Uncategorized

Những Giáo Hoàng trong lịch sử Giáo Hội

“Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng…
Chúa gìn giữ người, thêm sức sinh lực và ban cho người đời này hạnh phúc.
Đừng trao người cho ác tâm quân thù.”

Chúng ta vẫn thường hát hoặc đọc lời nguyện trên khi chầu Thánh Thể. Nhưng giáo hoàng là ai? Nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của giáo hoàng là gì? Tại sao lại phải cầu nguyện cho giáo hoàng? 

“Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng…
Chúa gìn giữ người, thêm sức sinh lực và ban cho người đời này hạnh phúc.
Đừng trao người cho ác tâm quân thù.”

Chúng ta vẫn thường hát hoặc đọc lời nguyện trên khi chầu Thánh Thể. Nhưng giáo hoàng là ai? Nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của giáo hoàng là gì? Tại sao lại phải cầu nguyện cho giáo hoàng? 

Theo sau việc Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nghỉ hưu, ngày 28 tháng 2 năm 2013, mật nghị Hồng Y đã bầu chọn Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, giáo chủ Á Căn Đình lên ngôi giáo hoàng. Ngài chọn thánh hiệu là Phanxicô và là giáo hoàng thứ 266 của lịch sử Giáo Hội Công Giáo. Để giúp các giáo hữu Việt Nam biết một cách khái quát về các vị giáo hoàng, sau đây là sơ lược trình bày về lịch sử giáo hoàng Công Giáo, bắt đầu từ Thánh Phêrô, Tông Đồ trưởng và là Giáo Hoàng tiên khởi do chính Chúa Giêsu tuyển chọn. Tài liệu này được chia thành những mốc chính lịch sử, cũng như những niên hiệu của mỗi vị.

CHÚA GIÊSU VÀ CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG

Khi thiết lập Giáo Hội và đặt người làm thủ lãnh Giáo Hội, Chúa Giêsu đã nói tiên tri và cho biết những gì sẽ xảy ra trong tương lai: “Chúa Giêsu đáp lại, Hỡi Simon con Giona, anh thật có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần cũng không thắng nổi. Thầy sẽ trao chìa khóa nước trời cho anh, những gì anh cầm buộc dưới đất trên trời cũng cầm buộc, và những gì anh tháo cởi dưới đất, trên trời cũng tháo cởi.” (Mátthêu 16: 17-19)

Ngài nói vậy để cho thấy rằng Giáo Hội của Ngài sẽ gặp thử thách và sóng gió. Con thuyền Giáo Hội sẽ được giao cho Phêrô và những người kế vị sau này, và họ sẽ là những người lèo lái con thuyền ấy cùng với quyền năng và sức mạnh Chúa Thánh Thần. Những thử thách ấy không phải do con người, mà là do sự đối kháng, chống chọi của Satan, của kẻ cầm đầu Hỏa Ngục.

NHỮNG GIÁO HOÀNG THỜI KỲ TIÊN KHỞI VÀ BÁCH HẠI

Thế kỷ đầu tiên
1. St. Peter (32-67)
2. St. Linus (67-76)
3. St. Anacletus (Cletus) (76-88)
4. St. Clement I (88-97)
5. St. Evaristus (97-105)

Thế kỷ thứ 2
6. St. Alexander I (105-115)
7. St. Sixtus I (115-125)
8. St. Telesphorus (125-136)
9. St. Hyginus (136-140)
10. St. Pius I (140-155)
11. St. Anicetus (155-166)
12. St. Soter (166-175)
13. St. Eleutherius (175-189)
14. St. Victor I (189-199)
15. St. Zephyrinus (199-217)

Thế kỷ thứ 3
16. St. Callistus I (217-22)
17. St. Urban I (222-30)
18. St. Pontain (230-35)
19. St. Anterus (235-36)
20. St. Fabian (236-50)
21. St. Cornelius (251-53)
22. St. Lucius I (253-54)
23. St. Stephen I (254-257)
24. St. Sixtus II (257-258)
25. St. Dionysius (260-268)
26. St. Felix I (269-274)
27. St. Eutychian (275-283)
28. St. Caius (283-296)
29.St. Marcellinus (296-304)

