Uncategorized

Why Obama must go? – Tại sao Obama phải ra đi?

Tôi là kẻ thua cuộc ngoan ngõan vào bốn năm trước đây.  “Trong khung cảnh lớn của lịch sử,” tôi viết vào ngày sau khi Barack Obama được bầu làm tổng thống,  “bốn chục năm không phải là một thời gian thật dài.  Tuy thế trong thời gian ngắn ngủi ấy nước Mỹ đã đi từ cuộc ám sát Martin Luther King Jr. đến việc thần thánh hóa Barack Obama.

Tôi là kẻ thua cuộc ngoan ngõan vào bốn năm trước đây.  “Trong khung cảnh lớn của lịch sử,” tôi viết vào ngày sau khi Barack Obama được bầu làm tổng thống,  “bốn chục năm không phải là một thời gian thật dài.  Tuy thế trong thời gian ngắn ngủi ấy nước Mỹ đã đi từ cuộc ám sát Martin Luther King Jr. đến việc thần thánh hóa Barack Obama. Bạn sẽ không là người nữa nếu bạn không thấy được điều này là một lý do cho sự vui sướng lớn lao.”

Dù đã là – xin tiết lộ hòan tòan – một cố vấn cho John McCain, tôi ghi nhận những đức tính đáng nhớ của đối thủ của ông:  tài cao giọng thuyết phục đám đông, tâm tính dịu dàng không nổi nóng, và tổ chức tranh cử gần như không có gì sai lầm.

Tuy vậy câu hỏi cho cả nước vào gần như bốn năm sau không phải ai là người tranh cử giỏi hơn vào bốn năm trước mà là người thắng cử có làm được những lời đã hứa hay không.  Và sự thật buồn bã là ông ta chưa làm được.

Trong diễn văn nhậm chức, Obama cam kết “không những chỉ tạo ra các công ăn việc làm mới mà còn đặt nền móng cho sự phát triển.”  Ông hứa “xây đường xá và cầu, các mạng điện, các đường điện tử để nuôi sống nền thương mại của chúng ta và nối kết chúng ta lại với nhau.”  Ông hứa “đưa khoa học trở lại vị trí đúng của nó và dùng những kỳ công của kỹ thuật để nâng cao phẩm chất và làm giảm phí tổn của việc chăm sóc sức khỏe.”  Và ông cũng hứa “cải tiến các trường học, các trường cao đẳng và các trường đại học để đáp ứng cho những đòi hỏi của thời đại mới.”  Bất hạnh thay bảng ghi điểm của tổng thống về từng lời cam kết ấy thật là đau thương.

Trong một lúc quên không thận trọng vào đầu năm nay, tổng thống tỏ lời bình phẩm là khu vực tư của nền kinh tế “đang họat động tốt.”  Điều chắc chắn là thị trường chứng khóan lên cao (lên 74 phần trăm) so với lúc thị trường đóng cửa vào Ngày Nhậm Chức năm 2009.  Nhưng con số tòan bộ công ăn việc làm có trong khu vực tư vẫn là 4.3 triệu ít hơn mức cao trong tháng Giêng năm 2008.  Trong khi đó, kể từ 2008, con số lớn đáng sợ là 3.6 triệu người Mỹ đã được đưa thêm vào chương trình bảo hiểm tàn phế của hệ thống An Sinh Xã Hội.  Đây là một trong nhiều cách để che dấu nạn thất nghiệp.

Trong ngân sách cho tài khóa 2010 – ngân sách đầu tiên mà ông trình bày – tổng thống hình dung ra mức phát triển 3.2 phần trăm cho 2010, 4.0 phần trăm cho 2011, 4.6 phần trăm cho 2012.  Các con số thực sự diễn ra là 2.4 phần trăm cho 2010 và 1.8 phần trăm cho 2011; không có mấy nhà phỏng định hiện nay kỳ vọng mức phát triển cho năm nay là trên 2.3 phần trăm.

Nạn thất nghiệp đúng ra phải là 6 phần trăm vào lúc này nhưng đã ở mức trung bình 8.2 phần trăm cho cả năm.  Trong khi đó lợi tức thực trung bình hàng năm của mỗi gia cư đã giảm đi hơn 5 phần trăm kể từ tháng Sáu năm 2009.  Gần 110 triệu người đã lãnh lợi tức an sinh  trong năm 2011, phần lớn là trợ cấp sức khỏe (Medicaid) hoặc là phiếu mua thức ăn.

Chào đón qúy vị vào Nước Mỹ của Obama:  gần một nửa dân số Mỹ không phải đóng thuế — gần đúng tỷ lệ sống trong một gia cư trong đó có ít nhất là một người nhận được một lọai trợ cấp nào đó của chính quyền.  Chúng ta đang thành một quốc gia 50 – 50 – một nửa trong chúng ta đóng các lọai thuế còn nửa kia nhận các lọai trợ cấp.
 

Và tất cả như vậy bất chấp món nợ của liên bang trở thành lớn hơn những gì chúng ta được cam kết.  Theo ngân sách năm 2010, món nợ của chính quyền tính theo tỷ lệ với Tổng Sản Lượng Trong Nước (TSLTN)  là phải giảm từ 67 phần trăm vào năm 2010 xuống thấp hơn 66 phần trăm vào năm nay.  Ước gì được như vậy.  Đến cuối năm nay, theo Sở Ngân Sách Của Quốc Hội (SNSQH) món nợ của chính quyền sẽ lên tới 70 phần trăm TSLTN.  Tuy nhiên những con số nói trên đã diễn tả nhỏ đi rất nhiều nỗi khó khăn do món nợ gây ra.  Tỷ lệ đáng chú ý là tỷ lệ của món nợ tính trên số thu họach.  Tỷ lệ này đã nhảy vọt từ 165 phần trăm vào năm 2008 lên 262 phần trăm vào năm nay, theo các con số lấy từ Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (QTTQT). Trong tất cả những nền kinh tế đã phát triển, chỉ có Ái Nhĩ Lan và Tây Ban Nha là có sự suy đồi lớn hơn.

Không những cuộc kích thích tài khóa đã phai nhạt đi ngay từ đầu sau khi viên thuốc bọc đường ấy được đưa ra vào năm 2009 mà ông tổng thống thì đã hòan tòan không làm gì để khép lại khỏang cách dài hạn giữa món chi tiêu và món thu nhập.

