Uncategorized

Tình và Nghĩa!

“Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói, no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Ví dầu tình có dở dang
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp dzìa…” (Tục Ngữ-Ca Dao)

Nhìn thấy cái hay, cái dỡ trong đạo vợ chồng và nhất là thân phận phụ nữ khi lấy chồng, phải theo chồng, nên ông cha ta ngày xưa thường khuyên bảo con cái rằng: “Vợ chồng sống với nhau phải có tình có nghĩa”

“Đi đâu cho thiếp theo cùng
Đói, no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam
Ví dầu tình có dở dang
Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp dzìa…” (Tục Ngữ-Ca Dao)

Nhìn thấy cái hay, cái dỡ trong đạo vợ chồng và nhất là thân phận phụ nữ khi lấy chồng, phải theo chồng, nên ông cha ta ngày xưa thường khuyên bảo con cái rằng: “Vợ chồng sống với nhau phải có tình có nghĩa”

Đó là một kinh nghiệm đúc kết thâm thúy mà mọi người trong chúng ta nhất là các bậc làm cha, làm mẹ dùng nó làm “kim chỉ nam” trong đời sống của đôi lứa và dạy dỗ con cháu từ rất nhiều thế kỷ qua của gia đình truyền thống Việt Nam.

Thật vậy khi bình thường, an vui cũng như sầu khổ, vợ chồng sống với nhau bằng “tình”; rồi khi một trong hai người khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, bệnh hoạn, tai ương, thất bại chồng chất, hoặc gây nên lầm lỗi, nếu tình yêu phôi pha chỉ còn là bổn phận và trách nhiệm, vợ chồng vẫn sống bên nhau bằng “nghĩa”. Nói cách khác, “tình-nghĩa” là 2 phạm trù khác nhau nhưng lại hỗ tương cho nhau trong đời sống vợ chồng, giữ lửa yêu đương cho vợ chồng, cho gia đình,  sự kết nối con cái nhưng đồng thời là chuẩn mực đạo đức xã hội và luật lệ tôn giáo.

Triết gia Hy Lạp cổ đại Socrate đang lúc đàm đạo với các môn sinh thì bà Xanthippe vợ ông lại mắng nhiếc, rủa sả om sòm đến nỗi tất cả mọi người đều tối tăm mặt mũi, trừ ông chồng vẫn điềm nhiên. Cơn tam bành lên đến đỉnh điểm, bà bưng cả vò nước rót lên đầu chồng, ông vẫn im lặng chịu trận, lại còn đùa với các học trò: “Sau cơn sấm sét bao giờ cũng phải có mưa giông”.

Lần khác, Socrate đang ăn cơm với bạn thì bà vợ trời đánh lên cơn điên giận, chẳng kể gì khách khứa, ném cả mâm cơm ra sân. Trong khi ai nấy tức nổ đom đóm thì Socrate vẫn nói chữa: “Chắc bà ấy muốn chúng ta ra sân ăn cho mát”. Đáp lại ông chồng AQ, bà Xanthippe lấy chổi quét hết thức ăn để chồng hết đường nhặt lại. Đến nước này thì các ông khách đều muốn giúp khổ chủ cho bà vợ lăng loàn một bài học, nhưng ông ngăn lại: “Giả sử như các anh đang ăn mà có con gà nhảy vào làm đổ hết mâm bát, các anh có đi đuổi nó để trừng phạt không?”.

Bị vợ hành như vậy nhưng hễ có ai dèm pha bà, ông lại bảo: “Chính nhờ bà ấy mà tôi trở thành triết gia”. Người ta cho rằng Socrate nhẫn nhục, “biết điều” với vợ một phần vì nhà hiền triết biết rằng với gia đình, ông là một ông chồng vô tích sự, là gánh nặng cho vợ con phải chịu đựng.

Nếu chúng ta biết giữ trọn chữ “Nghĩa – Tình” chúng ta cũng đã trở thành Triết gia Socrate rồi. Nếu tình là việc làm của con tim, còn nghĩa là phần làm của lý trí cũng giống như khi ta “yêu” con tim ta thổn thức, nhưng còn bao hy sinh, lo lắng, chịu đựng lẫn nhau là phần việc của lý trí bắt bản thân mình lo cho người mình yêu.