Thế kỷ thứ 4
30. St. Marcellus I (308-309)
31. St. Eusebius (309 or 310)
32. St. Miltiades (311-14)

NHỮNG GIÁO HOÀNG THỜI KỲ ĐẾ QUỐC

Thế kỷ thứ 4
33. St. Sylvester I (314-35)
34. St. Marcus (336)
35. St. Julius I (337-52)
36. Liberius (352-66)
37. St. Damasus I (366-83)
38. St. Siricius (384-99)
39.St. Anastasius I (399-401)

Thế kỷ thứ 5
40. St. Innocent I (401-17)
41. St. Zosimus (417-18)
42. St. Boniface I (418-22)
43. St. Celestine I (422-32)
44. St. Sixtus III (432-40)
45. St. Leo I (the Great) (440-61)
46. St. Hilarius (461-68)
47. St. Simplicius (468-83)
48. St. Felix III (II) (483-92)
49. St. Gelasius I (492-96)
50. Anastasius II (496-98)
51. St. Symmachus (498-514)

Thế kỷ thứ 6
52. St. Hormisdas (514-23)
53. St. John I (523-26)
54. St. Felix IV (III) (526-30)
55. Boniface II (530-32)
56. John II (533-35)
57. St. Agapetus I (535-36)
58. St. Silverius (536-37)
59. Vigilius (537-55)
60. Pelagius I (556-61)
61. John III (561-74)
62. Benedict I (575-79)
63. Pelagius II (579-90)

NHỮNG GIÁO HOÀNG THỜI KỲ ĐẦU TRUNG CỔ

Thế kỷ thứ 6
64. St. Gregory I (Cả) (590-604)

Thế kỷ thứ 7
65. Sabinian (604-606)
66. Boniface III (607)
67. St. Boniface IV (608-15)
68. St. Deusdedit (Adeodatus I) (615-18)
69. Boniface V (619-25)
70. Honorius I (625-38)
71. Severinus (640)
72. John IV (640-42)
73. Theodore I (642-49)
74. St. Martin I (649-55)
75. St. Eugene I (655-57)
76. St. Vitalian (657-72)
77. Adeodatus (II) (672-76)
78. Donus (676-78)
79. St. Agatho (678-81)
80. St. Leo II (682-83)
81. St. Benedict II (684-85)
82. John V (685-86)
83. Conon (686-87)
84. St. Sergius I (687-701)

Thế kỷ thứ 8
85. John VI (701-05)
86. John VII (705-07)
87. Sisinnius (708)
88. Constantine (708-15)
89. St. Gregory II (715-31)
90. St. Gregory III (731-41)
91. St. Zachary (741-52)

* Stephen II (752) được bầu làm giáo hoàng nhưng chết trước khi đăng quang, vì thế không được ghi trong sổ bộ giáo hoàng. Và cũng không được tính đến trong số thứ tự các giáo hoàng.

92. Stephen III (752-57)
93. St. Paul I (757-67)
94. Stephen IV (767-72)
95. Adrian I (772-95)
96. St. Leo III (795-816)

Thế kỷ thứ 9
97. Stephen V (816-17)
98. St. Paschal I (817-24)
99. Eugene II (824-27)
100. Valentine (827)
101. Gregory IV (827-44)
102. Sergius II (844-47)
103. St. Leo IV (847-55)
104. Benedict III (855-58)
105. St. Nicholas I  (Cả) (858-67)
106. Adrian II (867-72)
107. John VIII (872-82)
108. Marinus I (882-84)
109. St. Adrian III (884-85)
110. Stephen VI (885-91)
111. Formosus (891-96)
112. Boniface VI (896)
113. Stephen VII (896-97)
114. Romanus (897)
115. Theodore II (897)
116. John IX (898-900)

Thế kỷ thứ 10
117. Benedict IV (900-03)
118. Leo V (903)
119. Sergius III (904-11)
120. Anastasius III (911-13)
121. Lando (913-14)
122. John X (914-28)
123. Leo VI (928)
124. Stephen VIII (929-31)
125. John XI (931-35)
126. Leo VII (936-39)
127. Stephen IX (939-42)
128. Marinus II (942-46)
129. Agapetus II (946-55)
130. John XII (955-63)
131. Leo VIII (963-64)
132. Benedict V (964)
133. John XIII (965-72)
134. Benedict VI (973-74)
135. Benedict VII (974-83)
136. John XIV (983-84)
137. John XV (985-96)
138. Gregory V (996-99)
139. Sylvester II (999-1003)

