Theo định nghĩa, “kiều” là “ở nhờ, tạm trú, là người đến làng này, hay nước khác tạm trú” một thời gian rồi trở về quê cũ. Thường tạm trú không mang tính lâu dài, hay vĩnh viễn. Họ vẫn thuộc về nguyên quán.
A. Việt Kiều là ai?
Theo định nghĩa này, Việt kiều là người có quốc tịch Việt Nam đang tạm trú ở hải ngoại vì nghề nghiệp, vì công vụ hoặc đang theo học một chương trình, huấn luyện nào đó. Họ được nhập cư theo quy chế ngoại kiều. Họ có thể bị tù, bị trục xuất khỏi quốc gia sở tại vì phạm pháp hay đã hết thời hạn tạm trú.
Tuy nhiên, có rất nhiều người Việt “tạm trú”, “sống chui” ở nước ngoài một thời gian qúa lâu dài, thậm chí đã sinh con đẻ cái như trường hợp lao động Việt, du học sinh Việt đã “ trốn” ở lại Liên Sô, các nước Đông Âu hay tại Đức sau khi chế độ cộng sản tại đây sụp đổ. Hoặc giả, những người Việt Nam sống tại Campuchia là những người không được công nhận hay ban cấp quy chế thường trú nhân thì họ vẫn là công dân của nhà nước Việt cộng.
Với định nghĩa này, Việt kiều sống ở ngoại quốc vẫn trực thuộc quyền bảo hộ về luật pháp của nhà nước Việt cộng. Họ được phép bỏ phiếu cho những ứng cử viên do đảng cộng sản trong nước đề cử. Họ không có quyền ứng cử trong các cuộc tuyền cử do nhà nước CS tổ chức (ngoại trừ họ là người được đề cử). Theo ước tính, hiện có khoảng từ 300,000 đến 400,000 Việt kiều đang sinh sống ở ngoại quốc, được chia thành ba nhóm như sau:
1. Nhóm thứ nhất: Lao động Việt Nam ở hải ngoại.
Hiện nay chúng ta không thể nào có được những con số chính xác về số lượng người Việt Nam có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tại hải ngoại. Theo đó những con số chúng tôi trích dẫn dưới đây chỉ mang tính cách tiêu biểu để chứng minh cho định nghĩa về Việt kiều là ai mà thôi. Nó không mang tính thống kê về số lượng. Hầu hết những tài liệu và con số trong bài được trích ra từ nguồn Wikipedia và các mục liên hệ trên mạng.
a. Việt kiều tại Đức.
Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014, có 83.526 người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tại Đức, trong đó có 17.893 người được sinh ra tại Đức. Đây là những người đi lao động và du sinh của CHXHCN/VN tìm cách trốn ở lại khi CS sụp đổ.
b. Việt kiều tại Cộng hòa Séc,
Việt kiều đang sinh sống ở Cộng Hòa Sec tính đến năm 2011, có vào khoảng 58.000 người. Hầu hết là lao động và du sinh đã đến đây trước khi CS sụp đổ và họ chán Việt cộng nên tìm cách ở lại.
c. Việt kiều tại Liên bang Nga
Việt kiều ở Liên xô là một trong số các cộng đồng Việt kiều ở nước ngoài có quy mô khá lớn. Theo các ước tính không chính thức, Việt kiều ở Liên Xô có thể lên tới 100.000 đến 150.000 người. Khoảng hai phần ba số Việt kiều sống ở Moskva là lao động và du sinh ở lại.
d. Việt kiều trên đất chùa tháp.
