Uncategorized

Tôi nợ anh câu trả lời “Tại sao anh sinh hoạt với Nazareth?”

Thưa anh, chiều ngày 5 tháng 5 năm 2912 tại tư gia anh chị Minh-Tiên trong buổi sinh hoạt với anh chị em Gia Đình Nazareth Nhóm I thuộc Cộng Đoàn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Saddleback nam California, anh đã hỏi tôi: “Tại sao anh sinh hoạt với Nazareth?” Và câu trả lời của tôi, đó là: “Rất đơn giản! Vì tôi muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình của tôi”.

 

Thưa anh, chiều ngày 5 tháng 5 năm 2912 tại tư gia anh chị Minh-Tiên trong buổi sinh hoạt với anh chị em Gia Đình Nazareth Nhóm I thuộc Cộng Đoàn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Saddleback nam California, anh đã hỏi tôi: “Tại sao anh sinh hoạt với Nazareth?” Và câu trả lời của tôi, đó là: “Rất đơn giản! Vì tôi muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình của tôi”.

 

Buổi họp thật vui tươi, cởi mở, chân tình nhưng lại cũng rất thánh thiện, xây dựng và bình an. Hoạt cảnh “5 cô trinh nữ” dẫn đầu cho phần gặp gỡ sinh hoạt xã hội mang nhiều ý nghĩa, các anh đóng vai “trinh nữ” không thua gì các trinh nữ thật. Đẹp, duyên dáng, tử tế, dễ thương, và trong sáng. 

   

Phần tinh thần gồm những chia sẻ và cảm nghiệm càng sống động, hữu ích hơn nữa. Ai cũng nhận ra ưu điểm của mẹ, của vợ mình và cùng có những cái nhìn tích cực về những giá trị và sự đóng góp tích cực của người mẹ, người vợ cho hạnh phúc hôn nhân, gia đình. 

 

Nhưng vì ngồi cùng một số anh em khác tôi đã không có cơ hội đi sâu vào từng vấn đề. Hôm nay, tôi xin trả lời anh về những gì anh muốn hỏi với hy vọng nó cũng giúp ích cho một số người mà theo tôi, sẽ có duyên với Gia Đình Nazareth sau này.  

 

Đọc kinh hay cầu nguyện:

 

Đọc kinh và cầu nguyện các anh không thấy chán sao? Trong một thế giới mà cái gì cũng có thể giải quyết được bằng tiền bạc và quyền lực, bằng học lực, bằng những giải pháp khoa học tiến bộ, ngay cả đến sắc đẹp vậy sao các anh còn cứ khư khư tin tưởng vào thần thánh nào đó để giải quyết vấn đề gia đình của mình. Điều đó có làm cho các anh đi lùi với tiến bộ, và thiếu hấp dẫn không?

 

Dĩ nhiên rồi, một sinh hoạt mang mầu sắc tôn giáo và với truyền thống tôn giáo thì việc đọc kinh, cầu nguyện là điều tất yếu. Tất cả mọi người không phân biệt ai, nếu muốn gia đình hạnh phúc phải có Thiên Chúa ở giữa. Sở dĩ các gia đình ngày nay đi tới đổ vỡ nguyên do chính là vì vắng bóng Thượng Đế. Câu truyện Thánh Kinh kể về Tiệc Cưới ở Cana là một thí dụ.

 

Trước khi có một nhận xét về vai trò đóng góp và xây dựng hạnh phúc hôn nhân của tài chánh, của hiểu biết, của khoa học và cả của sắc đẹp, chúng ta cần phải biết hạnh phúc là cái gì. Còn ý nghĩ cho rằng tiền bạc, giầu sang, quyền thế và sắc đẹp có thể đem lại hạnh phúc hôn nhân thì nhận xét như thế e rằng có quá thiếu sót và không vững chắc. Thực tế đã minh chứng bằng những vụ tự tử, những vụ ly dị của giới điện ảnh, giới giầu có, và cả trong thành phần trí thức, quí phái, những ông hoàng, bà chúa.      

