Uncategorized

Tôi mồ côi ba tôi ngay khi ông còn sống!!!

Nhiều lần, trên đường đi, ba tôi không cho chúng tôi nói câu thương hại ba; ngược lại, ba tôi vẫn nói với chúng tôi: “Tội nghiệp các con, các con còn bố mà sống như những đứa trẻ mồ côi!”.

 

 

Nhiều lần, trên đường đi, ba tôi không cho chúng tôi nói câu thương hại ba; ngược lại, ba tôi vẫn nói với chúng tôi: “Tội nghiệp các con, các con còn bố mà sống như những đứa trẻ mồ côi!”.

 

 

Kính thưa tòa soạn, tôi là một độc giả khá trung thành của trang nhà Gia Ðình Nazareth. Cảm nhận được những suy tư và gợi ý của tác giả Trần Mỹ Duyệt qua bài phân tách về “Ảnh hưởng ly dị của cha mẹ trên con cái”, tôi cũng muốn gửi đến tòa soạn tâm tình thật sau đây. Nó là hệ quả của cuộc ly dị đau đớn của chúng tôi, mà con trai út của tôi đã ghi lại. Cháu đã phát biểu những cảm tưởng này trong một lần cấm phòng chuẩn bị Thêm Sức. Cháu cho biết, khi nói lên những cảm tưởng của mình, tất cả các bạn trong nhóm của cháu đều cảm động và khóc. Cháu đã gửi cho tôi những tâm sự này nhân ngày sinh nhật của tôi sau đó như một lời cảm ơn và món quà của chính cháu. Tôi đã hỏi cháu liệu ba có thể phổ biến rộng rãi hơn cho mọi người hiểu và chia sẻ món quà này không, thì cháu đồng ý. Và sau đây là những tâm tình đầy xúc động và tha thiết này:

 

 

Các bạn thân mến,

 

Chúng ta phải cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta được sinh ra làm người. Ðối với các bạn còn cha mẹ và còn được sống trong một gia đình đầy đủ thì đó là một ơn rất to lớn mà các bạn phải thêm vào trong lời cảm ơn của các bạn. Ðối với các bạn (như tôi) có cha, có mẹ nhưng họ lại không sống với nhau, thì các bạn cũng phải cảm ơn, vì ít nhất là chúng ta còn có họ. Và đối với những bạn mà cha mẹ đã chết, lời cảm ơn của các bạn là cầu nguyện cho họ, và sống lời họ đã dậy các bạn khi họ còn sống.

 

Tôi thuộc loại phải cảm ơn vì có cha, có mẹ nhưng không được sống trong cùng một nhà. Nói đúng ra thì mẹ tôi đã bỏ ba tôi khi tôi mới lên 3 tuổi. Cái tuổi rất ngây thơ những đã để lại trong tôi một vết cắt đau lòng mà có lẽ suốt đời này tôi không bao giờ quên. Tôi không biết ba tôi nghĩ gì, và làm gì trong biến cố đau khổ này, nhưng tôi có cảm tưởng là ba tôi đã phải chịu đựng nhiều. Hai lần ông bị stroke nhưng may mắn sống được chắc cũng là do sự chịu đựng và căng thẳng này.

 

Cảm tưởng đầu tiên của tôi là xa căn nhà của chúng tôi đang ở. Từ một gia đình có cha, có mẹ, và người anh; một gia đình có nhà cửa rộng, có hồ tắm, tôi và anh tôi phải theo mẹ đến ở một apartment chật hẹp với một người đàn ông xa lạ mà tôi không bao giờ quen trước đó. Và cũng sẽ không bao giờ quen được sau này. Tôi nhớ cứ chiều thứ sáu mỗi tuần ba tôi phải đậu xe bên ngoài khu apartment để chờ anh em tôi xuống và về nhà với ông. Câu hỏi đầu tiên của ông luôn luôn là: “Các con có khỏe không?” và “Các con có vui không?”. Câu trả lời của tôi cũng luôn luôn là “Có”. Nhưng trong lòng tôi thì nói “không”. Có làm sao được, và vui làm sao được khi sống xa ba!!!. Nhiều đêm, trong giấc ngủ tôi mơ thấy ba tôi và anh em tôi chơi sau vườn của nhà cũ, và khi thức dậy, tôi đã khóc.

 

Nhưng rồi ba tôi không một mình trả nổi căn nhà ấy, ba tôi đành chấp nhận forceclosure căn nhà. Sau đó, ba tôi phải đi ở nhờ, phải share phòng với một gia đình để có đủ tiền lo cho chúng tôi. Sau khi thuê phòng, đời sống của ông trở nên khó khăn và vất vả hẳn ra. Ông là người thích đọc sách, thích hoạt động bên ngoài, thích có bạn bè mà bây giờ tất cả sinh hoạt của ông chỉ thu lại ở một căn phòng. Những lần tôi đến và ở lại qua đêm với ông, ba bố con chúng tôi cũng sinh hoạt như vậy trong một căn phòng mà ông thuê mướn. Nếu có lần nào chúng tôi ra ăn cơm chiều với nhau, thì phải chờ cho người chủ và các người mướn phòng khác họ ăn xong, chúng tôi mới có thể dùng phòng ăn của họ được. Thật là rất tội nghiệp cho ba.

