Uncategorized

Vụ án Strauss-Kahn

Hôm 16.5.2011, sau khi các cơ quan truyền thông Việt ngữ loan tin ông Dominique Strauss Kahn, Giáo Đốc Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), bị bắt và bị truy tồ về tội tấn công tình dục một nữ dọn phòng ở khách sạn Sofitel tại New York, tôi xuống phố Bolsa ngồi uống cà phê, một số người thấy tôi tới đã đến ngồi chung bàn với tôi và hỏi tôi nghĩ thế nào về vụ này. Tôi hỏi lại họ nghĩ thế nào. Tất cả đều nói rằng ông ta bị gài.

Hôm 16.5.2011, sau khi các cơ quan truyền thông Việt ngữ loan tin ông Dominique Strauss Kahn, Giáo Đốc Qũy Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), bị bắt và bị truy tồ về tội tấn công tình dục một nữ dọn phòng ở khách sạn Sofitel tại New York, tôi xuống phố Bolsa ngồi uống cà phê, một số người thấy tôi tới đã đến ngồi chung bàn với tôi và hỏi tôi nghĩ thế nào về vụ này. Tôi hỏi lại họ nghĩ thế nào. Tất cả đều nói rằng ông ta bị gài. Một bà còn bĩu môi: “Con mụ đó quá xấu, ai mà thèm!”

Đó cũng là dư luận chung mà chúng ta nhận đã được qua các cơ quan truyền thông quốc tế, nhất là ở Pháp. Một số người tin rằng vụ này do cơ quan tình báo Pháp và cơ quan tình báo Mỹ phối hợp gài bẩy để loại ông Strauss Kahn ra khỏi chức Giám Đốc IMF và ngăn chận không cho ông tranh cử Tổng Thống Pháp năm 2012, vì ông ta không thân thiện với Mỹ như Tổng Thống Sarkozy.

Bộ trưởng Hợp tác Hải ngoại Pháp Henri de Raincourt cho rằng "không loại trừ khả năng có một cái bẫy được dựng lên" để đưa người đứng đầu IMF vào tròng. Tờ Telegraph dẫn lời ông Michelle Sabban, thành viên Hội đồng cao cấp của khu vực Paris nói: "Tôi cho rằng có một âm mưu quốc tế ở đây.” Hôm 31.5.2011, Thủ tướng Nga Vladimir Putin nói với báo chí rằng ông Dominique Strauss-Kahn có thể là nạn nhân của một âm mưu đen tối nhằm buộc ông này phải rời chức Giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Nhưng nhà chính trị Pháp Claude Bartolone đã dẫn lời ông Strauss Kahn nói rằng "người Nga, đặc biệt là Putin, đã liên kết với Pháp để khiến ông phải rời khỏi IMF, ngăn không cho ông ra tranh cử Tổng thống". Ký giả Thierry Meyssan của Pháp đã viết một bài phân tích rất dài dưới đầu đề “Obama, la guerre financière et l’élimination de DSK” nói lên cuộc chiến tranh tài chánh và việc loại bỏ Strauss Kahn của Tổng Thống Obama. Một cuộc thăm dò cho biết 57% dân Pháp tin rằng ông Strauss Kahn là nạn nhân của một âm mưu và sự đồng loã có dính líu chính trị.

Giả thuyết trên đã được cũng cố thêm khi bà Christine Lagarde, 55 tuổi, Bộ trưởng Kinh Tế, Tài chính và Kỹ Nghệ của Pháp, vừa được chọn làm Giám Đốc IMF ngày 28.6.2011 thì ngày 2.7.2011, tức chỉ ba ngày sau, ông Strauss Kahn được toà án Mỹ cho miễn quản chế và hoàn lại 6 triệu USD tiền thế chân, vì lý do nguyên cáo Nafissatou Diallo có những lời khai thiếu thành thật!
Trên đây chỉ là một vài dư luận chính. Trước khi có một cái nhìn tổng quát về vụ án Dominique Strauss Kahn, chúng ta cũng phải nhìn qua cuộc đời và sự nghiệp của ông và sự dàn dựng của vụ án.