Thế kỷ thứ 11
140. John XVII (1003)
141. John XVIII (1003-09)
142. Sergius IV (1009-12)
143. Benedict VIII (1012-24)
144. John XIX (1024-32)
145. Benedict IX (1032-45)
146. Sylvester III (1045)
147. Benedict IX (1045)
148. Gregory VI (1045-46)
149. Clement II (1046-47)
150. Benedict IX (1047-48)
151. Damasus II (1048)
152. St. Leo IX (1049-54)
153. Victor II (1055-57)
154. Stephen X (1057-58)
155. Nicholas II (1058-61)
156. Alexander II (1061-73)

NHỮNG GIÁO HOÀNG THỜI KỲ THÁNH CHIẾN
VÀ CÁC CÔNG ĐỒNG

Thế kỷ thứ 11
157. St. Gregory VII (1073-85)
158. Blessed Victor III (1086-87)
159. Blessed Urban II (1088-99)
160. Paschal II (1099-1118)

Thế kỷ thứ 12
161. Gelasius II (1118-19)
162. Callistus II (1119-24)
163. Honorius II (1124-30)
164. Innocent II (1130-43)
165. Celestine II (1143-44)
166. Lucius II (1144-45)
167. Blessed Eugene III (1145-53)
168. Anastasius IV (1153-54)
169. Adrian IV (1154-59)
170. Alexander III (1159-81)
171. Lucius III (1181-85)
172. Urban III (1185-87)
173. Gregory VIII (1187)
174. Clement III (1187-91)
175. Celestine III (1191-98)
176. Innocent III (1198-1216)

Thế kỷ thứ 13
177. Honorius III (1216-27)
178. Gregory IX (1227-41)
179. Celestine IV (1241)
180. Innocent IV (1243-54)
181. Alexander IV (1254-61)
182. Urban IV (1261-64)
183. Clement IV (1265-68)
184. Blessed Gregory X (1271-76)
185. Blessed Innocent V (1276)
186. Adrian V (1276)
187. John XXI (1276-77)
188. Nicholas III (1277-80)
189. Martin IV (1281-85)
190. Honorius IV (1285-87)
191. Nicholas IV (1288-92)
192. St. Celestine V (1294)

NHỮNG GIÁO HOÀNG RỜI GIÁO ĐÔ VỀ AVIGNON
VÀ THỜI KỲ LY GIÁO

Thế kỷ thứ 13
193. Boniface VIII (1294-1303)

Thế kỷ thứ 14
194. Blessed Benedict XI (1303-04)

* Những giáo hoàng sống tại Avignon:
195. Clement V (1305-14)
196. John XXII (1316-34)
197. Benedict XII (1334-42)
198. Clement VI (1342-52)
199. Innocent VI (1352-62)
200. Blessed Urban V (1362-70)
201. Gregory XI (1370-78)

*Thời kỳ Avigon kết thúc.

* Thời kỳ ly giáo bắt đầu thời kỳ ly giáo:
202. Urban VI (1378-89)
203. Boniface IX (1389-1404)

Thế kỷ thứ 15
204. Innocent VII (1404-06)
205. Gregory XII (1406-15)

*Kết thúc thời kỳ ly giáo.

NHỮNG GIÁO HOÀNG THỜI KỲ
ÁNH SÁNG VÀ CẢI CÁCH

Thế kỷ thứ 15
206. Martin V (1417-31)
207. Eugene IV (1431-47)
208. Nicholas V (1447-55)
209. Callistus III (1455-58)
210. Pius II (1458-64)
211. Paul II (1464-71)
212. Sixtus IV (1471-84)
213. Innocent VIII (1484-92)
214. Alexander VI (1492-1503)

