Hiện đang có một cuộc tranh luận lớn trong các bình luận gia và những người khác liên quan đến đạo Hồi, để xem liệu đạo Hồi có phải là một tôn giáo hòa bình hay là một tôn giáo bạo lực. Ngay cả tổng thống Obama vừa đây đã phát biểu rằng đạo Hồi không phải là một tôn giáo bạo lực và những kẻ dùng bạo lực không phải là tín đồ đạo Hồi đích thực. Trên thực tế, bạo lực vừa qua xảy ra ở Oklahoma trong đó một người mới trở lại đạo Hồi cắt đầu một đồng nghiệp,được tổng thống và FBI coi là “bạo lực nơi làm việc”. Người ta có thể nói những gì họ muốn, tất nhiên rồi, nhưng điều đó không có nghĩa là họ đang nói sự thật và vì thế sự thật nằm ở đâu? Một cách rất tốt để xác định sự thật về vấn đề nầy để xác định Đạo Hồi là gì ngày nay, đó là hãy nhìn vào lịch sử để khám phá những gì các tín đồ đạo Hồi đã làm trong quá khứ. Chúng ta làm điều nầy trong tất cả các cuộc điều tra (Cứ nhìn quả của chúng thì các người sẽ biết chúng – Mt 7:16)
Hilaire Belloc, một nhà văn Công giáo người Anh có tiếng, người đã viết một cuốn sách vào năm 1938 tựa đề “Những Dị Giáo Lớn”, cho biết một số điều. Ông viết rằng các giáo huấn của đạo Hồi chẳng phải là những tiết lộ mới mẻ gì, mà chỉ được lấy ra từ Kinh Thánh, đa phần là từ Cựu Ước ,nhưng cũng có cả từ Tân Ước. Ông gọi họ là một dị giáo (không chấp nhận toàn bộ giáo huấn, nhưng chỉ một phần. Một kẻ dị giáo là một người chọn phần giáo huấn mà người đó đồng ý và bác bỏ phần còn lại) và do vậy à một tôn giáo sai lạc. Đạo Hồi rất tiêu cực đói với Kitô giáo, vì nó phủ nhận Tội Nguyên Tổ và từ đó [phủ nhận] sự cần thiết một Đấng Chuộc Tội và Cứu Độ. Đạo Hồi phủ nhận rằng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa ngang bằng với Chúa Cha. Mohamet dạy rằng Thiên Chúa là một (như niềm tin Cựu Ước), không phải Ba Ngôi Vị trong một và rằng Kitô giáo làm sai lạc khái niệm về Thiên Chúa, Đấng không thể có một người con. Lời giảng dạy của ông rất đơn giản, dễ hiểu. Không có chức linh mục, hàng giáo phẩm hoặc các bí tích. Một người nam có thể có 4 vợ và rất dễ dàng ly dị một người vợ không còn được sủng ái, chỉ bằng việc viết một giấy ly dị. Đây là một thế giới của đàn ông, rất hấp dẫn đối với dân số đàn ông.
Năm 1938, Belloc nói rằng đạo Hồi sẽ lại đứng lên vì tự bản chất nó phải là chiến binh và bành trướng. Tại sao lại như vậy? Là bởi vì Mohamet đã nói rằng ông nhận từ Thiên Chúa qua thiên thần Gabriel sứ điệp rằng ý nguyện của Allah là mọi dân tộc phải trở thành những kẻ tin trong một đạo Hồi duy nhất và rằng Mohamed là người cuối cùng trong tất cả các tiên tri. Ông nói rằng đó là ý của Allah và mệnh lệnh của Người. Điều nầy có nghĩa là chỉ có những phương tiện hòa bình sẽ được các tín đồ đạo Hồi dùng để thực hiện điều đó chăng? Belloc không hề nghĩ như vậy. Sau đây là những gì ông đã viết:
Dù nguyên nhân là gì đi nữa, chủ nghĩa Mohamed (Mohamedanism là cách gọi đạo Hồi vào thập niên 1930s) đã tiếp tục tồn tại và đã tồn tại một cách mãnh liệt. Nỗ lực truyền giáo đã khôn có tác dụng đáng kể trên đạo Hồi. Nó vẫn cải đạo [Hồi] những người ngoại giáo hoang dã ở quy mô lớn. Nó thỉnh thoảng còn tấn công cả những người Châu Âu lệch lạc gia nhập với nó. Nhưng một người theo Mahomet thì không bao giờ trở thành tín hữu Công giáo. Không một mẫu đạo Hồi nào bỏ rơi [phản đối] sách thánh của đạo, bộ luật luân lý, hệ thống cầu nguyện có tổ chức, giáo lý đơn sơ của nó.
