Uncategorized

Tiêu Hôn Công Giáo – Ưu Tư Cho Đời Người

Lời trần tình: Khi tôi đặt bút muốn viết về thảm họa của gia đình Công Giáo ngày nay nói chung và tiêu hôn trong Giáo Hội Công Giáo nói riêng, một anh bạn cười giễu tôi “Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly”, anh đừng có dính vào các việc này mà chỉ rách việc thêm thôi!

Lời trần tình: Khi tôi đặt bút muốn viết về thảm họa của gia đình Công Giáo ngày nay nói chung và tiêu hôn trong Giáo Hội Công Giáo nói riêng, một anh bạn cười giễu tôi “Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly”, anh đừng có dính vào các việc này mà chỉ rách việc thêm thôi! Tôi mếu máo, dở khóc dở cười vì tính tôi chịu thật và khi đi đến đâu, góp nhặt những mẩu chuyện, những mảnh đời đau khổ là lại muốn viết đến nơi, đến chốn như muốn mở rộng lòng Chúa thương xót đến cho mọi ngườì và đặc biệt đến những tâm hồn đang đau khổ trong cuộc sống gia đình vì rất nhiều lý do mà hôn nhân của họ không được trọn vẹn. Việc chấm dứt hôn nhân là một kinh nghiệm thật khó khăn, và ly dị là một trong những thảm kịch của đời sống. Nhiều cuộc hôn nhân đã kết thúc qua việc ly dị, qua máu và nước mắt nhưng hôn nhân Công Giáo vẫn bó buộc mà cuộc đời và tâm linh khó có thể vẹn toàn. Thiên Chúa giàu lòng thương xót vẫn muốn con người mưu cầu hạnh phúc và gầy dựng lại cuộc đời mới như Chúa Giêsu đã nói với người đàn bà ngoại tình 2000 năn trước: “Tôi không lên án chị đâu ! chị về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa” ( Ga 8: 1-11).

Tháng 10, 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho triệu họp Thượng Hội đồng Giám Mục ngoại thường tại Roma vào tháng 10, 2014 để bàn thảo về những vấn đề gia đình. Một trong những đề tài nóng bỏng được đề cập đến trong Thượng Hội Đồng là vấn đề tiêu hôn và vai trò của tòa án hôn phối. Về vấn đề này, một số dư luận, trong cũng như ngoài Giáo Hội, cho rằng Giáo Hội nên nhấn mạnh về tha thứ và bác ái, thay vì những thủ tục rườm rà của toà án. Họ cho rằng Giáo Hội nên giống như Chúa Giêsu, cần chú ý đến mục vụ bác ái, thay vì pháp luật và những thủ tục của nó. Hay nói cách khác, Giáo Hội của Chúa cần có tòa án hay không? Giáo Hội có cần cân nhắc trong sứ vụ hàn gắn, xoa diệu, giúp đỡ Hôn Nhân Công Giáo trong tiêu hôn, xây dựng nền tảng vượt khó, vượt qua đau thương xây dựng lại cuộc đời…

Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa khép lại trong Đại Lễ Chúa Kitô Vua, Giáo Hội hoàn vũ trong đó có Giáo Hội Việt Nam cũng khai mạc và kết thúc với những sứ vụ theo chân Đức Thánh Cha Fancisco rất ư là thương xót như:

Chúng ta được mời gọi ngước mắt chiêm ngưỡng Chúa Kitô và đến gần Người hơn vì Ngài là dung mạo của lòng thương xót Chúa Cha.

Chúng ta hoán cải lãnh nhận lòng thương xót Chúa từ Chúa Kitô và thực thi lòng thương xót như Người.

Hành Hương bước qua Cửa Thánh để lãnh nhận Ơn Toàn Xá

Thực thi lòng thương xót qua “Thương người có 14 mối”:

Thương xác 7 mối: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, chôn xác kẻ chết.

Thương linh hồn 7 mối: lấy lời lành mà khuyên người, dậy dỗ kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

Hãy có lòng thương xót như Cha trên trời…

Ưu tư vẫn còn cho đời người qua lòng thương xót mà Giáo Hội hoàn vũ nói chung và Giáo Hội Việt Nam nói riêng đem lại đã thật sự xoa dịu nỗi đau của những mãnh đời đau khổ, của những gia đình tan nát, vợ chồng, con cái ly tán. Tiêu Hôn Công Giáo vẫn còn là đấu chấm hỏi, một bí tích đời đời bó buộc mà ai ai nghe đến cũng phải sợ nên có rất nhiều người cải đạo sang Tin Lành, Phật Giáo, và cả Hồi Giáo (Muslim)…để có cuộc sống mới mà đối với họ không trái pháp luật và chìm vào lòng thương xót của Chúa.

