Các bạn thân mến. Hôm nay một lần nữa tôi xin gửi đến các bạn vài chia sẻ của tôi về đề tài "trợ tử/euthanasia mà một bà mới forward cho tôi.
Đây là một đề tài gây nhiều tranh cãi sôi nổi và cũng rất thời sự như vấn về LM hồi tục. Vì thế ở đây tôi xin ngắn gọn chia sẻ về nhận thức của một tín hữu Công Giáo (CG) với một tín hữu CG mà thôi. Hy vọng được các bạn dành chút thời giờ để đọc:
…………………….
Xin cám ơn bà đã forward cho tôi email nói về trợ tử/euthanasia.
Tôi nghĩ những người viết các bài về trợ tử này hoặc không phải là người Công Giáo (CG), hoặc người CG đã bị biến chất. Vì chúng ta không thể chấp nhận câu nói cho rằng: "Giáo Hội nhân danh God mà làm luật, nhưng không biết (tuyệt đối không biết) God muốn như vậy…"
Bà cũng biết, khi Giáo Hội Công Giáo (GHCG) ra một luật liên quan tới luân lý hoặc giáo lý CG, thì Giáo Hội (GH) phải bàn thảo, truy tìm trong Thánh Kinh nếu cần và cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, chứ không như mấy người đoán mò nói lung tung (mấy người mù xem voi).
GHCG không chấp nhận trợ tử/euthanasia! Trợ tử có nghĩa cố ý làm cho người bệnh nan y chết sớm, hay: giết người với ý tốt! Họ không biết rằng, sự sống con người là vô giá và do Thiên Chúa trao tặng và chỉ mình Ngài mới có quyền trên sự sống con người.
Thiên Chúa nghiêm cấm giết người cho dù vì bất cứ lý do gì, trừ trường hợp toà án của các chính quyền hợp hiến tuyên án tử cho người phạm trọng tôi.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẳng định:
"Trợ tử là một "sự xúc phạm nặng" tới luật Thiên Chúa vì đó là sự giết người 'cố ý' và không thể chấp nhận về mặt luân lý. Trợ tử là 'một thứ đạo đức giả hình"(EV 65).
GH không bao giờ ủng hộ cho tội giết người. Và tuỳ lúc tùy hoàn cảnh để GH lên tiếng, chứ GH không "hùng hổ phản kháng" như lối dùng chữ hơi thiếu lịch sự đối với một tôn giáo uy tín và lớn nhất hoàn vũ của tác giả email ở dưới. Có phải ông này vì đã quá ư mệt mỏi khi phải chăm sóc người bệnh nan y, khiến ông mất bình tĩnh?
GHCG chỉ chấp nhận cái chết tự nhiên, chẳng hạn GH cho phép rút ống trợ sinh nơi người mắc bệnh nan y để bệnh nhân được chết một cách tự nhiên, vì cho dù có áp dụng các phương tiện y khoa tốn kém cũng không cứu được mạng sống bệnh nhân.
Trường hợp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một thí dụ: Khoảng hơn 2 tháng trước ngày qua đời, vì biết giờ chết của mình đã gần, ĐTC John Paul II quyết định không vào nhà thương để được điều trị nữa, nhưng ở tại Vatican dưới sự giám sát của một nhóm bác sĩ. Và ngài đã qua đời ngày 2.4.2005 tại phòng riêng của ngài ở Vatican, đúng như mong muốn của ngài là được chết tại Vatican.
Đau khổ là một mầu nhiệm và chỉ có những ai có Đức Tin, lòng cậy trông vào Thiên Chúa là Cha vô cùng nhân từ, thì mới có thể vui lòng chấp nhận đau khổ, đôi khi còn vui mừng ôm lấy đau khổ, vì họ biết họ đang dõi theo bước chân rướm máu của Chúa Giêsu, Vị Thày Chí Thánh của họ trên con đường khổ giá lên núi Sọ (Golgotha)…
Những người không có Đức Tin và lòng cậy trông thì làm sao họ hiểu được mầu nhiệm của đau khổ? Tôi có một người bạn làm cùng sở tên Peter, gốc người nước Áo. Ông là người Công Giáo, nhưng ông tuyên bố bỏ đạo vì ông cho Chúa đã đối xử bất công. Ông nói trên đời này, có người rất giầu có, bên cạnh là những người triền miên trong đói khổ. Có người được sinh ra với thân hình hoàn bị, đẹp đẽ, bên cạnh đó lại có những người được sinh ra tật nguyền, dị thai. Có những người khoẻ mạnh, trong khi nhiều người phải chịu đủ thứ bệnh tật.v.v.