Thế kỷ thứ 16
215. Pius III (1503)
216. Julius II (1503-13)
217. Leo X (1513-21)
218. Adrian VI (1522-23)
219. Clement VII (1523-34)
220. Paul III (1534-49)
221. Julius III (1550-55)
222. Marcellus II (1555)
223. Paul IV (1555-59)
224. Pius IV (1559-65)

NHỮNG GIÁO HOÀNG THỜI KỲ CÁCH MẠNG

Thế kỷ thứ 16
225. St. Pius V (1566-72)
226. Gregory XIII (1572-85)
227. Sixtus V (1585-90)
228. Urban VII (1590)
229. Gregory XIV (1590-91)
230. Innocent IX (1591)
231. Clement VIII (1592-1605)

Thế kỷ thứ 17
232. Leo XI (1605)
233. Paul V (1605-21)
234. Gregory XV (1621-23)
235. Urban VIII (1623-44)
236. Innocent X (1644-55)
237. Alexander VII (1655-67)
238. Clement IX (1667-69)
239. Clement X (1670-76)
240. Blessed Innocent XI (1676-89)
241. Alexander VIII (1689-91)
242. Innocent XII (1691-1700)

Thế kỷ thứ 18
243. Clement XI (1700-21)
244. Innocent XIII (1721-24)
245. Benedict XIII (1724-30)
246. Clement XII (1730-40)
247. Benedict XIV (1740-58)
248. Clement XIII (1758-69)
249. Clement XIV (1769-74)
250. Pius VI (1775-99)

Thế kỷ thứ 19
251. Pius VII (1800-23)

NHỮNG GIÁO HOÀNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI

Thế kỷ thứ 19
252. Leo XII (1823-29)
253. Pius VIII (1829-30)
254. Gregory XVI (1831-46)
255. Blessed Pius IX (1846-78)
256. Leo XIII (1878-1903)

Thế kỷ thứ 20
257. St. Pius X (1903-14)
258. Benedict XV (1914-22)
259. Pius XI (1922-39)
260. Pius XII (1939-58)
261. St. John XXIII (1958-63)
262. Blessed Paul VI (1963-78)
263. John Paul I (1978)
264. St. John Paul II (1978-2005)
265. Benedict XVI (2005-2013)
266. Francis (2013—)

NHỮNG VỊ GIÁO HOÀNG
ĐÁNG KÍNH NHẤT TRONG LỊCH SỬ

Tổng cộng trong 266 vị giáo hoàng trong lịch sử tính cả Đức Phanxicô, có: 81 vị thánh, và 10 vị chân phước. Riêng trong 3 thế kỷ: thứ 10, thứ 15, và thứ 18, có đến 42 giáo hoàng nhưng không có vị nào làm thánh hoặc chân phước. Điều này đã nói lên chân lý thánh thiện không thuộc về chức tước, phẩm trật trong Hội Thánh, nhưng thuộc về sự cộng tác với ơn Chúa trong việc thánh hóa bản thân, chu toàn trách nhiệm Thiên Chúa đã trao ban cho mỗi cá nhân. 

6 thế kỷ đầu gồm 64 vị, trong đó 55 vị thánh.
Thế kỷ 7 có  20 vị, trong đó 9 vị thánh.
Thế kỷ thứ 8 có 12 vị, trong đó 5 vị thánh.
Thế kỷ thứ 9 có 20 vị, trong đó 4 vị thánh.
Thế kỷ thứ 10 có 23 vị, không có vị nào thánh.
Thế kỷ thứ 11 có 21 vị, trong đó 2 vị thánh, 2 vị chân phước.
Thế kỷ 12 có 16 vị, trong đó 1 vị chân phước.
Thế kỷ 13 có 17 vị, trong đó có 1 vị thánh 2 chân phước.
Thế kỷ 14, có 10 vị, trong đó có 2 chân phước.
Thế kỷ 15 có 11 vị, không có vị nào thánh hay chân phước.
Thế kỷ 16 có 17 vị, trong đó 1 vị thánh.
Thế kỷ 17 có 12 vị, trong đó 1 vị thánh, 1 chân phước.
Thế kỷ 18, có 8 vị, không có vị nào thánh hay chân phước.
Thế kỷ 19, có 6 vị, trong đó 1 chân phước.
Thế kỷ 20, có 10 vị, trong đó có 3 vị thánh, 1 chân phước.

