Chuyển ngữ: Trần Mỹ Duyệt
Xin Để Hoãn Lại
Chúa Giêsu tới dự tiệc cưới cùng với mẹ và các môn đệ của Ngài. Một cuộc cử hành hôn lễ, theo tục lệ Do Thái lúc bấy giờ thông thường kéo dài khoảng một tuần. Nhưng chúng ta lại thấy trong tiệc cưới này, rượu đã hết rất sớm. Ở điểm gì, thân mẫu Chúa Giêsu đã cho thấy sự thật: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2:3). Nó là lời phát biểu đơn thuần về một sự việc. Nhưng Chúa Giêsu xem ra đã trả lời trong một cách thức xa ngoài điều nhận xét đơn sơ của mẹ Ngài: “Này bà”, Ngài nói, “điều đó có liên quan gì đến bà và Tôi? Giờ tôi chưa đến.”
Để hiểu xem phản ứng như quá đáng của Chúa Giêsu, chúng ta cần phải hiểu cụm từ “chuyện đó có can gì đến bà và tôi”. Một số nhà bình luận cho rằng điều này cho thấy thái độ thiếu tế nhị của Chúa Giêsu đối với mẹ của Ngài. Tuy nhiên, nó không phải vậy theo khảo cứu một cách cẩn thận.
Trước hết, chúng ta nên biết rằng Chúa Giêsu hoàn tất điều mà Ngài nhận thức từ cái nhìn của Đức Maria. Nếu Ngài có ý định khiển trách Maria. Ngài chắc chắn Ngài sẽ không khiển trách Mẹ, bằng cách làm theo yêu cầu của Người.
Dấu hiệu quả quyết ngược lại với sự trách móc đó, tuy vậy, đến từ dẫn chứng lời trách móc tự nó: “Can dự gì đến bà và tôi?” là một thành ngữ thông thường trong ngôn ngữ Do Thái và Hy Lạp thời Chúa Giêsu. Nó được tìm thấy một số chỗ trong Cựu Ước cũng như Tân Ước, cũng như trong những nguồn khác ngoài Thánh Kinh. Trong những lần thấy xuất hiện khác, nó cũng không rõ ràng là một lời trách móc hoặc bất kính. Có thể là ngược lại, nó nói lên sự kính trọng và khác hơn nữa. Trong Luca 8:28 khi dùng từ do người bị quỉ ám. Chính quỉ đã nói ra những lời này qua miệng người bị nó ám. Những lời mang ý nghĩa nhận ra uy quyền của Chúa Giêsu trên cả con người và quỉ thần. “Tôi xin ngài đừng làm khổ tôi,” nó tiếp tục và xác nhận rằng nó phải qui phục những mệnh lệnh của Chúa Giêsu.
Tại Cana, Chúa Giêsu trì hoãn lời mẹ Ngài, mặc dù mẹ Ngài không bao giờ ra lệnh cho Ngài. Người, đến lượt mình, chỉ nhẹ nhàng nói với các gia nhân, “Hãy làm những gì Ngài bảo”. (Ga 2:5)
Con Gái – Mẹ – Cô Dâu: Phụ nữ
Nhưng hãy dừng lại giây phút trước điều đáp trả tức thời của Chúa Giêsu. Bạn có nhận thấy Ngài đáp lại mẹ như thế nào không? Ngài không gọi người là “mẹ”, cũng không gọi tên “Maria”, nhưng trống rỗng “bà”. Một lần nữa, những nhà chú giải ngoài Công Giáo đôi khi phê bình rằng Chúa Giêsu cố tình dùng hình dung từ “bà” để tỏ ra sự bất kính hoặc coi thường. Tóm lại, Ngài đã chẳng nói với người như “mẹ”?
Trước hết, chúng ta nên nhận ra rằng, Chúa Giêsu đã tuân giữ mọi lề luật trong cuộc sống của Ngài. Điều này không nói lên rằng có lúc nào đó, Ngài đã bất kính mẹ của mình, vì nếu vậy sẽ phạm tới điều răn thứ bốn.
Thứ đến, Chúa Giêsu còn có lúc gọi Đức Maria bằng “bà”, nhưng trong những trường hợp rất khác nhau. Khi Ngài chịu chết treo trên thập giá, Ngài cũng gọi “bà” lúc Ngài trao mẹ cho môn đệ yêu dấu Gioan (Ga 19:26). Rõ ràng qua thí dụ này, Ngài đã không chủ ý coi thường hoặc bất kính.
