Dân Sàigòn bây giờ có một nét văn hóa mới về tình nguời rất đáng yêu! Đó là phong trào làm từ thiện, nguời nguời làm từ thiện, nhà nhà làm từ thiện, nhiều nhà thờ có phòng khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho dân nghèo.
Nhìn quanh bạn bè thấy con cái họ, cuối tuần rủ nhau đi làm từ thiện, cha mẹ cũng đóng góp tham gia. Nguời theo chùa làm từ thiện, kẻ theo nhà thờ làm từ thiện, nguời thì lo “bếp tình thuong” cho bịnh viện ung buớu, hoặc một số bịnh viện lớn khác trong thành phố. Nhìn lại học trò ngày xưa cũng vậy, em thì làm từ thiện theo bệnh viện mình đang làm việc, em thì đi theo nhóm y tế của bạn bè, hoặc 2, 3 em hợp lại cũng thành một nhóm từ thiện đi thăm nguời già neo đơn, những nguời có hòan cảnh khốn cùng, ngay cả em chủng sinh (Đ.C.V.Thánh Giuse) mà tôi quen, mỗi tuần cũng ra ngoài một buổi làm từ thiện…Tôi rất vui khi về đây đuợc hòa mình trong sự ngân vang của “Tiếng vọng Tình Thuơng” đang lan tỏa khắp nơi của dân Saigòn:
“Chở lòng nguời trở về Quê huơng
Chở hồn nguời vào dòng suối mát…”
Dòng suối mát của tình yêu thuơng, của sự san xẻ giữa nguời và nguời trong tình liên đới anh em đồng bào. Buổi tối thứ 7, đầu năm mới, trên đuờng đến điểm hẹn, góc bịnh viện Chợ Rẫy để đi công tác ở Sa Đéc. Tôi còn đang phân vân chưa biết chọn phuơng tiện nào để đến điểm hẹn cho nhanh gọn, thì có một chị chạy xe Honda trờ tới hỏi : “Cô đi xe không cô?”. Mừng quá, tôi gật đầu liền: “Đi”
– Cô lên xe em chở đi! Cô đi làm từ thiện phải không?
– Sao chị biết?
– Dễ mà!, cỡ tối vầy ! Cô đi tay xách giỏ đồ ( đựng bộ quần áo và mấy thứ linh tinh cần thiết) là em biết ngay, vì em cũng mới chở má em ra điểm hẹn để đi công tác từ thiện ở miền tây. Có làng đó tội nghiệp lắm, không biết bị ảnh huởng gì? mà cả làng bị mù gần hết…Má em tổ chức đi từ thiện 2 lần/1 tháng rồi rủ nhiều nguời cùng tham gia. Ai có công góp công, ai có của góp của và lần nào cũng đầy đủ nguời và quà tặng cứu trợ. Má em nói “Gìa rồi, Trời thuơng cho mình còn mạnh tay, mạnh chân, còn đi đuợc thì lo làm từ thiện để Đức cho con cháu…” Nghe chị nói tôi chợt nhớ tới câu ca dao:
“Nguời trồng cây Hạnh nguời chơi
Ta trồng cây Đức để đời về sau.”
Câu chuyện kể về từ thiện của chị đã đưa tôi đến điểm hẹn lúc nào không hay. Xuống xe, trả tiền và cám ơn chị, tôi lên xe của đòan y tế hội Nhân Ái, thấy xe đã gần đầy, gặp lại một số khuôn mặt cũ của chuyến đi truớc “tay bắt mặt mừng”, đặc biệt là gặp lại Loan, cô học trò cũ, lo hậu cần cho nhóm.
– Ủa sao cô nghe nói em không đi đuợc, vì không thể bỏ lớp?
– Đáng lẽ vậy, nhưng em nghe nói cô đi, nên rán thu xếp đi, để lo cho cô chứ!
– Cám ơn em, nghe nói cảm động quá, nhưng em đừng bắt cô ăn hòai rồi cô sẽ lên cân vù vù là mệt lắm đó!