Nói thì dễ nhưng thật khó để phải bắt con tim và lý trí cùng đồng hành chung với nhau để cuộc sống vợ chồng thêm bền chặt vì cái “tình”, cái “nghĩa” đó. Nhưng nhìn chung, vì sống trong “tình-nghĩa” này mà mức độ ly dị ngày xưa trong hôn nhân Việt Nam gần như không có. Người chồng có thể gặp người vợ không như ý hay khi người vợ gặp phải chồng không ưng ý, nhưng vẫn sống chung trong một mái nhà, cho dẫu nhiều khi không còn chung chăn chung gối, để gia đình không bị đổ vỡ, sống nhân văn hơn. Tình và nghĩa trộn lẫn lại nhau trong tương quan vợ với chồng đã làm thành lương thực nuôi sống tình yêu và cuộc sống hôn nhân của họ.

"Bạn không thể thay đổi một người chỉ bằng việc cưới họ". Đây là câu nói đúng trong tình chồng, nghĩa vợ. Thực chất là cả vợ, cả chồng cần phải chọn xem mình nên thay đổi hay học cách làm quen với bản tính, thói xấu của nhau, và học sự hy sinh, chịu đựng ra sao để giữ cho tình cảm của cả hai luôn tràn đầy năng lượng, cả nhà vợ chồng, con cái vui vẻ hạnh phúc không vì sự so đo, hơn kém nhau để phân biệt đối xử.

“Chàng ơi phụ thiếp làm chi,
Thiếp là cơm nguội để khi đói lòng.”

(Tục Ngữ-Ca Dao)

“Em ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng em rồi say với ai.”

(Vũ Hoàng Chương, Đời vắng em rồi say với ai)

Thế hệ mới ngày nay coi tình nghĩa vợ chồng như “áo mặt vào cởi ra”, gia đình và con cái là một sự trói buộc cả trai lẫn gái trong “trách nhiệm, và bổn phận”. Đối với lớp người mới này thì tình yêu và hôn nhân là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau; cái gọi là “tình nghĩa” của làn sóng mới hôm nay cho là tiến bộ nhưng giá trị về “tình-nghĩa” lại không có tính bền vững và sự trung tín lẫn nhau.

Lớp trẻ ngày nay càng cho mình sống tự do, sống thế tục hóa nên có những định hướng riêng, độc lập riêng trong lối suy nghĩ và hành động. Họ không thích "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy", cũng không thích kết hôn khi sự nghiệp chưa vững vàng, họ cởi mở hơn trong quan niệm tình dục và không còn e dè dư luận xã hội như cha mẹ họ trước kia. Từ não trạng sai lạc trong suy nghĩ và làm không gò bó vì tự do nên nhiều khi rất sai lầm trong nhiều quyết định lựa chọn của họ trong hôn nhân gia đình. Họ áp dụng những lối sống phóng khoáng, tự do như: “sống thử”, “góp gạo thổi cơm chung”, “già nhân ngãi, non vợ chồng”, “gái bao”, “trai hầu”…để tìm hạnh phúc cho riêng mình.

Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin nêu ra vài khía cạnh để cho thấy cái “Tình – Nghĩa” của vợ chồng trong hôn nhân bền chặt đáng quí ra sao, và những nổi đau, những mất mát khi áp dụng những lối sống “thay thuyền, đôỉ bến”, thế tục hóa mà tuổi trẻ sống vội cho là tự do cần nên tránh trước khi đi vào con đường “tự tử” hay tự gây đau khổ cho chính mình. Đàn ông có xu hướng tìm đến cái mới, cái hay, cái lạ nhưng lại rất ích kỷ trong quan niệm về sự trinh trắng, nên hư của người con gái họ quen. Nếu là con gái, hãy suy nghĩ khôn ngoan hơn để tránh sự thiệt thòi.

