Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh chuyển ngữ
Xin chào anh chị em thân mến,
Chúng ta hãy tiếp tục các bài giào lý của chúng ta về chủ đề cầu nguyện. Sách Khởi Nguyên, qua những gì xẩy ra nơi con người nam nữ ở thời xa xưa, kể cho chúng ta biết về các câu chuyện giúp chúng ta có thể nhờ đó suy niệm về nó nơi đời sống của mình. Trong Vòng Các Vị Tổ Phụ (the Patriarch Cycle), chúng ta cũng thầy câu chuyện về một con người khôn khéo thi thố có tài nhất, đó là Giacóp. Trình thuật Thánh Kinh kể cho chúng ta biết về mối liên hệ khó khăn Giacop gặp phải với Esau anh mình. Ngay từ bé, đã xẩy ra một mối kình địch giữa họ với nhau, một mối kình địch chẳng bao giờ được khắc phục sau này. Giacóp là đứa con lọt lòng sau – họ là một cặp song sinh – nhưng nhờ mánh lới đã khéo chiếm được phúc lành và quyền trưởng nam của cha mình là Isaac (xem Khởi Nguyên 25:19-34). Đó mới chỉ là câu chuyện đầu tiên trong một loạt dài những thủ đoạn khả thi cho thấy con người không ngần ngại này thực hiện. Ngay cả cái tên “Jacop” cũng có nghĩa là một ai đó tinh xảo nơi những biến chuyển của mình.
Bị bắt buộc phải thoát thân cho khỏi người anh của mình, chàng ta dường như lại thành công trong hết những gì thực hiện trong đời của mình. Chàng ta giỏi về thương mại: chàng đã trở nên rất giầu có, thành một chủ nhân của một đàn vô vàn súc vật. Nhờ kiên cường và nhẫn nại, chàng đã lấy được người con gái đẹp nhất chàng thực sự phải lòng của ông cậu Laban. Giacóp – theo ngôn ngữ tân thời chúng ta có thể nói – là một con người “tự lập tự cường – self-made”; nhờ tài khéo của mình, nhờ biết khôn lanh, chàng đã chiếm được tất cả mọi sự mong muốn. Tuy nhiên, chàng lại thiếu một điều gì đó. Chàng thiếu mất mối liên hệ sống động với nguồn gốc của chàng.
Một ngày kia, chàng chợt nghe thấy tiếng gọi hồi hương, về quê quán cũ của mình, nơi người anh Esau của chàng vẫn còn sống, một người anh chàng luôn có một mối liên hệ ghê gớm. Giacóp lên đường, thực hiện một hành trình dài, với một đoàn bao gồm nhiều người và súc vật, cho đến khi chàng tiến đến bước cuối cùng ở giòng suối Jabbok. Ở đây, Sách Khởi Nguyên cống hiến cho chúng ta một câu chuyện đáng nhớ (xem 32:23-33). Câu chuyện này cho thấy rằng vị tổ phụ ấy, sau khi có tất cả những người của mình cùng với đàn súc vật của mình – rất là nhiều – băng qua một giòng suối, vẫn ở một mình bên bờ sống phía xa lạ. Và chàng suy tư về những gì đang chờ đợi mình vào những ngày tháng tới đây? Người anh Esau sẽ tỏ thái độ như thế nào đối với mình đây, vì chàng đã cướp mất quyền trưởng nam của người anh? Tâm trí của Giacóp quay cuồng với những ý nghĩ … Để rồi, khi trời bắt đầu tối, đột nhiên một người lạ nắm lấy chàng và bắt đầu vật lộn với chàng. Sách Giáo Lý dẫn giải: “truyền thống linh đạo của Giáo Hội vẫn coi biểu hiệu của cầu nguyện như là một trận đấu của đức tin và là một cuộc chiến thắng của lòng kiên trì” (số 2573).
Giacóp vật lộn cả đêm, không bao giờ buông tha cho đối phương của mình. Cuối cùng thì chàng bị đập, khiến giây thần kinh bên hông của chàng bị đối thủ đánh vào, nên sau đó chàng sẽ đã bước đi khập khễnh suốt đời của chàng. Kẻ vật lộn lạ lùng đó hỏi tên của vị tổ phụ và bảo với vị tổ phụ này rằng: “Tên của ngươi không còn gọi là Giacóp nữa, mà là Israel, vì ngươi đã phấn đấu với cả Thiên Chúa lẫn con người ta, và đã thắng thế” (32:28). Lời ấy như thể nói rằng: ngươi sẽ không bao giờ là con người bước đi như vậy nữa, tức đi thẳng. Vị ấy đã đổi tên cho chàng, thay đổi đời chàng, thay đổi thái độ của chàng. Ngươi sẽ được gọi là Israel. Sau đó Giacóp cũng hỏi người ấy rằng: “Tôi xin ngài cho tôi biết tên của ngài”. Người ấy chẳng cho chàng biết tên của mình, mà lại chúc lành cho chàng. Vậy Giacóp hiểu rằng chàng đã được gặp gỡ Thiên Chúa “nhãn tiền” (29-30).