VÁI NÉT VỀ NHÂN VẬT STRAUSS KAHN

Dominique Strauss-Kahn sinh ngày 25.4.1949 tại Neuilly-sur-Seine, một khu đô thị giàu có của nước Pháp. Bố là Gilbert Strauss Kahn, một cố vấn pháp lý, thuế và mẹ là Jacqueline Fellus, một phóng viên.

Ông tốt nghiệp hai trường chính trị và kinh doanh hàng đầu ở Paris là Đại học Hautes Etudes Commerciales (HEC) và Đại học Sciences-Po, sau đó lấy bằng luật sư và bằng tiến sĩ kinh tế. Ông là một luật sư, một nhà kinh tế và một chính trị gia Pháp, và là thành viên của Đảng Xã Hội Pháp (Parti Socialiste – PS).

Ông đã từng là Dân biểu của Quốc hội Pháp vùng Val d’Oise (1986-1991), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại (1991-1993), tái đắc cử Dân biểu Quốc hội Pháp năm 1997, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Tài chính và Kỹ Nghệ (1997-1999), Chủ tịch Hội đồng Phối hợp cộng đồng Val de France (2002-2007)… Trong cuộc bâu cử sơ bộ của Đảng Xã Hội năm 2006 để chọn ứng cử viên Tổng Thống Pháp, ông ra tranh cử và đã bị Ségolène Royal đánh bại. Nhưng trong cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp năm 2007, Ségolène Royal đã thua Nicolas Sarkozy.

Ngày 28.9.2007, với sự ủng hộ của Tổng Thống Sarkozy, ông Strauss Kahn trở thành Giám đốc điều hành IMF. Có thể nói, trong cương vị này, ông Strauss Kahn đã được cộng đồng quốc tế khen ngợi là đã làm hồi sinh Quỹ Tiền tệ Quốc tế và giúp hòa giải nước Pháp thông qua chính sách toàn cầu hóa. Ông đã ngăn chặn rất hiệu quả các cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp, Hungary, Pakistan và Ukraina, và đã thuyết phục được Đức đứng chung trong việc giúp Hy Lạp thoát khỏi giai đoạn khó khăn. Người ta vinh danh ông là 1 trong 10 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2010. Ông trở thành ứng viên sáng giá cho chức tổng thống Pháp năm 2012. Phóng viên BBC Chris Morris tại Brussels nói ông đã giành được sự tin tưởng của cả châu Âu và các nước nhận trợ giúp.

SƠ LƯỢC VỤ ÁN

Bản tin của hãng thông tấn AP ngày 15.5.2011, cho biết lúc 2 giờ 15 sáng Chúa Nhật 15.5.2011, khoảng 10 phút trước khi chiếc máy bay của Hãng Air France tại phi trường John F Kennedy New York cất cánh đi Paris, ông Strauss Kahn, 62 tuổi, Giám đốc IMF đang ở trên máy bay, đã bị cảnh sát Mỹ bắt và giải về Sở Cảnh sát New York để thẩm vấn về vụ một nữ dọn phòng ở khách sạn Sofitel tố cáo bị ông tấn công tình dục.

Được biết ông đang chuẩn bị đi dự cuộc họp các bộ trưởng Tài chính thuộc Liên minh châu Âu ở Brussels vào ngày hôm sau để bàn về việc cứu trợ Bồ Đào Nha và Hy Lạp.

Paul J. Browne, phát ngôn viên của Cảnh Sát ở New York cho biết một nữ nhân viên người Phi châu, 32 tuổi, ở khách sạn Sofitel, New York, đã tố cáo ông Strauss-Kahn tấn công tình dục bà ta khi bà ta vào phòng số 2806 lúc 13 giờ chiều ngày 14.5.2011 để dọn phòng. Bà cho biết bà được yêu cầu dọn căn phòng này khi căn phòng được thông báo là đã bỏ trống. Trước khi vào, bà đã gõ cửa và hô to "dọn phòng". Không nghe thấy tiếng ai trả lời, bà bước vào làm việc và để cửa phòng mở theo đúng quy định của khách sạn. Nhưng bất thình lình, ông Strauss Kahn không quần áo bước ra từ phòng tắm, rượt đuổi bà và lôi bà lên giường. Bà đã vùng vẩy thoát ra, nhưng lại bị ông ta bắt lại và lôi vào phòng tắm, lột quần lót của bà ra, toan hiếp bà và cưỡng ép bà làm tình bằng mồm (trying to rape her and forcing her to perform oral sex). Một lần nữa bà tìm cách thoát được ra ngoài và kể lại với các nhân viên khách sạn về những gì đã xảy ra. Sau đó họ cùng báo cảnh sát.