Có thể khi đọc email của mấy người "khôn ngoan thế gian" này, ông bạn Peter của tôi chắc cũng sẽ đồng ý tặng… cái chết người mắc bệnh nan y!
Ai cũng biết ở vào hoàn cảnh người bệnh nan y và người chăm sóc như đã được mô tả, quả là thử thách nặng nề. Nhưng có thể chăng nếu người chăm sóc nên có thái độ tích cực trong việc chăm sóc bệnh nhân qua việc luôn tỏ thái độ kiên nhẫn, dịu dàng yêu thương đối với bệnh nhân, để tránh cho bệnh nhân khỏi mang ý nghĩ mình đang trở nên gánh nặng quá mức cho người chăm sóc, khiến họ muốn chết đi cho xong "nợ đời"!
Và cũng có thể chăng, khi chúng ta cho rằng thái độ của người chăm sóc là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân nan y muốn được chết?!
Cũng phải công nhận, đã là con người thì đều có giới hạn. Sức chịu đựng cũng thế. Sài mãi rồi cũng cạn dần… Vậy lấy đâu ra nguồn sức mạnh để có thể kiên trì trong thử thách, nếu không phải từ Thiên Chúa, Đấng là Nguồn Sức Mạnh vô biên!
Rất thân mến trong sự khiêm tốn để vâng phục các giáo huấn của GHCG.
HC
Trợ Tử Euthanasia Liệu Pháp Nhân Đạo Hợp Lý Cuối Đời
Thưa các bạn
Trong chiến tranh Việt Nam 1972, tài xế xe hàng trên nửa đường đi đến quận Thiện Giáo, Bình Thuận trúng mìn, mất tứ chi ruột đổ lòng thòng , cáng chở đến BV Phan Thiết chỉ còn thoi thóp thở vô phương cứu chửa , một mủi morphin cho nạn nhân êm ái ra đi , chấm dứt đau đớn : Nên Chăng ?
Vào năm 1977 anh Trương T.C. KS Hàng Không Dân Sự TS Nhất vượt biên qua Phi trong một đêm mưa bảo, người anh họ cuả tôi đến Phi bị nhồi máu nảo phải điều trị ở Phi trong một tháng , phục hồi vợ bảo lảnh qua Mỹ, hai năm sau anh lại bị nhồi máu nảo thành người thực vật , chị vợ phải bán tất cả tài sản nuôi chồng cho đến đồng cuối cùng chính phủ mới giúp cho anh TTC sống đời thực vật thêm mười năm chị vợ mới chịu rút ống thở cuả chồng : nên chăng kéo dài cuộc sống thực vật .? Và chị dâu cuả tôi hiện sống trong một Nursing Home không muốn tiếp xúc với bà con , thế giới bên ngoài !.
Cách đây vài năm tôi cùng một bạn thân đồng nghiệp vào Nursing home thăm một cụ bà thân thiết đã là người thực vât 3 năm nay , tuổi đời 99 , tay co quắp, chân duổi thẳng vô nảo nuôi ăn bằng ống, vào thăm chỉ đứng xa nhìn, tiền bạc trong nursing home do nhà nước Mỹ đài thọ 100% : nên chăng ? Kéo dài đời sống thực vật gây thống khổ cho người chung quanh, tổn hại công quỹ?.
Phải chăng Trợ Tử EUTHANASIA Liệu Pháp Nhân Đạo Hợp Lý Cuối Đời ?.
Subject: Re: Bài viết của BS Đặng Ngọc Thuận Euthanasia
Tôi đang định viết một bài tương tự như thế này thì nhận được bài này từ bs Vũ nên khỏi cần viết nữa. Là người săn sóc vợ hấp hối trong 5 năm tôi cảm nhận sâu xa nỗi đau của người thân (gấp vạn lần sự vất vả của mình) nên khi thấy bà có triệu chứng của GI bleeding, tôi hôi ý với 4 bs trong gia đình rồi đồng ý với bs của Hospice rằng ngoài việc giảm đau, không làm bất cứ điều gì để kéo dài đau khổ của người bệnh.