Hai cô trò cùng cuời. BS Phong, truởng đòan ra lệnh cho xe chạy vì đã đủ nguời. tôi nhìn đồng hồ trên xe, 8 giờ kém 5’, như vậy là khỏi hành sớm hơn giờ hẹn 5’. Lại thêm một điểm son, xóa bớt thành kiến nguời Việt Nam luôn trễ giờ:
“Không ăn đậu, không phải Mễ
Không đi trễ, không phải Việt Nam”.
Ngòai ra,bây giờ dân Saigòn có nhiều tiến bộ, như việc tôn trọng tín hiệu đèn giao thông khá tốt, không như truớc đây đèn xanh, đèn đỏ cũng chạy tùm lum. Đúng là cái gì cũng cần có thời gian để làm quen và thích nghi!
Lần đầu tiên đi về miền Tây vào trời khuya, nhưng thấy đuờng đi vẫn tấp nập xe cộ. Chạy hơn ½ đường bác Tài cho xe đậu lại ở một ‘Điểm Dừng” để mọi nguời xuống xe “xả nuớc cứu thân” Ai muốn ăn vặt thì có rất nhiều thứ để ăn. Dọc đuờng đi có rất nhiều trạm đừng chân ở hai bên đuờng, bán nhiều lọai thức ăn: cơm, phở, bánh bao, bắp, khoai…tất cả đều còn nóng hổi. Hình như họ họat động cả đêm không nghĩ.
Đi qua lại truớc xe cho thư giãn gân cốt, tôi ngạc nhiên khi thấy đòan đi lần này xe khác, nhưng truớc xe vẫn có logo VTV9 và dòng chữ “Đoàn làm phim truyền hình”, tôi thắc mắc hỏi Loan :
– Ủa mình đi làm từ thiện, đâu có quay phim, đóng phim truyền hình gì đâu mà sao xe đi lần nào cũng có logo VTV9 truớc xe hả em ?
Loan cuời:
– Cô ơi ! đó là “bữu bối” giúp mình thóat nạn khi bị Công an thổi lại làm khó dễ để kiếm tiền. Họ nhìn thấy logo này là họ sợ bị quay phim đem lên truyền hình…nên nhờ logo này mà xe đi thông suốt dễ dàng không bị làm khó dễ mất thời giờ, như lần rồi khi xe vừa qua Biên hòa đó, cô nhớ không?
– À, cô nhớ rồi, té ra đi làm từ thiện cũng cần có bữu bối làm “lá chắn” để khỏi bị làm khó dễ?
Sau 15’ xã hơi,xe tiếp tục lên đuờng và đến Sa đéc gần 12 giờ đêm! Chú Út (thành viên của hội Nhân ái ở Sa đéc) ra ngã ba, đón xe về nhà chú. Tại nhà một nồi cháo gà to đùng và mấy dĩa gỏi gà,( làm bằng thân chuối non, rất đặc biệt ở ngòai không có!) đang chờ đợi chúng tôi thuởng thức. Chú Út luôn miệng nói “Phải ăn cho hết cháo gà, mới cho đi ngủ à nghen!
Tấm lòng hiếu khách của chú Út và chị con gái thật dễ thuơng, biểu hiện tính đôn hậu, ân cần với khách phuơng xa của dân Nam bộ!
Ăn xong chú Út phân công: “Nam ở lại nhà chú Út ngủ, nữ ra xe chú Út dẫn tới nhà nguời em ngủ nhờ. Tới nơi,tôi với Loan chọn ngủ ở bộ ván nơi phòng khách, nhóm còn lại lên lầu, chia nhau ngủ ở 3 phòng nhỏ. Phía đối diệnnhà là sông Bờ Kè thổi hơi mát lên nên đở nóng. Trời đã quá khuya, đi duờng mệt nên ai cũng trôi vào giấc ngủ rất nhanh!
