Một phụ nữ hỏi chồng mình :”Đã lâu lắm rồi mình không còn yêu em. Mình còn yêu em không?” Và nay ta trả lời :”Anh đã nói với em điều đó ngày chúng ta kết hôn rồi. Anh sẽ nói với em điều đó khi có thay đổi”.
Câu trả lời thật ngốc nghếch! Những gì thật sự quan trọng, rất đáng được lập đi lập lại, dù không có gì thay đổi. Cũng thế, Kinh Thánh chứa đựng những chủ đề trung tâm, dễ bị coi là lẽ tất nhiên, nhưng phải được nhắc lại. Một trong những chủ đề ấy là “VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA”.
ƠN CỨU ĐỘ CỦA CHÚNG TA & VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA
Khi được hỏi :”Tại sao Thiên Chúa đã cứu độ chúng ta?”, hẳn là chúng ta sẽ trả lời :”Vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta”. Và đúng là vậy! Nhưng có một câu trả lời khác cũng hoàn toàn đúng như thế và người ta ít được nghe hơn: là vì Thiên Chúa yêu chính mình.
Rất nhiều câu nói về tình yêu của Thiên Chúa đối với chính Người.
• “Vì muôn vật đều do Người mà có, nhờ Người mà tồn tại, và quy hướng về Người. Xin tôn vinh Thiên Chúa đến muôn đời” (Rm 11,33).
• “Vì trong Người, muôn vật đưộc tạo thành, trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình, Dầu là hàng dũng lực thần thiêng, hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đếu do Thiên Chúa tạo dựng, nhờ Người và cho Người “(Cl 1,11).
Những câu nầy cho thấy rắng, rút cuộc, mọi sự trên thế giới hiện hữu vì vinh quang Thiên Chúa.
Mục đích tối hậu nầy của công cuộc tạo dựng có những hệ quả rất cụ thể với chúng ta: ”vì vậy dù ăn gì hay uống gì, hoặc làm điều gì khác, hãy làm mọi sự vì vinh quang Thiên Chúa” (I Cor 10,3), Hãy ghi nhớ rằng tất cả mọi sự đều được tạo dựng vì vinh quang Thiên Chúa và hãy phản ảnh mục đích nầy trong cách hành sử của chúng ta : góp phần vào vinh quang Thiên Chúa.
Cũng chính vì để góp phần vào vinh quang của Người, mà Thiên Chúa đã nới rộng ơn cứu độ đến với những người không phải Do Thái: “Chúa Kitô có đến phục vụ những người được cắt bì, để thực hiện những gì Thiên Chúa đã hứa với tổ tiên họ, đó là do lòng trung tín của Thiên Chúa. Còn các dân ngoại có được tôn vinh Thiên Chúa, thì đó là do lòng thương xót của Người, như có lời chép: vì thế giữa muôn dân, con cất lời cảm tạ, dâng điệu hát cung đàn ca mừng Danh Thánh Chúa “(Rm 15,8 – 9). Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu, vì Người muốn có thêm những người thờ phượng. Tóm lại, Thiên Chúa đã cứu độ chúng ta vì vinh quang của Người.
Ý tưởng nầy cũng hiện diện một cách rõ rệt trong một số đoạn của Cựu Ước . Những bản văn nầy liên quan trực tiếp đến dân Israel, chứ không phải Giáo Hội; nhưng vượt trên những dị biệt, thì mục đích của Israel cà của Giáo Hội vẫn là một : vinh danh Thiên Chúa.
+ Trong sách Samuel quyển thứ nhất (I Sam 12), Israel đã phạm tội khi cầu xin một vị vua. Dân chúng cầu khẩn Samuel :”Hãy cầu bầu cho các tôi tớ của Ngài với Đấng Vĩnh Cửu,Thiên Chúa của Ngài, để chúng tôi khỏi phải chết, vì chúng tôi đã thêm vào tất cả tội lỗi của chúng tôi tội xin một vị vua cho chúng tôi”. Nhưng Samuel trấn an dân chúng :” Đừng sợ! Đúng thế, anh em đã phạm điều dữ nầy, nhưng đừng quay lưng lại với Đấng Vĩnh Cửu và hãy phụng sự Người hết lòng anh em”. Sau đó Samuel đưa ra lý do vì sao Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi họ :” Đấng Vĩnh Cửu đã vui lòng làm cho anh em trở thành dân Người. Vì thế Người sẽ không bỏ rơi anh em, vì Người muốn đem vinh dự cho Danh vĩ đại của Người”.
