Thánh Mẫu

KÍNH CHÀO NỮ VƯƠNG RẤT THÁNH – Chương 2

Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt

BUỔI CHIỀU GIÁNG SINH

 

THIÊN CHỨC LÀM MẸ CỦA ĐỨC MARIA

LÀ VƯỜN DIỆU QUANG ĐƯỢC TÁI THĂM VIẾNG

 

Những Kitô hữu ban đầu đã có lòng sùng kính một cách sốt sắng đối với Đức Trinh Nữ Rất Thánh. Chúng ta tìm được tài liệu này trong văn chương cũng như trong tác phẩm nghệ thuật còn sót lại, và dĩ nhiên, trong Tân Ước, là tài liệu căn bản. Trong khi khoa Thánh Mẫu Học thuộc ba thế kỷ đầu còn trong tình trạng phôi thai (so sánh với thời kỳ sau này, hoặc ngay thời đại chúng ta), nó thường dựa vào tri giác thánh kinh hơn những giải thích sau này, và hơn cả được trình bày một cách rõ ràng dưới nhãn quan thần học về tạo dựng, con người sa ngã, nhập thể, và cứu độ.  Vì thế đôi khi nó có thể nói với chúng ta một cách rõ ràng, mạnh mẽ và trực tiếp hơn. Vì vai trò của Đức Maria không thể tách rời với sự liên kết của nó trong lịch sử cứu độ; và nó cũng không là ngẫu nhiên đối với dự án của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã chọn làm cho hành động cứu độ của Ngài được nhận biết qua Mẹ.

Đức Maria đã có trong dự án của Ngài từ nguyên thủy, được lựa chọn và thông báo ngay từ khi Thiên Chúa tạo dựng con người. Trong thực tế, những Kitô hữu tiên khởi đã hiểu Đức Maria và Đức Giêsu là một sự đổi mới công trình sáng tạo đầu tiên của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nói về Adong như một hình bóng của Chúa Giêsu (Rm 5:14), và về Chúa Giêsu như một Adong mới, hoặc “Adong cuối cùng” (1 Cr 15:21-22, 45-49).

Những Kitô hữu tiên khởi đã xem sự bắt đầu của Sáng Thế Ký – với câu truyện sáng tạo và sa ngã của nó, và lời hứa cứu độ của nó – là như kitô-học ứng dụng mà họ gọi là Ngụy Kinh (Protoevangelium), hoặc là Sách Thánh Đầu Tiên. Trong khi chủ đề này được làm sáng tỏ trong các thư của Phaolô và qua các Giáo Phụ. Thí dụ, như Adong, Chúa Giêsu cũng bị thử thách trong một khu vườn – khu vườn Giệtsimani (Mt 26:36-46, Ga 18:1). Giống như Adong, Chúa Giêsu được dẫn đến một “cây”, ở đó Ngài bị lột trần truồng (Mt 27:31). Giống như Adong, Ngài đã rơi vào giấc ngủ sâu của sự chết, từ đó, từ cạnh sường Ngài, một Evà mới xuất hiện (Ga 19:26-31; 1 Ga 5:6-8), Tân Nương của Ngài là Giáo Hội.

Cắt Nhúm Nhau Đối Nghịch Thánh Kinh

Hình ảnh của Tân Adong được miêu tả một cách nghệ thuật đó đây như trong Tin Mừng theo Thánh Gioan. Gioan đã không hành động như một nhà bình luận đã làm. Thay vào đó, ông kể truyện về Chúa Giêsu Kitô. Đúng vậy, ông bắt đầu câu truyện bằng tiếng vang của câu truyện khởi đầu từ nguyên thủy của tất cả; câu truyện tạo dựng trong Sáng Thế Ký.

Tiếng vang rõ ràng nhất đến “từ khởi thủy”. Cả hai cuốn Sáng Thế Ký và Phúc Âm của Gioan, trong thực tế, bắt đầu với những chữ ấy. Sách Sáng Thế Ký viết với những chữ “từ nguyên thủy Thiên Chúa đã sáng tạo trời và đất” (St 1:1). Gioan đã theo một cách gần gũi, kể cho chúng ta, “từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, và Ngôi Lời ở nơi Chúa Trời” (Ga 1:1). Trong cả hai trường hợp,  chúng ta đang nói về một sự bắt đầu thể xác, một cuộc tạo dựng mới.

Tiếng vọng kế tiếp đến ngay sau đó. Trong Sáng Thế Ký 1:3-5, chúng ta thấy rằng Thiên Chúa đã tạo dựng ánh sáng để xua tan bóng tối. Trong Gioan 1:4-5, sự sống của Ngôi Lời, “ánh sáng của con người” và nó “chiếu soi trong bóng tối”.

Sáng Thế Ký kể cho chúng ta, từ nguyên thủy “Thần Khí của Thiên Chúa… bay lượn trên mặt nước” (St 1:2). Đến lượt Gioan, chỉ cho chúng ta Thần Khí lượn trên nước rửa tội (Ga 1:32-33). Ở điểm này, chúng ta bắt đầu thấy suối nguồn của việc sáng tạo mới được thuật lại bởi Gioan. Chất liệu sáng tạo đến khi Thiên Chúa thở Thần Khí của Ngài trên mặt nước. Việc làm sống lại công cuộc sáng tạo đến từ sự sống thần linh được ban cho qua nước rửa tội.

Đếm Tháng Ngày

Gioan, thánh sử, tiếp tục cho một dấu hiệu về Sáng Thế Ký qua lời tường trình mở đầu. Sau bức vẽ đầu tiên, câu truyện của Gioan tiếp tục “ngày hôm sau” (1:29) với cuộc hội ngộ của Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả. “Ngày hôm sau” (1:35), đến với câu truyện kêu gọi những môn đệ đầu tiên. Vâng, một lần nữa “ngày hôm sau” (1:43) chúng ta thấy lời mời gọi của Chúa Giêsu với hai môn đệ nữa. Vì thế, lấy cuộc thảo luận đầu tiên về Đấng Thiên Sai của Gioan như ngày thứ nhất, bây giờ chúng ta thấy mình ở vào ngày thứ tư.

Rồi Gioan làm một số việc đáng ghi nhớ. Ông giới thiệu phần kế tiếp, câu truyện tiệc cưới Cana, với những lời “Vào ngày thứ ba” . Ở đây, ông không có ý nói đó là ngày tứ ba bắt đầu từ nguyên thủy, vì ông đã diễn tả quá khứ được nhắc tới trong tường thuật của mình. Ông phải có ý nói ngày thứ ba từ ngày thứ bốn, mà chúng đem chúng ta đến ngày thứ bảy – và rồi sau đó ông thôi không đếm ngày nữa.

Các bạn có ghi nhận ra điều gì quen thuộc không? Câu truyện tân sáng tạo của Gioan xẩy ra trong bẩy ngày, và được thánh hóa – hoàn chỉnh – trong bảy ngày, khi Thiên Chúa nghỉ ngơi công trình của Ngài. Bảy ngày trong tuần lễ sáng tạo, cũng như mọi tuần tiếp theo, được coi như Ngày Nghỉ (Sabbath), ngày để nghỉ ngơi, dấu chỉ của giao ước (x. Xh 31:16-17). Chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn, rằng bất cứ những gì xảy ra vào ngày thứ bảy của tường thuật Gioan sẽ mang tính cách đặc biệt.

(Còn tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.