Uncategorized

Trung Quốc, giải Nobel, các giám mục và Vatican: ai thắng ai thua?

(AsiaNews) – Chiếc ghế trống trên sân khấu hội trường thành phố Oslo làm tôi nhớ lại hai chiếc ghế trống tại hội trường Thượng Hội Đồng Giám Mục, đó là vào năm 1998, khi lần đầu tiên tôi tham dự Thượng Hội Đồng: một chiếc dành cho Đức Giám mục Duan Ying Ming của Tây An, và một chiếc cho Đức Giám mục phó của ngài.
 
(AsiaNews) – Chiếc ghế trống trên sân khấu hội trường thành phố Oslo làm tôi nhớ lại hai chiếc ghế trống tại hội trường Thượng Hội Đồng Giám Mục, đó là vào năm 1998, khi lần đầu tiên tôi tham dự Thượng Hội Đồng: một chiếc dành cho Đức Giám mục Duan Ying Ming của Tây An, và một chiếc cho Đức Giám mục phó của ngài.
 
Mãi cho đến Thượng Hội Đồng hai năm về trước, cũng không có một phái đoàn nào từ Trung Quốc được chấp thuận, bởi vì người ta cứ khăng khăng đòi đưa nhóm giám mục bất hợp thức đi dự. Tại Thượng Hội Đồng năm 1998, tôi có nói rằng: "Ở Trung Quốc không có tự do tôn giáo thực sự". Và thật không may, tại Công nghị ngày 19 Tháng Mười Một vừa qua, tôi cũng phải đưa ra một tin xấu đến cho các vị Hồng Y anh em của tôi rằng: "Ở Trung Quốc vẫn không có tự do tôn giáo".

Đại hội lần thứ VIII của các đại biểu Công giáo Trung Quốc "thành công thắng lợi", khi đã ngăn chặn được ông Lưu Hiểu Ba đến nhận giải Nobel Hòa Bình. Các vị lãnh đạo của chúng ta cũng thực sự tự hào về một "thắng lợi" tương tự? Có thực là Trung Quốc đã trở thành một quyền lực kinh tế, nên tự cho phép họ bỏ qua những xấu hổ về nhân quyền hay không? Những ai mời mọc những lợi ích kinh tế cho bạn, họ có tôn trọng bạn trong trái tim của họ hay không? Hãy tỉnh đi! Xin hãy gìn giữ một chút quốc thể của chúng ta, vốn đã nổi tiếng về nền văn minh cổ đại và nghi lễ tinh hoa của mình.

Đức Giáo Hoàng, trong thư gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc năm 2007, đã nhẹ nhàng giải thích bản chất của Giáo Hội Công Giáo, vốn được công nhận bởi tất cả các quốc gia văn minh trên thế giới (xem thư của Đức Giáo Hoàng, Chương 9, đoạn 3). Giáo hội Công giáo được thành lập bởi Chúa Giêsu trên nền tảng là các Tông Đồ, đứng đầu là Thánh Phêrô, và ngày nay phải được hướng dẫn bởi Đức Giáo Hoàng, người kế vị Thánh Phêrô và các giám mục, người kế vị các Tông Đồ. Vì vậy, có thể gọi rằng, các lãnh đạo dân sự của Giáo Hội này, thông qua một hiệp hội đứng trên cả các giám mục, là trái với bản chất của Giáo Hội (xem Thư của Đức Giáo Hoàng, Chương 7, đoạn 1, 3, 5, 6, 7). Dù vậy, một số học giả ở Trung Quốc lại có ý kiến rằng, cần thời gian để uốn nắn hệ thống Giáo Hội đặc biệt tại Trung Quốc nên nó thường không đồng bộ so với Giáo Hội hoàn vũ, vì vậy Giáo Hội tại Trung Quốc có thể có những đặc thù so với Giáo Hội hoàn vũ (xem Báo cáo thường niên về tôn giáo năm 2010 của Học viện Khoa học xã hội tại Trung Quốc).

Thật không thể hiểu là làm thế nào mà Chính phủ Trung ương lại cho phép những gì đừng nên xảy ra lại xảy ra thêm một lần nữa. Hành động phá hoại này chỉ có thể tạo ra một sự bế tắc và để lại những hậu quả để chúng ta chịu đựng chúng. Cảnh sát phải bảo vệ sự an toàn của nhân dân, nhưng họ đã sử dụng bạo lực để hạn chế quyền tự do tôn giáo và hạn chế quyền tự do cá nhân. Đây là một sự ô nhục cho đất nước chúng ta. Cách làm phátxít này và những cách cư xử lưu manh đã đi ngược với chính sách tuyên bố về một xã hội hài hòa. Vì vậy, những gì đã xảy ra là một thất bại đối với Chính quyền của chúng ta.

Giáo Hội có thất bại nào hay không, khi mà có nhiều giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân tham gia vào đại hội này? Chúng ta không thể trả lời là không. Chúng ta không phải như giáo sĩ của Thánh bộ Truyền Giáo, hay như là cha Jeroom Heyndrickx, ngay cả sau vụ việc ở Thừa Đức mà vẫn còn nói rằng các giám mục tham dự cuộc tấn phong bất hợp thức là những anh hùng, là những người chiến thắng.