Sáng hơn 5 giờ tôi đã thức, thấy có nguời ra mở cửa, tôi vội ngồi lên hỏi thăm. Biết có 2 bác sĩ trong đòan chẩn bị đi dự lễ ngày chúa nhật ở nhà thờ, tôi bèn xin đi theo, dù chiều hôm qua tôi đã đi lễ chúa nhật ở nhà thờ Mai Khôi rồi. Tôi thấy các em còn trẻ nhưng “giữ đạo” nghiêm túc chứ không “tự ý du di” dễ dãi như giới trẻ bây giờ. BS Lâm muợn xe Honda của chú Út chở tôi và BS Ngọc đi nhà thờ. Chú Út cho biết “cứ đi dọc đuờng sông Bờ Kè là sẽ gặp”, nên vừa đi, chúng tôi vừa tìm thánh giá trên nóc nhà thờ, như ngày xưa 3 vua tìm ánh sao để đến với Chúa.Dọc đuờng thấy nguời dân đã bắt đầu sinh họat, buôn bán, duới sông ghe thuyền cũng bắt đầu chở Hoa đi các tỉnh…Kìa cây thánh giá đèn sáng trưng đang ở truớc mặt. Tới sân nhà thờ điều đập mắt đầu tiên là 3 con lạc đà to như thật đứng rãi rác trong sân, vì hôm nay là lễ 3 vua, dù sân nhà thờ khá nhỏ, nhiều nguời đang bu quanh chụp hình.Sáng đi vội quá nên tôi quên máy ảnh ở nhà! Trong bài giảng thánh lễ cha nhắc nhở: “Sau khi gặp Chúa, 3 vua thay đổi đuờng đi, thay đổi đời sống, chúng ta hôm nay cũng vậy gặp Chúa rồi, phải thay đổi đuờng đi, thay đổi lối sống. Lời Đức Chân Phuớc Gioan Phaolo II đã nói: “Không cần diễn thuyết, lý luận dài dòng chỉ cần đời sống diễn tả đuợc Tình Thuơng của Chúa… hãy đến với nguời nghèo khổ, bệnh tật..đang cần đến ta”. Nghe vậy tôi thầm nghĩ: “Hôm nay tôi đang đi đúng đuờng Tình Thuơng của Chúa rồi”…
Tan lễ chúng tôi vội ra về ngay, để kịp giờ đến Chùa làm công tác từ thiện, vì Chúa kêu gọi yêu thuơng hết cả mọi nguời, đâu có phân biệt ai theo Chúa hay không? Bài hát kết lễ như theo chân tôi:
“Ta về thôi vì thánh lễ đã hết,
Nhưng đời ta là thánh lễ nối dài
Đem tình thuơng Thiên Chúa đến cho mọi nơi
Ta sống sao để thành Chứng nhân!” (Thành Tâm).
Trên đuờng về tôi thấy lòng vui vẻ nhẹ nhàng với một ngày mới tinh khôi bắt đầu, nhìn lên hàng cây Bằng Lăng tím dọc bờ sông đang nở hoa tím thật đẹp,có lẽ Bằng Lăng tím là hoa đặc trưng của vùng Sa Đéc. Hoa xinh tuơi trong nắng mai, đẹp như tình nguời của nhóm công tác Nhân Ái hôm nay.
Về đến nhà, mới biết mọi nguời đã ra xe, đợi chúng tôi ở đầu cầu để cùng lên đuờng. Chú Út lại tiếp tục chạy xe Honda đi truớc dẫn đuờng, đến đuờng nhỏ dẫn vào chùa Minh Phúơc, chú gọi Đ.T để nguời trong chùa ra dẫn đi. Đuờng qúa nhỏ, xe đi vào thật khó khăn, nên đi đuợc một đọạn, mọi nguời đề nghị xuống xe đi bộ, nhưng cái khó là những thùng thuốc và mấy ruơng dụng cụ y tế khá nặng, các em đang định chia nhau khuân vác như lần rồi khi đến Tà Lài, nhưng may quá, nguời dẫn đuờng cho biết sẽ cho xe lôi ra chở dùm. Đúng là chùa vùng xa, nên đi bộ riết rồi phải quẹo vào một hẽm nhỏ mới tới chùa. Tới nơi sư cô trụ trì đã chờ sẳn để đón đòan, ban ẩm thực của mấy bà làm công quả đã chuẩn bị xong bửa ăn sáng cho đòan. Hôm nay đến ở chùa nên tha hồ ăn đồ chay vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe! Mọi nguời kết thúc buổi ăn sáng nhanh chóng để bắt đầu làm việc. Phân chia khu vực: khu Bác sĩ khám bệnh, khu phát thuốc và một phòng siêu âm dã chiến đuợc thiết lập ở một góc, có màn kéo che đang hòang. Bệnh nhân tới mỗi lúc một đông, chùa cho biết là trong giấy hẹn đến khám bệnh có ghi giờ phân ra để bà con khỏi tới một lúc quá đông, rồi chờ lâu. Vậy mà có một bà Má hơn 90 tuổi miệng móm mém vì không còn răng, khiếu nại:
– Sao tui đợi lâu quá mà chưa có thuốc?