Khi Cảnh sát New York tới, ông Strauss Kahn đã rời khách sạn và chiếc điện thoại di động còn để quên lại trong phòng.

Bản tin của AP ngày 25.5.2011 cho biết các nhân viên giảo nghiệm đã tìm thấy DNA trên áo của bà dọn phòng gióng DNA của ông Strauss Kahn.

Trên nguyên tắc, lời khai của nguyên cáo không đủ là bằng chứng để buộc tội bị cáo. Chỉ có thể coi đó như là những thông tin được dùng để điều tra. Muốn truy tố và kết tội, cần có thêm những yếu tố khác có thể chứng minh có sự cưởng bức đã xẩy ra như nạn nhân đã la lên để cầu cứu, các dấu vết bị hành hung trên cơ thể của nạn nhân hay những xáo trộn tại hiện trường, v.v. Vết thương trên tay nguyên cáo không chứng minh được do sự cưởng bức gây ra. DNA tinh trùng trên áo của nguyên cáo trùng với DNA của bị cáo cũng không thể dùng để chứng minh có sự cưởng bức. Trong trường hợp này, ngoài lời khai của nghiên cáo không thấy một yếu tố nào khác giúp xác định tội phạm của bị cáo.

Công Tố Viện (Prosecution) của tòa Supreme Court ở New York đã quyết định đưa nội vụ ra toà. Thẩm phán Melissa Jackson cũng đã bác đề xuất nộp 1 triệu USD cho ông Strauss-Kehn tại ngoại.

Theo luật của tiểu bang New York, các vụ đại hình đều phải đưa ra trước Đại Bồi Thẩm Đoàn điều tra và quyết định xem các bằng chứng do Công Tố Viện đưa ra có đủ để truy tố bị cáo hay không. Ngày 18.5.2011, Đại Bồi Thẩm Đoàn sau khi họp kín, đã đưa ra quyết định truy tố bị cáo Strauss Kahn 7 tội danh như Công Tố Viện đã đề nghị: Hai tội về tấn công tình dục, hai tội về lạm dụng tình dục, một tội giam giữ trái phép, một tội toan hiếp dâm và một tội sờ soạng thô bạo. Với những tội danh này, ông Strauss Kahn có thể bị phạt tới 25 năm tù.

Từ trong nhà tù ỡ New York, hôm 19.5.2011 ông Strauss-Kahn chính thức nộp đơn xin từ chức Giám Đốc IMF và tuyên bố mình vô tội. Ngay trong ngày hôm đó, Tòa Superior Court ở New York ra phán quyết cho ông được tại ngoại với các điều kiện khắt khe như sau: (1) Đóng bảo lãnh 1 triệu USD và khoản tiền bảo đảm 5 triệu USD; (2) có mặt 24/24 giờ tại một căn nhà ở thành phố New York có trang bị máy ghi hình giám sát; (3) có một nhân viên bảo vệ có vũ trang canh gác; (4) phải mang vòng điện tử ở chân.

Ít ngày sau, Kristin Davis, một tú bà khét tiếng tại New York với biệt danh “Má mì Manhattan” đã lên tiếng tiết lộ ông Strauss-Kahn đã từng là khách hàng trong đường dây gái gọi của bà ta và bà đã từng cung cấp các phụ nữ trẻ cho ông vào năm 2006.

ĐỘI NGŨ BIỆN HỘ

Luật sư Benjamin Brafman là người đứng đầu trong nhóm luật sư biện hộ cho ông Strauss Kahn. Ông đã biện hộ thành công cho các ca sĩ Sean "Diddy" Combes, ca sĩ nhạc rape Jay-Z và Michael Jackson. Là một người Do Thái, ông đã lớn lên trong khu phố nghèo của người Do Thái tại New York. Ông đã từng làm công tố viên và đến năm 1980 ra mở một tổ hợp luật sư riêng, Cùng kết hợp với ông trong vụ này có 5 luật sư khác, trong đó có hai luật sư nổi tiếng là William Taylor và Marc Agnifico.

