VĂN HÓA

Bộ Âm Lịch đang dùng, không phải do Tàu san định!

Fb Matthew NChuơng

(“san định” 删定, nghĩa là “sửa cho đúng, chắc chắn”)

 

Âm lịch truyền thống của Trung Hoa lần đầu được khắc trên các mảnh giáp cốt từ thời nhà Thương cách đây trên 3.000 năm. Sau đó, ra đời một số phiên bản âm lịch được nghiên cứu sao ngày càng chuẩn xác hơn. Phiên bản cuối cùng, còn gọi là “lịch Sùng Trinh”, tức bộ âm lịch đang dùng ở Trung Hoa (và ở Việt Nam), được ban hành từ thế kỷ 17.

… Theo bộ âm lịch Sùng Trinh, ngày đầu năm âm lịch Giáp Thìn gần đến sẽ rơi vào ngày 10 tháng 2 năm 2024.

Vậy, sao nói bộ âm lịch đang dùng … không phải do người Tàu?

“Sùng Trinh” 崇禎, người Tàu đọc / Chóng Zhēn / , là tên của hoàng đế cuối cùng của nhà Minh (1611-1644). Rồi, nhà thiên văn học có công san định là 湯若望, tiếng Tàu đọc /Tāng Ruò Wàng/ (“Thang Nhược Vọng), và nhà thiên văn học 鄧玉函 , tiếng Tàu đọc / Dèng Yù Hán (“Đặng Ngọc Hàm”).

Danh tính ghi tên Tàu hẳn hoi, sao nói không phải do Tàu?

“Thang Nhược Vọng” là danh tính gọi theo kiểu Trung Hoa của vị giáo sĩ dòng Tên, người Đức: Johann Adam Schall von Bell. Vị tu sĩ này là một nhà thiên văn học uyên bác.

Trước đó, vị giáo sĩ Johann Schreck cũng dòng Tên (với tên gọi theo kiểu Trung Hoa 鄧玉函 “Đặng Ngọc Hàm”) được ghi nhận là người đã giúp phát triển khoa học kỹ thuật trên đất Trung Hoa.

Giáo sĩ Johann Schreck bắt tay vào san định bộ âm lịch (mới), nhưng đang làm dở dang thì qua đời (1576-1630).

Giáo sĩ Schall von Bell (1591-1666) tiếp nối công trình, hoàn chỉnh. Bộ lâm lịch cải cách này dựa trên nền tảng thiên văn học của phương Tây – với những nghiên cứu, tính toán chu kỳ của mặt trăng chính xác hơn hẳn.

Sở dĩ bộ lịch được gọi “lịch Sùng Trinh”, đây là tên hoàng đế cuối cùng của nhà Minh, nhà vua chính thức ban hành BỘ ÂM LỊCH ĐƯỢC SAN ĐỊNH NHỜ CÔNG TRẠNG CỦA GIÁO SĨ DÒNG TÊN, vào năm 1644.

Hoàng đế Sùng Trinh qua đời, và hoàng đế đầu tiên của nhà Thanh là Thuận Trị (順治) / Shùn Zhì / đã bổ nhiệm vị giáo sĩ dòng Tên Schall von Bell làm quan phụ trách Đài thiên văn Hoàng gia.

Cộng tác với các vị giáo sĩ dòng Tên, có vị đại quan Từ Quang Khải / Xú Guāng Qǐ / (徐光啓, 1562 –1633) là một nhà nông học, thiên văn học, toán học.

Ông theo học đạo Công giáo với giáo sĩ người Ý Matteo Ricci, lấy tên thánh là Phao-lô, nhiệt thành trong sứ vụ truyền giáo, đồng thời phổ biến kiến thức khoa học. Ông dịch cuốn Kỷ hà nguyên bản (Cơ sở hình học) của Euclid sang tiếng Trung Hoa, viết một tác phẩm lớn về nông nghiệp là Nông chính toàn thư.v.v…

Đối với quí bạn theo Công giáo, ắt cần biết thêm rằng: Phao-lô Từ Quang Khải được Tòa thánh Vatican tuyên “Tôi tớ Chúa”, vào ngày 15 tháng 4 năm 2011, trong tiến trình làm hồ sơ tuyên Chân phước.

Tính từ năm 1644 ban hành bộ âm lịch “Sùng Trinh” được san định bởi giáo sĩ dòng Tên người Đức, đến nay (năm 2024) đã trải qua 380 năm áp dụng.

Mỗi khi tính toán lễ giỗ, lễ Tết, mọi người đều đang dùng BỘ ÂM LỊCH này (do các giáo sĩ dòng Tên, bên Công giáo, đã san định chuẩn xác).

Tại Đài Loan, vào năm 1992, đã phát hành con tem kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Schall von Bell, ghi rằng “vị trí của ông trong lịch sử của Trung Hoa mãi mãi vững chắc.”

Tại nước Tàu đại lục, vào năm 2013, đài Truyền hình Trung ương (CCTV) phát sóng bộ phim tài liệu về Schall von Bell, đánh giá bộ âm lịch do Schall von Bell san định vẫn đang được sử dụng rộng rãi ở nước Tàu.

Giáo sĩ dòng Tên SCHALL VON BELL (người Đức), với công lao cải cách BỘ ÂM LỊCH, được Chinese lẫn Taiwanese ghi nhận trang trọng ở tầm quốc gia.

Trong khi đó, giáo sĩ dòng Tên FRANCISO DE PINA (người Bồ), với công lao tạo ra nền móng cho CHỮ QUỐC NGỮ, tạo ra một hệ thống văn tự với các ký tự biểu âm và thanh điệu dành cho Tiếng Việt, hệ trọng hơn hẳn so với một bộ lịch!

Thấy gì? Ngài Francisco de Pina không được trân trọng đúng tầm mức, thậm chí còn đứng trước nguy cơ bị đẩy vào sự quên lãng (“ăn trái, rồi … đốn luôn người trồng cây”?) ./.

—————

Hình ảnh (hàng trên): Giáo sĩ SCHALL VON BELL mặc triều phục bên Trung Hoa, đảm trách việc san định, cải cách ÂM LỊCH;

Ngành thiên văn học với các giáo sĩ dòng Tên tại Trung Hoa;

Hình ảnh (hàng dưới): Gặp gỡ giáo sĩ Matteo Ricci, từ đó đại quan Từ Quang Khải tìm hiểu và theo đạo Công giáo;

Phao-lô Từ Quang Khải được tuyên bậc “Tôi tớ Chúa” (Servus Dei)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.