Người gọi tên phát thuốc trả lời:
– Dạ Má mới ngồi đợi có 10’, bệnh nhân đông, toa nhiều quá, làm hông kịp. Má chịu khó đợi thêm chút xíu nữa nghen !
– Đông thì đông, nhưng phải biết ưu tiên cho nguời già lớn tuổi như tui chứ!
Nghe Má nói vậy, tui bèn chen vô:
– Dạ, Má nói đúng rồi, má cho con biết tên để con lấy thuốc cho má truớc nhen!
Má già khóai chí cuời toe với cái miệng móm không răng trông thật dễ thuơng:
– Ừ, phải vậy Qua mới chịu, phải “kính lảo đắc thọ” chứ! Cám ơn cô nghen !
Tôi mỉm cuời thầm nghĩ “Má già” tuy ở nhà quê, nhưng có tinh thần “đấu tranh” cao ,biết đòi hỏi “quyền lợi chính đáng” cho mình chứ không phải như đa số dân Việt Nam hiện nay mắc một căn bệnh chung “Cái gì cũng sợ, không dám nói”. Phải chi dân việt Nam, ai cũng có đuợc tinh thần đấu tranh cao để dành lại những quyền lợi chính đáng của mình như “Má già nhà quê” này thì xả hội sẽ tiến bộ biết bao !
Loay hoay mà đã 12 giờ trưa, bịnh nhân bắt đầu ít dần. Theo thời khóa biểu đòan sẽ ăn trưa và nghỉ từ 12 giờ – 1 giờ, sau đó sẽ tiếp tục khám bệnh cho một xã khác. Nhà bếp đã bắt đầu dọn ăn trưa, mọi nguời tạm ngưng tay thì có 2 mẹ con một bà già hơ hải chạy vô:
– Dạ mấy bác sĩ mần ơn, mần phuớc thông cảm dùm vì nhà xa quá chạy không kịp nên trễ giờ. Lâu lăm mới đuợc găp BS, hụt lần này không biết tới khi nào mới có lại..
Vậy là vài nguời trong nhóm phải nán lại phục vụ bịnh nhân cho xong rồi ăn sau!
Nhà bếp dọn cơm chay, nhưng rất nhiều món trông hấp dẫn, có món tôi mới thấy lần đầu như mắm ruốc để ăn với dưa leo, nhưng ngó y như mắm ruốc thật, dù làm bằng tàu hủ. Ăn cũng thấy đậm đà! Mấy bà nhà bếp cứ lăng xăng mời hết món này tới món kia:
– Mấy thầy cô ăn không hết là không cho làm việc tiếp đâu!
Có dĩa chuối chiên phồng thật hấp dẫn, nhưng ai cũng sợ cholesterol nên không dám đụng đến. Tới chừng nghe mấy bà quảng cáo bà làm món chuối chiên này ngon nổi tiếng Sa Đéc, vì có kỷ thuật chiên ( 3 lần) nên không hút dầu, bữa nay nghĩ bán để tới làm đãi mấy thầy cô. Tôi nghe xong bán tín, bán nghi bèn lấy napkin quấn chung quanh miếng chuối chiên rồi bóp cho ra dầu, thì thấy napkin không thấm dầu thiệt! Mọi nguời thấy vậy mới bắt đầu ăn thử, ăn một miếng dòn, ngon quá, ăn luôn 2 miếng, hết sợ cholesterol luôn. Nhắc tới vụ cholesterol BS Phong kể chuyện một lần đi khám bệnh ở chùa cho một vị sư, báo cho biết nhà sư bị bệnh “mỡ cao trong máu”. Nhà sư liền phản đối ngay:
– Mô Phật! từ nhỏ tới giờ tui ăn chay truờng, đâu có hề đụng tới miếng mỡ nào. mà BS nói tôi bị “mỡ cao trong máu”, tội nghiệp tui !