Cuộc cải cách chăm sóc sức khỏe đầy huênh hoang của tổng thống sẽ không ngăn chặn được sự gia tăng chi tiêu trong các chương trình chăm sóc sức khỏe từ mức trên 5 phần trăm của TSLTN vào hôm nay lên đến gần 10 phần trăm vào năm 2037.  Cộng thêm các phí tổn gia tăng dự phỏng cho qũy An Sinh Xã Hội và qúy vị sẽ thấy một phiếu chi tiêu tổng cộng là 16 phần trăm TSLTN vào 25 năm kể từ bây giờ.  Con số này chỉ nhỏ hơn chút xíu số phí tổn trung bình của tất cả các chương trình và các họat động của chính phủ liên bang, không kể đến số tiền lời phải trả, trong 40 năm qua.  Theo các chính sách của tổng thống hiện nay, món nợ của liên bang đang trên đường lên tới 200 phần trăm của TSLTN vảo năm 2037-một núi nợ khiến mức phát triển bị giảm xuống nhiều hơn nữa.
 

Và ngay cả con số trên cũng diễn tả nhỏ đi gánh nặng thực sự của món nợ.  Số dự phỏng gần đây nhất về sự khác biệt giữa trị giá hiện tại nét của các món nợ liên bang và trị giá hiện tại nét của những món thu nhập của liên bang – cái mà nhà kinh tế Larry Kotlikoff gọi là “khoảng cách tài chính” thật – là 222 nghìn tỉ đô la ($222 trillion).

Những người ủng hộ TỔNG THỐNG sẽ, dĩ nhiên rồi, bảo rằng sự sinh họat tồi tệ của nền kinh tế không thể quy vào cho ông ta được.  Họ thường chỉ tay vào vị tổng thống trước ông, hay những nhà kinh tế mà ông chọn để cố vấn cho ông,  hoặc (thị trường chứng khóan) Wall Street, hoặc Âu Châu – nghĩa là bất cứ ai ngòai người đàn ông trong tòa Nhà Trắng.

Có một chút sự thực trong điều này.  Khá khó mà đoán được những gì sẽ xảy ra cho nền kinh tế vào những năm sau năm 2008.  Tuy thế chắc chắn chúng ta có thể quy trách đúng vào tổng thống về những lỗi lầm chính trị trong bốn năm qua.  Rốt cuộc, công việc của tổng thống là điều hành ngành hành pháp một cách hữu hiệu – lãnh đạo quốc gia.  Và đây là phạm vi mà sự thất bại của ông là lớn nhất.

Trên giấy tờ thì thấy có một đội đáng mơ ước về kinh tế:  Larry Summers, Christina Romer, và Austan Goolsbee, ấy là chưa kể đến Peter Orszag, Tim Geithner, và PaulVolcker.  Tuy thế, chuyện bên trong cho biết tổng thống hòan tòan không có khả năng điều hành những bộ óc hùng mạnh – và những cái ta – mà ông đã tụ tập lại để cố vấn cho ông.

Theo cuốn Confidence Men của Ron Suskind, Summers bảo Orszag trong bữa ăn tối vào tháng Năm năm 2009:  “Anh biết không, Peter, chúng ta ở nhà một mình … Tôi nói đúng vậy đấy.  Chúng ta ở nhà một mình.  Không có người lớn lo liệu.  Clinton thường không bao giờ làm những lỗi lầm này [không nhất quyết về những vấn đề kinh tế quan trọng].”  Từ vấn đề này sang vấn đề khác, theo Suskind, Summers đã gạt bỏ lời của tổng thống.  “Anh không thể chỉ tiến vào và nói lên lập luận của anh rồi để cho ông ta làm quyết định,” Summers bảo Orszag, “vì ông ta không biết ông ta đang quyết định cái gì.”  (Tôi đã nghe nhiều điều tương tự nói ngòai lề bởi những người tham dự chính trong cuộc “hội thảo” lê thê không dứt của tổng thống về chính sách đối với Afghanistan.)
 

Vấn đề này vượt ra ngòai tòa Nhà Trắng nữa.  Sau nền tổng thống đế vương thời Bush, có một cái gì giống nhiều hơn với thể chế chính quyền đại nghị trong hai năm đầu tiên của chính phủ Obama.  Tổng thống đề nghị, Quốc Hội bác bỏ.  Chính Nancy Pelosi và bè nhóm của bà đã viết ra dự luật kích thích kinh tế và nhất quyết nhét vào đó đầy những món xôi thịt chính trị.  Và chính những đảng viên Dân Chủ trong Quốc Hội – cầm đầu bởi Christopher Dodd và Barney Frank – đã sọan ra Đạo Luật Cải Cách Wall Street và Bảo Vệ Người Tiêu Thụ (gọi tắt là Dodd-Frank) dầy 2,319 trang, một thí dụ gần như tòan hảo cho thấy sự rối rắm quá mức  trong việc kiểm sóat.  Đạo luật đòi những người làm việc kiểm sóat phải tạo ra 243 quy luật, làm 67 cuộc nghiên cứu, và đưa ra 22 bản tường trình định kỳ.  Luật lọai bỏ một nhà kiểm sóat và tạo ra hai nhà kiểm sóat mới. 

Đã năm năm từ khi cuộc khủng hỏang tài chính bắt đầu, nhưng những vấn đề chính – sự tập trung tài chính qúa mức và sự thúc đẩy tài chính qúa mức – vẫn chưa được xét đến. 

Ngày nay, chỉ có 10 cơ quan tài chính lớn-quá-không-thể-đổ-được là có trách nhiệm về ba phần tư tổng số các tài sản tài chính đang quản trị tại Mỹ.  Tuy thế, những ngân hàng lớn nhất trong nước thiếu ít nhất là 50 tỉ đô la thì mới đáp ứng được những đòi hỏi mới về vốn  theo thỏa hiệp “Basel III” lo toan về sự đủ vốn của ngân hàng.  

