Uncategorized

Tiếng mẹ đẻ của Chúa Giêsu?

Thủ tướng Israel vừa có cuộc tranh cãi với Đức Giáo hoàng về việc Chúa Jesus có thể đã nói tiếng gì.

 

Benjamin Netanyahu và Đức Giáo hoàng Francis có vẻ như đã có một chút bất đồng nhỏ.

“Chúa Jesus đã ở đây, trên mảnh đất này. Ông ấy nói tiếng Hebrew,” ông Netanyahu nói với Đức Giáo hoàng trong một cuộc gặp tại Jerusalem.

Thủ tướng Israel vừa có cuộc tranh cãi với Đức Giáo hoàng về việc Chúa Jesus có thể đã nói tiếng gì.

 

Benjamin Netanyahu và Đức Giáo hoàng Francis có vẻ như đã có một chút bất đồng nhỏ.

“Chúa Jesus đã ở đây, trên mảnh đất này. Ông ấy nói tiếng Hebrew,” ông Netanyahu nói với Đức Giáo hoàng trong một cuộc gặp tại Jerusalem.

“Aramaic,” Đức Giáo hoàng ngắt lời.

“Chúa nói tiếng Aramaic, nhưng ông ấy cũng biết tiếng Hebrew,” Thủ tướng Israel phản bác.

Sự tồn tại của Chúa Jesus đã được thừa nhận rộng rãi, mặc dù các chuỗi sự kiện lịch sử trong cuộc đời của Ngài vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Tuy vậy các sử gia ngôn ngữ có thể vén lên bức màn bí mật về thứ tiếng mà đứa con của người thợ mộc đến từ Galilee, người sau này trở thành một lãnh tụ tinh thần, đã sử dụng.

Câu trả lời

Aramaic có thể là ngôn ngữ mẹ đẻ của Chúa Jesus. Tiếng Hebrew được dùng trong các câu hỏi học thuật
Chúa có thể biết một chút tiếng Hy Lạp, nhưng có lẽ không thông thạo lắm.

Cả Đức Giáo hoàng và Thủ tướng Israel đều đúng, Tiến sỹ Sebastian Brock, chuyên gia về tiếng Aramaic tại Đại học Oxford, nói.
Tuy thế, việc ông Netanyahu làm rõ thông tin cũng rất quan trọng. Hebrew là ngôn ngữ của giới học giả và kinh sách, nhưng ngôn ngữ sử dụng hàng ngày của Jesus có lẽ là Aramaic.

Và tiếng Aramaic là ngôn ngữ mà các học giả cho rằng được Jesus sử dụng trong Kinh Thánh.

Đây là ngôn ngữ mà Mel Gibson nói trong phim “The Passion of the Christ” (Khổ hình của Chúa), dù không phải tất cả đều là tiếng Aramaic từ thế kỷ thứ Nhất, bởi một số có nguồn gốc từ các thế kỷ sau.

Tiếng Ả-rập chưa xuất hiện vào thời điểm đó ở Palestine. Nhưng tiếng Latin và Hy Lạp lại khá phổ biến. Sẽ khó có khả năng Chúa Jesus biết được nhiều hơn một vài từ Latin, Jonathan Katz, giảng viên ngành Nghiên cứu Cổ điển tại Đại học Oxford, nói.
Đó là ngôn ngữ của luật pháp và quân sự Roma, và Jesus có lẽ không biết nhiều từ vựng về các lĩnh vực này.

Tiếng Hy Lạp thì có khả năng hơn, bởi đó là ngôn ngữ chung của Đế chế La Mã và được sử dụng bởi các công chức dân sự. Ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp cũng thống trị ở một vài thành phố thuộc Decapolis, chủ yếu tập trung ở Jordan.

Vì thế, Jesus có lẽ đã biết tiếng Hi Lạp, dù xác suất cho thấy ông có thể không nhuần nhuyễn thứ ngôn ngữ này, ông Katz cho biết.

Không có bằng chứng rõ ràng rằng Jesus có thể viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, Tiến sỹ Brock của ĐH Oxford nói.

Phúc âm của Thánh John có nói Chúa Jesus đã từng viết lên bụi, nhưng đó chỉ là một cách giải thích. Và chúng ta không biết thứ ngôn ngữ đó là gì.

Chúa Jesus thậm chí có thể đã vẽ hơn là viết, ông Brock nói.

Chúng tôi xin ghi chú thêm:

Kinh thánh nguyên bản được viết bởi 3 ngôn ngữ sau:
1. Tiếng Hebrew: Hầu hết các sách trong phần Cựu Ước bằng tiếng Hebrew, là một ngôn ngữ rất phong phú, giàu hình ảnh của người Do Thái thời bấy giờ nên rất thích hợp cho việc ghi chép các thể loại luật pháp,văn thơ, lịch sử của Kinh Thánh. Ngôn ngữ Hebrew được xem là ngôn ngữ cổ xưa từ 1.450 năm trước công nguyên và được bảo tồn cho đến ngày nay.

2. Tiếng Aramaic: Chỉ có một phần nhỏ trong Cựu Ước được viết bằng tiếng Aramaic, là ngôn ngữ của người Medo-Persian. Lý do là kể từ năm 586 B.C, thành Jerusalem bị phá hủy bởi quân đội của vua Babylon là Nebuchadnezzar, dân Do Thái bị bắt đem qua Babylon, sau đó họ tiếp tục sống trong đế quốc Medo-Persian, tại đây họ bắt đầu nói tiếng Aramaic. Tiếng Aramaic là ngôn ngữ rất thông dụng trong thời đó, ảnh hưởng trên một vùng rộng lớn thuộc đế quốc Medo-Persian,  và ngay trong thời của Chúa Jesus, người Do Thái cũng nói với nhau bằng tiếng Aramaic.

3. Tiếng Hy lạp (Greek): Toàn bộ các sách trong phần Tân Ước đều được viết bằng tiếng Hy lạp. Sự chinh phục của đế quốc Hy lạp khởi đầu với Alexandre khiến cho ngôn ngữ  Hy lạp có ảnh hưởng mạnh mẽ trên lĩnh vực văn chương trong đời sống của các dân tộc vùng Trung đông. Ngôn ngữ Hy lạp rất phong phú, được xem là ngôn ngữ bác học và rất thích hợp để biên chép Kinh Thánh Tân Ước.

Toàn bộ Cựu Ước được trước tác từ khoảng 1400 B.C đến 400 B.C.

Toàn bộ Tân Ước được trước tác từ khoảng 45 A.D. đến 95 A.D.

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.