Thánh Mẫu

KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH. Chương 5 (Tiếp theo)

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

 

Dự Án Cứu Độ Của Thiên Chúa:

Đầu Thai Vô Nhiễm

Đầu thai vô nhiễm là giáo lý dạy rằng Thiên Chúa gìn giữ Đức Maria khỏi mọi dấu vết của nguyên tội ngay từ giây phút đầu tiên Người được hoài thai trong lòng thân mẫu. Nhờ thế, Người sống trong tình trạng ơn thánh đã được chiến thắng bởi công phúc của Con mình, Chúa Giêsu. Vì vậy lời chào mừng của thiên thần đối với Đức Maria: “Kính mừng, đấng đầy ơn phúc”, đã được vang lên nhiều năm trước khi Chúa Giêsu chiến thắng sự chết đem lại ân sủng cho nhân loại. Vâng, Đức Maria là, và ngay cả sau đó “đầy ơn phúc”.

Đức Hồng Y John Newman đã dạy rằng, đầu thai vô nhiễm tội là điều theo sau quan trọng đối với vai trò của Đức Maria như Evà Mới. Ngài đã hỏi: “Nếu Evà được nâng lên trên bản tính nhân loại nhờ tặng ân luân lý mà chúng ta gọi là ân sủng, thì có quá đáng để nói rằng Đức Maria còn có cả một hồng ân cao cả hơn thế nữa? … Và nếu Evà đã nhận được ân huệ cao quí này được ban cho ngay từ giây phút đầu tiên bà hiện diện trong thân xác, thì có thể nào chối bỏ việc Đức Maria cũng đã được ơn ấy ngay từ lúc đầu tiên của Người?”

Newman cũng tìm thấy điều hợp lý đối với Chúa Kitô được sinh bởi người Mẹ vô nhiễm tội.

 “Đức Maria không chỉ là dụng cụ trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Lời của Thiên Chúa… không chỉ đi qua Người, như Ngài đã đi qua chúng ta trong Thánh Thể. Nó cũng không phải là thân xác bởi trời mà Người Con Muôn Thuở đã vay mượn… Không, Ngài đã hấp thụ, Ngài đã uống máu của Mẹ, và bản thể của Mẹ đã hòa trộn vào trong Con Người Thiên Chúa của Ngài. Ngài trở thành con người từ Mẹ, và nhận lãnh những đường nét khuôn mặt từ Mẹ, và hình hài của mẹ như ngoại diện và thái độ mà qua đó Ngài có thể làm sáng tỏa chính mình cho thế giới. Ngài được biết đến, không nghi ngờ, bằng sự rập khuôn của Ngài với Mẹ, là người Con của Mẹ… Như vậy không đủ chứng tỏ… rằng Người Cha Muôn Thuở chẳng đã chuẩn bị Mẹ cho sứ vụ này bằng sự thánh hóa siêu vời đó sao?”

Đầu thai vô nhiễm nguyên tội là quan niệm thông thường của Giáo Hội tiên khởi. Thánh Ephrem thành Syria đã làm chứng điều này vào thế kỷ thứ tư, cũng như Thánh Augustinô vào thế kỷ thế năm. Thánh Augustinô đã đặt giáo lý này vào một văn mạch rõ ràng, qủa quyết, nói rằng nó có thể là một điều phạm đến Chúa Giêsu khi nói rằng Mẹ của Ngài là một tội nhân. Thánh Augustinô đã nói, tất cả chúng ta ai cũng có tội, “ngoại trừ Đức Thánh Trinh Nữ Maria, liên quan đến đấng, để vinh danh Thiên Chúa, Tôi hy vọng sẽ không có câu hỏi nào được nêu lên khi chúng ta nói về tội lỗi. Sau cùng, chúng ta hiểu thế nào về mức độ lớn lao ân sủng đối với một chiến thắng toàn diện trên tội đã được ban cho Người, đấng mang thai và sinh ra Ngài, cũng là Đấng tất cả thừa nhận là vô tội.”

Trong khi các nhà thần học Đông Phương, một cách nào đó, đã dạy về giáo lý mang ý nghĩa tiêu cực, nhấn mạnh đến việc Đức Maria vô nhiễm tội, thì thay vào đó, các giáo hội Tây Phương lại luôn luôn dạy về sự thánh thiện dư thừa của Người. Một từ ngữ thông dụng được có ảnh hưởng về Mẹ là Panagia, hoàn toàn thánh thiện; tất cả mọi sự trong Người là thánh thiện.

Dầu vậy, Giáo Hội đã không tuyên bố tín điều Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội cho đến năm 1954. Trong lúc đó, một số Kitô hữu – ngay cả một số thánh nhân – quan ngại khi cho rằng nói Đức Maria vô tội trước cả ngay giây phút đầu thai có thể một cách nào đó chối bỏ bản tính con người của Mẹ hoặc công việc cứu độ của Chúa Kitô. Do vậy, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã bày tỏ sự quan tâm này một cách đầy đủ khi ngài, một cách trang trọng, định nghĩa tín lý “Đức Thánh Trinh Nữ Maria, ngay trong giây phút đầu tiên hoài thai của mình, bởi ơn đặc biệt, và đặc ân được Thiên Chúa Toàn Năng ban cho, trong tầm nhìn về công trạng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc nhân loại, đã được gìn giữ thoát khoải mọi dấu vết của Nguyên Tội.”