Hợp tác với các luật sư bào chữa là đội ngũ thám tử tư làm việc cho Công ty Guidepost Solutions, một công ty chuyên điều tra về tình báo công nghiệp. Ngoài ra, còn có văn phòng tư vấn hành lang TD International mà chủ văn phòng là ông William Green, một nhà cựu ngoại giao Mỹ. Văn phòng có 18 nhân viên từng làm việc cho CIA.

Luật sư Benjamin Brafman tuyên bố: "Đây là vụ án có thể biện hộ được". Mặc dầu chưa đọc bản cáo trạng, chúng tôi cũng tin rằng cãi thắng vụ này không phải là một chuyện khó khăn lắm.

Trong hình luật có một câu tục giao pháp lý bằng tiếng Latin mà người làm nghề luật nào cũng phãi biết, đó là “In dubio pro reo” có nghĩa là sự nghi vấn có lợi cho bị báo. Nói một cách khác, khi có sự nghi vấn bị cáo phải được tha bổng. Vậy chỉ cần chứng minh vụ án có nghi vấn là toà phải tha bổng bị cáo.

Trong vụ Strauss Kahn có hai phương thức để biện hộ:

Phương thức thứ nhất là phủ nhận lời khai của nguyên cáo Nafissatou Diallo, vì ngoài lời khai ra, Công Tố Viện và nguyên cáo không đưa ra được yếu tố nào khác có giá trị để yểm trợ cho lời khai đó.

Phương thức thứ hai là đưa ra các yếu tố cho thấy nguyên cáo Nafissatou Diallo đã thuận tình làm tình hay dụ bị cáo làm tình bằng mồm, sau đó đi tố cáo để kiếm tiền.

Các luật sư biện hộ cho bị cáo hình như đang thiên về phương thức thứ hai vì dễ phản chứng hơn. Nafissatou Diallo là một người có trình độ văn hóa thấp, không có chút kinh nghiệm gì về đối đầu với tư pháp, chỉ cần phỏng vấn một cách khéo léo là sự nói láo bị lòi ra ngay.

TÌNH HUỐNH BỔNG NHƯNG ĐỔI KHÁC
 

Ngày 28.6.2011 khi bà Christine Lagarde, Bộ trưởng Kinh Tế, Tài chính và Kỹ Nghệ của Pháp, được chính thức chọn làm Giám Đốc IMF, tình hình bắt đầu thay đổi.

Cũng trong ngày 28.6.2011, Công Tố Viện đã gởi cho tòa một lá thư cho biết nữ dọn phòng đã đưa lời khai giả cho bồi thẩm đoàn, trong đó bỏ qua một chi tiết rằng bà đã đi dọn một phòng khác trước khi thông báo với người giám sát về vụ việc bà bị xâm hại.

Ngày 2.7.2011. trong một phiên tòa đặc biệt kéo dài chưa tới 10 phút, theo đề nghị của viên chức công tố Cyrus Vance, thẩm phán Michael Obus đã quyết định bãi bỏ lệnh quản chế ông Dominique Strauss Kahn, ra lệnh hoàn trả cho ông 6 triệu USD tiền bảo lãnh và tiền thế chân vì có sự nghi ngờ về tư cách và lời khai của nguyên cáo. Thẩm phán Michael Obus nói: "Tôi hiểu rằng tình hình trong vụ án này đã có thay đổi, và tôi đồng ý rằng nguy cơ ông ta không xuất hiện ở đây đã giảm đi. Tôi thả ông Strauss Kahn để ông ta tự kiểm soát chính mình".

Hiện nay ông Strauss Kahn đã được tự do đi lại chỉ với điều kiện không được rời khỏi nước Mỹ. Passport của ông đang bị giữ và ông sẽ phải ra toà ngày 18/7 tới đây.

Nhiều chi tiết khác cũng đã tiết lộ thêm để cho dư luận thấy nguyên cáo không đáng tin cậy. Tờ New York Times ngày 30.6.2011 cho biết theo sự tiết lộ của hai viên chức, trong ngày gặp ông Strauss Kahn, bà Nafissatou Diallo đã nói điện thoại với một người đang bị giam trong tù và thảo luận về số tiền mà bà ta có thể được hưởng trong vụ chống lại ông Strauss Kahn. Tù nhân này là một tội phạm ma túy, nằm trong số một trong những mối quan hệ đáng ngờ với bà. Cuộc nói chuyện này đã được thu băng.

