Thánh Mẫu

KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH. Chương I (Tiếp theo 2)

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

KHUÔN MẪU NGƯỜI MẸ

LÝ LUẬN TÌNH YÊU

VỀ PHẨM CHỨC LÀM MẸ TRONG MARIA

 

Học Để Ghi Chép

Những Kitô hữu tiên khởi đã đi theo bậc Thầy của mình trong việc đọc Thánh Kinh. Trong thư gửi người Do Thái, đã mô tả Nhà Tạm của thời Cựu Ước và các nghi lễ như “khuôn mẫu và bóng hình của những sự thật trên trời” (8:5), và lề luật như “bóng dáng của những sự thiện sẽ tới” (10:1). Phần ngài, Thánh Phêrô đã ghi chú rằng Noah và gia đình ông “đã được cứu thoát nhờ nước”, và rằng “đó là hình bóng của phép rửa cứu độ chúng ta ngày nay” (1 Pt 3:20-21). Lởi của Phêrô được dịch là “prefigured” (biểu hiện trước) từ chữ Hy Lạp có nghĩa là “typify” (tiêu biểu) hoặc “make a type”(tạo một mô hình). Về phần mình, Tông Đồ Phaolô đã diễn tả Adam như “mẫu hình” của Chúa Giêsu Kitô (Rm 5:14).

Như vậy một mẫu hình là gì? Một mẫu hình là một người thật, một nơi, một vật, hoặc một biến cố trong Cựu Ước mà nó được nói tới một cách rõ ràng đầy đủ hơn trong Tân Ước. Từ chữ “khuôn mẫu” chúng ta có chữ “typology”, nghiên cứu những điều tiên báo về Chúa Kitô trong Cựu Ước (x. Sách Giáo Lý, 128-130).

Một lần nữa, chúng ta phải nhấn mạnh đến những hình ảnh mà chúng không phải là những hình ảnh tiểu thuyết. Một cách văn chương, chúng là những chi tiết hoàn toàn lịch sử. Thí dụ như khi Thánh Phaolô diễn giải câu truyện về người con của Abraham như một “ngụ ngôn”, ngài không cho rằng câu truyện này đã không bao giờ xảy ra; ngài đã xác định nó như một câu truyện lịch sử nhưng như một lịch sử được đặt trong dự án của Thiên Chúa, một lịch sử mà toàn bộ ý nghĩa của nó chỉ được khai mở sau những gì đã được hoàn tất.

Khoa nghiên cứu về liên quan giữa Cựu và Tân Ước (Typology) mở ra nhiều hơn một con người của Đức Kitô, nó cũng nói với chúng ta về thiên đàng, Giáo Hội, các Tông Đồ, Thánh Thể, những nơi mà Chúa Giêsu sinh ra và chết, và người mẹ của Ngài. Từ những người Kitô hữu tiên khởi, chúng ta học được rằng thành Giêrusalem biểu tượng nơi cư ngụ trên trời của các thánh trong vinh quang (2 Cr 5:1-2; Kh 21:9-22); rằng Israel đã ám chỉ về Giáo Hội (Gl 6:16); rằng Mười Hai Tổ Phụ trong Cựu Ước chỉ về mười hai Tông Đồ trong Tân Ước (Lc 22:30); và rằng hòm bia giao ước là hình bóng của Đức Nữ Đồng Trinh Maria (Kh 11:19; 12:1-6, 13-17).

Thêm vào những hình ảnh của Cựu Ước được đề cập một cách chi tiết rõ ràng trong Tân Ước, có nhiều tiềm ẩn hơn nữa nhưng không hiển nhiên. Thí dụ, vài trò của Thánh Giuse trong đời sống thơ ấu của Chúa Giêsu một cách rõ ràng là hình ảnh vai trò của tổ phụ Giuse trong đời sống ban đầu của dân Israel. Cả hai cùng chung một tên gọi; cả hai đều được diễn tả là “công chính” hoặc “chính trực”; cả hai được mặc khải trong những giấc mơ; cả hai thấy mình bị lưu đày ở Ai Cập; và cả hai đều ở trong bối cảnh để chuẩn bị dọn đường cho một biến cố lớn lao – trong trường hợp tổ phụ Giuse, xuất hành khỏi Ai Cập do Maisen, Người Giải Phóng. Trong trường hợp của Thánh Giuse, ơn cứu độ được thực hiện do Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế.

