Uncategorized

Tôi gia nhập Công giáo

Tôi là tân tòng Công giáo và đã gia nhập Huynh đoàn giáo dân Đa-minh. Trước đây tôi đã là một Phật tử hơn 20 năm. Khi nói về Phật giáo và ơn tái sinh, tôi nói một chút về chuyện cải đạo của tôi, từ vô vọng tới hy vọng.
 

Giáo sư PAUL WILLIAMS

 

HÀNH TRÌNH TÔN GIÁO

 

Tôi là tân tòng Công giáo và đã gia nhập Huynh đoàn giáo dân Đa-minh. Trước đây tôi đã là một Phật tử hơn 20 năm. Khi nói về Phật giáo và ơn tái sinh, tôi nói một chút về chuyện cải đạo của tôi, từ vô vọng tới hy vọng.
 

Giáo sư PAUL WILLIAMS

 

HÀNH TRÌNH TÔN GIÁO

 

Tôi không hẳn là một Phật tử. Gia đình tôi không mang tính tôn giáo, mặc dù bên nội có theo Anh giáo và có thân nhân là linh mục Anh giáo. Còn về bên ngoại, tôi không nhớ có quan tâm tôn giáo hay không. Tôi nghe nói bà ngoại tôi nói rằng bà là Phật tử. Mới đây tôi biết được rằng gia đình ông ngoại theo Công giáo, mặc dù ông đã bỏ đạo. Tôi không biết tại sao, nhưng vì lý do nào đó, khi tôi còn trẻ, tôi vô ca đoàn của nhà thờ Anh giáo. Tôi thích hát nhạc đạo.

 

Đầu thập niên 1960, tôi được thêm sức tại một nhà thờ Anh giáo do Giám mục giáo phận Dover. Hồi đó tôi quan tâm cách sống và những điều bình thường đối với một thiếu niên. Tôi để tóc dài và ăn mặc khác người.

Tôi tới trường đại học Sussex để đọc sách triết. Đó là điều phổ biến đối với nhiều người hồi cuối thập niên 1960, tôi quan tâm việc suy tư và những điều về Ấn độ, nhất là triết học Ấn độ. Rồi tôi có bằng tiến sĩ triết học Phật giáo của ĐH Oxford.

Khoảng năm 1973, tôi bắt đầu coi mình là một Phật tử. Cuối cùng tôi quy y, chính thức trở thành Phật tử, theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng của Đức Dalai Lama. Đầu thập niên 1980, khi dạy tại ĐH Bristol, tôi cùng một nhóm người đến Trung tâm Phật giáo. Rồi tôi còn dạy thực hành Phật giáo tại trung tâm này. Với vốn triết học Phật giáo, tôi đã viết sách và nói về Phật giáo Tây Tạng trên các chương trình truyền hình, phát thanh, và tại các hội nghị. Tôi tham gia đối thoại với các Kitô hữu, trong đó có thần học gia Hans Küng (linh mục Công giáo, người Thụy Sĩ) và linh mục Raimundo Pannikkar (1918-2010, người Tây Ban Nha).

Tôi thích triết học, tôi cũng thích suy tư và triết Đông phương. Nhiều người trong nhóm chúng tôi thấy Phật giáo thu hút ngay từ đầu. Riêng Phật giáo có vẻ dễ cảm và ngoại lai hơn một tôn giáo hữu thần như Kitô giáo. Các Phật tử không tin và Chúa. Có lẽ không có lý do nào để họ tin Chúa, và sự hiện hữu của cái xấu phô bày cho chúng ta sự tranh luận tích cực chống lại sự hiện hữu của Thiên Chúa. Những người đó được dạy như các Kitô hữu được dạy bảo vệ sự hiện hữu của Thiên Chúa trong một thế giới không có hệ thống chống lại những kẻ phỉ báng. Trong Phật giáo có một hệ thống luân lý rất ngụy biện (và ngoại lai), tâm linh và triết lý không đòi hỏi Thiên Chúa. Khi trở thành Phật tử, chúng ta nghĩ có một người suy tư với các Phật tử, những người thực sự biết cách thiền niệm (meditation).

SỰ ĐẦU THAI

Tuy nhiên, qua nhiều năm là Phật tử, càng ngày tôi càng cảm thấy không thoải mái với Phật giáo. Điều này làm tôi quan ngại về sự đầu thai (sự sinh lại, rebirth) và giáo lý về nghiệp chướng (karma). Các Phật tử tin vào sự đầu thai, nghĩa là sự tái sinh (reincarnation). Các Phật tử cho rằng không có sự bắt đầu đầu tiên theo thời gian (chronological first beginning) đối với các kiếp sống đã qua. Chúng ta được sinh lại rất nhiều lần. Không có thần thánh nào bắt đầu – vì không có sự bắt đầu đầu tiên. Mọi thứ đều vĩnh hằng.