Và đến việc chăm sóc sức khỏe.  Không ai lại không chắc rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ cần phải được cải tiến.  Nhưng Đạo Luật Bảo Vệ Người Bệnh và Chăm Sóc Sức Khỏe Vừa Túi Tiền (ACA) của năm 2010 đã chẳng làm gì để ứng phó với những tệ hại chính của hệ thống:  sự bộc phát trong dài hạn các phí tổn y tế Medicare vào lúc thế hệ được sinh đẻ thật nhiều ra sau chiến tranh (baby boomers) về hưu, mô thức “trả tiền khi khám bệnh” đẩy vọt tình trạng lạm phát về chăm sóc sức khỏe, sự móc nối công việc làm vào với bảo hiểm đã giải thích vì sao quá nhiều người Mỹ không có bảo hiểm sức khỏe,  và những phí tổn quá mức về bảo hiểm trách nhiệm mà các bác sĩ của chúng ta cần có để bảo vệ chính họ trước các luật sư của chúng ta.

Trái ngược thay, điểm chủ chốt của Obamacare là “mệnh lệnh cho cá nhân” (đòi tất cả mọi người Mỹ phải mua bảo hiểm sức khòe nếu không thì bị phạt) là cái mà chính tổng thống đã chống đối trong khi ông đang tranh đua với Hillary Clinton để được đảng Dân Chủ chỉ định ra tranh cử.  Một chữ chính xác hơn rất nhiều sẽ là “Pelosicare,” vì chính bà Pelosi là người đã thực sự đẩy bản dự luật qua Quốc Hội.

Pelosi không phải chỉ là một tai họa về chính trị.  Các cuộc thăm dò ý kiến liên tục cho thấy chỉ có một số nhỏ dân chúng thích luật ACA, và đó là lý do chính tại sao những người Cộng Hòa lấy lại được quyền kiểm sóat Hạ Viện vào năm 2010.  Luật đó cũng lại là một rối lọan nữa về tài chính.  Tổng thống đoan chắc rằng sự cải tổ về chăm sóc sức khỏe sẽ không làm tăng thêm lấy một xu vào sự thâm thụt ngân sách.  Nhưng CBO (Sở Ngân Sách Của Quốc Hội) và Ủy Ban Liên Hợp về Thuế hiện nay phỏng định rằng các điều khỏan trả tiền bảo hiểm sức khỏe trong luật ACA sẽ tạo ra một phí tổn nét là gần 1.2 nghìn tỉ đô la trong thời kỳ 2012 – 22.

 
Tổng thống cứ tiếp tục tránh né vấn đề tài khóa.  Thành lập xong tổ chức lưỡng đảng Ủy Hội Tòan Quốc về Trách Nhiệm Tài Khóa và Cải Tiến, cầm đầu bởi thượng nghị sĩ đã về hưu Alan Simpson thuộc đảng Cộng Hòa ở Wyoming và ông Erskine Bowles, cựu chánh văn phòng của Clinton, Obama đã dẹp sang một bên một cách hữu hiệu những đề nghị của Ủy Hội về việc cắt bỏ chi tiêu khỏang 3 nghìn tỉ đô la và tăng thu 1 nghìn tỉ đô la trong thời gian mười năm sắp tới.  Kết qủa là không có một “thương lượng lớn” nào với phía Cộng Hòa ở Hạ Viện – điều này có nghĩa là, trừ khi có một phép lạ nào xảy đến, quốc gia sẽ đến bờ vực thẳm tài chính vào ngày 1 tháng Giêng khi mà chương trình giảm thuế của Bush hết hạn và sự áp đặt những cắt bỏ chi tiêu tự động tòan bộ các lọai của con số cắt giảm 1.2 nghìn tỉ đô la phải thi hành.  Sở CBO phỏng định hiệu quả nét có thể là sản lượng bị giảm đi 4 phần trăm.

NHỮNG THẤT BẠI về lãnh đạo trong chính sách kinh tế và tài chính trong bốn năm qua đã có những hậu quả về địa-chính-trị. Ngân Hàng Thế Giới kỳ vọng Mỹ chỉ phát triển được ở mức 2 phần trăm cho năm 2012. Trung Cộng sẽ phát triển nhanh hơn gấp 4 lần mức đó; Ấn Độ nhanh hơn gấp 3 lần.  Đến năm 2017, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự đóan, TSLTN của Trung Cộng sẽ vượt qua TSLTN của Mỹ.

Trong khi đó, chiếc xe lửa tài chính bể nát đã bắt đầu thủ tục cắt giảm lớn lao trong ngân sách quốc phòng, ở vào một điểm thời gian khó mà thấy rõ được là thế giới đã trở thành một nơi an tòan hơn – ít nhất là ở vùng Trung Đông. 

Đối với tôi, sự thất bại lớn nhất của tổng thống là đã không cân nhắc kỹ về những ám hiệu thách đố quyền lực của Mỹ.  Không màng đưa ra một chiến lược thích ứng, ông tin—có lẽ thấy phấn khởi vì sớm được giải thưởng non Hòa Bình Nobel – rằng tất cả những gì ông cần làm chỉ là đọc trên khắp thế giới những diễn văn khích động tâm hồn để giải thích cho người nuớc ngòai biết rằng ông không phải là George W. Bush.

Tại Đông Kinh trong tháng Mười Một năm 2009, tổng thống đã đọc một diễn văn nẩy lửa yêu-thương-người-nước-ngòai:  “Trong một thế giới liên kết với nhau, quyền lực không cần phải là một trò chơi được-thua, và các nước không cần phải sợ sự thành công của một nước khác … Mỹ không cần ngăn chặn Trung Cộng … Trái lại, sự xuất hiện của một Trung Cộng mạnh mẽ, thịnh vượng có thể là nguồn sức mạnh cho cộng đồng các nước.”  Thế mà đến mùa thu năm 2011, đường lối này đã bị vứt bỏ để “chuyển trở lại” chiến lược Thái Bình Dương, gồm cả những cuộc đóng quân đáng buồn cười ở Úc và Tân Gia Ba.  Trên quan điểm của Bắc Kinh, cả hai đường lối này đều không có gì đáng tin cả.

Diễn văn của ông tại Cairo vào ngày 4 tháng Sáu năm 2009 là một nỗ lực thật vụng về nhằm lấy tình thương cho ông nhưng đã chứng tỏ là sự khởi đầu cho cuộc cách mạng trong vùng.  “Tôi rất vinh hạnh mang theo với tôi,” ông nói với người Ai Cập, “lời chào mừng hòa bình từ các cộng đồng Hồi giáo ở nước tôi:  Assalumu alaikum … Tôi đến đây … để tìm một khởi đầu mới giữa Mỹ và những người Hồi giáo trên thế giới, cái đặt … trên sự thật là Mỹ và Hồi giáo không bãi bỏ nhau và không cần cạnh tranh với nhau.”