Cho dù đã sinh sống trên đất Campuchia nhiều đời, luật pháp ở đây vẫn cấm không cấp cho họ giấy tờ tùy thân, không cho Người Việt sở hữu ruộng đất, khiến họ chỉ có mỗi nghề chài lưới trên xuồng bè để sinh nhai. Kết quả là trẻ con không được ghi danh nhập học, không được đi thi, người lớn thì không có quyền bỏ phiếu. Họ là những cư dân mất luôn quyền bỏ phiếu tại Việt Nam. ( wikipedia)
e. Việt kiều làm việc tại Thái Lan
Số lượng người Việt đang làm việc tại Thái Land là hàng chục nghìn người (2015). Số lao động này sang Thái Lan dưới hình thức miễn thị thực giữa hai nước rồi tìm cách ở lại, tìm việc làm bất hợp pháp, chủ yếu là phục vụ tại các nhà hàng, bán hàng, giúp việc gia đình… . Theo báo Vietnamnet trích từ báo Hà Tĩnh, có khoảng 10.000 lao động Hà Tĩnh làm việc tại Thái Lan, công việc chính là làm thuê trong các nhà hàng.
f. Việt kiều tại Hàn Quôc
Năm 1994, có 20.493 người lao động Việt Nam đến Hàn Quốc bằng hộ chiếu tu nghiệp sinh. Đến năm 1997, con số này đã tăng lên 22.325 người. Phần lớn công nhân Việt Nam tại Hàn Quốc là nam giới có tay nghề thấp hoặc không được đào tạo tay nghề, chủ yếu là lao động chân tay.
g. Việt kiều tại Đài Loan
Hội đồng lao động của Đài Loan cho phép thuê mướn người Việt Nam từ năm 1999, ô-sin Việt Nam bắt đầu chiếm tỷ lệ lớn tại Đài Loan. Giữa những năm 2000 và 2003, từ 2.634 người lên đến 40.397 người. Từ năm 2004, Việt cộng đã xuất khẩu 37.700 lao động đến Đài Loan hằng năm, hầu hết làm người giúp việc nhà. Ở diện khác, mặc dù bất hợp pháp, tính đến năm 2005, 118.300 phụ nữ Việt Nam, phần lớn từ miền Nam, đã kết hôn với người Đài Loan. Một số đã được nhập quốc tịch.
h. Việt kiều tại Nhật Bản
Theo thông tin của Cục quản lý lao động, năm 2015 Việt Nam sẽ đưa khoảng 25.000 lao động sang thị trường lao động Nhật Bản. Trong đó, chủ yếu là lao động ngành xây dựng, cơ khí, chế biến và đóng gói thực phẩm, nông nghiệp, hộ lý và điều dưỡng.
Việt kiều đi lao động ở nước ngoài còn có mặt ở một số nước trên thế giới với những số lượng nhỏ hơn. Tưởng cũng nên nhắc lại. Hiện có khá nhiều người Việt Nam ở hải ngoại không được hưởng hay công nhận tư cách thường trú nhân. Họ ở trong tình trạng bất hợp pháp, không giấy tờ tùy thân. Để giải quyết tình trạng này, nhà nước Việt cộng mới đây đã cập nhật luật Quốc Tịch như sau: “Theo điều 13, khoản 2, Luật Quốc tịch sửa đổi năm 2008 , «Người VN định cư ở nước ngoài vẫn có quốc tịch VN. Sau 5 năm từ khi luật nầy có hiệu lực, kiều bào phải đến cơ quan đại diện của chính phủ VN tại nước ngoài để đăng ký xin giữ quốc tịch, nếu không, sau ngày 1/7/2014 sẽ mất quốc tịch.” Dĩ nhiên điều khoản này chỉ nhằm và đáp ứng cho trường hợp của các Việt kiều đang sống bất hợp pháp tại một số quốc gia mà thôi. Nó hoàn toàn không có tư cách hay có liên hệ gì đối với người Việt Nam tỵ nạn cộng sản. Tuy nhiên cho đến ngày hết hạn ghi danh (2015) chỉ có khoảng 6000 ngàn người xin lại quốc tịch Việt Nam do Việt cộng cấp phát, nên nhà nước Việt cộng lại gia hạn đến năm 2019!