+ Trong Sách Ezêchiel (Ez 20), Thiên Chúa nhắc lại vì sao Người đã cứu độ dân Người trong sa mạc :”Cộng đồng dân Israel đã nỗi loạn chống lại Ta trong sa mạc. Chúng không sống theo giới luật của Ta và đã vứt bỏ những điều răn của Ta,những điểu răn đem lại sự sống chi kẻ nào áp dụng chúng. Ta đã định nỗi cơn lôi đình chống lại chúng trong sa mạc để tru diệt chúng. Nhưng Ta đã hành động ví danh tiếng của Ta, để Ta không bị các dân nghi ngờ, vì dưới mắt các dân tộc nầy, Ta đã đưa chúng ra khỏi Ai Cập”.
+ Trong Ezêchiel 36, Thiên Chúa lập lại động cơ ấy : “Hỡi nhà Israel, không phải vì các ngươi mà Ta hành động, mà vì Danh Thánh của Ta đã bị các ngươi xúc phạm giữa các ngươi mà các ngươi đã đi đến. Ta sẽ biểu dương Danh thánh thiện vĩ đại của Ta đã bị xúc phạm giữa chư dân, danh mà các ngươi đã xúc phạm giữa chúng. Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa – sấm ngôn của Đức Chúa là Chúa Thượng – khi Ta biểu dương sự thánh thiện của ta nơi các ngươi ngay trước mắt chúng. Bấy giờ Ta sẽ đưa các ngươi ra khỏi các dân tộc, sẽ quy tụ các ngươi lại từ khắp các quốc gia và sẽ dẫn các ngươi vế đất của các ngươi” (Ez 36, 22 – 24).
Những bản văn nầy có thể khiến ta tự đặt câu hỏi: Phải chăng Thiên Chúa ích kỷ? Người ta có thể trích dẫn nhiều câu liên quan đến tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta, hơn là những câu về tình yêu Thiên Chúa đối với chúnh Người. Có thể vì những văn bản nầy tỏ ra lạ lùng với chúng ta. Chúng có vẻ như :
• Mâu thuẫn tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta.
• Ngược với định nghĩa của Kinh Thánh về tình yêu vốn “không tìm kiếm lợi ích cho riêng mình”(x. I Cor 13,5).
• Trình bày Thiên Chúa như một người nào đó vị kỷ (egocentric): Nếu một người nào đó nói như Thiên Chúa nói trong câu nầy, thì hẳn người ta sẽ coi người đó là ích kỷ và kiêu căng. Với chúng ta quả là không thể có chuyện một ai đó vừa tìm kiếm vinh quang cho riêng mình,lại vừa đồng thời mưu cầu thiện ích của tha nhân.Nhưng Thiên Chúa là một trường hợp độc nhất: chỉ duy một mình Người cùng một trật, và không hề mâu thuẫn, có thể tìm kiếm vinh quang riêng mình và thiện ích của tha nhân. Còn hơn thế, nếu Thiên Chúa không yêu chính mình, thì Người không thể yêu chúng ta. Tìm kiếm vinh quang của riêng Người, chính là cách mà Người yêu chúng ta.
C.S.Lewis đã làm sáng tỏ rất hay nghịch lý nầy: Trước khi trở thành Kitô hữu, ông đã vấp váp lâu dài về vấn đề nầy. Với ông, Thiên Chúa có vẻ như luôn tìm những lời khen : hãy nói Ta nghe Ta đẹp dường bao; hãy nói Ta nghe Ta thông minh buết bao. Nhưng sau đó ông đã có thể viết : “ Cái chính khi nói về lời ngợi khen – liên quan đến Thiên Chúa hoặc những gì khác – nó vuột khỏi tôi một cách đáng lạ. Đối với tôi, điều đó đã gồm tóm lại trong việc nói những lời khen ngợi, tán thành, tôn vinh một ai đó. Tôi đã chưa lưu ý rằng mọi hạnh phúc tràn ra thành những lời ca ngợi một cách tự phát. Thế giới vang vọng những lời ngợi khen: người yêu khen ngợi người mình yêu; độc giả ca ngợi nhà thơ mình yêu chuộng; người tản bộ dạo chơi ngất ngây trước một phing cảnh; người chơi thích thú với trò tiêu khiển của mình.