Tin rằng vai trò của ông là bác bỏ đường lối bảo thủ mới, Obama đã hòan tòan lỡ mất ngọn sóng cách mạng dân chủ ở Trung Đông  – chính là làn sóng mà những người bảo thủ mới đã hy vọng sẽ bộc phát với cuộc lật đổ Saddam Hussein ở Iraq.  Khi cách mạng nổ ra – trước hết tại Ba Tư, rồi tại Tunisia, Ai Cập, Libya, và Syria – tổng thống đứng trước những chọn lựa rõ rệt.  Ông có thể cố gắng bắt ngọn sóng bằng cách ủng hộ những người cách mạng trẻ và gắng cưỡi ngọn sóng ấy theo một chiều hướng thuận lợi cho các quyền lợi của Mỹ.  Hoặc là ông có thể chẳng làm gì hết và để những thế lực đối nghịch chế ngự.

Trong trường hợp Ba Tư, ông chẳng làm gì hết và những kẻ bạo tàn của nước Cộng Hòa Hồi Giáo đã nghiền nát các cuộc biểu tình một cách không gớm tay.  Tại Syria cũng vậy. Tại Libya, ông bị dụ ngọt vào sự can thiệp.  Tại Ai Cập ông gắng làm cả hai bên, ép buộc Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak ra đi, rồi rút lại và đề nghị một “cuộc chuyển giao có thứ tự.”  Kết quả là sự thất bại trong đường lối ngọai giao một cách nực cười đáng phỉ nhổ.  Không những giới tinh nhuệ của Ai Cập thấy ngỡ ngàng trước sự phản bội, mà những kẻ chiến thắng – nhóm Anh Em Hồi Giáo – chẳng có gì phải mang ơn cả.  Các đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở Trung Đông -Do Thái và Saudis – trố mắt ngỡ ngàng.

“Đây là chuyện xảy ra khi ta bị ngạc nhiên,” một viên chức Mỹ dấu tên đã nói như vậy với The New York Times vào tháng Hai năm 2011.  “Chúng tôi đã có những cuộc họp chiến lược lê thê không đi đến kết luận trong hai năm qua về hòa bình ở Trung Đông, về ngăn chặn Ba Tư.  Và bao nhiêu trong những cuộc họp đó đã đụng đến việc Ai Cập có thể đi từ ổn định sang rối lọan?  Chẳng có cuộc họp nào hết.”

Điều đáng lưu ý là tổng thống được cho là tương đối mạnh về an ninh quốc gia.  Cho đến nay công chúng vẫn lầm lẫn giữa chuyện chính quyền của tổng thống tha hồ dùng việc ám sát chính trị với việc cần có một chính sách có lớp lang.  Theo Phòng Điều Tra Báo Chí ở Luân Đôn, tỉ số thường dân bị máy bay không người lái giết chết là 16 phần trăm vào năm ngóai.  Bạn hãy tự hỏi giới truyền thông phóng túng sẽ cư xử ra sao nếu George W. Bush đã dùng máy bay không người lái kiểu này.  Đến nay vẫn chỉ có các ngọai trưởng Cộng Hòa bị tố cáo là “tội phạm chiến tranh” mà thôi.

Tội ác thật sự là chương trình ám sát làm mất đi tin tình báo có tầm tối trọng (cũng như là làm người địa phương bất mãn) mỗi khi một máy bay không người lái tấn công.  Chương trình này tiêu biểu cho quyết đinh của chính phủ bỏ rơi việc chống nổi lọan để lấy việc chống khủng bố chật hẹp.  Điều có nghĩa trên thực tế là sự bỏ rơi không những chỉ có bỏ rơi Iraq mà chẳng mấy chốc cả Afghanistan nữa.  Bởi thế mới hiểu được rằng các đàn ông và đàn bà phục vụ ở những nơi ấy tự hỏi sự hy sinh của họ là cho đích xác cái gì, nếu có ý niệm là chúng ta đang xây dựng quốc gia thì ý niệm ấy đã bị lẳng lặng vứt đi rồi.  Chỉ khi cả hai nước trên chìm đắm trở lại vào nội chiến thì chúng ta mới thấy được cái giá thật sự của chính sách đối ngọai của Obama.

Nước Mỹ dưới quyền tổng thống này là một siêu cường thụt lùi, nếu không nói là tháo lui.  Ít lấy làm lạ là 46 phần trăm dân Mỹ–và 63 phần trăm dân Tàu – tin rằng Trung Cộng đã thay Mỹ làm siêu cường hàng đầu của thế giới hoặc cuối cùng rồi cũng sẽ như vậy.
 

Một dấu hiệu về cách thức mà Barack Obama đã hòan tòan “đánh mất câu chuyện” từ khi được bầu lên là việc ông dùng cái hay nhất mà ông kiếm được cho việc ứng cử lại của ông là nói rằng Mitt Romney không nên là tổng thống.  Trong diễn văn dơ dáy “các bạn đã không gây dựng nên cái đó” mà ai cũng đã biết, Obama kê khai ra những gì mà ông coi là các thành quả lớn nhất của chính quyền lớn:  In-tơ-nét (internet, CN), GI Bill (luật trợ cấp cựu chiến binh, CN), cầu Golden Gate, đập nước Hoover, cuộc đổ bộ lên mặt trăng của phi thuyền Apollo, và ngay cả (thật lạ lùng) sự tạo thành giai cấp trung lưu.  Buồn thay, ông đã không đề cập được đến bất cứ gì tương xứng mà chính phủ của ông đã đạt được.

Bây giờ Obama phải đầu-đối-đầu với đối thủ của ông:  một nhà chính trị tin vào thực chất nhiều hơn là hình thức, cải tiến nhiều hơn là nói năng.  Trong những ngày qua đã có nhiều bài viết về Dân Biểu Paul Ryan của Wisconsin, người được Mitt Romney chọn làm úng cử viên chung của ông.  Tôi biết, thích, và khâm phục Paul Ryan.  Đối với tôi, điều về ông là đơn giản.  Ông là một trong vài nhà chính trị đếm được trên đầu ngón tay ở Hoa Thịnh Đốn mà thật sự thành thực trong việc đối phó với cuộc khủng hỏang tài chính trong nước. 
 

