không thống nhất trong cách nói-viết, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại…

Thật là “xàm” khi các nhà ngôn ngữ học lại làm chuyện của các nhà tâm lý học để có thể đánh giá được tâm lý của trẻ em, của người nước ngoài học tiếng Việt mà không tôn trong nhân dân cả nước, và để tâm đến tính dân tộc, sự thống nhất, tập quán và những chuẩn mực giao tiếp ngôn ngữ và cách viết tiếng Việt.

Xin dẫn chứng ra đây cái quái dị của gợi ý cải cách tiếng Việt mới thay cho lời trần tình về cái nặng chữ nghĩa của tôi:

Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi…
(Tôi Yêu Tiếng nước tôi – Phạm Duy)

  Tiếq nướk tôi ! Bốn qàn năm zòq zã buồn vui
Xók kười weo mện' nướk nổi côi, nướk ơi
Tiếq nướk tôi ! Tiếq mẹ sin' từ lúk nằm nôi
Woắt qìn năm wàn' tiếq lòq tôi, nướk ơi…”

Thế đấy, Tiếng Việt đã và sẽ đi về đâu? Buồn thương biết bao cho tiếng Việt mến yêu của tôi.

Biết Văn
Orange County tháng 12 ngày 8 năm 2017

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.