Ngày nay, niềm tin vào sự đầu thai kiếp khác có vẻ khá phổ biến ngay cả trong những người không là tín đồ Phật giáo hoặc Ấn giáo. Thậm chí có các Kitô hữu cũng tin có sự đầu thai. Nhưng sự đầu thai được biết nhiều trong thời Hy Lạp cổ đại và Rôma, chưa bao giờ có trong Kitô giáo truyền thống. Có lý do về vấn đề này. Sự đầu thai không tương xứng với giáo lý Kitô giáo, kể cả giá trị vô giá của mọi người, và sự công bình của Thiên Chúa. Nếu có sự đầu thai, chúng ta chẳng hy vọng gì. Đó là giáo lý vô vọng. Là Phật tử, tôi cũng chẳng có niềm hy vọng. Bạn không tin? Để tôi giải thích…

ĐẦU THAI LÀM CON GIÁN

Tôi muốn bạn tưởng tượng rằng người ta bảo bạn sẽ bị hành hình không đau đớn vào sáng sớm. Bạn không lo vì không đau đớn, nhưng bạn vẫn sợ. Vậy tại sao bạn sợ? Có thể nỗi sợ nằm trong việc chấm dứt các kế hoạch cho tương lai của bạn – câu chuyện thế là xong. Hoặc có thể bạn không muốn mãi mãi rời xa người thân và bạn bè. Hoặc có thể nỗi sợ của bạn trống rỗng, là hư vô (nothingness). Vậy bạn thực sự sợ cái gì?

Hãy tưởng tượng người hành hình nhẹ nhàng ôm bạn và bảo bạn đừng lo lắng, vì điều đó chẳng có gì ghê gớm. Mặc dù bạn bị hành xử, bạn vẫn thấy rằng các tín đồ Phật giáo hoặc Ấn giáo nói đúng. Bạn được đầu thai ngay lập tức. Thật vậy, bạn được đầu thai làm con gián ở Nam Mỹ.

Bạn vẫn lo sợ. Thậm chí bạn còn sợ hãi hơn nữa. Nhưng tại sao bạn lại sợ vậy? Là một con gián sẽ trả lời tất cả, nỗi sợ xuất hiện trong đầu bạn khi bạn nghe nói mình sắp bị xử tử. Chắc chắn những con gián cũng có các dự định tương lai: Có đủ thức ăn, làm hại con người, hoặc thanh thản sống. Dĩ nhiên, là một con gián thì bạn phải lìa xa người thân và gia đình, nhưng rồi trong cuộc sống, chúng ta cũng vẫn thường xa lìa họ. Người thân và bạn bè có thể tách khỏi chúng ta vì phải tha phương cầu thực, bị tù đày, chiến tranh, cãi nhau,… Nếu họ chết, hoặc chính bạn chết, sự xa lìa vẫn xảy ra. Vậy tại sao chúng ta sợ mình chết hơn là người thân chết? Là con gián, bạn sẽ có rất nhiều thân nhân gián và bạn bè gián để thay thế những người mà bạn bị mất. Vậy là đâu đến nỗi tệ như bạn nghĩ. Là con gián thì không là hư vô. Đó vẫn là cuộc đời. Bạn vẫn sống kia mà!

Vậy tại sao chúng ta không muốn? Tại sao chúng ta vẫn không hứng thú khi sắp bị xử tử, và bạn sẽ là con gián ở Nam Mỹ? Bạn có thể nói rằng gián là sinh vật ghê tởm lắm, xấu xa lắm, độc hại lắm. Vậy ai muốn làm con gián? Điều này có công bằng không? Có thể con gián không khủng khiếp và xấu xí đối với chúng. Cuối cùng, tôi hy vọng các xác ướp sẽ yêu thương chúng.

Bạn có thể tưởng tượng mình là con gián? Bạn có thể tưởng tượng cuộc sống của loài gián? Chắc chắn là không. Chúng ta không mong mình sẽ biến thành con gián sau một giấc ngủ. Chẳng ai muốn vậy. Đó là tôi ví dụ khôi hài cho vui thôi!

SỰ ĐẦU THAI LÀ KẾT THÚC

Quan điểm của tôi là gì? Đây là quan điểm của tôi: Cái gì làm chúng ta sợ bị xử tử và đầu thai làm con gián là vấn đề đơn giản, và đó là kết thúc của tôi. Tôi không thể tưởng tượng mình đầu thai thành con gián vì tôi chẳng có gì để tưởng tượng. Đơn giản là tôi không muốn như vậy. Nếu có sự đầu thai thì cũng chẳng có ai thoát chết. Đối với tôi, câu chuyện này đã kết thúc. Có thể có sự sống khác theo một loại liên kết nhân quả (causal connection) nào đó đối với cuộc sống của tôi (ảnh hưởng bởi nghiệp chướng của tôi), nhưng đối với tôi thì chẳng còn gì hơn. Nghĩa là đã chấm dứt. Chẳng có gì để nói về tôi nữa!