Việc vật lộn đối chọi với Thiên Chúa là một ẩn dụ về cầu nguyện. Những lúc khác Giacóp đã tỏ ra có thể đối thoại với Thiên Chúa, cảm thấy Ngài như là một sự hiện diện thân tình và gần gũi. Thế nhưng, đêm hôm ấy, nhờ một cuộc đối chọi lâu dài gần như làm cho chàng không chịu đựng nổi nữa, thì vị tổ phụ này đã tỏ ra thay đổi. Chàng đã đi đến chỗ trở thành một con người được thay đổi: tên của chàng, đường lối của chàng và cá tính của chàng. Nhờ vậy chàng không còn làm chủ tình hình – cái tinh khôn của chàng trở thành vô dụng đối với chàng -, chàng không còn là một con người chiến lược và tính toán nữa. Thiên Chúa đã quay trở chàng về với sự thật của chàng, như là một con người chết chóc, kinh đảm và kinh sợ, vì trong cuộc đối chọi, Giacóp đã tỏ ra sợ hãi. Nhờ vậy Giacóp chỉ còn nỗi yếu hèn và bất lực, cùng với tội lỗi của mình, để dâng cho Thiên Chúa. Và chính nhờ vậy này Giacóp nhận được phúc lành của Thiên Chúa, một phúc lành chàng khập khễnh bước vào đất hứa: yếu đuối và thương tật, nhưng lại với một con tim mới. Có lần tôi đã nghe một vị nam bô lão đã nói – một con người tốt lành, một Kitô hữu tốt lành, nhưng lại là một tội nhân đầy tin tưởng vào Thiên Chúa – rằng: “Thiên Chúa sẽ giúp con; Ngài sẽ không bỏ con một mình. Con sẽ vào Nước Trời; dù khập khễnh, nhưng con sẽ vào”. Trước đó, ông là một con người tự tin; ông đã tin tưởng vào tài tinh khôn của ông. Ông đã là một con người không tiếp thu ân sủng, miễn nhiễm với lòng thương xót; ông không hề biết đến lòng thương xót là gì. “Tôi đây, tôi là một kẻ truyền khiến!” Ông không nghĩ ông cần đến lòng thương xót. Thế nhưng, Thiên Chúa đã cứu những gì đã bị mất mát. Ngài đã làm cho ông hiểu rằng ông là con người hạn hữu; ông là một tội nhân, cần lòng thương xót, và Ngài đã cứu ông.
Tất cả chúng ta đều hẹn hò với Thiên Chúa về đêm, trong đêm tối tăm của cuộc sống chúng ta, ở nhiều đêm đen trong cuộc đời của chúng ta: những lúc tối tăm, những lúc tội lỗi, những lúc thất lạc hướng đi. Và vào lúc đó, bao giờ chúng ta cũng được hẹn hò với Thiên Chúa. Ngài sẽ làm cho chúng lạ lùng bỡ ngỡ vào lúc chúng không ngờ nhất, khi chúng ta cảm thấy mình thực sự lẻ loi cô quạnh. Cũng vào đêm ấy, khi đối chọi với một kẻ lạ mặt, chúng ta mới nhận ra rằng chúng ta chỉ là những con người nam nữ đáng thương – “đồ đáng thương” tôi dám nói như thế -, thế nhưng, chính lúc chúng ta cảm thấy mình là “thứ đồ đáng thương” ấy, chúng ta không cần sợ: vì Thiên Chúa sẽ cống hiến cho chúng ta một tên gọi mới, chất chứa ý nghĩa cho cả cuộc đời của chúng ta; Ngài sẽ thay đổi lòng dạ của chúng ta và Ngài sẽ ban cho chúng ta phúc lành chỉ giành cho những ai để mình cho Ngài thay đổi. Đó là một lời mời gọi tuyệt vời, là hãy để mình cho Thiên Chúa đổi thay. Ngài biết cách làm điều này, vì Ngài biết được từng người chúng ta. “Lạy Chúa, Chúa biết con”, hết mọi người chúng ta có thể nói: “Lạy Chúa, Chúa biết con. Xin hãy biến đổi con đi”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề.
Views: 0