Giáo hội hoàn vũ

Người chỉ xin anh em hãy để Người rửa chân cho anh em

Bài giảng Thứ Năm Tuần Thánh của ĐTC Phanxicô

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

Thánh Thể. Phục vụ. Xức dầu. Sự thật phụng vụ chúng ta sống hôm nay là Chúa muốn được ở lại với chúng ta trong Thánh Thể. Và chúng ta luôn luôn trở thành những nhà tạm của Chúa. Chúng ta mang Chúa với chúng ta đến nỗi chính Người nói với chúng ta rằng, nếu chúng ta không ăn thịt Người và uống máu Người, chúng ta sẽ không được vào Vương Quốc Nước Trời. Đây là một mầu nhiệm của bánh và rượu của Chúa đối với chúng ta, trong chúng ta, và giữa chúng ta.

Phục vụ. Dấu hiệu này chính là một điều kiện để bước vào Vương Quốc Nước Trời. Phục vụ. Đúng vậy, phục vụ mọi người, nhưng Chúa – trong những lời trao đổi Người nói với Phêrô – khiến cho ông hiểu rằng để vào Vương Quốc Nước Trời, chúng ta phải để Chúa phục vụ chúng ta, rằng Người Đầy Tớ của Thiên Chúa là người hầu hạ chúng ta. Và đây là điều khó hiểu. Nếu tôi không để Chúa làm người đầy tớ của tôi, cho phép Chúa rửa chân tôi, để giúp tôi lớn lên, để tha thứ cho tôi, tôi sẽ không vào được Vương Quốc Nước Trời.

Và chức linh mục. Hôm nay cha muốn được gần gũi với các linh mục. Tất cả các linh mục – vừa mới đây được thụ phong cho tới giáo hoàng, tất cả chúng ta đều là những linh mục. Các giám mục, tất cả… chúng ta đã được xức dầu, được xức dầu bởi Thiên Chúa; được xức dầu để cửa hành Thánh Thể, được xức dầu để phục vụ.

Hôm nay chúng ta không có Thánh Lễ Truyền Dầu. Tôi hy vọng chúng ta sẽ có thể cử hành vào dịp trước lễ Hiện Xuống, nếu không chúng ta sẽ hoãn đến năm tới. Nhưng tôi không thể để Lễ này đi qua mà không lưu ý với các linh mục. Các linh mục, những người đã tận hiến đời mình cho Chúa. Các linh mục, là những người đầy tớ.  Trong những ngày gần đây, hơn 60 linh mục đã qua đời tại Ý trong khi săn sóc bệnh nhân tại những nhà thương, và cùng với các bác sỹ và y tá… Họ là “những vị thánh hàng xóm”, những linh mục đã hiến mạng mình để phục vụ.

Và cha nghĩ tới những linh mục ở xa xôi kia. Hôm nay, cha nhận được một lá thư từ một linh mục tuyên úy của một nhà tù biệt giam, trong thư đó, ngài kể cho cha mình đã sống thế nào trong Tuần Thánh này với các tù nhân. Ngài là một linh mục Phanxicô,

Các linh mục, những người ra đi để mang Tin Mừng và chết tại đó. Một vị giám mục đã nói rằng, việc đầu tiên ngài làm khi tới những địa điểm truyền giáo, là đi thăm nghĩa trang, đến những ngôi mộ của các linh mục, những vị đã hiến mạng sống mình ở đó, trẻ trung, vì chứng bệnh dịch địa phương. Họ đã không được chuẩn bị, họ đã không có thuốc trụ sinh. Không ai đã biết tên của họ. Họ là những linh mục vô danh.

Những vị linh mục của miền quê, họ là các linh mục giáo xứ với bốn, năm, hoặc bảy làng mạc trên rừng núi, đi từ nơi này qua nới khác, biết các người trong từng thôn xóm… Có một lần, một vị đã kể cho cha rằng, mình biết tên của tất cả mọi người trong những ngôi làng. “Thật vậy sao?” cha hỏi vị này. Và linh mục này đã trả lời: “Ngay cả tên của những con chó” nữa. Họ biết tất cả. Những sự gần gũi của người linh mục.

Tuyệt vời, những linh mục tốt lành. Hôm nay cha mang chúng con trong trái tim cha, và cha dâng anh em trên bàn thờ.

Những linh mục bị vu oan. Ngày nay xảy ra rất nhiều. Họ không thể ra ngoài bởi vì bị nói xấu, những chuyện liên quan tới bi kịch mà chúng ta đã kinh nghiệm về sự khám phá các linh mục đã làm những điều xấu xa. Một số đã kể cho cha rằng họ không thể rời nhà với bộ áo linh mục vì họ bị khinh bỉ, và họ tiếp tục phải ở trong nhà.

Những linh mục tội lỗi, họ cùng với các giám mục và giáo hoàng, một tội nhân, đừng quên xin ơn tha thứ. Và học để thứ tha vì biết rằng họ cần xin được tha thứ và để thứ tha. Chúng ta tất cả đều là những tội nhân. Các linh mục đau khổ vì những khủng hoảng, những linh mục không biết mình phải làm gì, những linh mục đang trong sự tối tăm… Ngày hôm nay, tất cả chúng con, những anh em linh mục, ở với cha trên bàn thờ.