NHỮNG VỊ GIÁO HOÀNG TỒI TỆ NHẤT TRONG LỊCH SỬ

Phêrô tuy yếu đuối và chối Chúa, nhưng Ông đã được lời hứa của Thầy, tức là sau khi Ông đã ăn năn, Chúa Giêsu vẫn dùng Ông là người hướng dẫn Giáo Hội của Ngài, và hơn nữa còn là người được ủy thác để củng cố đức tin của anh em mình: “Simon, Simon, Satan đã xin sàng anh như sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất đức tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh vững mạnh” (Luca 22: 31-32).  

Giáo Hoàng hay bất cứ ai đi nữa vẫn chỉ là con người với những yếu đuối và sa ngã. Ơn Chúa ban cho các ngài, các ngài có lợi dụng hay không vẫn là quyền tự do chọn lựa và áp dụng của mỗi vị. Người Công Giáo trưởng thành cần phải đối diện với vết nhơ lịch sử này của Giáo Hội để tự tin hơn vào lời hứa của Chúa Giêsu. Và không để cho những khuyết điểm lịch sử này làm lung lạc niềm tin của chúng ta. Dù có bị thử thách và với những yếu đuối của cá nhân, nhưng ngai Phêrô vẫn tồn tại như Chúa hứa. Phêrô này qua đi vẫn có Phêrô khác nối tiếp cầm tay lái của con thuyền Giáo Hội. 

Giáo Hội không che dấu và cũng không phủ nhận đời sống trần tục của 10 vị giáo hoàng sau đây. Điều đó cũng nói lên sự thật về con người. Con người dù trong vai trò nào nếu không sử dụng những nén bạc Chúa trao ban, cũng vẫn có thể trở thành những đầy tớ bất lương.

*1. Giáo Hoàng Stephen VI (? – 897)
Le Pape Formose et Étienne VII ("Pope Formosus and Stephen VII"), 1870. Sau này được gọi là
Giáo hoàng Stephen VI.

Ít tài liệu về đời tư của giáo hoàng này, mặc dù ông là con của một vị linh mục tên là Gioan. Sở dĩ danh ông được nhắc đến trong lịch sử giáo hội vì ông đã liên quan đến một phiên tòa quái dị – Công Đồng Cadaver tháng 1 năm 897.

Việc làm của Stephen VII đáng ghi nhận, đó là ông đã kết án vị tiền nhiệm của mình. Ông ra lệnh thi hài của Giáo Hoàng Formosus bị đào lên, cho mặc phẩm phục giáo hoàng, và đặt trên ngai. Sau đó ông nguyền rủa vị tiền nhiệm.

Tiếp theo bản án kết tội bằng cách lột áo quần, chặt đứt ba ngón tay, và toàn thân của giáo hoàng Formosus bị vất xuống sông Tiber.

Nhưng Stephen cũng không làm giáo hoàng được lâu. Ông đã bị nghẹt thở cho đến chết. Ông là một trong 5 giáo hoàng tồi tệ nhất thời Trung Cổ.

2. Giáo Hoàng Sergius III (? – 911)
Là con một quí tộc Roma, ông chống lại những chức vụ đã được Giáo Hoàng Formosus phong. Cũng có tài liệu cho rằng chính Sergius đã cho đào xác của Formosus, chặt đầu, và ném xuống sông Tiber.

Ông được biết đến như người coi thường những tiêu chuẩn Kitô giáo. Ông đã ra lệnh giết vị tiền nhiệm là Giáo Hoàng Leo V và ngụy giáo hoàng Christopher ở trong tù.

Ông đã tẩy chay công đồng Cadaver và từ chối các vị giáo hoàng. Ông đã có những liên hệ bất chính với Marozia. Người sau này trở nên một đàn bà quyền uy, và có một con trai với người này. Con trai ông sau này đã trở thành giáo hoàng Gioan XI năm 931.

*3. Giáo Hoàng John XII (c. 937 – 964)
Ông sinh tại Roma. Cha ông đã tự hào thề rằng vị giáo hoàng kế tiếp sẽ là con ông.

