Tâm lý xã hội

3 chữ phải tránh nếu không muốn có một cuộc đời thất bại

Ngọc Linh

Có 3 chữ tổng kết ngắn gọn nguyên nhân thất bại của đời người, nếu có thể khắc ghi trong lòng chắc hẳn bạn sẽ tránh được nhiều rắc rối.

Gia đình thất bại vì chữ “xa xỉ”

Cần kiệm là một đức tính hiếm có, những gia đình làm kinh doanh cũng không thể xa rời chữ cần kiệm, hiểu được cách chi tiêu tiết kiệm. Gia đình có gia phong tốt đẹp đều cần có đức tính cần kiệm. Chỉ khi hiểu được thế nào là sống cuộc sống khiêm tốn mới có thể phú quý lâu dài. Tĩnh mà tu thân, kiệm mà dưỡng đức, chỉ khi có đức tính cần cù và tiết kiệm mới có thể làm gương cho con cháu đời sau. Nếu con cháu có tính cách “áo đến đưa tay, cơm đến mở miệng”, siêng ăn nhác làm thì nhất định phải cho chúng biết rằng, một bát cơm, một bát cháo đều không dễ dàng mà có được. Đừng lãng phí thành quả của người khác, tự mình hành động mới có thể cơm no áo ấm.

Con người thất bại vì chữ “nhàn”

Sinh với gian khổ, chết với an lạc. Đời người không thể sống quá an nhàn, nên có những thứ cần theo đuổi. Trên con đường theo đuổi mục tiêu, có những gập ghềnh gian khổ và không bằng phẳng, nhấp nhô lên xuống, nhưng không phải tất cả điều đó đều là chuyện xấu. Chỉ khi trải qua những chuyện đó ta mới biết thành công không phải là một chuyện dễ dàng. Sự quyết tâm và động lực để làm một việc thành công phụ thuộc vào sự khuyến khích và sự kiên trì không ngừng. Chỉ nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, người ta mới có thể thành công.

Trong “Kinh Dịch” có viết: “Thiên hành khang, quân tử dĩ tự cường bất tức”, con người đều phải sống, nên học cách trau dồi bản thân từ những đau khổ và khó khăn, không nên an lạc trong trầm lặng. Đừng chỉ dựa vào bố mẹ, bố mẹ có thể nuôi dưỡng bạn một đoạn đường nhưng không thể nuôi dưỡng bạn cả đời. Họ cũng có lúc sẽ già đi, khi họ già rồi, người có thể dựa vào là bạn. Khi bạn còn nhỏ, bố mẹ chính là gậy của bạn, trưởng thành rồi thì bạn nên làm gậy cho họ. Đời người có mục đích, có nỗ lực mới không lãng phí thanh xuân, vì thanh xuân có ước mơ mới là đẹp nhất.

Khiến người khác hiềm nghi bởi chữ “kiêu”

Đời người không thể sống quá kiêu ngạo. Kiêu ngạo khiến cho bản thân quá đắc ý mà quên đi thái độ đúng mực mà không biết rằng khiêm tốn mới có thể hưởng lợi. Làm người nên khiêm tốn một chút mới có người muốn đến gần bạn. Con người một khi kiêu ngạo, tất sẽ thả lỏng cảnh giác của mình trên tất cả các phương diện, tai họa, thất bại rồi sẽ sớm tìm đến.

Người khiêm tốn thường nghĩ về những gì bản thân đã trải qua, người kiêu ngạo chỉ nói về sai lầm của người khác. Chỉ khi khiêm tốn mới có thể tiến bộ, mà những người kiêu ngạo thì sẽ lạc hậu. Bởi vì họ quá kiêu ngạo, quá tự đắc, không nghe lọt tai lời khuyên của người khác, cuối cùng tự hủy hoại bản thân trong chính sự kiêu ngạo của mình.

Dùng thiện ý để đối đãi với mỗi người và mỗi việc, đôi lúc có thể nóng giận nhưng không được nóng giận một cách bừa bãi. Bởi vì thế giới này không có ai buộc phải tốt với bạn, cũng không có chuyện gì là lẽ đương nhiên.

Ngọc Linh

Nguồn: Fb Peter Nguyenthanh

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.