Cũng theo tờ New York Times, chỉ trong vòng hai năm, tài khoản ngân hàng của bà Diallo đã nhận được nhiều khoản tiền lên đến 100.000 đô la, không chỉ từ người tù nhân nói trên, mà còn từ nhiều nguồn bí ẩn khác từ Arizona, Georgia, New York và Pennsylvania. Đương sự cho biết là không hề biết gì về các nguồn này, hoặc khai là do vị hôn phu hay bạn bè của bà gửi.
 

Theo lời kể của người thân cận của bà, bà là một tín đồ hồi giáo ngoan đạo, bị góa bụa sớm, tìm đến nước Mỹ để thử vận may. Bà và cô con gái 15 tuổi đã đến ở nhà chị gái tại New York hồi năm 2002 và sống ở khu Bronx. Người mẹ làm việc vất vả trong khu phố để lo cho con gái, sau đó được nhận vào làm tại khách sạn Sofitel. Thế nhưng trong hồ sơ xin tị nạn, bà ghi rằng «để tránh việc con gái bà bị cắt bỏ một phần bộ phận sinh dục» theo hủ tục tại Châu Phi bà phải xin tỵ nạn. Cộng đồng người Guinea tại New York nói họ không quen biết bà.

Công Tố Viện cho biết: «Trong quá trình điều tra, nguyên cáo đã nhiều lần nối dối về nhiều chuyện khác nhau, như về tiểu sử, hoàn cảnh sống hiện tại hay về các mối quan hệ xã hội».

Trên đây là những dấu hiệu cho thấy Toà đang dọn đường để thả ông Strauss Kahn.

BIẾT THÌ ĐÃ QUÁ MUỘN

Ông Cyrus Vance Jr., Trưởng Công Tố Viện của tòa Supreme Court ở New York đã giao vụ ông Strauss Kahn cho một nhóm công tố viên kỳ cựu gồm 6 người, trong đó có hai nữ công tố viên sừng sỏ là Joan Illuzzi-Orbon từng làm việc 23 năm trong Luật sư Đoàn New York và Ann Prunty, chuyên gia về tội phạm tình dục. Nhưng có vẻ họ được giao phó nhiệm vụ nghiên cứu để áp dụng luật một cách khéo léo, tránh những sơ hở có thể bị tố cáo hơn là điều tra xem ông Strauss Kahn có thật sự đã phạm tội hay không.

Đa số dân chúng biết ít về luật pháp, nhưng khi nghe tin ông Strauss Kahn bị bắt đều nghi ngờ ông đã bị gài bẩy. Không lẽ cảnh sát và các viên chức Công Tố Viện New York lại không nghi ngờ lời khai của bà Diallo sao?

Nhiều người tin rằng cả cảnh sát lẫn Công Tố Viện ở New York đều biết bà Diallo khai gian nhưng cứ coi như đó là sự thật để giữ ông Strauss Kahn lại. Tuy được đóng tiền thế chân để được tại ngoại, ông đã bị đối xử như một tên tội phạm khủng bố, một sự đối xử mang tính chất lăng nhục. Phải chăng nhà cầm quyền muốn làm áp lực để ông thấy cơ hội làm Giám Đốc IMF không còn nữa? Khi bà Christine Lagarde được chính thức cử làm Giám Đốc IMF, họ mới công bố sự thật và thả ông ra.

Tờ La Tribune của Pháp cho rằng đây là sự hổ thẹn cho nước Pháp cũng như cả châu Âu và IMF. Còn tờ tờ Libération xem như ông Strauss-Kahn bị loại khỏi cuộc bầu cử tổng thống năm tới.

Ông Strauss Kahn tuy có nhiều kinh nghiệm về kinh tế, tài chánh, chính trị và có uy tín đối với thế giới nhưng ông lại có yếu điểm là “hảo ngọt” nên đã bị các đối thủ đẩy vào vòng lao lý. Khi biết thì đã quá muộn.

Ngày 5.7.2011
Lữ Giang

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.