Dàn bài chi tiết buổi thuyết trình trong Đêm Gia Đình ngày 7 tháng 11 năm 2012
Truyền thống Đức Tin của các gia đình Việt Nam: Ươm trồng và gầy dựng Đức Tin
Lm. Giuse Trần Đình Thụy
Giáo sư Đại Chủng Viện Thánh Quí, Việt Nam
I Ý Niệm Về Gia Đình
Gia Đình Việt Nam:
Gia đình là tế bào của xã hội.
Xây dựng truyền thống hiếu học, lễ nghĩa gia phong, tin Trời… (Nhị Thập Tứ Hiếu, Gia Huấn Ca, Tấm Cám, Thạch Sanh Lý Thông…)
Gia Đình Trong Kế Hoạch của Thiên Chúa.
Bản chất gia đình:
Hôn nhân được thiết lập do kết ước giữa một người nam và một người nữ/nâng đỡ yêu thương nhau và có nghĩa vụ sinh sản và giáo dục con cái (GLHTCG 2201; 2202)
Gia đình Kitô giáo: là hình ảnh sự hiệp thông Ba Ngôi TC (GLHTCG 2205) và là một cộng đoàn đức tin, cậy, mến “Giáo Hội tai gia”(GLHTCG 2204).
Gia đình với xã hội: là tế bào nguyên thủy của xã hội (GL..2207); các thành phần trong gia đình phải biết chăm sóc, lo lắng cho nhau (GL…2208).
II Giáo Luật Nhấn Mạnh Đến Vai Trò Giáo Dục Tại Gia Đình
Điều 226: “Các cha mẹ, vì truyền thụ sự sống cho con cái nên có nghĩa vụ rất quan trọng và quyền lợi giáo dục chúng. Vì thế, trách nhiệm đầu tiên của các cha mẹ Kitô giáo là lo bảo đảm sự giáo dục Kitô giáo cho con cái hợp với giáo huấn Giáo Hội.”
Điều 1136:”cha mẹ có trách nhiệm rất nặng nề và quyền lợi nguyên ủy phải hết sức chăm lo việc giáo dục con cái về thể lý, xã hội và văn hóa, luân lý và tôn giáo”.
Điều 774:”dưới sự hướng dẫn của giáo quyền hợp pháp, mọi phần tử trong Giáo Hội đều có nghĩa vụ chăm lo việc huấn giáo, tùy theo phận sự của mỗi người. / Trước tiên, cha mẹ có bổn phận lấy lời nói và gương lành huấn luyện đức tin cho con cái và dạy chúng sống đời Kitô giáo. Những người thay quyền cha mẹ và những người đỡ đầu cũng có bổn phận như vậy”.
III Gương Ngày Xưa, Áp Dụng Ngày Nay
Gương Xưa
Giáo Hội Sơ Khai: Các tông đồ dạy giáo lý và “bẻ bánh” tại tư gia (x. Cv 2,46; 16,15; 20,8-12).
Giáo Hội VN Thuở Ban Đầu: “Tối đến, quanh bàn thờ, các gia đình quây quần đọc kinh…Người ngoại lấy làm lạ về đức tin và nhất là về đức ái….Đạo dậy yêu thương nhau…”( Lm. Đỗ Quang Chính Sj).
Ngày Nay
Khác nhau: Văn minh nông nghiệp – văn minh công nghiệp; văn hóa Mỹ – văn hóa Việt…phương cách giáo dục mỗi thời mỗi khác…
Giống nhau: Bổn phận Ươm Trồng và Gầy Dựng Đức Tin (từ khi con cái còn bé).
Cha mẹ thay nhau dâng con cho Chúa, làm dấu Thánh Giá, dậy con đọc kinh cầu nguyện bằng cách lập lại những lời nguyện tắt…
Dậy những kinh đơn sơ quen thuộc, cúi chào ảnh tượng, lời nguyện tắt…
Dậy giáo lý (kinh Bổn ĐC Hồ Ngọc Cẩn/ĐC Mai Thanh Lương…(thuộc lòng).
Theo con tới nhà thờ, tham dự các bí tích với con…
Gia đình là trường học đầu tiên, chủng viện đầu tiên và vai trò Ươm Trồng và Gây Dựng Đức Tin là bổn phận hết sức quan trọng của cha me.
Lm. Giuse Trần Đình Thụy
Views: 0