Khởi đầu một năm phụng vụ, Giáo Hội nhắc lại mầu nhiệm Giáng Sinh để nhắc nhở mọi người hãy sửa soạn mọi thứ, canh tân lòng trí dọn đường cho Chúa đến.
Ngoài hình thức tôn giáo, hẳn Lễ Giáng Sinh sẽ không còn ý nghĩa nếu thiếu đi những hình ảnh đặc trưng của ngày lễ truyền thống này. Đó là những biểu tượng và những món quà và phía sau nó đều có một câu chuyện và một ý nghĩa hết sức đặc biệt:
Bánh Buche Noel (Buche de Noel)
Có một tục lệ trong đêm trước Giáng sinh của người phương tây là chặt một khúc cây lớn và đặt lên lò sưởi để làm lễ. Tương truyền rằng bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà tránh được sự xâm nhập của ma quỷ . Ngày nay, tập tục này mất dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi (buche nghĩa là "khúc củi lò sưởi" theo tiếng Pháp) và thưởng thức nó trong đêm Noel và phong tục này đã lưu truyền cho đến nay. Nhờ vậy mà tụi mình có thêm 1 món ngon vào đêm giáng sinh.
Tuần lộc Rudolph (Rudolph reindeer)
“Ông Già Tuyết huýt sáo, hét lên và gọi tên chúng: Nào Dasher! Nào Dancer! Nào Prancer và Vixen! Tiến lên Comet, tiến lên Cupid! Tiến lên Donder, Blitzen và Rudolph!.”Rudolph” là chú tuần lộc thứ 9 đã được thêm vào từ năm 1939 (Ban đầu chỉ có 8 chú tuần lộc kéo xe trượt tuyết (the sleigh) của ông già Noel), nó có nhiệm vụ soi sáng đường nhờ vào chiếc mũi đỏ và sáng chói của nó. Bạn nào thường coi phim hoạt hình sẽ thấy 1 con tuần lộc rất hiếu động đó là Rudolph đó.
Cây Thông Noel
Theo truyền thuyết, để cứu một đứa trẻ bị tế sống bên cây sồi (a great oak tree), Thánh Boniface (Saint Boniface) đã hạ cái cây vững chãi đó chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi cây sồi gục ngã, có một cây thông nhỏ (a small fir tree) mọc lên. Ngài nói, cây đó tượng trưng cho sự vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Ngoài ý nghĩa này, cây thông được dùng trong các dịp Noel và các lễ hội đón chào năm mới ở khắp nơi trên thế giới còn là vì nó luôn được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới. Dù sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng nó vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh bất diệt.
Ngôi sao Giáng Sinh hay còn gọi là ngôi sao Bethlehem (Christmas star)
Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và luôn được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, trên các cây thông Noel… Hình ảnh ngôi sao chính là tượng trưng của chúa trời về điều hẹn ước từ thủa trước. Chúa trời hứa sẽ gửi một đấng cứu thế cho thế giới , và ngôi sao chính là sự cam kết cho lời hứa của Ngài. Người theo đạo Ky-tô thì tin rằng ánh sáng ngôi sao chính là sức mạnh quyền năng của Chúa, xóa tan bóng tối đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới ấm áp và hạnh phúc cho muôn dân.
Nến Giáng Sinh (Candles)
Truyền thuyết kể rằng thánh Maria (Saint Maria) và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh sáng của ngọn nến hắt ra từ cửa nhỏ của một cái chuồng bò lừa. Ánh sáng của những ngọn nến có ý nghĩa là thắp sáng lên niềm hi vọng , hòa bình, tình yêu và niềm vui, chúng luôn soi sáng dẫn đường cho chúng ta bước qua những ngày u tối.
Trong các buổi lễ Giáng Sinh, sẽ có 4 ngọn nến được thắp lên:
The Candle of Hope (Ngọn nến của Hi vọng)
The Candle of Peace (Ngọn nến của Hòa bình)
The Candle of Love (Ngọn nến của Tình yêu)
The Candle of Joy (Ngọn nến của Niềm Vui)
Và ngọn nến thứ 5 tượng trưng cho ngày sinh của Chúa.