 

Sau suốt thời gian 3 năm sống xa tôi, và tôi xa ông, ông đã mua được căn nhà nhỏ khác với ý định là đưa tôi, anh tôi, và mẹ tôi trở lại cuộc sống bình thường của một gia đình đoàn tụ. Bất hạnh! Mẹ tôi từ chối. Và ba tôi lại phải sống một mình. Tuy nhiên, điều làm an ủi cho tôi và anh tôi là chúng tôi có một căn nhà riêng và có thể vui chơi sau vườn nhà.

 

Nhẫn nại và chịu đựng, đó là nét nổi bật nhất của ba tôi. Nhờ đó có lẽ ông đã vượt qua được nhiều thử thách. Khi về nhà mới, chúng tôi có hỏi làm cách nào mà ba có thể mua được căn nhà mới này, thì ba tôi chỉ mỉm cười. Nụ cười rất quen, nhưng qua nụ cười ấy, tôi nghĩ rằng có sự chịu đựng và vất vả. Sau cùng, trong những câu chuyện giữa ba con, tôi đã hiểu được bằng cách nào ông đã quyết tâm thực hiện cho chúng tôi, và cho cả mẹ tôi thời gian đó nữa.

 

Ông cho biết, suốt trong hơn 3 năm, ông chỉ cho phép ông tiêu dùng tối đa mỗi ngày 5 đồng: 3 đồng cho hai bữa trưa và tối, còn lại 2 đồng để đổ xăng và vài chuyện lặt vặt. Ðể làm như vậy, ông mua hai phần ăn trưa và tối bằng 2 gói xôi: xôi gà, xôi lạp xưởng, hoặc xôi lạc (đậu phụng); nhưng phần lớn là xôi gà. Các nhân viên và bạn làm cùng sở thấy ông ngày nào cũng xôi gà, nên đã đặt cho ông biệt danh là “Mr. xôi gà”. Ngoài ra, ông không đi đâu, không giao thiệp với bất cứ ai nữa, ngoại trừ trường hợp rất đặc biệt. Thời gian “khép kín” của ông đã giúp ông dành dụm đủ số tiền mua được căn nhà như hiện nay.

 

Ngoài sự nhẫn nại và chịu đựng, ba tôi là một người đạo đức. Mỗi lần anh em chúng tôi về nhà, ông lo cho chúng tôi xưng tội, tham dự thánh lễ và cầu nguyện rất đầy đủ. Ông luôn dậy chúng tôi rằng sau này chúng tôi làm gì không quan trọng, ý ông nói là làm bác sỹ, kỹ sư hay đi đổ rác… nhưng trước hết phải làm người Công Giáo sống đạo tử tế, và có lương tâm. Ông bảo anh em chúng tôi, bất cứ các con ở đâu, làm gì thì ít nhất cũng có ba người biết. Chúa biết để thưởng công cho các con, thằng quỉ biết để tố cáo các con, và chính các con biết để không thể đổi lỗi cho ai khi phải đối diện với lương tâm, và với sự thật. Nhìn cách ông tham dự thánh lễ và cầu nguyện là chúng tôi biết phải làm gì khi ở trong thánh đường.

 

Bây giờ sau khi mẹ tôi đã dứt khoát không trở lại với ba tôi. Và sau hơn 10 năm chờ đợi từ lúc mẹ tôi đi với người khác cho đến ngày quyết định ly dị với ba tôi, ông đã kết hôn trở lại sau khi đã được Giáo Hội cho phép. Cuộc sống hôn nhân mới của ông rất tốt đẹp và người mẹ “kế” – tôi không muốn gọi như vậy – đúng hơn, là người mẹ này yêu thương và săn sóc cho chúng tôi rất tận tình mỗi khi chúng tôi về thăm nhà.

 

Nhắc đến chuyện về thăm ba, tôi phải kể thêm rằng, trong bằng ấy năm trời, ba tôi mưa cũng như nắng, luôn luôn là người đưa đón chúng tôi. Ngay cả khi mẹ chúng tôi làm khó dễ không cho chúng tôi về thăm ba, ông vẫn nhận nại và chấp nhận. Nhiều lần, trên đường đi, ba tôi không cho chúng tôi nói câu thương hại ba; ngược lại, ba tôi vẫn nói với chúng tôi: “Tội nghiệp các con, các con còn bố mà sống như những đứa trẻ mồ côi!”.

 

Các bạn ơi! Như tôi đã nói từ đầu, tôi là người ở vào hoàn cảnh thứ hai, hoàn cảnh có cha mẹ mà không được hưởng trọn vẹn một hạnh phúc gia đình đầy đủ. Nhiều lúc khi ở với ba tôi và người vợ của ông, tôi thấy họ hạnh phúc, mà nước mắt tôi muốn chảy ra, tôi hỏi mình, tại sao. Tại sao mình lại không được hưởng hạnh phúc của những đứa con trong một gia đình đầy đủ. Nhưng tôi vẫn cảm ơn Chúa, vì ít ra trên cõi đời này tôi còn có một người ba rất yêu thương tôi. Tôi tự hứa, khi lớn lên và nếu lấy vợ, tôi sẽ không gây đau khổ này cho các con tôi. Nhưng rồi tương lai sẽ ra như thế nào, ai mà biết được! Nhưng mình phải cố gắng phải không thư các bạn.

 

Chào các bạn,

James Ðặng
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.