Thánh Mẫu

KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH. Chương 7 (Tiếp theo)

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

 Tia Sáng Vinh Quang

Những nhà thần học nghĩ gì khi họ nói về Đức Maria như một khuôn mẫu? Nhìn vấn đề một cách đơn giản, đó là vì Người là một mẫu mực đầy đủ vẹn toàn (x. Giáo Lý Công Giáo. số 967,972).

Như chúng ta đã đọc qua trong tác phẩm này, những hình ảnh của Cựu Ước đã tiên báo những thực tại của Tân Ước. Nhưng những thực tại Tân Ước, thực ra, lại nói trước về những vinh quang thiên quốc. Vì thế mà tại sao sách Khải Huyền lại là một cuốn sách quan trọng, hàm chứa của Phúc Âm. Nó liên quan đến tình trạng đầy tràn viên mãn của tất cả những mẫu mực trần thế. Nó chiếu tỏa vinh quang mà Thiên Chúa chiếu tới trong lịch sử và mọi loài thụ tạo.

Đức Maria là hình ảnh trung tâm của sách Khải Huyền bởi vì – được đưa về trời, ở đó Người ngự trị – Đức Maria giờ đây là sự viên mãn và một thực thể mà Giáo Hội tự mình chỉ là một hình ảnh. Giáo Hội là Trinh Nữ và là Mẹ, Hiền Thê của Đức Kitô, Giêrusalem Thiên Quốc, thành rộng lớn và là Thành của Thiên Chúa. Giáo Hội là khuôn mẫu thiên quốc. Giáo Hội – gồm tất cả chúng ta – phải phấn đấu đạt được những thực tại mầu nhiệm trong suốt mọi ngày trên dương thế.

Đây là những gì Công Đồng nhắn nhủ:

“Tuy nhiên, nếu như Giáo Hội đã đạt tới sự toàn thiện trong Đức Trinh Nữ diễm phúc, nhờ đó không còn vết nhơ hay nếp nhăn, thì các Kitô hữu vẫn còn phải cố gắng chiến thắng tội lỗi để được tăng trưởng trong đời sống thánh thiện; vì thế, họ ngước mắt lên Đức Maria là mẫu gương nhân đức sáng ngời cho toàn thể cộng đoàn những người được chọn… Khi tìm kiếm vinh quang Đức Kitô, Giáo Hội càng ngày càng nên giống khuôn mẫu cao cả của mình hơn, liên lỷ tiến tới trong niềm tin, cậy, mến, tìm kiếm và vâng theo thánh ý Thiên Chúa trong mọi sự” (Ánh Sáng Muôn Dân 65).

Nỗ lực của chúng ta vừa có tính cách cá nhân nhưng cũng vừa tập thể. Là thành phần của gia đình Giáo Hội, chúng ta buộc phải quan tâm tới những thành phần khác, và tìm cách đem nhiều người về với gia đình. Công Đồng Vaticanô II một lần nữa đề cao Đức Maria như một mẫu gương của hoạt động tông đồ – mẫu gương của hoạt động kiếm tìm Kitô hữu của chúng ta.

Thật ra, những khả năng của chúng ta cho việc phúc-âm-hóa phải có sự tham dự của Đức Maria.  Phúc-âm-hóa nên bắt đầu bằng lời cầu xin với Đức Maria, và nó phải được lan tỏa với giáo lý và lòng sùng kính Đức Maria. Vì phúc-âm-hóa tất cả chỉ là xây dựng một gia đình, và không ai có thể thuộc về gia đình mà không kính trọng người mẹ của gia đình. Hơn nữa, như Công Đồng Vaticanô II đã chỉ cho thấy, Đức Maria giữ vai trò giáo dục trong việc tăng trưởng sự thánh thiện cho các con cái của Người.

Tuy nhiên, có bao nhiêu người, ngay cả trong số những người được kể là anh em của Đức Kitô không biết họ là con của Đức Maria?

Bất Lợi Cho Đại Kết?

Tất cả mang chúng ta đến những câu hỏi gây tranh cãi, đó là phải chăng Giáo Lý Công Giáo về Đức Maria là điều có thể tạo bất hòa cho sự hiệp nhất của Kitô giáo. Một số người – ngay cả một số thần học gia – cũng nói rằng chúng ta nên coi nhẹ những điều tin tưởng của mình về Đức Maria để đến gần với các giáo phái Tin Lành. Đó cũng có nghĩa là từ chối những điều tin tưởng ấy.

Tuy nhiên, làm như vậy phải chăng đem lại hậu quả trái ngược. Thần học là một khoa học; những chủ đề của nó bao gồm những mầu nhiệm được mặc khải một cách thần linh. Qua nhiều thế kỷ, nhiều hạt giống giáo lý đã được gieo trồng bởi Chúa Kitô và các Tông Đồ đã nở thành các tín lý, như đã được định nghĩa bởi thẩm quyền của Giáo Hội. Bằng cách thức này, thần học đã được phát triển liên tục, giống như các khoa học khác.

