Câu hỏi được đưa ra nhiều lần và câu trả lời vẫn là không được. Một giới chức Vatican nhắc nhở những người tham gia cuộc hội thảo vừa qua về Tam Điểm.
Tổ chức huynh đệ toàn cầu nầy chắc chắn hoàn thành những công việc từ thiện rất ấn tượng, như các bệnh viện cho trẻ em ở 22 Shriners làm chứng. Hãng tin Zenit cho biết Đức Giám mục Gianfranco Girotti đã lưu ý tạo một diễn đàn về đề tài nầy tại phân khoa thần học giáo hoàng Thánh Bônaventura ở Rôma: Nhưng triết lý cốt lõi của Tam Điểm không tương thích với đức tin Công-giáo. Đức Cha Girotti, nhiếp chính Toà Ân Giải Toà Thánh, đã trích dẫn “Tuyên Ngôn về các hiệp hội Tam Điểm” năm 1983 do Đức hồng y Joseph Ratzinger, lúc ấy là Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, ký. Văn kiện nhận định rằng do các nguyên tắc của các hiệp hội Tam Điểm “luôn được coi là không thể dung hoà được vơi giáo lý của Hội Thánh”, vì vậy mà trở thành hội viên Tam Điểm “vẫn bị cấm”.
Cha Paul Robinson, phụ tá giáo luật Toà Án giáo phận Fall River giải thích: Triết lý của Tam Điểm đặt nền tảng trên thuyết tương đối.
Cha Edward McNamara, giáo sư môn phụng vụ tại đại học Nữ Vương Các Tông Đồ, cho biết: Sự khác biệt trái ngược nhau chủ yếu liên quan đến vấn đề chân lý. Tam Điểm đoì hỏi các hội viên của nó phải trung thành với một niềm tin tối thiểu vào một kiến trúc sư vũ trụ tối cao và bỏ bên cạnh tất cả mọi đòi hỏi khác của chân lý, kể cả là chân lý được mạc khải. Điều nầy xét về căn bản có nghĩa là Tam Điểm đòi buộc các hội viên phải từ bỏ các chân lý như là thiên tính của Chúa Kitô và bản thể Ba Ngôi của Thiên Chúa”. Cha lưu ý: “Một tín hữu Công giáo không thể không biết những nguyên tắc căn bản đằng sau một tổ chức, không cần biết các hoạt động của nó có vẻ vô thương vô phạt đến đâu”.
Cha Robinson nói Ngài tin rằng đa số hội viên tam Điểm người Mỹ gia nhập hội vì những lý do huynh đệ, mặc dù ở Châu Âu, tổ chức nầy là “một con vật khác biệt”. Đặc biệt ở Châu Âu và Mễ-tây-cơ, Tam Điểm có một thành tích bài Kitô-giáo.
Ở Mễ-Tây-Cơ các chính sach bài giáo sĩ được thi hành từ 1928 cho đến năm 2000 bởi đảng chính trị do Tam Điểm chi phối. Giáo Hội không thể có các trường học hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng của mình và các linh mục và tu sĩ không được bỏ phiếu. Theo Hãng tin CNA ngày 9.08, Vừa qua các giám mục Mễ-Tây-Cơ loan báo ý định của các Ngài là giành lại các quyền nầy. Điều đó đã thúc đẩy Ban lãnh đạo Tam Diểm ở Valley,Mễ Tây Cơ cáo buộc Giáo Hội đang tì cách kiểm soát đời sống chính trị. Đại pháp sư của Chi Nhánh Hội nầy.Pedro Marquez phàn nàn “Hàng giáo phẩm Công giáo muốn tuyên bố một chính sách chính trị và đó là một sai lầm lớn lao, vì xã hội chúng ta không còn trong thời đại Kitô-giáo và các linh mục không còn là những phó vương của Tân Tây Ban Nha”.
Hãng tin Zenit cho biết trong hội thảo tại Roma, Cha Dòng Phan-Sinh Zbigniew Suchecki, một chuyên gia về vần đề nầy, đã tham chiếu só 11374 của Bộ Giáo Luât: “Bất cứ ai ghi tên vào một hội có âm mưu chống lại Giáo Hội thì phải chịu một hình phạt xứng đáng; bất cứ ai cổ vũ hoặc điều hành hội ấy sẽ bị cấm”.Thêm vào đó là lời tuyên bố do Đức hồng y Ratzinger,nay là Đức giáo hoàng Biển Đức XVI, ký :” Các tín hữu gia nhập các hội Tam Điểm thì ở trong tình trạng tội trọng và không được rước lễ”.