Hang đá và máng cỏ (manger)
Trong truyền thuyết, Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Ngày nay, vào đêm 24/12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua và một số thiên thần.
Vòng hoa mùa vọng (Christmas wreaths)
Vòng hoa có hình tròn nói lên sự vĩnh hằng (eternity) và tình yêu thương vô tận (the everlasting nature of love) của Thiên Chúa. Màu xanh của lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím – màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).
Chiếc gậy kẹo (The candy cane)
Cây gậy kẹo chính là biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus. Màu trắng biểu hiện cho sự vô tội của Chúa Jesus . Ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập tự giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh thần . Một sọc đậm được thêm vào để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người (the blood Jesus shed for mankind). Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus. Chẹp, không ngờ cây kẹo ngon dzị mà đầy ý nghĩa thiên liêng, yummi, kẹo vẫn cứ là ngon.
Cây trạng nguyên (The Poinsettia)
Truyền thuyết kể lại rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang đến một máng cỏ và một chùm lá cây. Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp. Quê hương của cây trạng nguyên là Mêhicô và người dân Mêhicô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bet-lê-hem chính vì vậy mà cây trạng nguyên luôn đi cùng với mùa Giáng Sinh.
Chuông Thánh Đường (Church bell)
Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tiếng chuông được rung lên để chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tiếng chuông ngân vang còn như một biểu tượng cho sự dẫn đường dẫn lối và nhắc nhở chúng ta rằng trong con mắt của Chúa trời chúng ta đều được yêu thương trân trọng.
Tập tục tặng quà trong những chiếc bít tất (Christmas stockings)
Theo truyền thuyết, ông già Noel trở lại trần gian và theo đường ống khói lò sưởi ông vào mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc tất mà trẻ em treo gần giường ngủ hay lò sưởi. Bởi thế trong những dịp Giáng sinh, mọi người trong gia đình thường mua qùa bỏ vào đôi tất để cạnh lò sưởi, lúc lũ trẻ thức dậy rất vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận những món quà mơ ước từ ông già Noel.
Thiệp Giáng sinh (Christmas cards)
Cứ mỗi dịp Giáng sinh về mọi người lại trao nhau những cánh thiệp xinh xắn kèm theo những lời chúc thân thương, nhưng có mấy ai biết rằng thiệp Giáng sinh đã ra đời từ rất lâu, khoảng hơn 2 thế kỷ trước.
Tập tục gửi thiệp Giáng sinh bắt nguồn từ xứ sở sương mù vào năm 1843. Loại thiệp Giáng sinh đầu tiên do J.Horsley – một họa sĩ ở London – thiết kế. Một người bạn thân là Sir Henry Cole đã nhờ Horsley thiết kế cho mình một tấm thiệp thật đẹp để ông gửi người thân và bạn bè. Thế là Noel năm 1843, Horsley trình làng tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên trên thế giới là kiểu tranh 3 phần được vẽ bằng tay. Trên tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên này nổi bật với câu chúc mừng: "Chúc bạn Giáng sinh vui vẻ và một năm mới hạnh phúc!" (Merry Christmas and a happy new year to you!).
Ký hiệu Xmas (the abbreviation "Xmas")
Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp “Xristos” là Chúa Jesus. Vào thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Đức Chúa là "X" để viết tắt cho từ Christ trong Christmas. Ngoài cách viết này còn có một số cách viết khác nhưng ít phổ biến hơn đó là “Xian” (Christian) and “Xianity” (Christianity). Thực chất việc dùng “Xmas” thay cho “Christmas” không phải là ý đồ nhằm làm giảm bớt ý nghĩa tôn giáo mà nó chỉ giống như các chữ viết tắt thông thường khác được dùng trong văn nói hay viết chẳng hạn như “Mr.” (ông/ngài) hay “etc.”
Views: 0