Nó ngắn hơn một câu viết đơn giản, nhưng nó bao hàm một cách đầy đủ mọi lời giảng dạy. Đức Giáo Hoàng Piô làm cho nó trở nên sáng sủa hơn rằng đầu thai vô nhiễm tội là một biệt lệ (“số ít”) ân sủng của Thiên Chúa, cũng giống như việc nhập thể của Chúa Giêsu là một biến cố duy nhất trong lịch sử. Tiếp theo, ngài tuyên bố một cách không nghi ngờ rằng ơn huệ duy nhất này đã được Chúa Giêsu Kitô chiến thắng cho Đức Maria, Đấng Cứu Độ của Mẹ. Và sau cùng, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng đầu thai vô nhiễm nguyên tội là một hành động quyền năng để ngăn ngừa – một việc làm của Thiên Chúa, và không phải là hành động của chính Đức Maria.

Đầu thai vô nhiễm nguyên tội, vì thế, là hoa trái của ơn cứu độ ứng dụng cho Đức Maria bằng một cách thức nói lên rằng; ơn cứu độ luôn luôn ở trong ý định của Thiên Chúa hằng sống, Đấng không bị giới hạn bởi thời gian như chúng ta. Và do vậy, ơn cứu chuộc của Chúa Kitô ứng dụng cho bạn và cho tôi, mặc dù chúng ta không ở đó trên đồi Calvary – và nó đã ứng dụng đối với Đức Maria ngay giây phút người được hoài thai, nhờ vào cái chết cứu chuộc của Chúa Kitô sau này. Ơn cứu độ của Người là một hành động ngăn ngừa, trong khi đối với nhân loại là hành động giải thoát.

Ngay cả hôm nay, chúng ta có thể nhìn thấy rằng Chúa Kitô, qua một hình thức so sánh, giải thoát một số tội nhân bằng cách cứu họ và bằng cách ngăn ngừa họ. Một số người quay đầu trở lại với thói quen tội lỗi, thí dụ, ăn cắp trong các siêu thị, xử dụng cần sa ma túy, hoặc ngoại tình, sau khi họ nhận được hồng ân trở lại. Nhưng số khác từ chối thói quen phạm tội ngay khi còn rất trẻ vì Chúa đã ban cho họ một ân huệ là được nuôi dưỡng trong một gia đình Kitô giáo đạo hạnh. Bất cứ cách nào, do ngăn ngừa hoặc giải thoát, ơn cứu độ là một tác động của Thiên Chúa. Trong dự án quan phòng của Ngài, Ngài đã thấy đường lối thích hợp đối với Đức Maria là ngăn ngừa khỏi tội một cách hoàn toàn, suốt mọi ngày trong cuộc sống của Mẹ.

Nếu Đức Maria không có tội, vậy người có thật sự cần Chúa Giêsu cứu độ không? Có. Người cần được cứu độ. Sự ngăn ngừa đặc biệt đã không loại bỏ vai trò không cần ơn cứu độ được chiến thắng cho mọi người bởi Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, cũng thế, Ngài vừa là Đấng tạo dựng, là Đấng cứu chuộc chúng ta. Trong việc tạo dựng Đức Maria, Chúa đã giải thoát cho Người khỏi bất cứ những giới hạn thuộc bản tính con người hoặc sự yếu đuối đối với tội lỗi. Người là một tạo vật, nhưng lại là Mẹ của Ngài, và Ngài đã hoàn tất một cách tuyệt vời giới răn tôn kính Người. Ngài đã tôn kính Người trong một cách thế đẹp đẽ siêu việt.

Sức Hấp Dẫn Thai Nhi

Khi chúng ta đọc kinh Kính Mừng, chúng ta vang vọng một trong những danh hiệu cổ xưa nhất mà các Kitô hữu đã xưng tụng Đức Maria: Mẹ Chúa Trời (trong tiếng Hy Lạp, Theotokos, một cách văn chương có nghĩa “người mang Thiên Chúa”), Vào khoảng thế kỷ thứ ba (có thể là sớm hơn), Giáo Hội tại Ai Cập đã cầu: “Chúng con chạy đến sự chở che của Mẹ, Ôi, Mẹ thánh thiện của Thiên Chúa…” Những Giáo Phụ sớm hơn trước đó như các Thánh Clêmentê thành Alexandria, Origen, và Alexander đã kêu cầu Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa”, hoặc tương tự như “Mẹ của Chúa”. Lời cầu xin này của các tín hữu dựa theo lời khởi hứng của Isave chào mừng Đức Maria, người chị em của bà: “Và tại sao tôi được Mẹ của Chúa tôi đến với tôi?” (Lc 1:43).