Giáo Hội Công Giáo Việt Nam tới nay đã có những bước tiến thật sự cảm thông với sự đau khổ và căng thẳng do hôn nhân đổ vỡ đã gây ra cho tất cả những ai liên hệ hay chưa? Để rộng đường dư luận, cũng như để mở rộng lòng Chúa thương xót đến cho từng hoàn cảnh, từng gia đình đau khổ, tôi xin góp tiếng nói như tiếng thì thào cho những ai trăn trở, băn khoăn trong sự chọn lựa theo Chúa bằng sự tín thác vào lòng Chúa thương xót để nơi Ngài, một trời mới, đất mới, một lối đi mới sẽ mở ra:

“Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi,  Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an.  Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng”. (Mt 11:28)

Biết Văn

Phần I
Những đau khổ và hệ lụy trong việc chấm dứt hôn nhân

Hai vợ chồng anh là giáo viên cấp một có thâm niên, sanh ra một anh con trai kháu khỉnh sau những ngày tình mặn nồng hương lữa. Họ chịu khó lại chịu làm nên sau ngần ấy năm họ có nhà cửa khang trang, có của ăn, của để dành…Anh luôn thầm cảm ơn Chúa đã ban cho anh rất nhiều chuyện như ý nào vợ đẹp, con ngoan, vạn sự tính toán luôn trôi chảy! Anh nghĩ mình thật hạnh phúc rất nhiều so với chúng bạn cùng lớp hay cùng trang lứa.

Nhưng “đời không đẹp như mơ”, đùng một cái, gia đình anh chị li dị vì vợ anh ngoại tình , gia đình con cái li tán theo về ở với mẹ, anh chỉ còn trơ trọi một mình, anh đi dạy về nhìn 4 bức tường chỉ còn trong trống vắng. Hàng ngày anh ăn cơm hàng, cháo chợ sống trong sự chịu đựng, buồn tủi…Anh kể với tôi rằng, những năm thánh này thật quá khó với anh, nhiều lúc nghĩ lại anh còn sợ;  anh sống trong lây lất, bệnh tật không người lo, không ai chăm sóc, buồn tủi không bạn bè, có lần anh té ngã gãy tay phải băng bột, một tay láy xe Honda nhưng vẫn phải đi dạy, vẫn phải cơm hàng cháo chợ sống qua ngày…nhưng anh vẫn một lòng vẫn phó thác tin cậy vào Chúa trong sáu năm ròng anh không dám cho cha mẹ hay vì sợ cha mẹ đau lòng.

Có lẽ Chúa thương anh cho anh gặp được cô ấy. Cố ấy là gái mới lớn nhỏ hơn anh rất nhiều tuổi nhưng thương anh, hy sinh lo cho anh vì thấy hoàn cảnh đáng thương của anh. Con tim anh như sống lại vì có người biết sống cho gia đình, sống cho vợ chồng…sống vì anh. Sáu năm qua anh chưa hề biết vui, sáu năm qua anh sống trong đau khổ và chỉ có cô ấy, anh lấy lại niềm tin, ý chí và sức lực…để sống. Anh quyết định làm đám cưới một lần nữa với cô ấy và cho cô ấy đúng danh phận trong hôn nhân công giáo. Anh quyết định tiêu hôn cùng người vợ trước, kẻ gây ra bao đau khổ cho đời anh…nhưng anh đi từ Cha sở Giáo Xứ Bác Hà, ra Tòa Tổng Giảm Mục Sài Gòn, kẻ chỉ qua, người chỉ lại, đẩy tới, đẩy lui với những lời phán xanh dờn:

“Phải chứng minh cô ta tâm thần, chết rồi, hay bị ép buộc, hoặc không tự nguyên trước khi kết hôn thì tòa án hôn phối mới nhận đơn, và giải quyết…”

Tội nghiệp cho anh đến bây giờ sắp sanh con với cô ấy rồi mà tiêu hôn công giáo chưa xong, bí tích Hôn Nhân lại trói buộc con người ghê rơn vậy sao, Lòng thương xót Chúa ở đâu???…Anh than thở với tôi trong sự thất vọng:

“Tôi sống với vợ tôi bây giờ mà cảm giác như là kẻ ngoại tình với bà vợ đã li dị vậy! Tôi không biết làm sao biến bà vợ cũ trở nên tâm thần hay chết đi cho rồi để tiêu hôn cho dễ…”

Hoàn cảnh của anh làm tôi chua xót, vẫn biết Hôn nhân công giáo là hàng “Bí tích” để được tiêu hôn ở Việt Nam thật Giáo Hội Việt Nam bó buộc còn khó hơn lên Trời…Nếu như  anh quá stress, làm bậy bạ, nghiện rượu, bài bạc, trai gái để tìm vui thì cuộc đời anh đã hư mất.

Nếu các Giám mục, các linh mục làm đúng tác vụ mục tử , các hội đoàn, đoàn thể công giáo tiến hành sống trong tinh thần “thương xót như cha trên trời” thì anh không đau khổ nhiều trong những 6 năm qua vì có bao nhiêu người xót thương, nâng đỡ, ủi an, và giúp anh nhiều trong việc đời, việc đạo, việc tiêu hôn, còn hơn là đẩy qua, đẩy lại giữa nhà xứ và Toàn Giám Mục, không buồn giải quyết cho anh mà coi khinh quyền con người được cọi trọng trước mặt Thiên Chúa và luật pháp!

Tôi thật sự không dám nói là có bao nhiêu người công giáo tự vỗ ngực mình là người công chính, hoàn cảnh hạnh phúc, may mắn hơn anh còn coi khinh anh là kẻ có tội, khi chưa tiêu hôn mà lấy vợ tiếp…nhạo báng anh khi anh lén lút, nép vào lòng Thánh Thể, đón Chúa ngự vào lòng…cầu nguyện trong tiểng lòng thổn thức.

 

(Còn tiếp)

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.