2. Nhóm Việt kiều thứ hai: Các du học sinh VN tại hải ngoại.
Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt cộng, hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang học ở nước ngoài. Điểm đến được du học sinh Việt Nam ưa chuộng nhất là Úc. Nếu năm 2013 có 26.015 DHS Việt Nam học tại đây thì năm 2014 con số này lên 27.550. VN hiện đang xếp thứ bảy trong số những nước có nhiều học sinh, sinh viên đang theo học tại Hoa Kỳ (nơi được nhà nước Việt cộng đánh gía là kẻ thù số một của nhà nước)! Theo thống kê của SEVIS về du học sinh của bộ Ngoại Giao và An Ninh nội địa Hoa Kỳ, hiện có 25, 982 sinh viên, học sinh Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ. DHS tại Nhật Bản, năm 2013 có khoảng 13.000, năm 2014 là 14.726 người. Trong năm 2015 lên đến 26.439 người.
Ở chiều ngược lại, số du học sinh đến Trung Quốc giảm 3.476 người, nhưng vẫn đạt mức cao là 94.399 em. Du học sinh đến Hàn Quốc cũng giảm 1.506 người xuống còn 15.777. Ngoài ra New Zealand, Anh Quốc, Singapore, và các nước ở Tây Âu cũng có số lượng du học sinh Việt Nam rất đáng kể.
3. Nhóm Việt kiều thứ ba: Cán cộng và thân nhân làm việc ở hải ngoại.
Số lượng của nhóm này là bao nhiêu, không ai biết và cũng không có thống kê. Có thể nói đây là thành phần chủ lực trong nhóm được gọi là Việt kiều. Gọi là chủ lực vì bản thân họ là Việt kiều, hơn thế còn có trách nhiệm kiểm soát các Việt kiều trong địa phương mà họ làm việc và sinh sống. Nó còn được gọi là chủ lực vì đây chính là bọn tồi tệ nhất trong nhóm thành viên thứ ba tạo nên thành tích bất hảo trong câu đồng dao. Chúng đã tạo nên cảnh ô nhục cho thanh danh của Việt Nam trên trường quốc tế. Ở ngoài, nhiều kẻ là phường trộm cướp nổi danh, khi về nước lại vênh vang lên mặt hơn đời, hơn người. Tên tuổi chúng gồm những ai?
Trước hết là Hồ chí Minh, y có phải là một Việt kiều hay không? Tôi cho rằng không có một lý do gì mà không tính Hồ chí Minh. Hơn thế, còn phải coi Minh là một Việt kiều đặc biệt nữa. Lý do, khi sống bất hợp pháp tại hải ngoại với nhiều cái tên khác nhau, Hồ chí Minh đã có những hành động đê tiện, bỉ ổi (theo từng cái tên y mang), đối với con người và danh dự Việt Nam.
Việc thứ nhất, đối với con người. Y đã phản bội nhóm ngũ long là nhóm đã từng bao bọc và trợ giúp Y trong thời gian ở Pháp. Nguyễn tất Thành, được nhóm thuê bao như là một người làm công, giữ việc đi giao báo cho các cửa tiệm để kiếm cơm ăn. Nhưng y đã cướp cái tên Nguyễn ái Quốc, Nguyễn Patriot của nhóm Ngũ Long dùng chung khi viết những bài báo tranh đấu cho nền Độc Lập của Việt Nam. Nhóm này gồm cụ Phan chu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn thế Truyền, Nguyễn an Ninh. Tội phạm với dân tộc. Khi theo CS Liên Xô, y đã phạm tội diệt chủng khi làm đơn xin phép Stalin để giết người Việt Nam. Từ lá đơn xin phép này Y đã giết chết hơn 170000 người Việt Nam trong mùa đấu tố. Kế đến là vụ Hồ chí Minh ăn cắp tập thơ Ngục Trung Nhật Ký của một người Trung hoa có khuynh hướng Quốc Dân Đảng, làm của mình, trong lúc ngồi tù ở Hoa lục (1943).