Trong hai năm qua chương trình “Con Đường Đi Đến Thịnh Vượng” của Ryan đã diễn tiến ra, nhưng những điểm chính là rõ ràng:  thay thế Medicare bằng một chương trình phiếu thanh thỏa giành cho những người hiện giờ dưới 55 tuổi (không phải những người hiện đang nhận hay sắp nhận Medicare), chuyển Medicaid và phiếu mua thức ăn thành các qũy liên bang cho tiểu bang tùy tiện sử dụng, và – điều tối quan hệ – làm đơn giản hóa luật thuế và hạ thấp mức thuế để gắng bơm ít sinh lực kinh-tế-theo-ngành-cung vào trở lại khu vực tư của Mỹ.

 

Ryan không thuyết giảng về khắc khổ.  Ông thuyết giảng về phát triển.  Và cho dù những người cựu thời Reagan như David Stockman có thể có những nghi ngờ, họ đều ước định thấp sự quán triệt đề tài này của Ryan.  Hiển nhiên là không có ai ở Hoa Thịnh Đốn hiểu về những thách đố cho cuộc cải cách tài chính rõ hơn là Ryan.

Cũng quan trọng như vậy, Ryan đã học được rằng chính trị là nghệ thuật về sự có thể.  Có những phần trong chương trình của ông mà ông nhấn nhẹ vào bàn đạp một cách dễ hiểu ngay lúc này -đáng để ý là nguồn mới của món thu nhập của liên bang được nói đến trong chương trình “Đường Đến Tương Lai của Mỹ” là một “thuế tiêu thụ doanh nghiệp.”  Stockman cần tự nhắc chính ông là “những kế họach ngân sách mơ tưởng” thực sự là những kế họach được tòa Nhà Trắng sản xuất ra từ năm 2009.   

Tôi gặp Paul Ryan lần đầu tiên vào tháng Tư năm 2010.  Tôi đã được mời đến dự môt bữa ăn tối ở Hoa Thịnh Đốn nơi mà cuộc khủng hỏang tài chính của Mỹ sẽ là đề tài thảo luận.  Đề tài này dường như có tầm quan trọng hết sức đối với tôi khiến tôi nghĩ là bữa ăn tối sẽ diễn ra ở một trong những phòng hội lớn nhất của khách sạn trong thành phố.  Bữa ăn thực sự diễn ra tại nhà của người chủ khỏan đãi.  Có ba dân biểu xuất hiện – một dấu hiệu cho thấy văn bản tài chính “không hỏi, không nói” (về món nợ) của tổng thống đã thành công trước đó ra sao.  Ryan làm tôi chóang váng.  Tôi đã muốn thấy ông trong tòa Nhà Trắng kể từ khi đó.

Vẫn phải chờ xem công chúng Mỹ có sẵn sàng đón nhận cuộc chấn chỉnh sâu rộng các vấn đề tài chính của đất nước mà Ryan đề nghị hay không.  Cảm giác của quần chúng rất là đối chọi với nhau.  Mức độ tổng thống được chấp nhận tụt xuống còn 49 phần trăm.  Chỉ Số Tin Tưởng vào Kinh Tế của viện Gallup là ở mức trừ 28 (tụt xuống từ mức trừ 13 vào tháng Năm).  Nhưng Obama vẫn khít khao dẫn trước Romney trong các cuộc thăm dò về phiếu đại chúng (50.8 so với 48.2) và thỏai mái dẫn trước về Cử Tri Đòan.  Các nhà thăm dò cho biết việc chỉ định Paul Ryan không tạo nên sự thay đổi trong cuộc chơi;  thực vậy, ông là một chọn lựa có tầm bất trắc cao cho Romney vì có nhiều người cảm thấy áy náy về những cải tổ mà Ryan đề nghị.
 

Nhưng có một điều hiện ra rõ ràng.  Ryan lột trần động lực của Obama ra.  Điều này thành rõ ràng suốt từ khi tòa Nhà Trắng phát động tấn công Ryan vào mùa Xuân năm ngóai.  Và lý do Ryan lột trần ông ta ra là vì, khác với Obama, Ryan có kế họach – trái ngược với việc chỉ có truyện – cho đất nước này.

Mitt Romney không phải là ứng cử viên giỏi nhất cho chức vụ tổng thống mà tôi có thể hình dung ra được.  Nhưng ông ta rõ ràng là người giỏi nhất trong số các người Cộng Hòa ra cạnh tranh nhau chức đại diện đảng.  Ông đem vào chức vụ tổng thống chính cái kinh nghiệm – cả trong thế giới doanh nghiệp cũng như trong chức vụ hành pháp – mà Obama rõ ràng là không có vào bốn năm trước đây.  (Nếu mà Obama đã làm việc ở hãng Bain Capital trong vài năm, thay vì làm người tổ chức cộng đồng ở Chicago, ông ta có lẽ hiểu đúng được vì sao khu vực tư không “sinh họat tốt đẹp” vào chính lúc này.)   Và qua việc chọn Ryan làm người tranh cử chung, Romney đã cho thấy một dấu hiệu thực sự đầu tiên là – khác với Obama – ông ta là một lãnh tụ can đảm không lẩn tránh những thách đố mà Mỹ phải đối diện.

Người đi bầu bây giờ đứng trước một chọn lựa rõ rệt.  Họ có thể cứ để Obama lang thang, tiếp tục nói chuyện về “cái ta” của ông ấy cho đến khi họ thấy chính họ đang sống trong một hình thức Âu Châu tại Mỹ, với sự phát triển thấp kém, nạn thất nghiệp cao, ngay cả món nợ cao hơn nữa – và sự suy đồi địa chính trị thực sự.
 

Hoặc họ có thể chọn lấy sự thay đổi thật:  lọai thay đổi sẽ kết thúc bốn năm họat động kinh tế thấp kém, chấm dứt sự gia tăng kinh hòang của món nợ, và thiết lập lại một nền móng tài chính vững chắc cho nền an ninh quốc gia của Mỹ. 

Tôi đã nói điều này trước đây:  chọn lựa giữa Các Tiểu Bang Kết Hợp và Cộng Hòa Tác Chiến Hoan Ca.
 