Trong quan điểm nầy, bất cứ ai có một hiểu biết về lịch sử sẽ buộc phải tự hỏi có hay không chúng ta sẽ không nhìn thấy trong tương lai một sự hồi sinh của sức mạnh chính trị đạo Hồi và sự hồi sinh của áp lực xưa cũ của đạo Hồi trên Kitô giáo (Những Dị Giáo Lớn – The Great Heresies – trg 75)
Và như thế chúng ta hãy nhìn vào lịch sử để xem Belloc nói gì:
Chúng ta phải nhớ rằng Hilaire Belloc đã viết đoạn trích dẫn trên đây vào năm 1938. Những người Thổ Nhĩ Kỳ bị bại trận cùng với nước Đức trong Đệ IThế Chiến và như thế họ bị mất đế chế. Một ít năm sau vào năm 1925, người Thổ đã làm một thay đổi lớn. Họ tự củng cố thành một công hòa thế tục đặt đạo Hồi chiến đấu dưới quyền kiểm soát trong hơn 50 năm. Nhưng vào năm 1979, vốn là cực đoan, đạo Hồi chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Ayatollah Khomeini ở Iran đã lần nữa đứng lên từ giai đoạn nằm yên hất cẳng Shaw theo chủ nghĩa tự do,tổng thống Iran,người Đã đi theo khuynh hướng thế tục của đạo Hồi.
Tại sao Belloc lại khẳng định chắc chắn rằng đạo Hồi cực đoan sẽ lại trỗi dậy? Lý do,tôi tin, khá đơn giản đối với bất cứ ai đã học sử. Tự chính bản chất nó, như đã được chính Mohamet thiết lập trong đầu thế kỷ thứ 7, đạo Hồi là chiến đấu. Nó dạy rằng đạo Hồi là đạo cuối cùng của mọi tôn giáo và phải củng cố đức tin của nó vào một Thiên Chúa duy nhất, Allah, khắp trên toàn thế giới bằng bất cứ phương tiện nào có thể, bằng việc thâm nhập, nhưng cũng bằng sự xâm chiếm và vũ lực mà chúng ta biết đến dưới danh hiệu Jihad (“thánh chiến” – ND). Sau 100 năm trôi qua sau khi Mohamet qua đời, đạo Hồi đã tiếp quản Tiểu Á,Palestine,toàn bộ Bắc Phi và di chuyển sang Tây Ban Nha vốn chẳng những bị chinh phục,mà còn bị cai trị trong 800 năm. Chiến thắng lớn nhất của đạo Hồi trên Kitô giáo là vào năm 1453 khi nó chinh phục Constantinople, trung tâm Kitô giáo Byzance ở trung đông và thay đổi tên của thành phố thành Istanbul.