 

Như vậy, trong xã hội hôm nay, nhất là dưới ảnh hưởng của một nền văn hóa sự chết, rất khó ai có thể nói rằng mình có khả năng và hiểu biết đủ để bảo vệ hạnh phúc cho gia đình của mình. Càng ít có ai dám nghĩ rằng mình có đủ tài trí, đức độ, tư cách để giáo dục và hướng dẫn con cháu. Do đó, chúng ta tìm đến và đặt hạnh phúc mình, hạnh phúc gia đình mình trong bàn tay của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn hạnh phúc thì không có gì là phản tiến bộ hoặc thiếu hấp dẫn cả. Vả lại, chúng ta không đọc kinh, cầu nguyện theo hình thức dài dòng, kể lể, hoặc câu nệ hình thức. Chúng ta đến với Chúa với Đức Mẹ trong tâm tình của những người con đến với cha mẹ của mình. Không phải bằng những bộ mặt ủ dột, nhưng tươi vui và đầy hy vọng.

Chia sẻ và cảm thông:

 

Các anh chia sẻ, cảm thông gì? Lại cũng chỉ là những chuyện vợ chồng giận hờn, cãi vã. Chuyện vợ chồng khắc khẩu. Chuyện con cái không vâng lời. Đây là những vấn nạn lớn vốn đã đi liền với con người từ muôn thuở. Vậy việc các anh chia sẻ có hy vọng làm thay đổi gì cho cuộc sống vẫn đã có nhiều những khó khăn? Hành động ấy có mất giờ của các anh và của nhau không?

 

Những buổi gặp gỡ, chia sẻ và trao đổi với nhau trong bầu khí gia đình, tuyệt đối không có chuyện vợ tố chồng, chồng tố vợ. Cũng không có chuyện cha mẹ kể tội con cái. Chúng ta chia sẻ với nhau bằng những nhận định hoàn toàn mang tính cách tâm lý ứng dụng, khoa học, thực tế và cởi mở.

 

Những điều tưởng xưa như trái đất ấy, chúng ta nêu lên và giúp nhau tái khám phá và tìm ra vẻ đẹp của nhau, của hôn nhân, của con cái. Điều này là một đổi mới của sinh hoạt Nazareth. Chúng ta không dừng lại ở những điểm tiêu cực, nhưng vươn tới tích cực. Không nhằm bới móc khuyết điểm của nhau mà là tìm kiếm và khích lệ những ưu điểm của nhau để cùng nhau bồi đắp cho hạnh phúc lứa đôi. Cùng nhau hoàn tất vai trò và trách nhiệm của một người làm cha, làm chồng, làm mẹ và làm vợ.  

Hội thảo:

 

Tôi thấy những đề tài hội thảo của các anh hấp dẫn thật, nhưng đó cũng chỉ là những “tiếng kêu trong sa mạc”. Các anh nghĩ là liệu những kiến thức ấy làm thay đổi cuộc sống xã hội sao? Một điều hết sức thực tế là trong những buổi hội thảo, càng ngày số người tham dự càng ít. Điều này có thể nói là các anh đang chèo thuyền ngược nước không?

 

Chúng ta không nên bi quan cho rằng những nỗ lực của chúng ta sẽ bị hoàn toàn lãng quên, hoặc chỉ là “tiếng kêu trong sa mạc”. Ít nhiều gì, chúng ta vẫn tin rằng việc làm của mình sẽ có một tầm ảnh hưởng nào đó, dĩ nhiên, có thể là về lâu về dài.

 

Ai cũng biết điều này, trong thế giới hôm nay có bao nhiều điều chúng ta cần phải học hỏi, ngay cả trong lãnh vực hôn nhân, tình yêu, gia đình và giáo dục con cái. Ý thức được nhu cầu này, Nazareth đã tổ chức những buổi hội thảo, thuyết trình, và đã mời những người chuyên môn, giầu kinh nghiệm hướng dẫn. Những đề tài như tương quan vợ chồng, đời sống sinh lý vợ chồng, giáo dục con cái, những hội chứng như Autism, ADHD, Aspergers, Mental Retardation, Schizophrenia, hay những thách đố của tuổi trẻ như xì ke, ma túy, rượu, bạn bè xấu, ly dị, phá thai, ngừa thai, đồng tính, hôn nhân đồng tính, hoặc những đề tài khác như thế đã và sẽ trình bày nhằm giúp nhau đối diện với những thách đố của thời đại nhằm phục vụ các gia đình.