Những hình ảnh của Đức Maria trong Cựu Ước. Chúng ta tìm thấy Maria được biểu hiện qua Evà, người mẹ của tất cả sinh linh; trong Sarah, vợ của Abraham, người mang thai con mình một cách lạ lùng; trong vai trò hoàng hậu của triều đình Israel, người đã chuyển cầu với hoàng đế nhân danh con dân trong đất nước; và trong nhiều nơi khác nữa, cũng như nhiều cách thế khác nhau (thí dụ, Hannah và Esther). Hình ảnh được diễn tả một cách rõ ràng trong Tân Ước, hòm bia giao ước, mà tôi sẽ trình bày ở chương nói về điều này. Ở đây, tôi chỉ trình bày như hòm bia xưa được tạo thành để ghi khắc giao ước cũ, và vì vậy, Đức Trinh Nữ Maria được tạo nên để mang giao ước mới.

Sinh Hoạt Gia Đình

Nhờ giao ước mới được sinh vào thế gian do Đức Trinh Nữ Rất Thánh Maria, đã làm cho mọi sự trong đời sống chúng ta trở nên đổi mới – trong đời sống của tôi và của các bạn – và trong lịch sử nhân loại. Vì tất cả mọi giao ước ghi minh xác những cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Sự hiệp thông của Thiên Chúa với Israel được định nghĩa bởi một giao ước, như những liên kết của Ngài với Adong, Noah, Abraham, Maisen, và Đavít. Chúa Giêsu chính mình Ngài đã nói về hiến tế cứu độ như một giao ước mới trong máu Ngài (Lc 22:20).

Chúng ta nghe những lời này trong Kinh Nguyện Thánh Thể ở mỗi Thánh Lễ, nhưng có bao giờ chúng ta dừng lại để tự hỏi: giao ước là gì? Đây là một câu hỏi hết sức ý nghĩa, một câu hỏi mang chúng ta đến tâm điểm của đức tin và đời sống Kitô giáo. Đúng ra, nó mang chúng ta đến trái tim của Thiên Chúa.

Giao ước là gì? Câu hỏi hướng chúng ta về sự thật nguyên thủy mà chúng ta đã thảo luận trước đây ở chương này: gia đình. Thời xa xưa ở miền Cận Đông, giao ước là một sự thánh hiến người thân có liên hệ chặt chẽ trên một lời thề trang trọng mà nó đem một ai đó vào trong sự liên kết gia đình với những người khác hoặc với bộ tộc. Khi Thiên Chúa thiết lập những giao ước của Ngài với Adong, Noah, Abraham, Maisen, và Đavít, Ngài đã mời gọi một cách lần lượt số đông nhân loại vào trong gia đình của Ngài: đôi vợ chồng đầu tiên, rồi đến một quốc gia, và tới thế giới.

Tuy nhiên, tất cả những giao ước ấy đều thất bại do sự bất trung và tội lỗi của con người. Thiên Chúa đã trung thành, mặc dù Adong, Maisen, và Đavít đã không giữ giao ước. Thật ra, lịch sử thánh hóa đã đưa chúng ta đến một kết luận rằng, chỉ có Thiên Chúa là giữ lời hứa trong các giao ước của Ngài. Tuy nhiên, chẳng lẽ nhân loại hoàn toàn với bản tính con người loại bỏ một giao ước trong cách thức mà tự nó là trường cửu? Điều này đòi hỏi một người vô tội và thánh thiện như Thiên Chúa. Vì thế, để có một giao ước mới và vĩnh viễn, Thiên Chúa đã hóa thân làm con người trong Chúa Giêsu Kitô, và Ngài đã thiết lập một giao ước mà nhờ đó, chúng ta trở nên phần tử của Gia Đình Ngài: Gia Đình của Thiên Chúa.

