Thánh Mẫu

KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH – Chương 3 – (Tiếp theo)

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

 

Những Làn Ranh Trận Chiến

Ai là người phụ nữ và cũng là hòm bia? Hầu hết những nhà bình luận đều đồng ý rằng, ít nhất trên một mức độ, người phụ nữ này – giống như cô dâu trong Khải Huyền 19 – đại diện Giáo Hội, đang lâm bồn sinh ra các tín hữu qua mọi thời đại. Đúng vậy, nó không giống như Gioan có ý nhắm tới người phụ nữ một cách duy nhất hoặc ngay cả trước hết, để đại diện cho Giáo Hội, Đức Hồng Y Newman đã đưa ra một lý luận thuyết phục tại sao sự nhân cách hóa lại không đủ như đọc trong Khải Huyền 12:

Hình ảnh người nữ, theo lối dùng chung của Sách Thánh, quá vững vàng và trội vượt cho việc thuần nhân cách hóa. Thánh Kinh không đơn thuần là những ngụ ngôn. Thực ra, chúng ta thường có nhiều hình ảnh ở đây, như khi những tác giả thánh nói về cánh tay hoặc thanh kiếm của Chúa. Cũng thế, khi họ nói về Giêrusalem hoặc Samria trong nữ tính, hoặc về Giáo Hội như một tân nương, hay một cây nho. Nhưng họ không cho mặc nhiều những ý tưởng trìu tượng hoặc phổ quát trong những đặc tính con người. Đây là bút pháp cổ điển hơn là lối viết kinh thánh. Xenophon đặt Hercules giữa Nhân Đức và Tính Xấu, đã miêu tả như những người phụ nữ. 

Thật ra, ngay việc nhân cách hóa cũng không phù hợp với phương pháp của Gioan qua cảnh xảy ra với người phụ nữ. Vì ông giới thiệu những đặc tính dị thường, người có thể đan dệt những ý tưởng chính, nhưng cũng không nghi ngờ rằng chúng cũng là những con người thật. Thí dụ, nhiều nhà dịch thuật chất vấn về đặc tính của “trẻ trai” người phụ nữ sinh (Kh 12:5). Cảnh huống trong Khải Huyền đưa ra, trẻ nam này có thể chỉ là Đức Giêsu Kitô. Gioan kể cho chúng ta đứa trẻ “cai trị mọi dân tộc bằng roi sắt” và điều này rõ ràng chỉ về Thánh Vịnh 2:9, mà nó diễn tả vị hoàng đế cứu thế được hứa bởi Thiên Chúa. Gioan cũng thêm rằng trẻ này “được đem tới Thiên Chúa và đến ngai của Ngài,” điều mà chỉ có thể nói về Giêsu, đấng đã thăng thiên về trời.

Những gì đúng cho trẻ nam thì cũng đúng cho kẻ thù của Ngài, con rồng. Gioan tuyên bố một cách minh xác rằng con rồng không chỉ là một biểu tượng nhưng là một con người đặc thù: “con rắn xưa, nó được gọi là Quỷ Sứ và Satan, kẻ phỉnh lừa toàn thế giới” (Kh 12:9).

Một cách tương tự, kẻ kết thân của con rồng, “con thú đi lên từ biển” (Kh 13:1), cũng đáp ứng với người thật. Chúng ta hãy nhìn vào con thú xấu xa và hãy nhìn lại lịch sử để xem những gì Gioan đã nhìn thấy. Con thú có “mười sừng và bẩy đầu, với mười triều thiên trên những sừng ấy và một tên lộng ngôn trên những cái đầu của nó.” Chúng ta biết qua chương 7 của sách tiên tri Đanien, những con thú này thường xuất hiện qua các triều đại. Những chiếc sừng, thường tượng trưng cho quyền lực vua chúa.