Sống thử – một loại tình nghĩa sống trước hôn nhân, một lối sộng thật, sống hết sức nghiêm túc với nhau, hạp thì tiến tới không hạp thì rút lui và có kinh nghiệm cho bản thân. Khái niệm sống thử này tương tự là sống như vợ chồng nhưng mà không kết hôn. Một lối sống chỉ nghiên về ích kỷ bản thân mình vì còn quá nhiều toan tính trong đời sống như học vấn, danh lợi, công tác, hay vẫn chưa sẵn sàn có con, nuôi dạy con…nhưng tình dục, sex, và muốn tìm hiểu tới nhàm chán xem có hạp nhau không nên 50% tốp trẻ này thường rất dễ chia tay, và 85% tốp trẻ này thường không chung thủy khi tiến đến nhau trong đời sống hôn nhân vợ chồng. Chung sống phi hôn nhân không được pháp luật cũng như xã hội thừa nhận, do đó các cặp đôi tham gia không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đình cũng như trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn nhân. Do đó tình và nghĩa đối với họ là con số không nên lối sống vô trách nhiệm, liều lĩnh, ấu đả, không tôn trọng nhau, khinh thường nhau là chuyện đương nhiên.

“Anh đường anh tôi đường tôi
   Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
   Đã quyết không mong sum hợp mãi
   Bận lòng chi nữa phút chia phôi…”

(Giây phút chạnh lòng-Thế Lữ)
 
Quang Huy – một chàng trai 25 tuổi, hiện đang là kế toán cho một công ty tư nhân. Anh chia sẻ: "Cá nhân mình nghĩ rằng việc sống thử có thể sẽ là tốt hoặc không tốt tùy vào cách sống, cách suy nghĩ và mục đích sống thử của từng người. Ví dụ với một người có lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực và mục đích sống thử chính đáng là để tìm hiểu bạn đời của mình là người ra sao thì việc đó hoàn toàn không có gì xấu. Nhưng ngược lại với một số thanh niên có lối sống không lành mạnh, chỉ vì ham muốn tình dục, nhu cầu thể xác mà sống thử thì sẽ trở thành việc không ổn chút nào. Trong trường hợp này, người phụ nữ thường sẽ bị chịu thiệt thòi hơn cả về mặt tinh thần. (nguồn afamily)

Lê Anh (sống và làm việc tại Pháp) nhận định: "Mình là minh chứng hùng hồn của việc sống thử 8 năm. Thực sự là người trong cuộc, mình nhận thấy cái này có cái hay và có cái dở. Cái dở thì ai cũng biết, sau mỗi một cuộc tình, bất kể người đàn ông hay đàn bà sẽ ít nhiều có sự chai sạn, sự buồn lòng nhất định.

Cái hay thì có thể kể đến đó là sống thử giúp cả hai có thể tìm hiểu nhau được kỹ hơn trước khi lập gia đình. Thêm vào đó, yêu nhau, rồi tự nguyện sống thử, hợp thì lấy và không hợp thì chia tay. Điều này tốt hơn hẳn việc giữ gìn cho nhau, rồi rước nhau về dinh, sinh con đẻ cái rồi không hợp và chia tay, phân chia tài sản.

Nhưng ngay cả bản thân mình, mình luôn tâm niệm rằng, sống thử phải văn minh, phải cẩn trọng bảo vệ bản thân và đối phương, trên hết là có trách nhiệm, có tình yêu. Mình sống ở nước ngoài khá lâu và mình thấy ở châu Âu không chỉ đàn ông mà ngay cả đàn bà, ai ai cũng cho rằng sống thử là chuyện cực kỳ bình thường, là điều nên làm. Nhưng ở Việt Nam lại khác, sống thử với phụ nữ có nhiều thiệt thòi nếu chưa nói là một thảm họa nếu tiến tới hôn nhân với một người đàn ông khác.
Người đời sẽ ngồi tưởng tượng ra đủ thứ trên trời dưới biển về người đàn bà kia ‘hư hỏng’ ra sao…. Tuy nhiên, nếu được lựa chọn, mình vẫn muốn kiểu truyền thống, có nghĩa là yêu – cưới rồi mới sống cùng nhau. Nhưng bản thân mỗi người cần phải tìm hiểu về chuyện chăn gối trên lý thuyết, còn thực hành nên để hậu hôn nhân sẽ thú vị hơn rất nhiều.  (nguồn afamily)

(Còn Tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.