Với lời mang ý nghĩa Thánh Kinh, tước hiệu “Mẹ Thiên Chúa” đã loan truyền không bị ngăn cản vào những thế kỷ đầu của Giáo Hội. Thêm vào đó, là sự bày tỏ theo sau một cách hợp lý từ kiến thức cần thiết của Kitô giáo về thiên tính của Chúa Kitô. Nếu Ngài là Thiên Chúa và Đức Maria là mẹ Ngài, thì người là Mẹ của Thiên Chúa.

Việc xử dụng truyền thống từ “Mẹ Thiên Chúa” tùy thuộc vào một nguyên tắc thần học được gọi là thông tri của những ngữ pháp đặc biệt của một ngôn ngữ (communication of idioms). Theo nguyên tắc này là sự trọn vẹn của chính Chúa Kitô với hai bản tính, thiên tính và nhân tính được hòa nhập trong Ngài, ở nơi một con người. Do đó, các Kitô hữu có thể nói một cách chắc chắn rằng, Thiên Chúa Ngôi Con chết trên thập giá tại Canvariô, cũng là Thiên Chúa không bao giờ chết. Và cũng vậy, người Kitô hữu luôn tin rằng, Thiên Chúa sinh ra trong máng cỏ ở Belem, cũng là Thiên Chúa hằng sống.

Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ năm, một số các nhà thần học bắt đầu nêu lên những giá trị của danh hiệu “Mẹ Thiên Chúa” – hoài nghi được áp dụng vào Đức Maria liên quan đến “nguồn gốc” của Thiên Chúa. Những nhà thần học này có thể chấp nhận danh xưng “Mẹ Đức Kitô”, nhưng không phải là “Mẹ Thiên Chúa”. Các ngài còn tranh luận xa hơn nữa chống lại sự kết hợp hai bản tính của Chúa Kitô, cho rằng Đức Trinh Nữ sinh ra nhân tính nhưng không sinh ra thiên tính của Ngài.

Giáo Hội đã không chấp nhận, và danh xưng của Đức Maria đã được biện minh một cách hiệu quả bởi Đức Giáo Hoàng Celestine I, người đã dùng lời biện hộ của Thánh Cyrilô thành Alexandria, một nhà thần học dẫn đầu của lúc bấy giờ. Thánh Cyrilô chỉ ra rằng một người mẹ không chỉ sinh ra bản tính một người, nhưng là sinh ra một người. Đức Maria sinh ra Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã và là người Thiên Chúa. Dù Đức Maria đã không tạo ra Thiên Chúa, nhưng Người rõ ràng đã sinh ra Ngài. Người là “mẹ” Ngài.

Với chúng ta, việc tranh luận có thể coi như trừu tượng và hàn lâm, nhưng tiến trình bao gồm sự chú ý ngay ở các Kitô hữu bình thường thuộc thế kỷ thứ năm, đã thôi thúc họ lòng tôn sùng nhiệt thành. Lịch sử cho chúng ta biết rằng khi Đức Giáo Hoàng Celestine triệu tập Công Đồng Êphêsô (A.D. 431) để xác định bàn định về “Mẹ Thiên Chúa”, các tín hữu bao quanh thành phố, để chờ đợi quyết định của các giám mục. Khi các nghị phụ công bố quyết định của công đồng rằng Đức Maria thật vậy, là Mẹ Thiên Chúa, dân chúng hân hoan vui mừng và cung nghinh các giám mục (tất cả gồm 200 vị), tung hô và rước quanh trên các đường phố.

Hãy dừng lại giây phút để nghĩ về cường độ của những xúc cảm mà những tín hữu này đã cảm nhận về Rất Thánh Đồng Trinh Maria – từ khách hành hương tới những cư dân thành phố của công đồng, đang chờ ngoài cửa để lắng nghe tuyên tín của các giám mục, rồi ăn mừng cả đêm, tất cả chỉ vì người nữ ấy đã nhận được vinh dự đích thực của bà. Dân chúng không hành động như vậy vì yêu thích sự tranh luận uyên bác. Họ cũng không ăn mừng một chiến thắng do giải thích chữ nghĩa. Tôi dám nói rằng họ đã không thực hiện một cuộc lữu hành gian nan đến Êphêsô nhân danh bất cứ bà mẹ nào, ngoài người Mẹ của chính họ. Vì người Mẹ của chính họ cũng là Mẹ Thiên Chúa.

Khi chúng ta gọi Đức Maria là “Mẹ Thiên Chúa”, chúng ta chia sẻ niềm vui từ xa xưa. Vì được gói ghém trong một cụm từ bao gồm dữ kiện kinh ngạc đó là chúng ta là con cái Thiên Chúa. Chúng ta là anh chị em của Con Đức Maria-Thiên Chúa làm người-và không chỉ nguyên về phần nhân tính.

(Còn tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.