Cho đến thế kỷ thứ 10, thành phố Roma bị khống chế bởi gia đình Theophylact, và họ thường xuyên quyết định ngôi giáo hoàng.

Gioan XII lên ngôi năm 18 tuổi. Do trẻ tuổi, ông đã gây thù địch với những lãnh chúa chung quanh.

Chẳng bao lâu, ông đã cho thấy sự ham thích đàn bà hơn là lo việc của giáo hội. Hành động của ông đã khiến Hoàng Đế Otto I triệu tập một công đồng và truất phế. Bản kể tội của ông gồm:

“Ông ta đã gian dâm với góa phụ của Rainier, với Stephana tỳ thiếp của cha mình, với góa phụ Anna, và với cháu gái, và ông ta đã biến nơi thánh thành một nhà chứa gái. Người ta nói rằng ông ta đã đi săn một cách công khai; đã giam cha giải tội Benedict, và vì thế Benedict đã bị chết, rằng ông ta đã giết Gioan, hồng y đẳng tư tế, sau khi thiến ngài; và ông ra đã nổi lửa, đeo gươm, đội mũ che đầu và áo giáp trận. Tất cả các giáo sỹ cũng như giáo dân đã xác nhận rằng ông ta đã cụng ly với quỉ. Họ nói rằng trong khi bài bạc, ông đã cầu xin với thần Jupiter, Venus và các quỉ thần khác. Ông ta không bao giờ nguyện kinh sáng (Matins) theo giờ giáo luật. Ông ta cũng không bao giờ làm dấu thánh giá.”
  
Ông ta đã trả thù bằng cách rút phép thông công lại công đồng, và đã bắt ba nghị phụ. Ông đã tra tấn một vị, chặt đứt tay phải vị thứ hai, và cắt mũi, tai vị thứ ba. Nhưng sau cùng, thì triều đại của ông cũng đã kết thúc lúc ông 27 tuổi. Ông chết do “bại xuội vì hành động dâm dục”, và cũng có nguồn tin cho rằng ông chết vì bị người chồng của một phụ nữ mà ông dan díu giết. Ông cũng thuộc nhóm trong 5 giáo hoàng tồi tệ nhất thời Trung Cổ. 

*4. Giáo Hoàng Benedict IX (c. 1012 – 1065/85)
Một hậu duệ khác của gia đình Theophylact lên ngôi giáo hoàng năm 20 tuổi lấy danh hiệu là Benedict. Những đồn đãi về đời sống tình dục của ông chẳng bao lâu đãi khiến nhiền vị giáo chức trong giáo hội phàn nàn, trong đó có cả Viện Phụ Monte Cassino sau này là Giáo Hoàng. Ngài đã viết về Benedict như sau: “Những hành động hiếp dâm, giết người và những việc làm không nói ra khác. Đời sống của một giáo hoàng như ông ta quả là vô giá trị, quá hôi thối, quá ghê tởm, đến nỗi tôi rùng mình khi nghĩ đến nó.”

Beneditct IX (1032 trở đi rồi trở lại đến năm 1048).  Ông làm giáo hoàng trong 3 trường hợp khác nhau, và là người bán ngôi giáo hoàng cho bố đỡ đầu là Gioan Gratian. Chính Gioan Gratian sau này cũng trở thành giáo hoàng với danh hiệu Gregory VI. 

Là giáo hoàng ở tuổi rất trẻ nhờ thế lực của cha mình. Theo thánh Phêrô Damian, Benedict là “một ác quỉ từ hỏa ngục mang hình hài của một linh mục”.  Ông đã kết hôn với người em họ và bán ngôi giáo hoàng. Ông đã bị dứt phép thông công với giáo hội. Ông là giáo hoàng thứ ba trong số 5 giáo hoàng tồi tệ nhất của thời Trung Cổ.

5. Giáo Hoàng Urban II (ca. 1035 – 1099)
Otho de Lagery, tức Giáo Hoàng Urban II năm 1088 là một nhà ngoại giao có biệt tài, một nhà lãnh đạo đại tài đã thiết lập Hội Đồng Roman Curia Hiện Đại và ủng hộ việc cải cách hàng giáo sỹ. Tuy nhiên, điều đáng nhớ nhất của vị giáo hoàng này là ông đã phát động một cuộc chiến đẫm máu chống lại Hồi Giáo, gọi là Cuộc Thánh Chiến thứ nhất.

