Tình cờ tôi đọc được một bài viết đăng trên Baomoi.com với tựa : “Đề xuất xem lại khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”: Nhìn Mỹ, nghĩ đến ta. Tác giả Hiếu Minh, một phụ huynh có con học ở các lớp Elementery and Middle School tiểu bang Virginia đã làm một so sánh hai nền giáo dục, và hai cái học của Việt Nam và Mỹ như:
Việt Nam: “Tiên học lễ, hậu học văn”
Mỹ : “Learn, Give and Thrive” Học, cống hiến và thành đạt.
Tác giả so sánh từ cái chuẩn (American Standard) như ổ cắm điện, vòi nước, bãi đậu xe, phòng ăn, phòng học, phòng thay đồ, sân chơi, bài học, homework, sách giáo khoa… đến những cái không chuẩn như các bài dạy Bắc và Nam khác biệt, đồng phục, khẩu hiệu, mỗi thầy cô dạy theo dàn bài khác nhau, sách giáo khoa không chuẩn … sau đó phụ huynh này còn có những ý kiến cá nhân riêng: “Motto (Phương châm hay khẩu hiệu) các trường và nền giáo dục đa dạng của Hoa Kỳ có được là do Bộ Giáo dục không có vai trò hướng dẫn chi tiết như đồng phục, sách giáo khoa hay kể cả khẩu hiệu treo trước cổng.
Cho tới thời điểm hiện nay thì nền giáo dục này vẫn được coi là tiên tiến trên thế giới bởi mỗi học trò, mỗi thầy, mỗi cô đều mang riêng cho mình một motto trong cuộc sống.
Đồng phục tới trường, đồng phục trong khẩu hiệu "Tiên học lễ" phải nghĩ lại nếu muốn hội nhập. Sự sáng tạo sẽ bị bóp nghẹt bởi câu nệ hình thức. Như dịch giả Dương Tường nói, học làm người có nhiều cách.
Sự sáng tạo của thầy, trò, gia đình và xã hội sẽ làm nên nền giáo dục thương hiệu quốc tế.”
Cách đây rất nhiều năm, làn sống tự do cá nhân đã xâm nhập vào Hoa kỳ như thổi một luồng hơi vào tạo thêm sức sống mới cho một quốc gia chỉ có hơn 200 năm văn hiến này nhưng là một quốc gia được cọi trọng trên thế giới bởi vì nó đứng đầu về sức mạnh quân sự, kinh tế, tự do, dân chủ…một quộc gia được học hỏi và bắt chước cũng nhiều nhất về nhân quyền, tiên tiến…, và là quốc gia cũng bị nhiều thị phi trên thế giới.
Còn Việt Nam với 4000 năm văn hiến sau biến cố tháng tư đen 1975 miền nam tự do dân chủ bị khai tử, đất nước thống nhất nhưng bị nhấn chìm và đẩy vào cái hố Xã hội chủ nghĩa với tư tưởng bệnh hoạn, diệt chủng của Karl Marx-Lenin và Hồ Chí Minh. Một xã hội dối trời, lừa dân, hình thức, tham nhũng, bệnh thành tích, và phi dân chủ… đã đẩy Việt nam vào một khúc quanh suốt mười mấy năm. Chủ trương đổi mới đã giúp Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy chung của nhân loại và các quốc gia khác, đưa đất nước từ một nền kinh tế nghèo nàn đến một trong những nước có tăng trưởng kinh tế cao nhất châu Á. Tiến trình hội nhập được cụ thể hóa qua việc Việt Nam trở nên thành viên của khối ASEAN, tham gia APEC, gia nhập WTO. Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế và thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn nước ngoài. Xã hội ngày càng trở nên năng động, sáng tạo và nhìn chung có vẻ giàu có hơn. Nhưng tình hình gần đây cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang mất định hướng, thiếu tính bền vững và nhân bản, vì đổi mới kinh tế không song hành đổi mới chính trị, độc Đảng, tham nhũng và dòng họ trị hoành hành, cũng như tăng trưởng kinh tế không nối kết với phát triển xã hội và phát triển con người toàn diện.
Nếu như “Nhìn Mỹ, nghĩ đến ta” chúng ta thấy rõ sự khác nhau giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là:
Đa Đảng khác với độc Đảng
Dân chủ khác với độc tài, dòng họ trị
Đất nước tam quyền phân lập khác với Độc Đảng chuyên chính vô sản
Tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng khác với phi dân chủ, không có quyền tự do ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng.