Tiếp theo buớc chân Việt kiều Hồ chí Minh là những Việt kiều tên tuổi như Lê văn Bàng, đại sứ của Việt cộng tại Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc nổi danh với tội đi bắt sò trộm ở bãi biển tại Hoa kỳ. Khi bị bắt y khai là cư dân trong vùng nhưng không biết tiếng Anh. Kế đến là phóng viên “văn hóa” Kiều Trinh, con của ủy viên trung ương đảng cộng, Vũ văn Hiến, giám đốc truyền hình VTV. Thật chẳng may cho cả hai, phóng viên văn hóa dân tộc Việt cộng là Kiều Trinh hai lần ăn cắp tại Thụy Điển và Anh Quốc đều bị ghi hình, nên đảng cộng đã phải chuộc mạng cho Kiều Trinh bằng cái giấy bệnh tâm thần. Câu chuyện được kể như sau:
“Năm 2001, Kiều Trinh được cử sang Thụy Điển 3 tuần. Ngay tuần đầu, ngày 11-2-2001, cô đã bị cảnh sát thành phố Kalmar bắt vì tội ăn cắp hàng trong siêu thị. Lúc đầu cô nàng chối bai bải, nhưng khi mở băng ghi hình thì phải cúi đầu nhận tội. Cô nàng đã ăn cắp ở Orebro, Kaimar số mỹ phẩm trị giá 400 đô la. Và sau một tuần bị giam, ngày 16-2-2001, cô nàng được tha, sau khi có giấy của bác sỹ xác nhận Kiều Trinh bị bệnh tâm thần từ Việt Nam gửi sang.
“Năm 2006, Kiều Trinh được sang nước Anh công tác. Bệnh tâm thần ăn cắp lại tái phát và cô nàng đã thó chiếc máy ảnh kỹ thuật số trong shop. Một lần nữa ông Hiến và đảng cộng lại phải cứu bằng việc nhờ Đại sứ quán can thiệp và tờ giấy của bác sỹ chứng nhận bệnh tâm thần lại đưa ra sử dụng!( Trần đức Thăng, Qùa tặng xứ mưa)
Tuy nhiên cái kết cục mới là điều hãi hùng, đáng nói. Việt kiều Hồ chí Minh ăn cắp nổi tiêng khắp năm châu nên mới được làm chủ tịch nước, chủ tịch đảng. Phần cháu gái Việt kiều Kiều Trinh chỉ ăn cắp có hai lần, tuy có máy quay phim ghi lại làm tài liệu lịch sử đảng, nhưng khi về nước chỉ được nâng cấp chút đỉnh thôi: “ Năm 2009, Kiều Trinh được kết nạp đảng và được đề bạt làm Trưởng phòng “văn hóa dân tộc” Ban thời sự. Nói như giáo sư Ngô Bảo Châu, nếu có hình ảnh nào làm nhục Việt Nam tốt nhất thì chính là hình ảnh cô Kiều Trinh trên TV.( Trần đức Thăng)
Tiếp theo là những Đặng xuân Hợp, cháu của Đặng xuân Khu. Rồi hàng hàng lớp lớp, lái tàu bay, chiêu đãi hàng không, công nhân viên chức và thân nhân đi du lịch hành nghề trộm cắp trong các siêu thị, hoặc là buôn lậu, trốn thuế đã bị bắt từ khắp năm châu, làm cho dân chúng ở những nước Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Úc, Thụy Sĩ…. đều “cạch mặt” loại “khách qúy” này. Nhiều nơi còn viết bảng bằng chữ Việt, nhắc nhở dân bản xứ đề phòng nạn Việt cộng ăn cắp.
Tóm lại 3 thành phần Việt gian, Việt cộng Việt kiều mà tôi đã điểm danh trong từng mục ở trên chính là những thành viên tạo nên kết cấu của bài đồng dao đã loan truyền đi khắp nơi trong những năm qua. Ở bất cứ nơi đâu có người biềt nói, biết nghe tiếng Việt thì ở đó còn ghi dấu ấn “Việt gian Việt cộng, Việt kiều, Ba tên họp lại tiêu điều nước Nam”.