Cuộc thánh chiến tuy đánh bại lực lượng Hồi Giáo ở Anatolia và Đất Thánh, nhưng đã làm chết quá nhiều sinh mạng. Điều này cũng đã dẫn đến sự ly giáo của Giáo Hội Đông Phương, làm cho người Kitô giáo trở nên đối nghịch với người Do Thái và Hồi Giáo.

*6. Giáo Hoàng Boniface VIII (c. 1235 – 1303)
Là con thuộc gia đình trung lưu ở Anagni, Ý. Benedetto Caetani cũng là một sinh viên xuất sắc về giáo luật, và sau này trở thành một thành viên của Roman Curia, hồng y đẳng linh mục năm 1291. Ngày 24 tháng 12 năm 1294 được bầu làm giáo hoàng sau khi giáo hoàng CelestineV thoái vị (có thể là do chính Boniface yêu cầu). 

Trước khi trở thành giáo hoàng, Boniface đã dùng mưu mánh để chinh phục vị tiền nhiệm, Giáo Hoàng Celestine V nghỉ hưu. Khi đạt được ngôi giáo hoàng, Boniface hoảng sợ nếu Celestine ở chung quanh, vì thế ông đã bắt và giam tù vị giáo hoàng già yếu cho đến chết 10 tháng sau đó.

Ngoài việc xung đột với các lãnh chúa ở Ý, khuyết điểm nhất là ông đã chống lại vua Philip IV, nước Pháp. Ông đã rút phép thông công nhà vua, và tuyên bố tất cả mọi đan viện ở Pháp đều thuộc quyền Giáo Hoàng. Philip đã đem quân qua Ý và bắt Boniface tại nơi nghỉ hè ở Anagni. Lính Pháp và đánh đập ông, và ông đã chết sau đó 3 ngày. Nhà thơ người Ý Dante, trong thi phẩm The Divine Comedy, đã cho rằng ông bị đày xuống tám tầng địa ngục vì tội buôn thần bán thánh.  

Boniface không bao giờ lo ngại về chính quyền lực mà mình đạt được, bởi vì ông đã ra tay tra tấn những người không phục tùng mình. Ông cũng được xếp vào thứ 4 trong số 5 giáo hoàng tồi tệ nhất thời Trung Cổ. 

7. Giáo Hoàng Clement VI (1291 – 1352)
Pierre Roger, người Pháp và là vị giáo hoàng thứ 4 trong thời gian các giáo hoàng sống tại Avignon. Ông không hẳn là người xấu, vì trong thời gian Black Plague, ông cũng giúp những người Do Thái định cự, những người trở nên con dê tế thần cho giai đoạn chết chóc. Được diễn tả như một người thông minh, yêu nghệ thuật và học hỏi, nhưng ông thiếu sót một điều quan trọng để được kính trọng – sự thánh thiện.

Ông xưng mình “tội nhân giữa những tội nhân” nhưng vì ham thích đời sống xa hoa, ông đã mau chóng làm cạn kiệt tài sản để lại từ vị giáo hoàng thanh đạm, nghèo nàn (Benedict XII) và Clement. Ông đã cho tăng thuế, bán chức giám mục để lấy tiền tiêu xài.

Ngoài ra, ông còn dùng sức mạnh của địa vị để thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn đam mê và say mê việc cử hành những thói tục xấu xa trên thế giới. 

*8. Giáo Hoàng Alexander VI (1431 – 1503)
Nếu không bị dính líu đến những hành động tội lỗi, Giáo Hoàng Alexander VI là một người trong những nhân vật nổi tiếng có kế hoặch để điều hành ngôi giáo hoàng. Ông tạo nhiều nỗ lực để làm giầu cho gia đình, đặt con cái vào những địa vị quyền lực, và dành giờ với nữ hầu cận.