Tất nhiên, chúng ta đều biết rằng đã có áp lực rất lớn. Nhưng thực tế là lá thư của Đức Giáo Hoàng đã không được họ tôn trọng và các thông cáo báo chí của Sứ Vụ Giáo Hội tại Trung Quốc đã không được đếm xỉa. Sức mạnh của đức tin đã đi về đâu? Đức Thánh Cha đã nhiều lần nói rằng, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận thất bại tạm thời, để duy trì đức tin mà không được thỏa hiệp, chấp nhận đau khổ vì đức tin sẽ dẫn đến chiến thắng thực sự. Những lời nói của Đức Thánh Cha đã bị lãng quên rồi sao?

Ngày 1 Tháng Mười Hai, có nghĩa là sau sự kiện ở Thừa Đức và trước đại hội đại biểu Công giáo, trong Kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng nói rằng, chúng ta phải nguyện xin Đức Mẹ trợ giúp các Kitô hữu, trợ giúp cho các giám mục tại Trung Quốc, để họ có thể mạnh dạn làm chứng cho đức tin và đặt niềm hy vọng của họ trong Đấng Cứu Độ mà chúng ta mong đợi. Đấng Cứu Độ mà chúng ta mong đợi không chỉ đề cập đến Lễ Giáng Sinh sắp tới trong năm nay, mà còn cho Đấng Cứu Độ sẽ đến giữa đám mây trên trời để phán xét nhân loại. Nhưng có lẽ các giám mục và linh mục của chúng ta đã không có được cơ hội để nghe những lời này. ..

Lúc này đây, giáo sĩ của Thánh Bộ Truyền giáo và Cha Heyndrickx sẽ nói với tôi rằng: "Ngài ngồi thoải mái trên ghế sofa của ngài mà dám tự cho phép mình lớn tiếng đọc bản kết án anh em mình". Không, đó không phải là sự thật. Tôi biết tôi thay mặt cho vô số các linh mục và tín hữu ở Trung Quốc, giám chức của cả hai bên và của các cộng đồng hầm trú. Họ bị sốc, buồn bã và hoang mang. Họ tự hỏi: "Điều gì đã xảy ra với Giáo Hội của chúng ta thế này?". Có một linh mục đã bày tỏ trên Internet: "Cha Heyndrickx, chúng tôi không phải là người chiến thắng. Chúng tôi là người đau khổ. Cha cứ giữ cho mình những mong muốn đẹp đẽ. Tôi, một linh mục đi trước, tôi thấy sự đau khổ ở khắp mọi nơi. Mong muốn của cha được xây dựng trên những linh mục đau khổ như chúng tôi. Mong muốn của cha càng lớn, chúng tôi phiền muộn càng nhiều. Nó chỉ là như thế".

Trong tình thế mà cảnh sát đã tung ra lực lượng độc ác của mình và thông tin bị bưng bít, chúng ta không biết khi nào thì Tòa Thánh sẽ phạt vạ thực sự và sẽ đưa ra một bản án. Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện, xin Chúa ban cho chúng ta sự khôn ngoan. Trong bất kỳ trường hợp nào, làm ơn, đừng làm điều gì tương tự như trường hợp bổ nhiệm Giám mục Phanxicô An Xin Shu của Bảo Định, khi mà qua việc đó thì vẫn không có gì được nói ra.

Trong cuốn sách "Ánh Sáng Thế Gian" của Đức Giáo Hoàng vừa được công bố vào hôm 23 Tháng Mười Một, một đoạn trong đó có thể giúp chúng ta nhìn nhận lại chúng ta. Khi phóng viên hỏi Đức Thánh Cha: "Khi Cha đi sâu về lịch sử, Cha có cảm giác sốc và buồn khi nghĩ đến việc Giáo Hội nhiều lúc đã đi chệch khỏi con đường mà Con Thiên Chúa đã vạch ra không?". Đức Giáo Hoàng trả lời: "Tại thời điểm được đánh dấu bởi các vụ bê bối, chúng ta đã trải nghiệm được cái cảm giác về nỗi buồn bã và đau khổ, khi thấy Giáo Hội đáng thương đến dường bao, và làm thế nào mà các thành viên trong Giáo Hội lại có thể dễ dàng thất bại đang khi đi theo Chúa Giêsu Kitô. Thứ nhất, chúng ta đã cảm nghiệm ra sự hổ thẹn của mình là yếu kém thực sự. Thứ hai, mặc dù vì điều này, Chúa vẫn không từ bỏ Giáo Hội. Ngài bất chấp sự yếu kém thể hiện trong Giáo Hội qua các thành viên, nhưng gia tăng cho Giáo Hội ơn nên Thánh và đó là biểu hiện về sự hiện hữu của Ngài".

Trong mầu nhiệm của Nhiệm Thể, chúng ta hãy cùng chia sẻ gánh nặng của sự thất bại. Có lẽ chúng ta nên nhận ra rằng, chúng ta đã không cầu nguyện đầy đủ cho anh chị em chúng ta khi họ có những khó khăn nghiêm trọng. Vì thế, chúng ta hãy làm việc đền bù với họ!

Lạy Chúa, xin ngự đến và đừng chờ thêm nữa!

+ ĐHY Trần Nhật Quân

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.