B. Như thế, những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản là ai đây? Họ có phải là Việt kiều hay không?
Không, họ không phải là Việt kiều theo định nghĩa hay theo pháp lý. Họ chỉ có thể là người Việt Nam theo huyết thống, theo tính nhân văn và văn hóa của dân tộc Việt mà thôi. Họ không phải là Việt kiều. Gọi họ là Việt kiều là sai, hoàn toàn sai. Riêng nhà nước Việt cộng gọi họ là Việt kiều là hàm hồ, là ngu dốt, hoặc là vì có một âm mưu xảo trá khác. Tại sao?
1. Họ không phải là Việt kiều theo pháp lý:
a. Quy chế tỵ nạn, thường trú nhân:
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tỵ nạn có nghĩa chối bỏ, từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán và đến sinh sống, định cư trong một nước khác và được quốc gia này chấp nhận. Theo định nghĩa này, tất cả những người Việt Nam được nhận đến định cư nơi quốc gia đệ tam sau khi từ bỏ chế độ CS thì đều được hưởng quy chế tỵ nạn. Họ đồng thời được ban cấp tư cách thường trú nhân ngay khi rời trại tỵ nạn. Như thế, ngay khi từ bỏ chế độ Việt cộng, bỏ nước ra đi, bỏ Bắc vào Nam, họ không lệ thuộc nhà cầm quyền Việt cộng dưới bất cứ hình thức nào nữa.
b. Quy chế về quốc tịch.
Quốc tịch là trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa công dân một nước với quốc gia- nhà nước nơi họ có quốc tịch. Quốc tịch cho phép nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân quyền được bảo vệ bởi nhà nước. ( wikipedia).Từ định nghĩa này, sau thời gian thường trú theo luật định, hầu như tất cả mọi người Việt Nam đều đã nhập tịch theo quy định ở nơi họ đang cư trú. Nếu trước đây họ chỉ hưởng quy chế tỵ nạn, nay họ chính thức bằng văn bản trở thành công dân như người bản sứ theo luật định. Sau khi nhập tịch, họ là công dân Hoa kỳ, công dân Pháp quốc, công dân Úc, công dân Đức, Canada…
Từ đây, họ có đầy đủ quyền hạn của một công dân mà luật pháp nơi đó quy định. Nhờ quy chế về quốc tịch, và việc thực hành quyền công dân, nhìều người gốc Việt đã ra ứng cử vào các chức vụ dân cử hay tham gia công tác công quyền như Philipp Rosle phó thủ tướng Đức, Cao quang Ánh dân biểu Hoa Kỳ, Ông Lê văn Hiếu, Toàn quyền bang Adlaine tại Úc. Ô Ngô thanh Hải, thượng nghị sỹ nghị viện Canada. V.v. Hoặc giả, tham gia vào quân đội hay giữ những chức vụ trong yếu trong bộ quốc phòng Hoa Kỳ như Khoa học Gia Dương Nguyệt Ánh, Chuẩn tướng Lê xuân Việt, Đại Tá Hải Quân Lê bá Hùng, Đại tá Thomas Nguyễn , Đại tá Nguyễn Minh Hùng, Đại tá Huynh Tran Mylene… và rất nhiều Sỹ quan và chuyên viên cao cấp khác… . Họ đã làm rạng danh nguồn gốc của mình là người Việt Nam trên trường quốc tế. Nhưng họ không phải là người Việt Nam theo pháp lý.
c. Người Việt Nam ở hải ngoại là người Việt theo huyết thống và văn hóa.