Việc tôi thấy khó khăn thờ phượng Chúa xuất phát từ sự từ chối ngu xuẩn của tôi đã không thừa nhận niềm vui mà chúng ta cảm nhận được khi làm một số điều, hơn nữa là niềm vui làm động cơ cho mọi hành động của chúng ta. Tôi nghĩ rằng chúng ta lấy làm vui thích ca ngợi những gì đem lại hạnh phúc cho chúng ta, bởi vì lời ngợi khen không chỉ bằng lòng với việc bày tỏ vui thú cảm nhận được, mà còn làm hoàn thiện vui thú ấy.
Như thế, khi Thiên Chúa ra lệnh cho chúng ta ca ngợi Người, thì Người đỏi hỏi nơi chúng ta một hành vi mà chúng ta làm một cách đều đặn đối với những đối tượng khác, mà chúng ta buộc chặt giá trị vào đó. Lại nữa, hành vi ca ngợi một vật có giá trị là quan trọng với niềm vui mà chúng ta cảm nhận được từ vật ấy. Những lời ngợi ca là kết quả niềm vui của chúng ta.
Để hiểu rõ hơn ý tưởng nầy, ta hãy lấy hình ảnh của World Cup 2010 đang diễn ra ở Nam Phi. Hãy tưởng tượng trước trận chung kết, ai đó đến và nói với bạn :”Tôi có 2 vé xem trận chung kết cà bạn có thể đến đó với một người bạn nữa, nhưng với một điều kiện : bạn phải giữ im lặng. Đội bóng bạn ưa thích có ghi bàn, thì bạn vẫn phải giữ im lặng và nếu đối ấy thắng chung cuộc, thì bạn cũng không được kêu lên. Nhưng vẫn hãy tận hưởng trận đấu”. Một tình huống kỳ quặc! Làm sao tôi có thể nhìn đội bóng mình yêu thích ghi bàn, thắng trận, mà giữ im lặng được chứ? Thế thì cái gì lớn hơn: trận bóng đá hay là Thiên Chúa? Chúng ta ca ngợi những việc có chút vẻ huy hoàng vĩ đại. Không có gì vĩ đại hơn Thiên Chúa: do vậy, khi Thiên Chúa truyền lệnh cho chúng ta ca ngợi Người, là Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta tới kết quả niềm vui của chúng ta.
NIỀM VUI CỦA CHÚNG TA & VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA
Niềm vui của chúng ta có một vị trí đặc biệt trong việc diễn đạt vinh quang Thiên Chúa. Lời tuyên bố nầy có vẻ xa lạ. Chúng ta vừa thấy rằng không có gì quan trọng hơn là vinh quang của Thiên Chúa. Tại sao nay lại nói về niềm vui của chúng ta?
Kinh Thánh không coi niềm vui của chúng ta như một điều gì đó thừa thải: Kinh Thánh còn truyền lệnh nữa!
• “Thưa anh em, anh em hãy vui mừng vì Chúa” (Pl 3,1).
• “Hãy nếm thử và hãy nhìn coi cho biết Chúa tốt lành dường bao” (Tv 34,9).
Kinh Thánh cũng nói rằng tìm kiếm hạnh phúc nơi nào khác ngoài Thiên Chúa, là một tội lỗi “Nầy các tầng trời, Hãy ngạc nhiên về chuyện đó. Hãy hồn xiêu phách lạc ,vì dân Ta đã phạm hai tội: chúng đã bỏ Ta là mạch nước trường sinh, để lam những hồ nứt rạn, không gữ được nước” (Gr 2, 12 – 13). Ta đọc thấy ngay trong sách Đệ-Nhị-Luật (Đnl 28), ông Môsê đã cảnh báo dân Israel về những lời chúc dữ chờ đợi họ, nếu họ bất tuân với Thiên Chúa: “Những lời nguyền rủa nầy sẽ đến với anh em, theo sát và bao trùm anh em, cho đến khi anh em bị tiêu diệt, vì anh em không nghe tiếng Đức Chúa,Thiên Chúa của anh em, không giữ các mệnh lệnh và thánh chỉ của Người, mà Người truyền cho anh em. Những điều ấy sẽ nên điềm thiêng dấu lạ cho anh em và dòng dõi anh em đến muôn đời’(Đnl 28, 45 – 47).
Một niềm vui được liên kết với ơn cứu độ của chúng ta “không lời nào tả xiết” (I Ph 1,8), nhưng nó bao hàm những tâm tình cảm mến. Thiên Chúa không muốn có những kẻ thờ phương Người mà chỉ biết lập đi lập lại những lời ca ngợi một cách lạnh lùng khô khan. Thiên Chúa tìm kiếm những tâm hồn có lòng biết ơn và tràn ngập hân hoan.