Dường như có không ít linh mục không nắm bắt rõ ràng vấn đề nầy.
Trong một cuốn sách do nhà xuất bản Our Visitor phát hành, tác giả John Salza giả thích làm sao mình cả đời là một tín hữu Công giáo, mà nay lại được kết nạp vào Chi Nhánh Tam Điểm ở Wisconsin. Mặc dù bị hấp dẫn bởi tình bằng hữu và lòng nhân từ của nó, ông ngày càng bối rối vì triết lý của tam Điểm. Linh mục quản xứ của ông không hề biết về bất cứ sự cấm đoán nào về việc gia nhập Tam Điểm.Cuối cùng,Salza trở nên hiểu biết hơn trong đức tin của riêng mình và tìm được những nhà thần học chỉ cho ông ta thấy ánh sáng. Trong cuốn : ”Lột mặt nạ Tam Điểm: Một người trong cuộc hé lộ các bí mật của Chi Nhánh Tam Điểm”, ông đưa ra một viễn cảnh Công giáo. Đức GM Fabian Bruskewitz làm sáng tỏ vấn đề nầy trong giáo phận Nebraska của Ngài năm 1996. Ngài cấm các tín hữu Công giao ở đó không được gia nhập Tam Điểm và 11 tổ chức khác mà mục tiêu của chúng “ nguy hại với đức tin Công giáo”. Trong các tổ chức nầy có Kế Hoạch Hoá Sinh Đẻ, Tổ Chức Độc Cần (Hemlock) và ba nhóm liên kết với Tam Điểm: DeMolay và Các Cô Gái Rainbow cho giới trẻ và Huy Hiêu Ngôi Sao Phương Đông dành cho phụ nữ.
Đức Cha Bruskewitz cho các hội viên một tháng để rời bỏ làm hội viên và xưng tội. Những ai vẫn giữ tư cách hội viên sau thời hạn đó sẽ bị cấm rước lễ, các hành động của họ cấu thánh lý do để họ bị vạ tuyệt thông.Nhóm chống đối Kêu Goị Hành Động đã phản đối lệnh nầy tại Roma,và năm 2006 Roma ủng hộ quyêt định của Đức giám mục.
Có khoảng gần 5 triệu hội viên Tam Điểm trên khắp thế giới, theo như Ban lãnh đạo chi nhánh Tam Điểm ở Massachusetts cho biết. Trong phạm vi bang nầy, có 236 chi nhánh; một số dùng chung một toà nhà.
Cha Roger Landry, giáo xứ Thánh Antony ở New Bedford và tổng biên tập báo The Anchor của giáo phận Fall River, cho biết mỗi năm một ít lần có các tín hữu Công-giáo tới gặp Ngài để hỏi xem có thể trở thành hội viên Tam Điểm không. “Ở Châu Âu, chủ trương bài Công giáo của Tam Điểm đã và đang ngày càng công khai hơn. Ở đây tại Hoa Kỳ, trong khi nhiều cá nhân Tam Điểm có thể không bài-Công giáo, nhưng lập trường của tổ chức mà họ gia nhập là bài Công giáo. Lẽ dĩ nhiên các tín hữu Công giáo không được gia nhập một tổ chức bài Công giáo”.
Cha Timothy Goldrick, giáo xứ Thánh Giuse ở Bắc Dighton, cho biết Ngài được hỏi về việc gia nhập các nhóm trẻ Tam Điểm và luôn luôn khuyên bảo không được làm điều đó. Ngài nói: “ Tôi ý thức được sự thù oán của những người Tam Điểm đối với tất cả những gì là Công giáo ( và cả Kitô-giáo), nhất là với giáo lý chủ yếu của chúng ta về sự kẻ chết sống lại. Vì việc gia nhập Tam Điểm đang sa sút, một cuộc vận động tuyển mộ đang được thực hiện. Tôi trông đợi sẽ được đặt nhiều câu hỏi hơn về khả năng gia nhập hội Tam Điểm”.
Gail Besse (The Pilot 07.09.2007)
Views: 0