Uncategorized

Xin lễ hay mua lễ

Bố tôi tính tình đơn sơ chất phác, ông lại rất mộ đạo. Tôi ở xa nhà, lâu lâu lảng về giúi cho bố ít tiền ăn quà. Mấy đứa cháu méc: Cô ơi, ông toàn đem tiền đi xin lễ đấy! Thương bố, tôi bảo: "Bố ơi, mẹ lên thiên đàng rồi…. Bố cứ giữ lấy mà tiêu, bố đừng xin lễ cho mẹ con nữa".

Bố tôi tính tình đơn sơ chất phác, ông lại rất mộ đạo. Tôi ở xa nhà, lâu lâu lảng về giúi cho bố ít tiền ăn quà. Mấy đứa cháu méc: Cô ơi, ông toàn đem tiền đi xin lễ đấy! Thương bố, tôi bảo: "Bố ơi, mẹ lên thiên đàng rồi…. Bố cứ giữ lấy mà tiêu, bố đừng xin lễ cho mẹ con nữa".

Hồi ông nội tôi mất có trăn trối lại cho con cháu điều này, là các con, các cháu không bao giờ được bỏ lễ, phải giữ lấy Đạo Thánh Đức Chúa Trời… cho nên bố tôi thành người mộ đạo cũng là điều dễ hiểu.

-Mẹ con lên thiên đàng rồi thì bố xin lễ cho anh con, tội nghiệp nó… Bố tôi bảo.

Anh tôi chết trong trại cải tạo. Anh chết trẻ lắm, chưa lập gia đình. Tôi muốn nói với bố tôi đôi điều nhưng lúc ấy cổ họng như nghẹn lại, không nói được.

Có mấy đứa cháu Việt kiều bên Mỹ về biếu ít tiền…Bố bảo tôi chở bố đi xem lễ, tới cổng bố không xuống để vào nhà thờ mà lại bảo: "Con chạy quá vào trong nhà xứ, bố có tí việc.” Tôi hiểu ngay là bố lại vào xin lễ đây mà.

Giá mà cha xứ nói với bố tôi rằng: “Cụ ơi, cụ xin lễ nhiều rồi… Mà cụ già rồi, làm gì ra tiền, có tí tiền con cháu nó cho thì cụ cứ giữ lấy để mà ăn quà. Cụ muốn bao nhiêu lễ tôi làm cho…” thì cảm động biết bao!

Mà đã gọi là “XIN LỄ” sao lại đưa tiền, lại có giá nữa chứ! Có lần Đức Cha về 1 xứ nọ cho chịu phép thêm sức, có người giáo dân thắc mắc: “Thưa Đức Cha, đã bảo Thánh lễ là vô giá sao mà lại có nhiều giá khi đi xin lễ.” Đức Cha trả lời: “Thánh lễ là vô giá, không mua được bằng tiền. Còn số tiền người xin lễ bỏ ra là để nuôi sống vị linh mục, ít là 1 ngày”… Đức Cha trả lời người giáo dân ấy như thế rồi thôi, sau đó mọi chuyện vẫn i xì, chẳng có gì thay đổi. Dạo ấy kinh tế khó khăn lắm, ngăn sông cấm chợ, cơm chẳng đủ ăn. Đức cha bảo đủ nuôi sống lm 1 ngày mà sao giá lễ vẫn cao gấp 10 lần, đưa ít hơn cha xứ không nhận.

Như thế phải gọi là đi “MUA LỄ” chứ. Của Cesar phải trả cho Cesar.Tôi có người bạn kể câu chuyện: Chị có người mẹ già. Một hôm người mẹ bảo: Con vào trong Đền mua cho mẹ cái bằng ân nhân. Mẹ nghe hàng xóm bảo cha bề trên trong Đền đang hô hào đấy! Vâng lời mẹ chị vào Đền mua ân nhân cho bà. Đấy! từ ngữ nó rạch ròi: MUA ân nhân, mua bằng tiền và có nhiều giá để chọn lựa.

Xin nhắc đây là câu chuyện có thật: Bà mẹ chờ mãi chẳng thấy bằng đâu, sốt ruột bà hối con cháu đi hỏi xem. Chị bạn vào Đền xin gặp cha bề trên, CBT gặng hỏi chị là hôm chị mua có ai biết làm chứng, chị bảo hôm con đến mua vào đúng ngày cha già X mất, có thầy này thầy kia ngồi ở bàn này làm chứng, CBT mới cấp vội cho mẹ chị 1 cái bằng ân nhân, vì vội nên viết sai cả tên giáo họ! Mà khổ! Cũng chính người mẹ này cái lần mua ân nhân Núi Cúi, lúc nhận được bằng thì tên thánh, họ tên, tên giáo xứ bị in lộn ngược. Chị bạn lại vất vả đem trình cha xứ, cha xứ gởi lên tòa giám mục. Phải chờ cả tháng sau bà cụ mới có được vi bằng ân nhân Núi Cúi để nhờ con cháu lộng kiếng treo ở nhà.

Lại nói về cái bằng ân nhân của Đền Thánh. Chả là nhà dòng có tổ chức xây dựng 1 tòa nhà mục vụ rất quy mô, bề thế, không chỉ cho riêng nhà dòng mà còn để phục vụ nhu cầu của các nơi…Hôm lễ đặt viên đá đầu tiên, chị đi dự thay mẹ, Tất nhiên là trong túi chị đã thủ sẵn 1 phong bì dày dày. Không biết Nhà Dòng mời mọc tràn lan thế nào mà số quan khách hôm ấy đến không đủ, dư những 70 mâm cỗ không người ngồi, Nhà Dòng phải thông báo nếu ai có nhu cầu xin cứ tự nhiên…bưng về, Nhà Dòng chỉ tính nửa tiền, coi như Nhà dòng bù lỗ mất phân nửa, mà số tiền này chắc là Nhà dòng cũng trích từ tiền dâng cúng của những chiếc bằng ân nhân thôi.

Thật là tội cho Nhà Dòng.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.