Không có nghĩa là Phật giáo sai. Nhưng nếu Phật giáo đúng, cái chết của chúng ta là có thật, rất thật. Sự chết là kết thúc của chúng ta. Theo truyền thống, ít nhất là ở mức độ ngày đối với ngày, các tín đồ Phật giáo và các tín đồ khác chấp nhận sự đầu thai để che khuất thực tại này khi nói tới “sự đầu thai của mình” và “quan tâm cuộc sống tương lai”. Nhưng bất cứ sự đầu thai nào (chẳng hạn, làm con gián ở Nam Mỹ) sẽ không là sự đầu thai, và do đó có vấn đề nghiêm trọng là tại sao người ta quan tâm vấn đề đầu thai của con người.

Tôi bắt đầu hiểu rằng nếu Phật giáo đúng thì tôi không đạt được giác ngộ để vào Niết Bàn (nirvana) hoặc điều gì đó tương tự như vậy trên đời này, nơi mà vòng luân hồi (cycle of rebirth) sẽ hoàn toàn kết thúc, tôi không còn hy vọng gì nữa. Rõ ràng, tôi không đạt được Niết Bàn ở đời này. Mọi Phật tử đều có xu hướng chấp nhận đó là thật khi quan tâm người khác. Giác ngộ là thành tựu cao cấp và rất hiếm đối với các anh hùng tôn giáo, không phải những người như chúng ta – chắc chắn càng không phải là người như tôi. Như vậy, tôi (cùng với người thân và bạn bè của tôi) vô vọng. Từ quan điểm Phật giáo, theo thời gian vô hạn, tầm quan trọng của mỗi người chúng ta, như chính con người của chúng ta, đều đồng quy về hư vô. Mỗi chúng ta đều sống và chết. Mỗi chúng ta sẽ mất mãi mãi. Đối với tôi, Phật giáo là vô vọng. Nhưng tôi có chắc rằng Phật giáo đúng? Thánh Phaolô biết rất rõ, ít nhất là Kitô giáo cho chúng ta niềm hy vọng: “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng” (Rm 15:13).

NGHIỆP CHƯỚNG

Tôi muốn nói về lý thuyết của sự đầu thai và nghiệp chướng. Đây là lý thuyết mà các hành động đạo đức và xấu xa đều có hệ lụy vui mừng và đau khổ đối với chúng ta. Như vậy, nếu tôi vấp và đau ngón chân út, kinh nghiệm đau nhức là hệ lụy của hành vi xấu do chính tôi làm trong quá khứ. Nếu điều tôi nói là đúng thì các nguyên tắc về nghiệp chướng có nghĩa là một số người nào đó thoát khỏi hậu quả của hành vi xấu, còn một số khác có kinh nghiệm không vui chịu hậu quả của hành vi xấu mà họ không làm.

Hãy cân nhắc: Giả sử một nhà độc tài khủng khiếp ra lệnh hành hình đau đớn hàng ngàn người ngay khi ông ta hấp hối. Rồi nhà độc tài này chết, ông ta không bao giờ chịu hậu quả ghê gớm qua nghiệp chướng. Chắc chắn sẽ có người khác phải chịu hậu quả khủng khiếp đó. Nhưng trước hết, điều gì xảy ra với nhà độc tài đó? Rõ ràng là sự đầu thai sẽ làm tổn thương người khác vì những gì ông ta không làm. Chẳng hạn, một đứa bé bị bệnh vì điều gì đó mà người khác làm, mặc dù đứa bé đầu thai làm người khác, khó có thể phác họa một chân dung làm thỏa mãn hoặc công bằng. Cách trả lời có thể chấp nhận nhất là đứa bé đó không hề làm điều xấu thì không có con gián con sau khi tôi bị hành hình.

Các Phật tử không tin có Thiên Chúa hiện hữu, nhưng nếu có một Thiên Chúa như vậy thì chắc chắn lý thuyết về nghiệp chướng sẽ không tương thích với sự công bằng của Ngài. Vì thế, người ta ném một người vào đống rác của lịch sử bởi sự đầu thai.

KITÔ HỮU CÓ NIỀM HY VỌNG

Có lẽ rõ ràng là nếu tôi đầu thai làm người khác ở đời này tức là tôi không còn hiện hữu. Rõ ràng là tôi không còn hiện hữu nếu tôi đầu thai làm con gián ở Nam Mỹ. Không thể nói rằng tôi vẫn là tôi trong con gián ở Nam Mỹ. Liệu chúng ta có thể nói rằng tôi vẫn là tôi nếu tôi đầu thai thành một thai nhi ở Phi châu, ở Bristol hoặc trong chính gia đình tôi? Phật giáo tiêu chuẩn minh nhiên từ chối sự đầu thai làm một người như người đã chết. Như vậy, sự đầu thai không tương thích với giá trị vô hạn về con người.