Các nhà khoa học đưa ra công thức và trắc nghiệm nhiều lý thuyết. Một số trong đó được chứng minh với đầy đủ điều kiện để được gọi là định luật như định luật sức hút trái đất của Newton; số khác bị loại trừ như những giả thuyết không thể giải thích. Vì thế, những luật lệ trở thành những dấu hiệu của sự tiến bộ của khoa học. Một cách tương tự, định nghĩa của tín lý hành động như một dấu hiệu của sự tiến bộ thần học.

Tín điều, là tuyệt đỉnh của giáo lý, và giáo lý không gì hơn là những lời giảng dạy của Giáo Hội và sự rao truyền chân lý Phúc Âm, như Chúa Giêsu đã ban quyền và trao sứ vụ cho Giáo Hội thực hiện. Khi giáo hoàng chọn để tuyên bố một tín lý về Đức Maria, ngài hành động hơn là giảng dạy thế giới về một bài học giá trị của thần học. Ngài dùng đặc sủng Thiên Chúa ban để hoàn tất sứ vụ tông đồ mà giảng dạy Phúc Âm cho mọi dân tộc (x. Mt 28:18-20).

Qua dòng lịch sử của Giáo Hội, việc tuyên tín một tín điều đã khích lệ những năng lực tông đồ và thần học của một số bộ óc xuất sắc của Giáo Hội, một cách đặc biệt, khi việc tuyên tín đã trở nên nguyên nhân bàn cãi..Năm 1940, nhiều người Tin Lành bao gồm Max Thurian sau này của Taizé, Pháp, đã phản đối một cách kịch liệt sau khi nghe tin đồn rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII sẽ định tín tín điều Mẹ Lên Trời. Họ đã nêu lên câu hỏi: “Ở đâu trong Phúc Âm?” khi đưa ra những dự đoán khốc liệt về cái chết của sự hợp nhất Kitô Giáo.

Vâng, tín điều lên trời xảy ra cùng lúc trong buổi bình minh thời vàng son của việc hiệp nhất Kitô Giáo. Giờ đây, sau gần 50 năm, Giáo Hội Công Giáo có thể được diễn tả như cỗ máy của phong trào hiệp nhất, khi nhiều tổ chức của việc bảo vệ cũ đã mất đi sức nóng của nó.

Và một cách hết sức bất ngờ, Max Thurian, một linh mục Công Giáo đã chết nhằm ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời năm 1996.

Tiến đến hiệp nhất một cách thân thiện không giống như kết quả từ những nỗ lực của chúng ta. Hơn thế nữa, nó không phải là sự nhượng bộ của mỗi bên. “Ở đây nó không phải là một vấn nạn của việc sửa đổi Đức Tin được ký thác”, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết, “Thay đổi ý nghĩa của những tín lý, giới hạn những từ ngữ căn bản từ chúng, làm thích hợp sự thật với những ưu thế của một thời đại riêng… Sự hiệp nhất do ý muốn bởi Thiên Chúa có thể được đạt đến chỉ bởi sự tham dự của tất cả đối với nội dung của Đức Tin mặc khải trong toàn bộ của nó” (Ut Unum Sinct 18).

Sự hợp nhất, do đó, đòi hỏi một ân sủng đặc biệt và Lời của Thiên Chúa, Đấng hành động nhân danh gia đình của Ngài. Tuy nhiên, chúng ta không nên kỳ vọng Ngài hành động riêng lẻ, nhưng qua người Mẹ mà Ngài đã ban cho chúng ta để làm gương và là nguồn –  khuôn mẫu – sự hợp nhất gia đình.

Và Chung Cuộc

Bất cứ những gì không đồng ý giữa chúng ta ở đây, chỉ là những vấn đề thuộc gia đình hơn là những đề tài chính trị. Thật ra, chúng ta tất cả cần phải loại bỏ cám dỗ nhằm giản thiểu những vấn nạn đó đối với cái nhìn thuộc những nhà chính trị tôn giáo, những buổi tranh luận có tính cách hộ giáo, hoặc để trả lời cho những khác biệt chính đáng của chúng ta bằng những nguyên nhân bài bác. Thật là một sai lầm biết bao nếu nỗ lực đạt được sau vinh quang của Đức Maria lại có thể bất kính đối với Người.

Mặc dù tôi không ngây thơ về những vấn đề hiệp nhất, tôi vẫn hy vọng, nhưng chỉ duy vì đó là ước muốn của Chúa Cha tuôn đổ quyền năng vô biên của Ngài để hiệp nhất tất cả mọi con cái của mình chung quanh Con của Ngài và “người Mẹ chung của chúng ta” (Mẹ Đấng Cứu Chuộc 25).

Sau cùng, đó là những gì chúng ta học được từ khoa phân tích Thánh Kinh của Phúc Âm, được chiếu tỏa bởi tín lý của Giáo Hội. Sự thật vĩnh viễn đã được nói tiên tri – liên quan đến điều mà lịch sử nhân loại đã đi qua khi kết thúc bi kịch của nó – cách diễn tả vũ trụ, nhân loại, con người của Thiên Chúa đã thực hiện trong Đức Maria, biến Người là hiền thê của Giáo Hội, làm cho người thành Mẹ Giáo Hội, đặt Người làm khuôn mẫu của Giáo Hội, bao gồm tất cả chúng ta.

 

 

 

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.