Thánh Mẫu

KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH. Chương 3 – (Tiếp theo 2)

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

 

Những Điều Đối Nghịch Bị Khống Chế?

Các Giáo Phụ thời kỳ đầu của Giáo Hội đã đưa ra những lời chứng mạnh mẽ đối với việc nhận định về Maria với hòm bia giao ước. Nhưng một số những nhà chú giải đã nêu lên những đối lập, và các Giáo Phụ đã trả lời ra sao.

Một số đã phản đối, chẳng hạn, vì những đau đớn sinh nở của người phụ nữ xem như trái ngược với truyền thống lâu đời rằng Maria không trải qua đau đớn lúc sinh con. Nhiều tín hữu tin rằng, vì Maria đầu thai vô nhiễm, nên Người được miễn trừ khỏi lời nguyền rủa của Sáng Thế Ký 3:16; vì thế, Người không cảm thấy đau đớn khi sinh nở.

Đúng vậy, sự đau đớn của người phụ nữ không nhất thiết chỉ về những đau đớn thể lý lúc lâm bồn. Đó đây trong Tân Ước, Thánh Phaolô dùng sự đau đớn lúc sinh nở như một ẩn dụ cho sự đau khổ tâm linh, cho sự đau đớn một cách tổng quát, hoặc cho sự mong chờ của thế giới khi trông đợi sự viên mãn cánh chung (Gl 4:19; Rm 8:22). Sự đau đớn của người đàn bà trong Khải Huyền có thể đại diện cho ước muốn đem Chúa Kitô vào thế giới; hoặc nó có thể đại diện cho những đau khổ tinh thần mà nó là giá của chức làm mẹ của Đức Maria.

Rồi một số những nhà chú giải lại băn khoăn cho rằng “dòng dõi khác” của người phụ nữ phản lại tín lý của sự trọn đời đồng trinh của Đức Maria. Tóm lại, làm cách nào người sinh những con khác nếu như người giữ trọn đời đồng trinh? (Chúng tôi sẽ trình bày vấn đề này một cách chi tiết hơn ở Chương 5). Nhưng một lần nữa, miêu duệ này không cần phải là những đứa con thể lý. Các tông đồ thường xuyên nói về mình như “những người cha” với thế hệ các Kitô hữu đầu tiên (x. 1 Cr 4:15). “Hậu duệ khác” của Khải Huyền 12 chắc chắn là “những người làm chứng nhân cho Chúa Giêsu” và nhờ thế trở nên anh em của Ngài, chia sẻ Cha của Ngài trên thiên đàng – và mẹ của Ngài.

Ngoài ra, có một số nhà giải thích đã đơn thuần bị đánh lừa bởi những chi tiết của Gioan, thí dụ, khi người đàn bà “được ban cho hai cánh của đại bàng để có thể bay khỏi con rắn vào hoang địa” (Kh 12”14). Những trích đoạn như thế mở ra nhiều giải thích khác nhau. Một số nhà chú giải tin rằng điều này miêu tả sự chở che thần linh của Đức Maria khỏi tội và khỏi ảnh hưởng ma quỷ. Một số khác nữa, đã nhìn nó như một diễn tả mẫu thức hóa cuộc lánh nạn qua Ai Cập (Mt 2:13-15), ở đó Thánh Gia bị con thú Hêrôđê rượt bắt.

Hướng Tới Những Ngọn Đồi

 

Tuy nhiên, điều khó khăn nhất đối với các nhà dịch thuật, xem như là sự xuất hiện đồng nhất về khả năng thông tuệ của Gioan trong Khải Huyền. Ở đâu đó, sau tất cả, Đức Maria được gọi là hòm bia giao ước? Đúng thế, nghiên cứu kỹ hơn về Tân Ước, chỉ cho chúng ta rằng khả năng hiểu biết của Gioan không duy nhất – minh bạch hơn người khác, một cách rõ ràng, nhưng không cá biệt.