Tôi là kẻ thua cuộc ngoan ngõan vào bốn năm trước đây.  Nhưng năm nay, bừng lên vì sự thăng tiến của Ryan, tôi rất muốn thắng. NW      

Ghi Chú của CN: Một trong những điểm chính của việc dịch hay chuyển nghĩa một tài liệu là phải chuyển được đúng ý của tác giả.  Những điểm chính khiến người dịch làm được như vậy là việc hiểu biết về cả hai ngôn ngữ, cách sử dụng trong mỗi ngôn ngữ, ý nghĩa của chữ thay đổi theo văn bản (context), ngữ vựng chuyên môn của một môn học hay ngành làm việc, văn hóa của người trong mỗi ngôn ngữ, v.v.  Ngòai ra, tôi hết sức tránh dùng những chữ do Tàu để lại cho người Việt sau cả nghìn năm Tàu đô hộ người Việt.  Không phải vì chống Tàu mà vì mỗi một dân tộc chỉ tồn tại được khi giữ được văn hóa riêng của họ và bãi bỏ – được chừng nào hay chừng ấy – những điểm văn hóa nô lệ.  Chẳng hạn, gọi là “người đi bầu” thay vì “cử tri”, “ép buộc” thay vì “áp lực”, “một số nhỏ dân chúng” thay vì “thiểu số quần chúng”, “người nước ngòai” thay vì “người ngọai quốc”, “thời gian 10 năm” thay vì “thập niên”, “vị tổng thống trước” thay vì “vị tổng thống tiền nhiệm”, “làm ra” thay vì “sản xuất”…. Ngòai ra, tôi chuyển nghĩa chữ “China” sang cho đúng tên dài của “China” từ 1949 đến nay là “Trung Cộng” và chữ “liberal” (cũng có nghĩa là ‘not literal or strict’) sang cho đúng nghĩa của đường lối liberal là “phóng túng” thay vì “cấp tiến”.  

 

*Những chữ tô đậm trong bài tiếng Việt là để giống như trong bài chính bằng tiếng Anh.

 

*Tổng Sản Lượng Trong Nước (Gross Domestic Product – GDP) chỉ về tổng số trị giá hàng và dịch vụ làm ra/tiêu dùng trong nước.  Tổng Sản Lượng Quốc Gia (Gross National Product) = TSLTN + (Xuất Cảng –  Nhập Cảng)
  
BMH
Washington, D.C

************************************

Niall Ferguson: Obama's Gotta Go

 

Why does Paul Ryan scare the president so much? Because Obama has broken his promises, and it’s clear that the GOP ticket’s path to prosperity is our only hope.

 

by Niall Ferguson | August 19, 2012 1:00 AM EDT

 

I was a good loser four years ago. “In the grand scheme of history,” I wrote the day after Barack Obama’s election as president, “four decades is not an especially long time. Yet in that brief period America has gone from the assassination of Martin Luther King Jr. to the apotheosis of Barack Obama. You would not be human if you failed to acknowledge this as a cause for great rejoicing.”
 

Despite having been – full disclosure – an adviser to John McCain, I acknowledged his opponent’s remarkable qualities: his soaring oratory, his cool, hard-to-ruffle temperament, and his near faultless campaign organization.

 

Yet the question confronting the country nearly four years later is not who was the better candidate four years ago. It is whether the winner has delivered on his promises. And the sad truth is that he has not.

 

In his inaugural address, Obama promised “not only to create new jobs, but to lay a new foundation for growth.” He promised to “build the roads and bridges, the electric grids, and digital lines that feed our commerce and bind us together.” He promised to “restore science to its rightful place and wield technology’s wonders to raise health care’s quality and lower its cost.” And he promised to “transform our schools and colleges and universities to meet the demands of a new age.” Unfortunately the president’s scorecard on every single one of those bold pledges is pitiful.

 

In an unguarded moment earlier this year, the president commented that the private sector of the economy was “doing fine.” Certainly, the stock market is well up (by 74 percent) relative to the close on Inauguration Day 2009. But the total number of private-sector jobs is still 4.3 million below the January 2008 peak. Meanwhile, since 2008, a staggering 3.6 million Americans have been added to Social Security’s disability insurance program. This is one of many ways unemployment is being concealed.

 

In his fiscal year 2010 budget – the first he presented – the president envisaged growth of 3.2 percent in 2010, 4.0 percent in 2011, 4.6 percent in 2012. The actual numbers were 2.4 percent in 2010 and 1.8 percent in 2011; few forecasters now expect it to be much above 2.3 percent this year.

 

Unemployment was supposed to be 6 percent by now. It has averaged 8.2 percent this year so far. Meanwhile real median annual household income has dropped more than 5 percent since June 2009. Nearly 110 million individuals received a welfare benefit in 2011, mostly Medicaid or food stamps.

 

Welcome to Obama’s America: nearly half the population is not represented on a taxable return – almost exactly the same proportion that lives in a household where at least one member receives some type of government benefit. We are becoming the 50–50 nation – half of us paying the taxes, the other half receiving the benefits.

 

And all this despite a far bigger hike in the federal debt than we were promised. According to the 2010 budget, the debt in public hands was supposed to fall in relation to GDP from 67 percent in 2010 to less than 66 percent this year. If only. By the end of this year, according to the Congressional Budget Office (CBO), it will reach 70 percent of GDP. These figures significantly understate the debt problem, however. The ratio that matters is debt to revenue. That number has leapt upward from 165 percent in 2008 to 262 percent this year, according to figures from the International Monetary Fund. Among developed economies, only Ireland and Spain have seen a bigger deterioration.

 

Not only did the initial fiscal stimulus fade after the sugar rush of 2009, but the president has done absolutely nothing to close the long-term gap between spending and revenue.

 

His much-vaunted health-care reform will not prevent spending on health programs growing from more than 5 percent of GDP today to almost 10 percent in 2037. Add the projected increase in the costs of Social Security and you are looking at a total bill of 16 percent of GDP 25 years from now. That is only slightly less than the average cost of all federal programs and activities, apart from net interest payments, over the past 40 years. Under this president’s policies, the debt is on course to approach 200 percent of GDP in 2037 – a mountain of debt that is bound to reduce growth even further.