Như đã dẫn, người Việt Nam tỵ nạn CS tại hải ngoại không phải là người Việt Nam theo tính chính danh và pháp lý. Tuy nhiên, trong thực tế họ là người Việt Nam theo huyết thống và văn hóa. Nghĩa là, không có bất cứ một loại giấy tờ nào đặt để họ là người Việt Nam. Nhưng chính người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại vẫn tự nhận mình là người Việt Nam. Lý do, họ không bao giờ muốn bỏ rời quê hương, hơn thế, vẫn tự hào là con cháu của hai bà Trưng, của Ngô Quyền, Lê Lợi, Hưng Đạo, Quang Trung. Họ luôn theo bưởc chân của tiền nhân để ấp ủ và thực hiện một giấc mơ Việt Nam Minh Châu trời đông.
Vì có giấc mơ lớn vì dân tộc, họ khác biệt với tập đoàn Việt cộng bán nước là tác phong và nhân cách. Về tác phong, dù ở bất cứ vị thế nào, họ đều là những người đứng thẳng khi bắt tay hay tiếp xúc với những cấp lãnh đạo cao cấp nhất của quốc gia hay thế giới. Trong khi đó, lớp đầy tớ nô lệ ở Hà nội, dù là ở cương vị cao nhất, nhưng khi gặp người đồng cấp hay dưới cấp từ phương bắc thì cúi đầu như quỳ lạy đối tác. Là nhân cách, hiểu biết. Họ không bao giờ chấp nhận những hành động tồi tệ, thấp hèn, kém cỏi, vô văn hóa, và đầy man rợ của tập đoàn CS đối với người dân ở trong nước. Hơn thế, họ luôn đặt Hồ chí Minh, nói riêng, và tập đoàn Việt cộng vào sổ những tội đồ của dân tộc và chế độ do y thiết lập tại Việt Nam phải bị tiêu diệt.
Nhìn chung, từ cách sống và phong cách làm người, những người ra đi chưa một ngày quên bổn phận mình là người Việt, nên từ đó, mọi việc họ làm là vì quê mẹ. Tên Mẹ bị tổn thương thì họ là những ngươì lo tài bồi, vun đắp. Họ nhân danh cái gốc Việt Nam, nhân danh dòng máu Việt Nam mà làm cho Việt Nam được tôn vinh trên trường quốc tế.
Khi đất nước có nạn, dân lầm than, họ chẳng một giờ ngủ yên. Cùng máu huyết, họ nhân danh Việt Nam để tranh đấu cho nhân quyền, chống lại mọi áp bức bất công cho đồng bào còn ở quê nhà. Vì truyền thống bảo vệ nền Độc Lập và trường tồn của nước Việt, họ lên tiếng chống lại mọi thế lực thù địch muốn xâm lăng và đặt Việt Nam dưói ách nô lệ. Họ tranh đấu, họ bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc và nền Độc Lập của Việt Nam. Thế đứng của Cộng Đồng Viêt Nam ở hải ngoại chứng minh rằng: Họ ra đi vì tổ quốc và cũng sẽ trở về vì tiền đồ của dân tộc. Họ ra đi vì màu cờ Độc Lập và Tự Do của đất nước thì màu cờ ấy cũng sẽ cùng rạng rỡ với dân tộc trong ngày Việt Nam xé nát “cờ sao Phúc Kiến” của tập đoàn bán nước hại dân.
2. Nếu có một lằn ranh định nghĩa như thế, tại sao nhiều người cứ gọi người tỵ nạn cộng sản Việt Nam ở Hải Ngoại là Việt kiều?
Theo tôi có hai cách ( lý do). Thứ nhất, mặc dù nay đã là người Mỹ, Úc, Pháp … nhưng khi đến Việt Nam du lịch, họ vẫn có tư tưởng là “về”, mà không phải là “đi”. Kế đến, họ vẫn nói tiếng Việt, giữ văn hóa Việt và thời gian xa quê hương còn rất giới hạn, dù đã là 30, 40 năm. Với họ, cái danh từ ấy chẳng là điều phải bận tâm. Về phía thân nhân còn ở trong nước cũng thế. Khi có anh em, bà con về thăm mà giới thiệu là dân Mỹ, Úc, Canada…, nghe xa lạ qúa. Nên “chín bổ làm mười” với từ “Việt kiều” vừa thuận tai vừa tạo ra khác biệt với người ở trong nước. Gọi riết thành thói quen, chẳng ai để ý tời phần ngữ nghĩa hay pháp lý làm gì!