Qua đời năm 1503 một cách bí mật – có thể bị đầu độc, và con trai của ông là Cesare Borgias bị nghi ngờ thực hành tội ác này. Nhiều tiếng đồn về thân xác của ông sau khi chết. Một người đã nhìn thấy nhận xét: “Thật là một hình ảnh hoang mang khi nhìn cái thây đen ngòm và biến dạng, chương phồng một cách khác thường, và xông lên mùi ô nhiễm; môi và mũi được phủ bằng nước rãi màu vàng, miệng mở rộng toác hoác; và lưỡi phồng lên vì thuốc độc lè ra tận cằm; vì thế không ai dám hôn lên chân, tay như tục lệ lúc đó đòi hỏi.”     

Là một giáo hoàng “xấu xa nhất” từ trước tới giờ, Rodrigo Borgia nhờ có ông chú là Giáo Hoàng Calixtus III. Với khả năng xã giao, Borgia đã nhanh chóng leo lên các chức vụ giám mục, hồng y và phó chưởng ấn. Năm 1492, ông đã mua chức giáo hoàng, đánh bại hai đối thủ của mình bằng hối lộ.  

Không ngạc nhiên lắm khi không có một dấu hiệu nào cả đạo lẫn đời chứng tỏ ông là giáo hoàng. Ông rất ích kỷ và ham hố danh vọng. Lời của Giovanni de Medici sau này là Giáo Hoàng Leo X nói về Borgia sau khi ông được bầu làm giáo hoàng: “Giờ đây chúng ta đang trong quyền lực của một con sói, một sự tham tàn nhất mà có lẽ thế giới chưa bao giờ thấy. Và nếu chúng ta không trốn chạy, chắn chắn ông ta sẽ nuốt chửng tất cả chúng ta.”  

Alexander VI cũng chính là người thứ 5 trong số 5 giáo hoàng tồi tệ nhất thời Trung Cổ.

9. Giáo Hoàng Leo X (1475 – 1521)
Leo đến từ một gia đình quyền quí, và hưởng thụ giúp cho ông lên ngôi năm 37 tuổi.

Thường xuyên qua lại với Martin Luther và cuộc cải cách Tin Lành. Giáo hoàng Leo X cũng còn được biết tới như người hoang phí nhất, không kiểm soát những tiêu dùng hoang phí, và là người không bao giờ chăm lo hướng dẫn Giáo Hội. Một câu nói để đời nhất liên quan đến Leo: “Vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta ngôi giáo hoàng, chúng ta hãy tận hưởng nó.” Theo Alexandre Dumas, khi Leo một cách ngang tàng tìm sự thỏa mãn trần thế, “Kitô giáo đang mang tính chất ngoại đạo”.

Song song với đời sống xa hoa, ông còn thực hành chủ thuyết gia đình trị, bán ân xá để lấy tiền tái thiết Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, và bị kết tội đồng tính luyến ái. Trong thực tế, một số nguồn tin cho rằng ông chết trên giường trong khi giao dâm với một thanh niên. 

10. Giáo Hoàng Julius III (1487 – 1555)
Phần lớn thời gian Julius rút vào dinh và tìm kiếm thú vui riêng, bỏ ngoài công việc của một giáo hoàng.

Quan hệ với một bé trai tên là Innocenzo, mà ông mê mẩn nhận làm cháu. Khi làm giáo hoàng, Julius nâng Innocenzo lên chức hồng y và ban cho nhiểu bổng lộc. Mối liên hệ giữa Julius và Innocenzo vượt qua những ràng buộc gia đình. Theo nhiều tường thuật ông đã có những giao du tình dục với Innocenzo.

5 trong số 10 những giáo hoàng có ảnh hưởng xấu xa và tồi tệ nhất trong Giáo Hội thuộc thời Trung Cổ, gồm:

Stephen VI (? – 897)
John XII (c. 937 – 964)
Benedict IX (c. 1012 – 1065/85)
Boniface VIII (c. 1235 – 1303)
Alexander VI (1431 – 1503)

___________
Tài liệu khảo cứu:
Toptenz, September 21, 2009. “Top 10 Worst Popes in History”. Shell Harris.

Medieval News. Medieval and Ancient History News. Wednesday, March 13, 2013. “The Five Worst Popes of the Middle Ages.”

Thought.co. “Popes of the Catholic Church.The Papacy Through History” Updated March 08, 2017. Scott P. Richert.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.