– Thầy không ăn mỡ, nhưng ăn đồ chay chiên xào nhiều dầu quá nên dẫn tới bệnh này.
– Thiệt sao? Chết rồi hồi đó tới giờ nghe nguời ta nói bịnh “mỡ cao trong máu” nguy hiểm lắm! Tui thấy khỏe re và yên tâm vì tui đâu có bao giờ ăn mỡ đâu mà lo! Té ra không phải vậy!
Bữa ăn trưa kết thúc trong vui vẻ lúc 12:30’, mọi nguời định nghỉ ngơi một lát, nhưng nhìn lại thấy bệnh nhân đã tới sớm, ngồi đợi khá nhiều nên bắt tay vào việc luôn…Bệnh nhân tới mỗi lúc một đông hơn, có một chị trông còn khá trẻ, sau khi đụơc siêu âm tim, ra gặp BS Phong:
– Chị đã từng uống thuốc gì ? mà dẫn tới tình trạng họai xuơng, suy tim nặng?
– Dạ, tui nghe ai chỉ thuốc này thuốc nọ thì mua về uống, không hết thì lại mua thứ khác uống tiếp nhưng càng ngày càng thấy tệ ra.
– Bịnh phải đi gặp BS, uống thuốc theo toa có theo dõi đàng hòang, chị uống lung tung nên bây giờ mới ra nông nỗi này.
Mặt chị đầy vẽ lo lắng:
– Vậy bi giờ phải làm sao hả bác sĩ?
– Cho chị toa thuốc này uống 3 tháng, bịnh bớt lấy toa này mua tiếp uống. Nhớ không đuợc tự ý mua thuốc uống tầm bậy nữa
– Dạ biết rồi, nhưng vì nghèo quá đâu có tiền đi găp BS, nên ai làm phuớc chỉ đâu nghe đó!
Đúng là cái vòng lẩn quẩn: Nghèo – bệnh – thiếu kiến thức – tự ý mua thuốc uống – hại sức khỏe – không đi làm đuợc – lại nghèo thêm.
Trời trưa bắt đầu nóng nhiều.Cái quạt máy chùa cho quạt yếu xìu lại không chịu quay.Lâu lâu mọi nguời lại ra lắc cho nó quay, nhưng đuợc một chút nó lại đứng! Các Duợc sĩ bắt đầu cỏi áo blouse trắng cho đỡ nực, nhưng vẫn phải làm việc liền tay vì bệnh nhân chờ đợi lâu cũng bị nóng nực như mình vậy.
Gần cuối buổi công tác, tôi tặng mỗi bà trong nhà bếp một chai dầu gió nhỏ, vì thấy mấy bà làm việc trong bếp, cực khổ nóng nực quá. Vậy mà họ vui mừng xúm xít gọi nhau ra nhận như nhận phần thuởng quý giá, thấy tội nghiệp!
Lúc đoàn dọn dẹp ra về, nhà bếp lại dọn lên món chè “đặc biệt” có nuớc dừa, các lọai đậu, thốt nốt cắt nhỏ và trái cây. Chè chỉ hơi ngọt nên ăn rất thích!
Kết thúc buổi khám bệnh khai truơng đầu năm mới 2014 của Hội Nhân Ái đã khám cho 462 bệnh nhân nghèo, 80% bệnh dạ dày, suy nhuợc cơ thể…
Khi đòan ra về, sư cô truởng ngỏ lời cám ơn và tặng quà cho đòan là những lọai trái cây của bà con trong xóm tặng từ “cây nhà lá vuờn” cũa họ!