Một nước tiên tiến khác với lạc hậu “đỉnh cao trí tuệ”
Cách đây vài năm, tôi đưa các con đi học còn xót xa chua chát cho cái gọi là tự do của nước Mỹ lan tràn đến cả trường học. Học sinh Middle school, high school ăn mặc lố lăng, hở rún, hở nách, quần áo thì te tua, xệ lồi cả mông đít, tóc highlight nhiều màu, tai đeo năm ba bông tai, sâm mình; trong trường thì ôm ấp, hun hít loạn xạ… nhưng năm nay thì trật tự đã lập lại mọi thứ đã rõ ràng có thay đổi và lịch sự của người học sinh lập lại: không tóc tai không được nhiều màu, nhiều bông tai, không ăn mặc hở hang, không ôm ấp, hun hít trong khuôn viên nhà trường… có lẽ tiếng nói và lá phiếu của gia đình, xã hội đã đến tay các vị dân cử, nên thấy sai và quá đà tự do nên sửa để câu nói “Learn, Give and Thrive – Học, cống hiến và thành đạt" nó hình thành quá rõ nét từ việc học lễ trước.
Nhớ lại miền Nam Việt Nam trước 1975, dù trong chiến tranh nhưng đây là một xã hội tự do, dân chủ đặc thù Việt Nam với đội ngũ “sĩ, nông, công thương” nền tảng vững chắc; một nền giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” mà các nước Đại Hàn, Nhật Bản, Hongkong, Singapore… ngày ấy còn khen . Vì học lễ sau học chữ nghĩa nên đi đâu chúng ta cũng thấy cữ chỉ lễ phép, giúp đỡ mọi người ở kháp nơi như: dẫn người già, trẻ em qua đường; nhường ghế trên xe buýt cho người già, phụ nữ mang thai; ngã mũ chào đám tang đi qua, kính trên nhường dưới…
Còn Việt Nam ngày này thì sao?
Nếu nhìn Mỹ, mà nghĩ đến ta thì phải nghĩ cái gì đã bó buộc dân trí, công bằng và sự phát triển của xã hội ?
Theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Cảnh sát về ảnh hưởng của tham nhũng đến công chúng, ba cơ quan và tổ chức dẫn đầu là: Công an, Giáo dục, Cán bộ, công chức. Các cơ quan này trực thuộc và bao cấp bởi Đảng cộng sản Việt Nam mà Đảng ta “trăm tay, nghìn mắt” ai dám chống Đảng và chống tham nhũng mà theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói:
“Chống ngoại xâm đã khó, chống nội xâm còn khó hơn vì là ta đánh vào ta” hay như Đỗ Mười từng ngang nhiên tuyên bố: “Chống tham nhũng là chống Đảng!”
Cũng theo khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố năm 2010 thì Việt Nam được 2.7 trên 10 điểm và tới 2014 lên được 3.1 (những nước có điểm số dưới 5 bị coi là có tình trạng tham nhũng cao). Chúng ta không vơ đũa cả nắm nhưng chế độ đã sản sinh những con người như vậy…
Những chuyện đau lòng và không mấy tử tế gần đây cho chúng ta cái nhìn rõ không quá thiển cận về “Tiên học lễ, hậu học văn” mà Đảng đã méo mó sản sinh những ông quan to ở Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, đỉnh cao trí tuệ mà thấy thương cho người dân chỉ biết cầm áp phích nói lên tiếng nói thấp cổ bé miệng của mình và biểu tình trong ôn hòa:
“Miền trung đang chìm ngập trong cơn lũ ? 4 ông bà lãnh đạo đang ở đâu ?
Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Xuân Phúc
Trần Đại Quang\ Nguyễn Thị Kim Ngân”
“Đừng vì quyền lực làm điêu tàn đất nước”
“Đừng vì quyền lợi gây hại cho dân nghèo”
“Chỉ có súc vật mới quay lưng trước nỗi đau đồng loại để chăm chút cho bộ lông diêm dúa của mình" (Kark Mark) còn Đảng ta thì sao ?”
“Muốn làm nô lệ, học tiếng tàu…
Muốn làm giàu, học tiếng Mỹ!”
Để chống tham nhũng hiệu quả hãy học tập như các dân biểu trẻ tại HongKong là phải dám đa đảng, “Refucking Shina” (xin lỗi tôi chỉ lập lại lời nói của các bạn dân cử tuyên thệ nhậm chức) , hay dẹp tham nhũng quả quyết như tổng thống Rodrigo Duterte thẳng tay dẹp ma túy ở Philippine không khoan nhượng… vì tham nhũng trong Đảng ta với dây mơ rễ má bám sâu xuyên suốt 42 năm làm hại nước hại dân đã quá lâu nên sự kiên quyết là điều tất yếu để nó không hoành hành bá đạo nữa.
(còn tiếp)
Views: 0