Rồi chúng ta hãy tự hỏi: ở thế kỷ thứ nhất, triều đại nào bị đe dọa nhất bởi sự trổi dậy của vị vua liên quan đến Đấng Cứu Thế từ dòng tộc Đavít? Phúc Âm của Mátthêu chương 2 đã làm sáng tỏ điều này: nó là triều đại của Hêrôđê. Thật ra, Hêrôđê không phải là người Do Thái, nhưng được Rôma chỉ định để cai trị Giuđêa. Để củng cố việc cai trị sai luật này, người Rôma đã loại trừ tất cả hậu duệ kế nghiệp của triều đại Hasmonean của người Do Thái. Đúng thế, Hêrôđê xưng mình là vua ở Giêrusalem, và còn đi xa hơn, tái xây dựng đền thờ lớn hơn. Một thủ lãnh đặc sủng, Hêrôđê – ngay cả ông ta là người tử tế – được ban cho, bởi những đáp trả, sự sợ hãi, lòng biết ơn, và cả đến việc thờ lạy những ngẫu tượng của ông ta qua việc thống trị sắt máu của ông. Hêrôđê đầu tiên đã giết vợ ông, ba con trai ông, mẹ vợ ông, anh vợ ông, và người chú ông, đó là chưa kể đến những con trẻ ở Belem.

Hơn nữa, Hêrôđê còn mời gọi các tư tế đền thờ hợp tác với chính quyền của mình. Sau cùng, ai là người Hêrôđê đã hỏi ý kiến khi ông ta tìm kiếm Đấng Cứu Thế mới sinh? Triều đại Hêrôđê có thể nói là một bắt chước tồi tệ theo nhà Đavít. Giống như người thừa kế chính thức của Đavít là Salômon, Hêrôđê cũng xây một đền thờ và lấy nhiều vợ. Với sự giúp đỡ của Rôma, ông đã thống nhất Israel mà nó đã bị phân rẽ trong nhiều thế kỷ.

Giòng họ Hêrôđê đã muốn biến họ trở nên một thách đố lớn lao cho việc tái lập vương quốc Đavít. Bảy người con ông đã nối tiếp cha mình, Antpater và cùng với mười Caesars của triều đình Rôma từ Julius đến Vespasian. Con thú mười sừng và bẩy đầu đáp ứng một cách kỳ lạ với bẩy triều thiên trên đầu bảy con của Hêrôđê, những kẻ đã thâu tóm quyền bính để cai trị từ triều đại của mười Caesars.

Để tuyên bố rằng Khải Huyền 12 là một thực hành trong nhân cách hóa có thể là một hình ảnh sáng ngời. Thị kiến của Gioan qua sự phong phú trong mẫu hình, cũng diễn tả lịch sự thực tế và con người thật, trong nhãn quan trời cao.

Hơn Một Người Nữ

Gioan đã diễn tả những xung đột chung quanh việc sinh ra và sứ mạng của Đấng Cứu Thế. Ông thấy, một cách tượng trưng, những vai trò mà Satan, Caesars, và Hêrôđê sẽ hành xử. Vâng, những mảnh ghép của Khải Huyền 12, những yếu tố nổi bật nhất, là người phụ nữ, người là hòm bia giao ước.

Nếu bà là ý tưởng được thêu dệt, vậy bà là ai?

Truyền thống kể cho chúng ta rằng bà cũng chính là người mà Chúa Giêsu gọi bằng “bà” trong Phúc Âm của Gioan, hình ảnh phác họa của Adong gọi “đàn bà” trong vườn Diệu Quang. Giống như khởi đầu Phúc Âm của Gioan, cảnh này của Khải Huyền nhắc lại một cách trùng hợp Ngụy Thư của Sáng Thế Ký. Ở đây, manh mối đầu tiên là Gioan – như trong phúc âm – không bao giờ cho biết tên của người này, ông ám chỉ đến người phụ nữ chỉ duy bằng tên Adong đã đặt cho Evà trong vườn: bà là “người nữ”. Sau này, trong cùng một chương giống nhau của Khải Huyền, chúng ta học cũng thế, giống như Evà – bà là “mẹ của chúng sinh” (St 3:20) – người phụ nữ trong mặc khải của Gioan là mẹ không chỉ duy nhất một “trẻ trai”, nhưng còn đối với “toàn thể miêu duệ của bà”, hơn nữa được nhận biết như “những kẻ giữ những lệnh truyền của Thiên Chúa và làm chứng cho Chúa Giêsu” (Kh 12:17). Như vậy, hậu duệ của bà là tất cả những ai có đời sống mới trong Chúa Giêsu Kitô. Evà Mới vì vậy hoàn tất lời hứa xưa để trở nên, một cách hoàn hảo hơn, người mẹ của chúng sinh.