 
Nhưng dù là tổ chức quy mô, công phu và vất vả, đề tài thực tiễn và cần thiết không nhất thiết phải có nhiều người tham dự. Bằng chứng là đã có một vài buổi thuyết trình số người tham dự rất khiêm tốn.  Ít hay nhiều không quan trọng, nhưng quan trọng là ở sự gặt hái mà những người tham dự có được. Nếu mỗi lần tổ chức của chúng ta chỉ cần ảnh hưởng đến 2 hoặc 5 người là đã thấy mãn nguyện rồi. Và điều này đã xảy ra là chính trong lần trình bày với số người tham dự khiêm tốn ấy, phản ứng mà chúng ta thu nhận được lại rất tích cực. 

Ăn nhậu:

 

Có lẽ đây là mục hấp dẫn nhất, ít là theo cái nhìn tự nhiên. Các anh họp nhau sau khi bảo là đọc kinh, cầu nguyện, chia sẻ rồi thì bày trò ăn nhậu với nhau. Đàn ông thì chính trị, chính em. Đàn bà thì bàn chuyện mua sắm, con cái xì xèo. Những thứ này có liên quan đến cái gọi là bảo vệ hạnh phúc gia đình không?  

Tuyệt đối không có việc ăn nhậu theo nghĩa đen của nó. Cũng không có chuyện “chính chị, chính em” giữa trong các anh. Hoặc chuyện “nói hành, nói tỏi” với nhau giữa các chị. Tất cả những thứ đó không có mặt trong một buổi họp.

 

Riêng việc anh chị em chia sẻ với nhau những món ăn trong một ý nghĩa thân mật là một hình thức chia sẻ tình thân ái, tình anh chị em một nhà. Đây cũng là một hành động rất đẹp, vì nó nói lên tinh thần hiệp thông chặt chẽ giữa anh chị em trong Đại Gia Đình Nazareth. Chúng ta đã chia sẻ với nhau bữa ăn tinh thần và dĩ nhiên cũng có cả những món ăn cơm bánh nữa, như vậy chẳng phải là đẹp sao?!

 

Tiếng đồn và bình phẩm:

 

Xin hỏi thêm một câu hỏi hơi tế nhị. Tôi nghe ngoài kia có những tiếng xì xầm, bình phẩm và cả chê bai các anh nữa. Anh nghĩ thế nào?

 

Những tiếng đồn đoán và bình phẩm như thế rất tự nhiên và cần thiết.

 

Tự nhiên vì sinh hoạt của Nazareth là một sinh hoạt công khai và như vậy có nhiều cặp mắt nhìn vào. Từ đó nảy sinh ra những cảm tình tiêu cực và tích cực. Người thích thì khen, người không thích thì chê. Nhưng dù bị chê đi nữa điều đó không có nghĩa là chúng ta sai, hoặc chúng ta phải dẹp bỏ những gì mà mình đã khởi xướng. Chúng ta không níu kéo, không cầu mời ai tham dự sinh hoạt với chúng ta. Chúng ta quan niệm đây là một cơ duyên và một ơn gọi thật sự. Những ai cần và muốn biết sẽ biết. Những ai có duyên với chúng ta sẽ đến với chúng ta.

 

Phê bình, chỉ trích cần thiết vì nó sẽ giúp chúng ta nhìn lại mình, nhìn lại sinh hoạt của mình. Điều gì sơ sót thì sửa đổi. Điều gì cần tu chỉnh thì tu chỉnh để ngày thêm hoàn chỉnh hơn. Không có phê bình, không có cạnh tranh sẽ không có tiến bộ thực sự.

 

Tóm lại, Gia Đình Nazareth xuất hiện như một sân chơi và ai có duyên, ai thích chơi thì mời vào cùng chơi. Ai không thích thì đâu dám bắt buộc. Nói theo tư tưởng Phúc Âm, thì cánh đồng truyền giáo rất mênh mông, ai làm được gì thì cứ làm. Chỉ có kẻ lười biếng không làm gì mới đáng trách. Cánh đồng phục vụ các gia đình cũng vậy. Gia Đình Nazareth chỉ là một trong rất nhiều sinh hoạt trong lãnh vực này.

 
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.