Mọi nguời cuốc bộ ra ngoài đuờng để lên xe. Tôi lên xe truớc, thấy các em đi sau khệ nệ khiêng xách nhiều giỏ nặng trĩu lần luợt “đổ bộ” lên xe.Bấy giờ mới khám phá ra “tặng phẩm trái cây” sao nhiều quá: 2 giỏ dừa xiêm, rồi giỏ ổi trái to thấy ham, rồi giỏ chuối, quit, nhãn lại thêm vú sữa rồi còn bọc chuối chiên to đùng…Ôi tấm lòng của bà con tặng quà thật đáng quý và đáng trân trọng biết bao!
Tặng phẩm chất đầy nghẹt lối đi, nên bác sĩ Lâm đề nghị đứng ra “chia gia tài” luôn cho trống chổ, rồi quà ai nấy giữ, gia tài ai nấy ôm, nguời sẽ “ôm gia tài” vất vả nhất là bác sĩ Lâm, vì lát nữa khi xe thả mọi nguời ở bịnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Lâm còn phải cuỡi “ngựa sắt” riêng chạy thêm 2 tiếng nữa mới về tới nhà ở tận Bà Rịa –Vũng Tàu. Ôi những tấm lòng vì tha nhân rất đáng khen! Buổi “chia gia tài” trên xe diễn ra thật vui nhộn vì sự pha trò của mọi nguời khi chia tới vú sữa và nhãn…
Tôi chợt nghĩ nếu :
“Mỗi ngày tôi chọn đuờng mình đi..”
Tôi sẽ chọn đuờng đi làm từ thiện vì Tâm vui mà Thân cũng vui luôn, vì đuợc huởng nhiều lọai trái cây ngon ơi là ngon!
Bác sĩ Ngọc nhà ở ngay Sa đéc mà cũng không có giờ về thăm, xong công tác mới gọi điện thọai cho ba, để ba chạy Honda ra dẫn đòan đi tới quán ăn ngon về hủ tíu Sa Đéc. Nhờ vậy cha con mới có dịp gặp nhau, trò chuyện rồi cùng ngồi ăn hủ tíu với nhau.
Truớc đây tôi từng nghe danh “Hủ tíu bà Năm Sa đéc”, nên thích thú gọi “Hủ tíu Sa đéc khô”, nhiều nguời cũng gọi theo, chờ đợi coi nó ngon cỡ nào? Ai dè khi hủ tíu đựợc bưng ra, tôi ngạc nhiên vì lần đầu tiên thấy hủ tíu không ở trong tô mà trong dĩa ( rau ở duới, trên là hủ tíu, rồi tới lớp thịt, tim gan và nuớc sốt) cộng với chén nhỏ nuớc lèo! “Đúng là nghe vậy, mà không phải vậy!” Có lẽ bất kỳ thức ăn đặc sản của miền nào, ăn tại Saigòn vẫn ngon nhất!
Trên đuờng về là ban ngày nên tôi mới có dịp quan sát chung quanh, thấy rất nhiều nhà dân trồng nhiều lọai hoa kiễng và Bonsai rất đẹp. Tôi chỉ cho Loan xem, em bèn kể:
– Lúc sáng cô đi lễ, em ra sau vuờn nhà mình ngủ trọ, một vuờn hoa tuyệt đẹp đủ các lọai hoa. Dân ở đây bây giờ chuyển qua trồng hoa rất nhiều…
Sau này đọc báo tôi mới biết Sa đéc ngày nay đuợc mệnh danh là “Vuơng Quốc Hoa” của miền đồng bằng sông Cữu Long, thành phố Hoa của mọi nhà ( 2/3 dân Sa Đéc biết trồng hoa kiễng) Hoa của phù sa, vì đuợc tuới nuớc phù sa mỗi ngày do vị trí nằm gọn giữa 2 sông Tiền và sông Hậu. Tuơng lai Sa đéc sẽ là thành phố du lịch hoa kiễng và sinh thái. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để nhập thêm nhiều lọai hoa kiễng đẹp của thế giới về để nhân giống lên…
Hy vọng rồi đây Sa đéc sẽ vươn lên tuơi đẹp hơn để tuơng lai cuộc sống những nguời dân tôi găp hôm nay có thể nở nụ cuời tuơi thắm hơn;
“Và về đây cho nhau nụ cuời tuơng lai…”
Sa Đéc 1/2014
Phượng Vũ
Views: 0