Hãy làm sáng tỏ điểm nầy : Kinh Thánh đòi hỏi người chồng yêu thương vợ mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó ta đến với một bó hoa đẹp tặng cho vợ. Nàng ngạc nhiên hỏi ta : “Cám ơn, hoa đẹp qúa. Nhưng tại sao mình lại tặng em những đoá hoa nầy vậy?”. Nếu tôi trả lời :” Anh làm bổn phận! Vì anh là chồng mình, anh phải làm một điều gì đó mà mình yêu thích”. Bạn nghĩ sao về người vợ? Bạn sẽ tự nhủ :” Chị ấy có lẽ chẳng có gì đặc biệt đối với anh chồng nầy, vì anh ta không chứng tỏ tình cảm với chị ấy” Nhưng nếu ta trả lời :” Anh mang hoa nầy cho mình, vì anh yêu mình. Niềm vui của anh là được ở với mình”. Nàng sẽ không cho tôi là ích kỷ, khi tôi gơi lên niềm vui của tôi. Niềm vui nầy đến từ niềm vui của tôi.
Cũng nguyên lý ấy xảy ra với những hành vi của chúng ta đối với Thiên Chúa. Nếu người ta ca ngợi Thiên Chúa, chỉ vì Thiên Chúa đòi buộc như thế, thì Thiên Chúa chẳng được vinh danh. Nhưng nếu người ta phụng sự Người, vì Người ban tràn đầy niềm vui cho chúng ta, thì Thiên Chúa đón nhận vinh quang mà Người đáng được.
MỘT SỐ HỆ QUẢ
1. Nền tảng tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta không phải là chính chúng ta, mà là vinh quang của Người. Ta hãy làm sáng tỏ ý tưởng nầy : vị huấn luyện viên thể thao của tôi lá người Việt. Bà quan tâm đặc biệt đến vợ chồng tôi. Điều nầy chẳng dính dáng gì đến môn thể thao tôi chơi, vì tôi còn lâu mới là một vận động viên hàng đầu. Nhưng người ấy và chúng tôi có chhung một niềm thích thú : nước Việt-Nam. Và với tôi như thế là tốt hơn hết, vì nếu sự quan tâm của vị huấn luyện viên đối với tôi là do khả năng thể thao của tọi, thì sẽ chíng sút giảm, vì khả năng của tôi sẽ thao năm tháng mà kém dần. Nhưng sự quan tâm chung của tất cả chúng tôi với nước Việt Nam, thì bền vững dài lâu. Cũng thế, tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta không dựa trên khả năng của chúng ta hay bất cứ những gì gắn kết với chúng ta. Càng hay, bời vì bằng không tình yêu ấy có thể giảm mất dần. Nhưng vì Tình Yêu Thiên Chúa đối với chúng ta đưộc đặt nền tảng trên ước ao làm vinh danh Danh Người, cho nên tình yêu của Người sẽ không bao giờ giảm sút, bởi vì Thiên Chúa mãi muôn đời xứng với vinh quang.
2. Ơn cứu độ của chúng ta không phải chỉ là một biểu hiện tình yêu của Người đối với chúng ta, mà còn là một sự bày tỏ vinh quang của Người, trong đó bùng nổ sự công chính, sức mạnh quyền năng và lòng thương xót của Người. Khi ngợi mừng ơn cứu độ, chúng ta không giới hạn ở sự việc rằng Thiên Chúa đã cứu thoát chúng ta khỏi hoả ngục, nhưng hãy nhớ lại rằng Người đã cứu chúng ta, để từ nay mắt chúng ta luôn chăm chăm nhìn Người.
3. Nếu vinh quang Thiên Chúa là những gì quan trọng nhất, thì làm sao bày tỏ cho thấy nó được? – Bằng việc kín múc niềm vui của chúng ta nơi Người, bằng việc cho thấy rằng chúng ta tìm thấy được nơi Người sự thỏa mãn hơn mọi thứ thế gian trao dâng cho chúng ta (tiền tài, những lời người đời ca tụng, v..v..), bằng việc chứng minh rằng đạo của chúng ta không chỉ là một tập hợp nghi lễ, nhưng trước hết là một tương quan sống đông với một Đấng Thiên Chúa vinh hiển.
Views: 0