Uncategorized

Văn hóa giao tiếp trong đời thường

Ở thời đại nào, con người cũng không ngừng nghiên cứu, học hỏi và tìm kiếm những phương cách giao tiếp sao cho lịch thiệp, thu hút lòng người. Cha ông chúng ta cũng đã từng đúc kết những bài học kinh nghiệm trong giao tiếp:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
(Ca dao)

Ở thời đại nào, con người cũng không ngừng nghiên cứu, học hỏi và tìm kiếm những phương cách giao tiếp sao cho lịch thiệp, thu hút lòng người. Cha ông chúng ta cũng đã từng đúc kết những bài học kinh nghiệm trong giao tiếp:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
(Ca dao)

Hay như Menander, nhà soạn kịch người Hy Lạp trước Công nguyên, đã khẳng định: “Có thể thấy được tính cách của một người qua cách anh ta nói chuyện”.

Giao tiếp là khởi điểm cho mọi công việc và các mối tương quan đi đến tốt đẹp và thành công. Hơn bao giờ hết, trong thời đại hiện nay, kỹ năng giao tiếp được đề cập nhiều hơn, đặc biệt vấn đề giao tiếp trong đời thường.

Xã hội càng phát triển, công  nghệ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến, đạt những thành tựu vượt bậc, thiết tưởng cuộc sống con người cũng sẽ phát triển đồng bộ các mặt từ vật chất đến văn hóa. Nhưng ngược lại, giống như cây cầu bập bênh, đầu kia bổng lên thì đầu này thấp xuống, giữ được sự thăng bằng để cùng phát triển nâng cao là điều không dễ dàng. Chính vì thế, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kêu gọi con cái mình: “Hãy cổ vũ và xây dựng nền văn hoá sự sống để chống lại nền văn hoá sự chết” – thông điệp Tin Mừng Sự Sống (Evangelium vitae). Giữa xã hội văn minh, trào lưu của 5 căn bệnh chủ nghĩa nổi lên làm lu mờ lòng người: Chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hưởng thụ, chủ nghĩa duy lợi và chủ nghĩa tương đối.

 

Tương quan giữa người với người có nhiều mảng tối và mảng sáng. Trong giao tiếp, những thái độ phản cảm mà người trong cuộc không tự ý thức được như: Thái độ nhẫn tâm vô cảm, thái độ ích kỷ hại nhân, thái độ kiêu ngạo tự mãn, và thái độ bất lịch sự. Những thái độ tiêu cực này không đưa con người tới thành công trong giao tiếp, không giúp ta đi sự trưởng thành của nhân cách mà còn kéo chúng ta lùi bước, đi ngược chiều với những gì được gọi là “văn minh”.

Ngày nay, không ít người trong chúng ta không tìm được thành công trong công việc bởi vì ta thất bại ngay từ giao tiếp trong đời thường, bước giao tiếp khởi đầu cho sự thành công, nhưng rất khó để chúng ta nhận ra đâu là nguyên nhân của sự thất bại đó. Bàn về vấn đề này, Thầy Giuse nhấn mạnh những điểm làm chúng ta bị “thất nhân tâm”, như: Hỏi quá nhiều , vô tư kể chuyện bản thân, chen ngang câu chuyện, cho mình là chuyên gia, thiếu tinh thần hòa nhập, hay bắt lỗi người khác, hay đưa ra lời khuyên và muốn hơn thua đến cùng.

Vậy, chúng ta phải làm gì để có được kỹ năng giao tiếp thành công, giao tiếp có văn hóa và nhân cách? Muốn trở thành người có văn hóa trong giao tiếp, bạn cần lưu ý những kỹ năng về các mặt: Trang phục, ngôn ngữ, nụ cười, gọi tên, lời khen, và lắng nghe.
Bài giảng chuyên đề với hơn 2 tiếng đồng hồ, Thầy Giuse đã trình bày ngắn gọn, súc tích và đầy đủ những ý căn bản, giúp khán giả có được hành trang cho cuộc sống, trong giao tiếp đời thường. Những câu hỏi tương tác với khán giả mà Thầy đưa ra rất thú vị, như:

1. Khi nghe lời phê phán chỉ trích về một người vắng mặt, bạn sẽ xử lý thế nào?
2. Nếu có ai mắc lỗi lầm mà bạn muốn sửa lỗi cho họ, thì bạn sẽ xử lý ra sao?
3. Muốn biết cô gái mới quen có người yêu chưa, bạn sẽ hỏi thế nào?

Bài giảng của Thầy Giuse đã để lại những bài học quý cho người tham dự. Những bài học tưởng như giản đơn nhưng vô cùng thiết thực mà nhiều khi chúng ta không nhận ra, không tìm thấy nơi cuộc sống đời thường.

 

 

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.