Còn một điều vô cùng tế nhị mà tôi cảm thấy rằng nếu không dám nói ra thì sẽ mang cái tội hèn nhát: Đừng bao giờ tham khảo các tu sĩ về việc này. Họ không thấu hiểu nỗi đau ấy. Nếu hiểu, họ cũng không dám trái lệnh của giáo hội. Giáo hội đã nhân danh God mà làm luật nhưng không biết (tuyệt đối không biết) God muốn như vậy. Có một good new: gần đây các giáo hội đã lờ đi, không hùng hổ phản kháng như những thập niên trước. Họ coi như họ không biết chuyện gì đang xảy ra. Vậy thì mình cứ làm theo nhu cầu cùa người bệnh, ý kiến của các bác sĩ chuyên môn và lương tâm của chính mình, tránh đừng hỏi ý kiến tu sĩ ( trong thâm tâm, có thể tu sĩ không muốn được hỏi, nghĩa là không muốn bị đặt vào tình trạng khó xử). Con Cò.
2015-12-13 10:18 GMT-05:00 nguyenthuongvu <shamanthuongvu@yahoo.com>:
Thưa quí các anh chị,
Trong Kinh Thư của Khổng Phu Tử có nói đến Ngũ Phúc, 5 cái phúc nhất trong đời mà ai cũng muốn có.
Một trong 5 cái phúc đó là Khảo Mệnh Chung tức là lúc chết đi thì nhanh chóng, không đau đớn dây dưa, không nằm liệt mình quanh năm trên giường , làm khổ mình và làm khổ gia đình mình.
Cách đây 3 tháng tôi đang đi giang hồ bên Pháp thì anh Hoàng Cơ Lân có điện thoại cho biết tin là người anh cột chèo của tôi, TS Nguyễn Hữu Quỳnh, Pharm D –trên anh Tô Đồng 1 lớp tại Dược Khoa- vừa qua đời.
Anh BS Phạm Tu Chính nhận được tin này từ Hoa Kỳ và nhờ anh Lân thông báo cho tôi.
Anh Quỳnh hôm đó ăn cơm xong thì theo thường lệ ra nằm ở cái lounge chair tại Family Room đọc sách. Anh đọc sách chưa đầy 10 phút thì anh qua đời.
Anh Nguyễn Hữu Quỳnh xưa nay là con người hiền hòa, chỉ đam mê đọc sách, nghe nhạc và đánh tennis. Hồi còn trẻ, bất cứ cái gì tôi không biết thì tôi đều hỏi anh Quỳnh và được anh Quỳnh trả lời ngay một cách rõ ràng và mạch lạc.
Anh ra đi một cách an lành, không đau đớn, không làm phiền hòa gì đến chị Quỳnh và các cháu cả. Anh đã được Trời cho cái Phúc thứ 5 –Khảo Mệnh Chung- một cái Phúc mà chúng ta, ai ai cũng muốn có, nhưng không nhiều người được.
Với cái tân tiến của Y khoa, nhân loại sống càng ngày càng lâu nhưng cái đoạn đuờng sau cùng cuộc đời lắm khi đầy chông gai và đau khổ.
Anh BS Đặng Ngọc Thuận – lớp các anh Vũ Quí Đài & Đào Hữu Anh – là một người bạn hết sức thân tình với gia đình chúng tôi, anh là một người bác sĩ giải phẫu Phụ Sản Khoa tài hoa, anh nói chuyện rất duyên dáng, anh xoa Mạt Chước rất hay (anh có viết 1 cuốn sách chỉ dậy cách xoa Mạt Chược rất công phu) , nhưng anh Thuận cũng là một lương y đầy tình thương, đầy nhân đạo, luôn luôn lo cho bệnh nhân cho tới ngày cuối cùng của đời họ.
Gần đây Chính Quyền bên Hoa Kỳ và bên Canada rất lưu tâm đến vấn đề Trợ Tử,- Euthanasia – làm sao cho con người , khi về già , không phải sống những năm tháng khốn khổ, đau đớn , liệt giường, không ăn uống được phải bơm thức ăn vào bao tử, khốn khổ cho gia đình , con cái.
Sự chăm lo cho người già trong giai đoạn cuối cùng cũng tốn kém không ngờ, nhiều gia đình bị sạt nghiệp vì chăm lo cho bố hay mẹ trong nhiều năm liên tiếp.
Gần đây anh BS Đặng Ngọc Thuận có nói chuyện với Cộng Đồng người Việt tại Montreal về vấn đề quan trọng này. Anh Thuân có gửi cho tôi một copy của bài nói chuyện của anh với Cộng Đồng trong tháng 9 vừa qua.
Tôi xin phép anh Thuận để gửi lại bài viết rất giá trị này trong attachment các anh chị đọc và suy nghĩ.
Anh Thuận: Merci à toi. Bonjour à chị Thuận et les enfants.
Nay kính
Nguyen Thuong Vu
Views: 0