 

And even that figure understates the real debt burden. The most recent estimate for the difference between the net present value of federal government liabilities and the net present value of future federal revenues – what economist Larry Kotlikoff calls the true “fiscal gap” – is $222 trillion.

 

The president’s supporters will, of course, say that the poor performance of the economy can’t be blamed on him. They would rather finger his predecessor, or the economists he picked to advise him, or Wall Street, or Europe – anyone but the man in the White House.

 

There’s some truth in this. It was pretty hard to foresee what was going to happen to the economy in the years after 2008. Yet surely we can legitimately blame the president for the political mistakes of the past four years. After all, it’s the president’s job to run the executive branch effectively – to lead the nation. And here is where his failure has been greatest.

On paper it looked like an economics dream team: Larry Summers, Christina Romer, and Austan Goolsbee, not to mention Peter Orszag, Tim Geithner, and Paul Volcker. The inside story, however, is that the president was wholly unable to manage the mighty brains – and egos – he had assembled to advise him.

 

According to Ron Suskind’s book Confidence Men, Summers told Orszag over dinner in May 2009: “You know, Peter, we’re really home alone … I mean it. We’re home alone. There’s no adult in charge. Clinton would never have made these mistakes [of indecisiveness on key economic issues].” On issue after issue, according to Suskind, Summers overruled the president. “You can’t just march in and make that argument and then have him make a decision,” Summers told Orszag, “because he doesn’t know what he’s deciding.” (I have heard similar things said off the record by key participants in the president’s interminable “seminar” on Afghanistan policy.)

 

This problem extended beyond the White House. After the imperial presidency of the Bush era, there was something more like parliamentary government in the first two years of Obama’s administration. The president proposed; Congress disposed. It was Nancy Pelosi and her cohorts who wrote the stimulus bill and made sure it was stuffed full of political pork. And it was the Democrats in Congress – led by Christopher Dodd and Barney Frank – who devised the 2,319-page Wall Street Reform and Consumer Protection Act (Dodd-Frank, for short), a near-perfect example of excessive complexity in regulation. The act requires that regulators create 243 rules, conduct 67 studies, and issue 22 periodic reports. It eliminates one regulator and creates two new ones.

 

It is five years since the financial crisis began, but the central problems – excessive financial concentration and excessive financial leverage – have not been addressed.

 

Today a mere 10 too-big-to-fail financial institutions are responsible for three quarters of total financial assets under management in the United States. Yet the country’s largest banks are at least $50 billion short of meeting new capital requirements under the new “Basel III” accords governing bank capital adequacy.

 

Photos: Obama Faces a Tough Crowd in Iowa

Charles Ommanney for Newsweek

 

And then there was health care. No one seriously doubts that the U.S. system needed to be reformed. But the Patient Protection and Affordable Care Act (ACA) of 2010 did nothing to address the core defects of the system: the long-run explosion of Medicare costs as the baby boomers retire, the “fee for service” model that drives health-care inflation, the link from employment to insurance that explains why so many Americans lack coverage, and the excessive costs of the liability insurance that our doctors need to protect them from our lawyers.

 

Ironically, the core Obamacare concept of the “individual mandate” (requiring all Americans to buy insurance or face a fine) was something the president himself had opposed when vying with Hillary Clinton for the Democratic nomination. A much more accurate term would be “Pelosicare,” since it was she who really forced the bill through Congress.

 

Pelosicare was not only a political disaster. Polls consistently showed that only a minority of the public liked the ACA, and it was the main reason why Republicans regained control of the House in 2010. It was also another fiscal snafu. The president pledged that health-care reform would not add a cent to the deficit. But the CBO and the Joint Committee on Taxation now estimate that the insurance-coverage provisions of the ACA will have a net cost of close to $1.2 trillion over the 2012–22 period.

 

The president just kept ducking the fiscal issue. Having set up a bipartisan National Commission on Fiscal Responsibility and Reform, headed by retired Wyoming Republican senator Alan Simpson and former Clinton chief of staff Erskine Bowles, Obama effectively sidelined its recommendations of approximately $3 trillion in cuts and $1 trillion in added revenues over the coming decade. As a result there was no “grand bargain” with the House Republicans – which means that, barring some miracle, the country will hit a fiscal cliff on Jan. 1 as the Bush tax cuts expire and the first of $1.2 trillion of automatic, across-the-board spending cuts are imposed. The CBO estimates the net effect could be a 4 percent reduction in output.

 

The failures of leadership on economic and fiscal policy over the past four years have had geopolitical consequences. The World Bank expects the U.S. to grow by just 2 percent in 2012. China will grow four times faster than that; India three times faster. By 2017, the International Monetary Fund predicts, the GDP of China will overtake that of the United States.

Meanwhile, the fiscal train wreck has already initiated a process of steep cuts in the defense budget, at a time when it is very far from clear that the world has become a safer place – least of all in the Middle East.

 

For me the president’s greatest failure has been not to think through the implications of these challenges to American power. Far from developing a coherent strategy, he believed – perhaps encouraged by the premature award of the Nobel Peace Prize – that all he needed to do was to make touchy-feely speeches around the world explaining to foreigners that he was not George W. Bush.

 

In Tokyo in November 2009, the president gave his boilerplate hug-a-foreigner speech: “In an interconnected world, power does not need to be a zero-sum game, and nations need not fear the success of another … The United States does not seek to contain China … On the contrary, the rise of a strong, prosperous China can be a source of strength for the community of nations.” Yet by fall 2011, this approach had been jettisoned in favor of a “pivot” back to the Pacific, including risible deployments of troops to Australia and Singapore. From the vantage point of Beijing, neither approach had credibility.

 

His Cairo speech of June 4, 2009, was an especially clumsy bid to ingratiate himself on what proved to be the eve of a regional revolution. “I’m also proud to carry with me,” he told Egyptians, “a greeting of peace from Muslim communities in my country: Assalamu alaikum … I’ve come here … to seek a new beginning between the United States and Muslims around the world, one based … upon the truth that America and Islam are not exclusive and need not be in competition.”

 

Fact Check: Has Obama Kept His Promises?

Charles Ommanney for Newsweek

 

Believing it was his role to repudiate neoconservatism, Obama completely missed the revolutionary wave of Middle Eastern democracy—precisely the wave the neocons had hoped to trigger with the overthrow of Saddam Hussein in Iraq. When revolution broke out – first in Iran, then in Tunisia, Egypt, Libya, and Syria – the president faced stark alternatives. He could try to catch the wave by lending his support to the youthful revolutionaries and trying to ride it in a direction advantageous to American interests. Or he could do nothing and let the forces of reaction prevail.