Song song với những tác phẩm của Gioan, những tác phẩm của Luca là một kho báu khác của Phúc Âm viết về giáo lý Thánh Mẫu. Chính Luca người kể cho chúng ta câu chuyện thiên thần truyền tin cho Đức Maria, Đức Maria thăm viếng bà Isave, những cảnh huống đặc biệt của việc Chúa Giêsu giáng trần, cuộc thanh tẩy của Đức Trinh Nữ trong đền thờ, việc Người tìm kiếm Con ở tuổi mười hai, và việc Người hiện diện giữa các tông đồ ngày Lễ Ngũ Tuần đầu tiên.

Luca là một văn nghệ sỹ tài ba, ông có thể tuyên bố ân điển phụ trội của Chúa Thánh Thần như đồng tác giả với ông. Xuyên qua các thế kỷ, các học giả đã kinh ngạc về việc Phúc Âm của Luca song hành một cách tinh xảo với các tác phẩm chính của Cựu Ước. Một trong những thí dụ sớm sủa trong trình thuật của ông là câu truyện Đức Maria thăm viếng bà Isave. Ngôn ngữ của Luca vang vọng trần thuật trong sách thứ hai của Samuen, qua những hành trình của Đavít khi ông đem theo hòm bia giao ước vào Giêrusalem. Câu truyện bắt đầu khi Đavít “chỗi dậy và đi” (2 Sm 6:2). Tường thuật của Luca về cuộc thăm viếng bắt đầu cũng bằng những chữ như vậy: Maria “chỗi dậy và đi” (1:39). Và trong những cuộc hành trình của họ, cả Đức Maria và Đavít đã vượt đồi miền quê Giuđa. Đavít nhận ra sự bất xứng của mình với những lời: “Tại sao hòm bia Thiên Chúa lại đến với tôi?” (2 Sm 6:9) – những lời chúng ta thấy vang vọng khi Đức Maria đến gần Isave chị em của Người: “Bởi đâu tôi được phúc này, đó là mẹ của Chúa tôi đến với tôi” (Lc 1:43). Ghi chú ở đây là câu văn hầu như đúng từng chữ, ngoại trừ “hòm bia” được thay bằng “mẹ”. Chúng ta đọc thêm là Đavít “múa nhảy” vì vui mừng trước hòm bia (2 Sm 6:14,16), và chúng ta tìm thấy một lối diễn tả giống nhau miêu tả sự nhẩy mừng của con trẻ trong dạ của Isave khi Đức Maria đến gần (Lc 1:44). Sau cùng, hòm bia được cất giữ ở ngọn đồi ba tháng (2 Sm 6:11), cùng giống thời điểm Đức Maria ở lại với Isave (Lc 1:56).

Tuy nhiên, tại sao Luca lại dè dặt về điều này? Tại sao lại không thẳng thắn và xưng tụng Thánh Nữ Đồng Trinh là hình ảnh hoàn tất của hòm bia?

Đức Hồng Y Newman thêm câu hỏi sau trong một thái độ phấn khởi: “Một đôi khi tự hỏi, tại sao những tác giả thánh không nhắc đến sự cao cả của Đức Mẹ? Tôi trả lời, Người đã, hoặc đã đang sống khi các tông đồ và các thánh sử viết; đó chỉ là một cuốn của Thánh Kinh được viết cách rõ ràng sau khi Người qua đời và sách đó là [Sách Khải Huyền], có thể nói phong thánh và đội triều thiên cho người.”

Phải chăng Luca qua cách thế im lặng, chỉ ra Đức Maria là hòm bia của giao ước mới? Chứng cớ đã quá mạnh mẽ để giải thích một cách đáng tin cậy trong bất cứ cách nào khác.

Những Kẻ Được Đặc Tuyển

Người phụ nữ của Khải Huyền là hòm bia của giao ước trong đền thờ trên trời; và người phụ nữ ấy là Trinh Nữ Maria. Đây dĩ nhiên không phải là lời tựa những trang khác của Khải Huyền 12. Trên tất cả, Sách Thánh không phải là một bí ẩn để có thể khám phá nhưng là một mầu nhiệm chúng ta sẽ không bao giờ đo lường trong một đời sống.