Thứ hai là sự ngu dốt trong gian trá, hàm hồ trong hiểu biết của nhà cầm quyền và ngành thông tin của VC (gọi những người Mỹ gốc Việt trong trường West Point của Hoa Kỳ là Việt kiều). Điều này cho thấy, Việt cộng cố tạo ra hỏa mù để lừa đảo người dân trong nước tin rằng Người Việt Hải Ngoại vẫn là những công dân và chịu sự kiểm soát của nhà nước Việt cộng, hoặc là “cá mè một lứa” như chúng. Ra ngoài, không dám công nhận tổ chức của HCM là một đám phỉ cộng ngoại lai, là đầy tớ, nô lệ của CS Tàu vào chiếm nước Việt. Nội bộ, tự cho mình là dân tộc là tổ quốc, mà thực ra là một tập đoàn phản bội lương tri dân tộc.
Tóm lại, tuy có ba cái tên gọi khác nhau là Việt gian Việt cộng Việt kiều, nhưng thật ra, chúng chỉ là một phường Việt gian cộng sàn phản dân hại nước. Chính tập đoàn Việt gian cộng sản này đã tạo nên cảnh sinh linh đồ thán cho dân tộc Việt Nam trong gần một thế kỷ qua. Ngoảnh nhìn lại chiều dài của lịch sử, dân tộc Việt Nam chưa bao giờ gặp cảnh điêu linh khốn cùng đến như thế. Với cái búa, cái liềm tàn bạo, bất lương của chúng, xem ra thực dân phong kiến, cường hào ác bá xưa chỉ là cái bóng mờ không đáng nhắc đến nữa. Bởi vì dân ta thời đó tuy có khổ, vẫn còn được ăn được nói, được thở không khí tự do của trời đất ban cho. Còn được giữ tôn nghiêm lễ giáo. Cha mẹ còn được dạy con cháu giữ lấy luân thường đạo lý và cách sống làm người.
Nay dưới thời Việt gian cộng sản “Thế Qủy Hành Ác”, luật đã ra: Trong nội bộ đảng thì các đoàn đảng viên phải công khai tuyên bố “ căm thù và đoạn tuyệt với bố mẹ” (Trần Đĩnh, Đèn Cù) ngoài làng thì chúng buộc con cái học tập đấu tố cha mẹ. Vợ chồng, anh em, thân thuộc, làng xóm phải học tập, đấu tố nhau rập khuôn theo bài “địa chủ ác ghê” do Hồ chí Minh viết sẵn. Hỏi xem, còn đạo nghĩa nào cho dân gìn giũ, còn lễ giáo luân thường nào cho con cái noi theo, học hỏi. Cái gốc đạo đức làm người đã bị chúng tiêu diệt tận gốc rễ, làm gì còn nhân luân, còn lẽ sống cho đạo hạnh tồn sinh? Gian dối, bạo tàn, phi nhân bất nghĩa là chuẩn mực của nhà nước Việt gian cộng sản thì tìm đâu ra lẽ thật cho con người? Hỏi xem, cuộc sống này có khác chi thời bắc thuộc khi xưa?
Hỡi người dân nước Việt. Chúng ta đã biết Việt gian cộng sản là cái họa cho nước. Họa không hết thì dân ta sẽ chết. Muốn sống, chúng ta chỉ còn một con dường duy nhất để đi. Cùng đứng lên tiêu diệt cái hoạ để cứu nước. Nước còn chúng ta sống. Nước mất dân ta bị diệt. Nên việc đứng lên vì nước trở thành bổn phận và cũng là con đường phúc sinh cho chính chúng ta và con cháu chúng ta mai sau. Ngoài ra không còn một cách nào khác nữa.
Bảo Giang
10-2015.
Views: 0