VĂN HÓA

Vì sao người Việt thường gọi ba ngày Tết?

Hữu Hoàng

 

Người Việt có câu: Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy là vì người Việt vốn xem trọng tình nghĩa nên xem đây là cơ hội để tỏ lòng biết ơn, kính mến những người đã nuôi nấng, dạy dỗ mình nên người.

Theo quan niệm xưa, cha là bên nội, mẹ là bên ngoại. Tức là mồng một vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt tập trung sang chúc Tết bên nội.

Tết về, bàn thờ nhà nào cũng được trang hoàng mâm ngũ quả ở vị trí trang trọng. Cả gia đình cùng nhau thắp nén nhang rồi đi thăm mộ của tổ tiên khiến tình cảm gia đình thêm gắn kết.

Ngày trước, không có bắn pháo hoa và các hoạt động ngoài trời trong đêm giao thừa, nên vào thời khắc thiêng liêng này, các thành viên trong gia đình thường quây quần trong nhà và cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất.

Theo quan niệm xưa, cha là bên nội, mẹ là bên ngoại. Tức là mồng một vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt tập trung sang chúc Tết bên nội, mồng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng, tỏ lòng thành kính. Đến mồng ba thì thăm thầy thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.

Chúc Tết ngày mùng một Tết.

Sáng mồng một Tết:

Đa phần mọi gia đình người miền Trung, họ thức dậy rất sớm. Trước hết, là thắp hương, xông trầm bàn thờ tổ tiên (Đó là người theo đạo Phật hoặc lương), Cúng gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà, cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi.

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, chữ “Tết” trong câu thành ngữ trên là sự rút gọn của động từ “chúc Tết”. Việc chúc Tết cha mẹ, thầy cô giáo đã trở thành đạo lý mà mỗi người phải hoàn thành trước khi bước vào đầu năm mới.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các sách xưa chỉ ghi “mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy”, không có đoạn “mồng hai Tết mẹ”. Câu có cả 03 vế là dân gian mới, được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo, bắt xắp, dài ra cho có vần vè.

Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi.

Mồng hai Tết mẹ:

Sang ngày mồng hai Tết, vợ chồng con cái ở riêng hoặc đi làm ăn xa nay có dịp về quê ăn Tết nhớ sang nhà ông bà, cha mẹ bên ngoại. Nghi thức chung cũng tương tự như bên nội. Con cháu chúc tụng ông bà cha mẹ và ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu bằng những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng điều tượng trưng.

Sau những nghi thức vừa trang trọng vừa đầm ấm thân tình như thế, ông bà, cha mẹ con cháu thường tổ chức ăn cỗ Tết đông vui. Nghi thức chúc Tết và ăn ngày đầu xuân bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm cho mọi người, đặc biệt là tuổi thơ về hạnh phúc gia đình đầm ấm, có trên có dưới, đầy đủ, viên mãn. Nếp sống đẹp ngày Tết thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà, cha mẹ hai bên nội ngoại – cái gốc sinh thành và giáo dưỡng mình nên người.

Mồng ba Tết thầy:

Ngày xưa thầy đồ dạy học đa số không có chuyện biên chế hay giáo chức ăn lương nhà nước như bây giờ, trừ trường đặc biệt do triều đình lập ra. Người học trước thông chữ hoặc đỗ đạt dạy cho người học sau. Học trò muốn học thì kiếm buồng cau xin nhập môn và lạy thầy hai lạy. Đủ học trò, thầy chọn ngày tế thánh rồi mở lớp. Học hết chữ thầy này, nếu muốn theo đòi bút nghiên, trò lại tìm thầy nhiều chữ hơn để học lên.

Thu nhập của các thầy đồ là quà cáp của phụ huynh. Có sách xưa đã viết, lúc học có năm ngày Tết, như Tết Nguyên đán, Tết thanh minh, Tết đoan dương, Tết Trung thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy.

Thầy, Cô là người dạy dỗ mình nên người.

Đạo lý thầy trò ngày xưa rất trọng, thầy được coi trọng như cha. Nhà thầy có việc hiếu hỷ, thì trò thông qua trưởng tràng, giám tràng, chăm lo như việc của chính nhà mình. Khi thầy quy tiên, học trò cũng để tang ba năm, có điều không phải tang phục, tang chế đầy đủ. Để tang trong bụng gọi là tâm tang. Học trò thành đạt thường giúp đỡ thầy trong cuộc sống. Nhà thầy không có con trai nối dõi cúng tế thì trò phải cúng tế cho đến hết đời mình. Người xưa chọn “mùng ba Tết thầy” là theo cái đạo nghĩa đó.

Dù vậy, cứ tới Tết Nguyên đán, người người lại thấy nôn nao, mong được trở về đoàn tụ bên gia đình. Và có nghỉ dưỡng, du lịch… ở đâu thì cũng phải giữ “thủ tục” “đốt ba nén nhang” vái lạy ông bà rồi đi đâu hẳn đi.

Có thể thấy, dù xã hội có phát triển như thế nào thì phong tục Tết cổ truyền vẫn là nét văn hóa truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức của từng người Việt nói chung và từng vùng, miền nói riêng.

Hữu Hoàng

_________

Nguồn:

06:28 24/01/2023 Văn hóa

https://thuonghieucongluan.com.vn/vi-sao-nguoi-viet-thuong-goi-ba-ngay-tet-a187355.html

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.

Góp ý kiến