 

In the case of Iran he did nothing, and the thugs of the Islamic Republic ruthlessly crushed the demonstrations. Ditto Syria. In Libya he was cajoled into intervening. In Egypt he tried to have it both ways, exhorting Egyptian President Hosni Mubarak to leave, then drawing back and recommending an “orderly transition.” The result was a foreign-policy debacle. Not only were Egypt’s elites appalled by what seemed to them a betrayal, but the victors – the Muslim Brotherhood – had nothing to be grateful for. America’s closest Middle Eastern allies – Israel and the Saudis – looked on in amazement.

 

“This is what happens when you get caught by surprise,” an anonymous American official told The New York Times in February 2011. “We’ve had endless strategy sessions for the past two years on Mideast peace, on containing Iran. And how many of them factored in the possibility that Egypt moves from stability to turmoil? None.”

 

Remarkably the president polls relatively strongly on national security. Yet the public mistakes his administration’s astonishingly uninhibited use of political assassination for a coherent strategy. According to the Bureau of Investigative Journalism in London, the civilian proportion of drone casualties was 16 percent last year. Ask yourself how the liberal media would have behaved if George W. Bush had used drones this way. Yet somehow it is only ever Republican secretaries of state who are accused of committing “war crimes.”

 

The real crime is that the assassination program destroys potentially crucial intelligence (as well as antagonizing locals) every time a drone strikes. It symbolizes the administration’s decision to abandon counterinsurgency in favor of a narrow counterterrorism. What that means in practice is the abandonment not only of Iraq but soon of Afghanistan too. Understandably, the men and women who have served there wonder what exactly their sacrifice was for, if any notion that we are nation building has been quietly dumped. Only when both countries sink back into civil war will we realize the real price of Obama’s foreign policy.

 

America under this president is a superpower in retreat, if not retirement. Small wonder 46 percent of Americans – and 63 percent of Chinese – believe that China already has replaced the U.S. as the world’s leading superpower or eventually will.

 

It is a sign of just how completely Barack Obama has “lost his narrative” since getting elected that the best case he has yet made for reelection is that Mitt Romney should not be president. In his notorious “you didn’t build that” speech, Obama listed what he considers the greatest achievements of big government: the Internet, the GI Bill, the Golden Gate Bridge, the Hoover Dam, the Apollo moon landing, and even (bizarrely) the creation of the middle class. Sadly, he couldn’t mention anything comparable that his administration has achieved.

 

Now Obama is going head-to-head with his nemesis: a politician who believes more in content than in form, more in reform than in rhetoric. In the past days much has been written about Wisconsin Congressman Paul Ryan, Mitt Romney’s choice of running mate. I know, like, and admire Paul Ryan. For me, the point about him is simple. He is one of only a handful of politicians in Washington who is trulysincere about addressing this country’s fiscal crisis.
 

Over the past few years Ryan’s “Path to Prosperity” has evolved, but the essential points are clear: replace Medicare with a voucher program for those now under 55 (not current or imminent recipients), turn Medicaid and food stamps into block grants for the states, and – crucially -simplify the tax code and lower tax rates to try to inject some supply-side life back into the U.S. private sector. Ryan is not preaching austerity. He is preaching growth. And though Reagan-era veterans like David Stockman may have their doubts, they underestimate Ryan’s mastery of this subject. There is literally no one in Washington who understands the challenges of fiscal reform better.

 

Just as importantly, Ryan has learned that politics is the art of the possible. There are parts of his plan that he is understandably soft-pedaling right now—notably the new source of federal revenue referred to in his 2010 “Roadmap for America’s Future” as a “business consumption tax.” Stockman needs to remind himself that the real “fairy-tale budget plans” have been the ones produced by the White House since 2009.

 

I first met Paul Ryan in April 2010. I had been invited to a dinner in Washington where the U.S. fiscal crisis was going to be the topic of discussion. So crucial did this subject seem to me that I expected the dinner to happen in one of the city’s biggest hotel ballrooms. It was actually held in the host’s home. Three congressmen showed up – a sign of how successful the president’s fiscal version of “don’t ask, don’t tell” (about the debt) had been. Ryan blew me away. I have wanted to see him in the White House ever since.

 

It remains to be seen if the American public is ready to embrace the radical overhaul of the nation’s finances that Ryan proposes. The public mood is deeply ambivalent. The president’s approval rating is down to 49 percent. The Gallup Economic Confidence Index is at minus 28 (down from minus 13 in May). But Obama is still narrowly ahead of Romney in the polls as far as the popular vote is concerned (50.8 to 48.2) and comfortably ahead in the Electoral College. The pollsters say that Paul Ryan’s nomination is not a game changer; indeed, he is a high-risk choice for Romney because so many people feel nervous about the reforms Ryan proposes.

 

But one thing is clear. Ryan psychs Obama out. This has been apparent ever since the White House went on the offensive against Ryan in the spring of last year. And the reason he psychs him out is that, unlike Obama, Ryan has a plan – as opposed to a narrative – for this country.

 

Mitt Romney is not the best candidate for the presidency I can imagine. But he was clearly the best of the Republican contenders for the nomination. He brings to the presidency precisely the kind of experience – both in the business world and in executive office – that Barack Obama manifestly lacked four years ago. (If only Obama had worked at Bain Capital for a few years, instead of as a community organizer in Chicago, he might understand exactly why the private sector is not “doing fine” right now.) And by picking Ryan as his running mate, Romney has given the first real sign that – unlike Obama – he is a courageous leader who will not duck the challenges America faces.

 

The voters now face a stark choice. They can let Barack Obama’s rambling, solipsistic narrative continue until they find themselves living in some American version of Europe, with low growth, high unemployment, even higher debt – and real geopolitical decline.

 

Or they can opt for real change: the kind of change that will end four years of economic underperformance, stop the terrifying accumulation of debt, and reestablish a secure fiscal foundation for American national security.

I’ve said it before: it’s a choice between les États Unis and the Republic of the Battle Hymn.

 

I was a good loser four years ago. But this year, fired up by the rise of Ryan, I want badly to win.

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.