Nhưng Kitô giáo là tôn giáo của giá trị vô hạn về con người. Chúng ta không ngẫu nhiên là chúng ta, chúng ta quan trọng. Mỗi người là một thụ tạo của Thiên Chúa, được Ngài đánh giá cao và yêu thương vô cùng. Đó là điều cơ bản của luân lý Kitô giáo, từ giá trị gia đình tới lòng vị tha và từ bỏ chính mình mà các thánh đã thực hiện. Vì chúng ta rất có giá trị đối với Thiên Chúa nên Đức Giêsu mới chết để cứu độ mỗi người trong chúng ta. Ngài không chết để cứu độ hàng loạt cuộc đầu thai. Chúng ta là chính chúng ta, với đầy đủ lịch sử cuộc đời, gia đình và bạn bè. Trái ngược với huyền thoại của sự bách hại Kitô giáo, Kitô giáo là tôn giáo của sự hiện thân và sự tốt lành cốt lõi của công cuộc sáng tạo.

Sự đầu thai đối lập với toàn bộ đường hướng của Kitô giáo. Nếu có sự sống còn từ cái chết – và niềm tin của các Kitô hữu, bắt nguồn từ sự phục sinh của Đức Kitô, không thể nói là đầu thai. Sự đầu thai và giá trị vô hạn của con người là điều không tương xứng. Quan điểm của Kitô giáo về cái chết là quan điểm về niềm hy vọng, là sự chiến thắng, vì cái chết không là hư vô. Câu chuyện chưa kết thúc đối với con người, và chúng ta có thể hy vọng rằng chúng ta không chia lìa người thân và bạn bè. Nhưng còn hơn vậy, chúng ta tin chắc rằng những cái chết trong Đức Kitô sẽ có ý nghĩa, và mỗi người trong chúng ta hy vọng được sống vĩnh hằng.

KẾT LUẬN

Các tư tưởng như vậy dần dần đưa tôi xa rời Phật giáo. Đối với tôi, Phật giáo là niềm vô vọng. Nhưng các Kitô hữu có niềm hy vọng. Tôi muốn là Kitô hữu. Tôi nhìn lại những điều mà tôi tôi đã chối bỏ theo niềm tin Kitô giáo mới của tôi. Tôi phân chia các giai đoạn của hành trình đến với Đức Tin của tôi trong cuốn “Con Đường Bất Ngờ” (“The Unexpected Way”, T&T Clark/Continuum: 2002). Nhờ ân sủng, tôi đến với Thiên Chúa. Tôi tin rằng thật là hợp lý khi tin vào Thiên Chúa hơn là không tin có Thiên Chúa. Khi tin vào Thiên Chúa, tôi không còn là Phật tử nữa. Tôi đã là người hữu thần. Tôi cẩn thận nhìn vào chứng cớ và ngạc nhiên thấy rằng sự phục sinh của Chúa Giêsu sau khi bị đóng đinh tới chết là cách giải thích hợp lý nhất về những gì đã xảy ra. Là Kitô hữu, tôi tranh luận rằng ưu tiên phải là Giáo hội Công giáo Rôma. Tôi cần lý lẽ đúng không phải để được gia nhập Công giáo. Trong cuốn sách của tôi, tôi xem xét nhiều tranh luận chống lại việc tôi trở thành một tín hữu Công giáo, và tôi tranh luận rằng họ chỉ lấy cớ nào đó để từ chối Giáo hội Công giáo mà họ không tin. Vì thế, tôi đã được tiếp nhận vào Giáo hội Công giáo.

Hiện nay tôi sống trong niềm biết ơn và hy vọng. Tôi chưa bao giờ cảm thấy hối tiếc về quyết định của tôi là gia nhập đạo Công giáo. Nếu điều tôi nói ở đây là đúng, chúng ta có thể nói rằng sự đầu thai là sai lầm. Đây là mấy điều tôi muốn nói:

   1) Sự đầu thai không thích hợp với niềm tin Kitô giáo.
   2) Chúng ta có thể nói rằng chúng ta biết được niềm tin Kitô giáo là thật.
   3) Bất cứ điều gì không tương hợp với sự thật thì đều là giả dối.
   4) Chúng ta có thể nói rằng sự đầu thai là sai lầm.

Giáo sư PAUL WILLIAMS
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ WhyImCatholic.com)
Buddhist Convert
http://whyimcatholic.com/index.php/conversion-stories/buddhist-converts/65-buddhist-convert-paul-williams
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.