Song đạo Hồi không dừng lại ở đó. Nhiều lần nó suýt chinh phục toàn bộ Châu A6u. Ngay sau Công Đồng Triđentinô, Michael Ghislieri, một tu sĩ dòng Đaminh, được chọn làm Giáo hoàng, lấy niên hiệu là Piô V và cai trị từ 1565 đến 1572. Thách thức đầu tiên của Ngài là Cải Cách Tin Lành. Trong triều đại giáo hoàng của Ngài, giáo lý được Công đồng Triđentinô soạn ra , đã được hoàn bị và dịch ra nhiều ngôn ngữ. Nhưng Đức Piô V nhìn thấy cùng lúc mối đe dọa lớn lao hơn của những người Thổ theo đạo Hồi luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công nước Ý và xâm chiếm toàn bộ Châu Âu, đồng nghĩa với việc chấm hết nền văn minh Kitô giáo. Đức Piô V cổ vũ tất cả các nhà lãnh đạo Châu Âu hợp nhất chống lại sự xâm lăng của người Thổ. Chỉ có Venice, Genoa và Tây Ban Nha đáp lại lời kêu gọi của Đức giáo hoàng. Don Juan nước Áo, con ngoại hôn của hoàng đế xứ Habsburg, Charles V, được đặt phụ trách đoàn quân Kitô giáo. Trận chiến xảy ra ở vịnh Lepanto, bờ biển Hy Lạp. Các lực lượng Kitô giáo bị bên địch lấn át quân số 3 trên 2. Trong suốt trận đánh, Đức Piô V kêu gọi mọi tín hữu Công giáo ở Roma lần chuỗi mân côi. Những gì tưởng chừng là thảm họa, đã thay đổi đột ngột. Những cơn gió đã trở nên thuận lợi cho hạm đội Kitô giáo. Các lực lượng Kitô giáo đã giết chết hoặc bắt làm tù binn hơn 70.000 lính Thổ trong khi chỉ bị 1.500 thương vong. Hơn 10.000 nô lệ Kitô giáo được giải cứu. Châu Âu được cứu thoát.
Giai đoạn sau của thế kỷ 17, Vienne, nước Áo, gần như bị chiếm và chỉ được cứu thoát bởi quân đội Kitô giáo dưới sự chỉ huy của vua Ba Lan,một ngày không thể quên đối với chúng ta ngày nay, ngày 11 tháng 9, nhưng đó là ngày 11/9/1683 (khi lên kế hoạch tấn công khủng bố tòa tháp đôi ở New York, ngày đặc biệt nầy vào tháng 9 hẳn đã rất ảnh hưởng). Có nhiều ngày tháng và trận đánh đến nỗi không thể nào kê khai hết ở đây,nhưng có thể những gì tôi đã viết ra cũng đủ cho thấy Jihad luôn là một phần của tư duy và hoạt động của đạo Hồi. Sự việc những người không theo đạo Hồi, nhất là các Kitô hữu bị thù ghét một cách đặc biệt,cũng nên được nêu ra. Từ năm 1915 đến 1922, trên 1,5 triệu Kitô hữu người Armênia bị giết một cách có hệ thống ở Thổ Nhĩ Kỳ, một sự việc mà những người Thổ từ chối chấp nhận ngày nay. Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay,nơi đã từng là cái nôi Kitô giáo, có 99% theo đạo Hồi.(x. “The Burning Tigris”, The Armenian Genocide and America’ s Response, Peter Balakian,2003)’
Khi Mahomet tự tuyên bố mình là người cuối cùng và vĩ đại nhất trong tất cả các tiên tri, đó là một hành động bậc thầy thiên tài. Ông chiến thắng Kitô giáo, có nghĩa là, chận đứng sự an rộng của nó ngay tại những chỗ của nó. Đạo Hồi đã trở thành tiếng nói cuối cùng,mạnh hơn Kitô giáo. Tiểu Á,một thời là cái nôi kitô giáo dưới sự rao giảng của Thánh Phaolô và về sau do sự thiết lập đế chế Byzance, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã trở thành gần như tất cả theo đạo Hồi. Khi đạo Hồi lấn lướt ở thế kỷ thứ 7,thì đó là hồi chuông báo tử cho Kitô giáo ở Trung Đông và Bắc Phi. Trong các vùng đó, Kitô giáo trên thực tế, ngoại trừ các tín hữu Cốp ở Ai Cập, đã thôi tồn tại. Trừ một số trường hợp họa hiếm, tín đồ đạo Hồi trở nên không thể cải đạo được. Những kẻ rời bỏ, bị ghi là những kẻ phản bội,có thể bị phạt tội chết. Câu trả lời Kitô giáo là gì? Đạo Hồi có phải là một mạc khải từ Thiên Chúa thật không ? Ơn cứu độ ở trong đạo Hồi có thể có tương tự như trong Kitô giáo không? Thánh Gioan đã viết trong thư thứ nhất của Ngài (I Ga 2,22): Bất cứ ai nói rằng Đức Giêsu không phải là Đấng Kitô…là phản Kitô. Có phải đạo Hồi là phản Kitô? Theo như Thánh Gion,thì quả là vậy. Thiên thần ánh sáng đã hiện ra với Mahomet là ai được Thánh Phaolô nói tới trong 2 Cor 13, kẻ hiện ra như là thiên thần tốt lành nhưng lại không như thế?Chúa Giêsu đã nói Tôi là đường,là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Tôi (Ga 14,6). Phải chăng việc lập ra đạo Hồi Là công trình của thần dữ, vốn sẽ cổ vũ niềm tin vào Thiên Chúa miễn là nó ngăn cản các đám đông không biết Chúa Giêsu, Đấng cứu độ? Trả lời có (yes) với các câu hỏi nầy, bị tín đồ Hồi giáo coi là phạm thượng (bị xử tội chết và từ đó gieo sợ hãi trong lòng dân chúng không được nói ra). Phải chăng đây hẳn là một trong các chiến thắng vĩ đại nhất của ma quỷ ?