Thí dụ, trong thế kỷ thứ tư, Thánh Ambrôsiô đã thấy người nữ một cách rõ ràng như Đức Nữ Trinh Maria, “bởi vì người là mẹ của Giáo Hội, vì người đã sinh ra Ngài, Đấng là Đầu của Hội Thánh”; đúng vậy, Ambrôsiô cũng đã nhìn thấy người phụ nữ của Khải Huyền như một biểu tượng của chính Hội Thánh. Thánh Ephrem thành Syria cũng đã có cùng một kết luận, không sợ chống đối: “Đức Nữ Đồng Trinh Maria, một lần nữa, là hình ảnh của Giáo Hội… Chúng ta hãy gọi Giáo Hội bằng tên Maria; vì người xứng đáng được có cả hai tên.”

Cả Thánh Augustinô nữa, đã xác nhận rằng người phụ nữ của Sách Khải Huyền “biểu thị Đức Maria, đấng không tỳ vết, sinh ra chiếc Đầu không tỳ vết của chúng ta. Người cũng chỉ ra chính mình trong hình ảnh Hội Thánh, bởi thế khi Người sinh một người Con vẫn còn đồng trinh, vì thế Giáo Hội cũng tiếp tục sinh sản những con cái mình, mà vẫn không mất đi sự trinh trong của mình.”

Như Đức Maria sinh Chúa Kitô cho thế giới, cũng thế Giáo Hội sinh sản những tín hữu “những Kitô khác” qua mỗi thời đại. Như Giáo Hội là mẹ của các tín hữu trong bí tích thanh tẩy, cũng vậy, Đức Maria cũng trở nên Mẹ của các tín hữu như những anh em của Chúa Kitô. Giáo Hội theo từ ngữ của một học giả thời nay, “phát sinh mầu nhiệm của Đức Maria”.

Chúng ta có thể đọc những dịch thuật này như một sự phong phú qua trích đoạn tìm được của Irenaeus mà chúng ta đã gặp trong chương vừa qua. Vì trẻ trai, không nghi ngờ, là “đấng tinh tuyền mở ra một cách tinh tuyền cung lòng mà nó làm mới lại con người trong Thiên Chúa”. Và “miêu duệ khác” chúng ta thấy trong Khải Huyền y như những kẻ họ chắc chắn được đổi mới trong Thiên Chúa, những ai được sinh ra từ cùng một dạ như Chúa Giêsu Kitô.

Đọc dưới ánh sáng các giáo phụ, Khải Huyền 12 có thể chiếu sáng việc đọc của chúng ta sau này về tất cả những sách Tân Ước, ở đó diễn tả các Kitô hữu như anh em của Chúa Kitô. Chữ “anh” trong Hy Lạp là adelphos, một cách văn chương có nghĩa là “cùng chung một dạ mẹ”. Từ Gioan và Irênê qua Ephrem và Agustinô, những Kitô hữu tiên khởi đã tin rằng dạ này thuộc về Đức Maria.

Một đoạn sách chứng minh được là phong phú một cách hiển nhiên. Các giáo phụ khác nhìn người đàn bà trong Khải Huyền như biểu hiện của Israel, mà nó sinh ra Đấng Cứu Thế; hoặc như người của Thiên Chúa qua các thế hệ, hoặc như vương triều Đavít, khác với Hêrôđê và Caesars.

Người là tất cả những chuyện này, ngay cả là hòm bia của giao ước. Đúng vậy, trong khi những dịch thuật này hoàn toàn mang ý nghĩa phụ thuộc hoặc hình thức thứ hai, không gì có thể làm đầy đủ ý nghĩa ban đầu của tác phẩm. Tất cả những bài đọc ẩn dụ này cho thấy vượt qua chính chúng tới một ý nghĩa ban đầu là văn hóa lịch sử. Hoặc như Hồng Y Newman viết: “Thánh tông đồ đã không nói về Giáo Hội bằng một hình ảnh đặc biệt này ngoại trừ đã được hiện hữu một Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Người đã được nâng lên cao và là đối tượng tôn kính của mọi tín hữu.”

Người đàn bả của Sách Khải Huyền, qua ngôn ngữ của một học giả khác, phải là “một con người cụ thể, con người hiện thân của một tổng hợp”. Hơn nữa, ý nghĩa chính – cho người phụ nữ và người con trai của bà – phải tùy thuộc vào cá nhân, lịch sử của người ấy, Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, Người cùng lúc trở nên mẹ của Chúa Kitô và mọi chi thể của thân thể Ngài, là Hội Thánh.

 

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.