Chúng ta mang tội hơn sự vô tội của Chúa Giêsu nếu dùng chữ “bà” trong một nghĩa kinh bỉ. Vì Chúa Giêsu dùng từ “bà” đó tiêu biểu cho một ý nghĩa vang vọng khác của Sáng Thế Ký, “đàn bà” là tên mà Adong đã đặt cho Evà (St 2:23). Nhiên hậu, Chúa Giêsu đã coi Đức Maria như Evà đối với Adong mới – điều này nâng cao giá trị trong tiệc cưới khi họ tham dự.
Tuy vậy, chúng ta có thể đoán trước một số chống đối mạnh mẽ: Tại sao Đức Maria có thể là hiền thê nếu người là mẹ của Ngài? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải tìm đến lời tiên tri của Isiah về ơn cứu độ đang đến của Isarel: “Ngươi sẽ không còn bị người ta nói: “Đồ bỏ”…vì thiên hạ sẽ gọi người: “Sủng ái của Ta”, và đất đai ngươi: “Đất đã kết duyên”. Vì Yavê sẽ đặt lòng sủng ái của Người nơi ngươi, và đất đai ngươi sẽ được kết duyên. Như trai tài sánh duyên thục nữ, Đấng xây dựng ngươi sẽ cùng ngươi kết nghĩa giao duyên, như tân lang hoan hỉ nơi một tân nương, Người sẽ hoan hỉ nơi ngươi, Thiên Chúa ngươi thờ.” (Is 62:4-5; Chữ in nghiêng được thêm vào). Có nhiều điều được gợi ý trong hai lời tiên tri này: thiên chức mẹ đồng trinh của Đức Maria, đầu thai kỳ diệu của Người, và cuộc hôn nhân mầu nhiệm với Thiên Chúa, Đấng vừa là Cha, là người Phối Ngẫu, và là Con của Người. Mầu nhiệm làm mẹ thánh thiêng ẩn sâu, bởi vì mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa còn sâu thẳm hơn nữa.
Tranh Luận Tư Cách Làm Mẹ
“Bà” liên kết với mối tương quan của Đức Maria không chỉ duy đối với Chúa Giêsu, nhưng còn đối với tất cả những ai tin theo. Khi Chúa Giêsu trao Người cho môn đệ yêu dấu của Ngài, thực ra Ngài cũng trao Người cho tất cả các môn đệ yêu Ngài qua mọi thời gian. Giống như Evà, người mà Sáng Thế Ký 3:20 gọi là “mẹ của chúng sinh,” Đức Maria là mẹ của tất cả những ai được có đời sống mới qua Phép Thánh Tẩy.
Tại Cana, Tân Evà làm đảo ngược một cách căn bản quyết định chết chóc của Evà đầu tiên. Là người phụ nữ dẫn Adong cũ tới hành động tội lỗi đầu tiên trong vườn. Là người phụ nữ dẫn Adong Mới tới hành động vinh quang đầu tiên của Ngài.
Hình ảnh của Evà tái xuất hiện sau này trong Tân Ước trong sách Khải Huyền, nó cũng được qui về cho Gioan Thánh Sử. Ở đó, trong chương 12, chúng ta nhận thấy “một người nữ mặc áo mặt trời” (v.1), người đối đầu với “con rắn xưa, nó được gọi là ma qủy” (v.9). Những hình ảnh này nhắc nhớ lại Sáng Thế Ký, ở đó Evà đối mặt với con rắn qủy quyệt trong vườn Diệu Quang và ở đó Thiên Chúa nguyền rủa con rắn, hứa “đặt mối thù giữa ngươi và người phụ nữ, giữa dòng dõi ngươi và dòng dõi người phụ nữ” (St 3:15). Thật ra, những hình ảnh của Khải Huyền cũng chỉ ra một Evà, người đã sinh “một con trai”, Đấng được gọi là “cai trị toàn thể dân nước” (12:5). Người con ấy chỉ là Giêsu, và người phụ nữ sẽ chính là mẹ của Ngài, Đức Maria. Trong Khải Huyền, con rắn xưa tấn công Evà Mới vì lời tiên tri trong Sáng Thế Ký 3:15 còn mới mẻ trong ký ức của nó. Tuy nhiên, Evà Mới xuất hiện vượt thắng trên qủy thần, không giống mẫu người trước kia trong vườn Diệu Quang.
(Còn tiếp)
Views: 0