Điều này có ý nghĩa hơn chỉ thuần túy là mối giây liên hệ với Thiên Chúa. Vì “Thiên Chúa trong mầu nhiệm sâu nhiệm nhất của mình là … một gia đình.” Chính tự Thiên Chúa là Cha, Con, và Thánh Thần Tình Yêu – các Kitô hữu được lôi kéo vào đời sống của Gia Đình này. Trong Thánh Tẩy, chúng ta được nhận diện với Đức Kitô, được rửa tội nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa; chúng ta mang danh của gia đình Ngài, và vì thế trở nên con cái trong Người Con. Chúng ta được mang lấy đời sống của Chúa Ba Ngôi, ở đó chúng ta được sống trong tình yêu muôn thuở. Nếu Thiên Chúa là một gia đình, thiên đàng là nhà, và với Giêsu, thiên đàng trở thành trái đất.

Tác Dụng Chính Của Gia Đình

Giao ước gia đình của Thiên Chúa rất hoàn hảo, không thiếu sót gì. Giáo Hội nhìn lên Thiên Chúa như người Cha, Chúa Giêsu như người anh, và thiên đàng là nhà. Và rồi còn thiếu gì nữa?

Thực tế không phải vậy. Mỗi một gia đình đều cần một người mẹ; nhưng chỉ có duy Đức Kitô đã có thể chọn người mẹ cho. Chính mình Ngài, và Ngài đã chọn trong một cách thần ý cho toàn bộ gia đình giao ước của Ngài. Giờ đây, những gì Ngài có, Ngài đem chia sẻ với chúng ta. Đời sống thần linh của Ngài là của chúng ta; nhà Ngài là nhà chúng ta; Cha Ngài là Cha chúng ta; anh em Ngài là anh em chúng ta; và mẹ Ngài cũng là Mẹ chúng ta.

Vì một gia đình không thể hoàn toàn nếu thiếu một người mẹ yêu thương. Những giáo hội Kitô ly giáo đã loại vai trò không thể thiếu của Đức Maria, kết thúc bằng một cảm xúc giống như một gian hộ của một người độc thân; nam giới đơn độc, ngăn nắp nhưng không phải là một ngôi nhà; có sinh hoạt và sản xuất – nhưng với một nghĩa giới hạn của vẻ đẹp và thơ mộng.

Thật vậy toàn thể Thánh Kinh, tất cả mọi hình thức, mọi tạo vật, và trong tận cùng sâu thẳm mọi nhu cầu con người đều nói cho chúng ta rằng không có một gia đình nào như gia đình này – và rõ ràng là không phải là gia đình giao ước của Thiên Chúa. Các tông đồ hiểu điều này, và đó là lý do tại sao các ông tụ họp chung quanh Đức Maria trong lễ Hiện Xuống. Thế hệ Kitô hữu ban đầu cũng biết điều này, và đó là lý do tại sao họ vẽ hình Mẹ trong các hang toại đạo, và dâng hiến các thánh đường cho Mẹ.

Trong những hình vẽ đầu tiên của Đức Maria luôn luôn vẽ Mẹ đang bồng hài nhi – luôn luôn ban tặng Ngài cho thế giới, cũng như trong chương 20 của sách Khải Huyền. Một người mẹ thật, người luôn luôn trong tư thế chỉ vào con mình, nhưng lại nhìn về phía những kẻ đang kêu cầu mình, cũng là những người con của Mẹ.  Mẹ là mẹ của hài nhi – vì một hài nhi không thể tự mình đứng vững – cũng giống như những bà mẹ trần gian đưa chúng ta lại với Chúa.

Còn tiếp)

 

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.