Tông thư thứ nhất của ĐGH nghỉ hưu Biển Đức XVI là “Thiên Chúa òa Tình Yêu” (Deus Caritas Est). Ngay ở trang đầu tiên, Người đã cho biết lý do vì sao Người viết thư luân lưu nầy. Người viết rằng có những kẻ nghĩ rằng Thiên Chúa là một Thiên Chúa của bạo lực. Người nói rằng diều đó không đúng thật,rằng đó là một khái niệm nhầm lẫn. Người viết cách đúng đắn rằng Thiên Chúa là một Thiên Chúa tình yêu. ĐGH không nêu chữ đạo Hồi ra,nhưng tất nhiên quá rõ ràng là Người đang ám chỉ ai.
Trong đạo Hồi, khái niệm Thiên Chúa yêu thương mọi dân tộc không tồn tạ. Đúng là Ngài nhân từ và hay thương xót, nhưng chỉ đối với những ai theo đạo Hồi vì họ mới là những kẻ làm theo ý Ngài.
Thế giới ngày nay đang bị khủng bố bởi quá đông những tay cực đoan đạo Hồi : Hunh đệ Hồi giáo, Hamas,Hezbollah,Taliban, A- Qeada và mới đây hơn là IS (ISIS : Nhà nước Hồi giáo),cộng với rất nhiều ở Châu Phi và nơi khác,tất cả các tổ chức Hồi giáo chiến đấu mãi mê thiết lập đa Hồi như là tôn giáo thế giới nằ dưới luật Sharia. IS (Isis), như chúng ta biết, vừa qua đã ra tối hậu thư cho các Kitô hữu ở Iraq – hoặc trốn đi,cải sang đạo Hồi hoặc bị giết. Hilaire Belloc có lý về mục tiêu khi nói rằng đạo Hồi chiến đấu sẽ lại trỗi dậy. Trên thực tế, sự trỗi dậy mới nầy xem ra cũng mạnh như bao giờ. Tôi tin rằng không còn nghi ngờ gì việc đạo Hồi TỰ BẢN CHẤT là một tôn giáo bạo lực, cho dù điều nầy không có nghĩa tất cả các tín đồ đạo Hồi đều quá khích. Tôi tin điều duy nhất có thể thay đổi họ là sự cải đạo theo Chúa Giêsu Kitô hàng loạt, vốn không phải là điều sắp xảy ra. Câu trả lời Kitô giáo của chúng ta bấy giờ là gì? Chúng ta không thể để mặc các tín đồ đạo Hồi quá khích chà đạp cả thế giới. Chúng phải bị chống đối và ngăn chặn. Thánh Piô V đã cho cúng ta một gương tốt ở thế kỷ 16. Cùng lúc chúng ta phải cố ga81ng kông thù ghét họ khi nhớ lại những lời Chúa Giêsu trong Mt 5,44 :”Hãy yêu kẻ thù của các con; hãy cầu nguyện cho những kẻ bách hại các con”.
————————————————————–
Is Islam by its very nature a religion of violence?
Fr. Marvin Deutsch, M.M.
CPO Info 6/10/2014
Chuyển ngữ : Nguyễn Thế Bài
Views: 0