Sự tham chiếu minh bạch nhất của Sách Khải Huyền đối với Ngụy Kinh, tuy nhiên, là hình ảnh của con rồng, con vật mà Gioan nhận diện một cách rõ ràng với “con rắn xưa” trong Sáng Thế Ký, “kẻ dối gạt thế giới” (Kh 12:9; x. St 3:13). Rồi cuộc chiến tiếp theo giữa con rồng và đứa trẻ hoàn tất cách rõ ràng lời hứa của Sáng Thế Ký 3:15, khi Thiên Chúa thề đặt “mối thù” giữa con rắn “và người nữ; giữa dòng dõi con rắn và dòng dõi người phụ nữ.” Và sự đau đớn của người phụ nữ lúc sinh con xem như dẫn đến việc hoàn tất những lời của Thiên Chúa nói với Evà: “Ta sẽ gia tăng sự cực khổ của ngươi trong lúc thai nghén; trong đau đớn ngươi sẽ sinh con cái” (St 3:16).

Gioan một cách rõ ràng muốn cho người nữ trong Khải Huyền gợi lại Evà, người mẹ của chúng sinh, và Evà Mới, người mà ông nhận ra như “người nữ” trong phúc âm.

Maria, Maria, Hòm Đựng Thánh Tích?

Tuy nhiên, chúng ta còn một câu hỏi về, làm thế nào người phụ nữ này có thể là hòm bia đáng kính của giao ước.

Để hiểu điều này, chúng ta phải để ý đến những gì đã làm cho hòm bia trở nên thánh thiêng. Nó không phải được làm bằng gỗ keo hoặc trang điểm bằng vàng. Cũng không được khắc với hình các thiên sứ. Những gì làm cho hòm bia nên thánh là nó chứa giao ước. Bên trong hộp bằng vàng là mười giới răn, Lời của Thiên Chúa đã được khắc ghi bằng ngón tay Thiên Chúa; mana, bánh nhiệm mầu được ban bởi Thiên Chúa để nuôi dân Ngài trong hoang địa, và cây gậy của tư tế Aaron.

Những gì làm cho hòm bia trở nên thánh càng làm cho Đức Maria trở nên thánh hơn nữa. Nếu hòm bia đầu tiên chứa đựng Lời Thiên Chúa khắc trên đá, thân xác của Maira đã mang Lời Thiên Chúa mặc xác phàm. Nếu hòm bia đầu tiên chứa đựng bánh thiêng từ trời, thân xác của Đức Maria cưu mang bánh Ban Sự Sống, bánh chiến thắng sự chết muôn thuở. Nếu hòm bia đầu tiên chứa cây gậy của Aaron, tư tế xưa, thân xác Đức Maria cũng mang con người tuyệt vời giữa hàng tư tế, Chúa Giêsu Kitô.

Những gì Gioan đã nhìn thấy nơi đền thờ trên trời khác biệt xa vời vợi so với sự cao cả của hòm bia giao ước cũ – hòm bia chiếu tỏa áng mây vinh quang trước ngọn đèn bảy nến, ở trung tâm đền thờ của Israel xưa. Gioan đã thấy giao ước mới, bình được chọn chứa giao ước Thiên Chúa vào thế giới một lần thay cho tất cả.

(Còn tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.