Các con là những người đã được thánh hiến, Cha chỉ cần nói với các con một điều: Đừng cứng lòng như Phêrô. Hãy để chân các con được rửa. Chúa là người đầy tớ của các con. Người đang gần gũi với các con để ban sức mạnh cho các con, để rửa chân cho các con.

Và vì thế, với sự nhận thức về nhu cầu cần được rửa này, trở nên những người tha thứ rộng lượng. Tha thứ. Một trái tim nhân từ có sự rộng rãi trong việc tha thứ. Nó là thước đo bởi những gì chúng ta được cân đo. Khi các con tha thứ, các con sẽ được thứ tha: cùng một cán cân. Đừng sợ để tha thứ. Một đôi khi có những nghi ngờ… Hãy nhìn lên Chúa Kitô [nhìn lên Thánh Giá]. Ở đó có sự tha thứ của mọi người.

Hãy can đảm, và cũng hãy chấp nhận những may rủi, trong việc tha thứ để an ủi. Và nếu chúng con không thể ban phát bí tích hòa giải tại thời điểm này, ít nhất cũng đem sự an ủi của một người anh em cùng đồng hành, và để cánh cửa mở cho [người đó] để trở về.

Cha cảm ơn Thiên Chúa về hồng ân chức linh mục. Chúng ta tất cả [cảm ơn]. Cha cảm ơn Thiên Chúa cho các con, những linh mục. Chúa Giêsu yêu các con. Người chỉ hỏi các con rằng, các con có để cho Người rửa chân cho các con không.

https://www.catholicnewsagency.com/news/full-text-pope-francis-holy-thursday-homily-77243

Vatican City, Apr 9, 2020 / 02:00 pm (CNA).- Here is the full text of Pope Francis’ Holy Thursday homily, delivered April 9 at the Basilica of St. Peter.

The Eucharist. Service. Anointing. The reality we live today in this liturgy is the Lord who wants to remain with us in the Eucharist. And we always become tabernacles of the Lord. We bear the Lord with us to the point that he himself tells us that if we do not eat his body and drink his blood, we will not enter the Kingdom of Heaven. This is the mystery of the bread and wine of the Lord with us, in us, within us.

The service. That gesture that is a condition for entering the Kingdom of Heaven. Serve, yes, everyone, but the Lord — in that exchange of words he had with Peter — makes him understand that to enter the Kingdom of Heaven, we must let the Lord serve us, that the Servant of God is the servant of us. And this is difficult to understand. If I do not let the Lord be my servant, allow the Lord to wash me, to help me grow, to forgive me, I will not enter the Kingdom of Heaven.

And the priesthood. Today I would like to be close to priests. All of them — from the most recently ordained to the pope, we are all priests. The bishops, all … We are anointed, anointed by the Lord; anointed to offer the Eucharist, anointed to serve.

Today we did not have the Chrism Mass. I hope we will be able to have it before Pentecost, otherwise we will have to postpone it until next year. But I cannot let this Mass pass without mentioning the priests. Priests who offer their lives for the Lord, priests who are servants. In recent days, more than 60 have died here in Italy, in the care of the sick in hospitals, and also with doctors, nurses … They are “the saints next door,” priests who gave their lives by serving.

And I think of those who are far away. Today I received a letter from a priest, chaplain from a distant prison, in which he tells of how he lives this Holy Week with the prisoners. A Franciscan.

Priests who go far to bring the Gospel and die there. A bishop said that the first thing he did, when he arrived in these mission posts, was to go to the cemetery, to the grave of the priests who lost their lives there, young, by the local plague [local diseases]. They were not prepared, they had no antibodies. No one knows their names. Anonymous priests.

The country parish priests, who are parish priests of four, five, or seven villages in the mountains and go from one to the other, who know the people … Once, one told me that he knew the name of all the people of the villages. “Really?” I said to him. And he said to me: “Even the name of the dogs.” They know all. Priestly closeness.
Well done, good priests. Today I carry you in my heart and I bring you to the altar.

Slandered priests. Many times it happens today. They cannot go out on the street because bad things are said of them, in reference to the drama we have experienced with the discovery of  priests who did ugly things. Some told me that they cannot leave the house with the clergyman because they are insulted, and they continue.

Sinful priests, who together with the bishops and the pope, a sinner, do not forget to ask for forgiveness. And learn to forgive because they know that they need to ask for forgiveness and to forgive. We are all sinners. Priests who suffer from crises, who do not know what to do, who are in the dark … Today all of you, brother priests, are with me on the altar.

You who are consecrated, I only tell you one thing: Do not be stubborn, like Peter. Allow your feet to be washed. The Lord is your servant. He is close to you to give you strength, to wash your feet.

And so, with this awareness of the need to be washed, to be great forgivers. Forgive. A great heart has generosity in forgiveness. It is the measure by which we will be measured. As you have forgiven, you will be forgiven: the same measure. Do not be afraid to forgive. Sometimes there are doubts … Look at Christ [look at the Crucifix]. There is everyone’s forgiveness.

Be brave, also in taking risks, in forgiving in order to console. And if you cannot give sacramental forgiveness at that moment, at least give the consolation of a brother who accompanies and leaves the door open for [that person] to return.

I thank God for the grace of the priesthood. We all [thank you]. I thank God for you, priests. Jesus loves you! He only asks that you allow him to wash your feet.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.