Mới đây người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra chỉ thị: “Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành. Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy. Cần thực hiện nghiêm việc này. Chính phủ cần làm gương, từng thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng.”
Thoạt nghe như văn phong, tiến bộ và lương thiện biết bao trong lời nói và việc làm của người điều hành đất nước, nhưng cái văn hóa, lễ, nghĩa đó như có ý nghĩa hàm chứa sự chua chát, khổ đau của một dân tộc suốt 41 năm chỉ nghe nói mà không làm …mọi người trên FB rỉ tai nhau:
– Tết nhất đến nơi, chúc tết là điều đáng làm sao lại bảo không chúc Tết. Hay lãnh đạo có tật giật mình? Coi bộ khái niệm "chúc Tết" của lãnh đạo có ẩn ý gì chăng?
– Chỉ giỏi ba cái trò khôn vặt, lãnh đạo suốt đời nói dối nên giờ nói cái quái gì ra dân nó cũng thấy… mắc cười!
– Tết này anh em mất mùa nặng rồi (anh em đây là ý chỉ những người làm đầy tớ nhân dân).
Gần đây hơn, lãnh đạo Việt Nam quyết định để quốc tang tưởng nhớ cựu chủ tịch Cuba Fidel Castro vào ngày 4/12/2016…Không biết cái lễ, cái văn của Việt Nam ta là quốc tang để ghi nhớ một người anh em quốc tế cộng sản ông đã nói nhưng không bao giờ làm nổi:
“Tất cả chúng ta rồi cũng sẽ chết, nhưng những lý tưởng của người cộng sản Cuba sẽ còn mãi như một minh chứng trên thế giới này về việc: nếu người ta chăm chút những lý tưởng đó bằng nhiệt tình và phẩm giá, chúng sẽ tạo ra những của cải vật chất và văn hóa mà con người cần, và chúng ta cần đấu tranh không khoan nhượng để đạt được những lý tưởng đó”.
Fidel Castro không chết vì bị xử bắn, không chết vì bị tra tấn như hàng ngàn ngàn tù nhân Cuba chết sau những trận đòn hỏi cung vô cùng tàn nhẫn theo báo cáo của Human Rights Watch hay Freedom House mà chỉ chết già sau 57 năm sống trên giàu sang nhung lụa và cai trị quốc gia đảo này bằng nhà tù và sân bắn.
Trong khi đó hàng ngàn ngàn người dân Cuba đang định cư tại Miami xuống đường vui mừng trước tin tức lãnh tụ độc tài Cuba Fidel Castro qua đời. Họ có lý do, tuy nhiên, nếu bình tâm đọc lại nửa thế kỷ lịch sử đầy máu, nước mắt, hy sinh và chịu đựng của các thế hệ Cuba 1959, họ sẽ lấy làm hối tiếc hơn là hả dạ, vui mừng.
Fidel Castro dù bao nhiêu tuổi cũng nên sống để một ngày trả lời trước lịch sử Cuba về cái chết của ít nhất 33 ngàn người dân Cuba mà chính y có trách nhiệm ra lịnh tử hình. Nhiều tài liệu cho rằng con số người bị giết lên đến cả trăm ngàn.
Chỉ sáu tháng đầu năm 1959, đoàn quân dưới quyền của Castro đã xử tử 550 người Cuba chỉ vì bị gán ghép tội “chống đối chính quyền cách mạng” hay đã từng "phục vụ trong chế độ Fulgencio Batista".
"Cuba Archive", một dự án phi lợi nhuận phục vụ nhân quyền tại Cuba đã tổng kết được danh sách của 8.200 người bị mất tích dưới chế độ Castro và dự án này hiện đang tiếp tục được tổng kết; dựa theo các báo cáo của lực lượng tuần dương Mỹ đã ước lượng số người dân Cuba chết trên đường vượt biển là 77 ngàn.
Fidel Castro cũng như Kim Nhật Thành của Triều Tiên, người có công đã đưa đất nước Cuba từ một nền kinh tế ổn định trong giai đoạn 1959 trở thành một trong những quốc gia nghèo nàn và chậm tiến nhất.
Nhìn Cuba mà nhớ tới Việt Nam ta, văn hóa của bọn độc tài, độc Đảng, lễ giáo của bọn chúng sao mà giống nhau đến lạnh lùng. Cũng ca ngợi, bợ đít và tôn sùng lãnh tụ cho dù tội ác của chúng đối với dân, với nước có thể không thể kể hết, không bao giờ đếm xuể…
Xác người chết trôi nổi do bão lut, xả lũ đúng qui trình ở miền trung sao không ai thương khóc, để tang, mà đi để tang cho một nhà độc tài.
Vũng Án, hiểm hoa Fomosa cá chết và gây ô nhiễm môi trường sao không kêu gào khóc lóc, mà khóc than cho một cái xác tanh hôi mùi máu đồng loại.
Biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đất đai biên giới giáp Trung Quốc bị mất sao không tìm cách lấy lấy lại mà lo đi lo tâng bốc một tên ngoại lai cộng sản.
Có lẽ chúng ta cảm nhận một thực tế đau thương rằng một thời đại tử tế sẽ có con người tử tế; một nền chính trị tử tế, sẽ có nền giáo dục tử tế, nền văn hóa tử tế, và nền kinh tế không ẩn chứa những đồng tiền bẩn thỉu và không tử tế. Ngược lại, một thời đại độc tài, vô luân, nó được bắt nguồn từ nền chính trị của những tên độc tài, vô luân, kéo theo hệ lụy là nền giáo dục lường gạt, bợ đỡ, vô luân và một nền kinh tế bẩn thỉu, vô luân .
Không thể nói khác đi Việt Nam chúng ta hiện tại, dù có soi trên mọi góc độ nào đi nữa, thì vẫn thấy rằng người Việt Nam thật đau khổ, thê thảm vì đang gồng mình đi qua một thời đại nghèo đói, vô luân. Sự vô luân thành định luật đã lan tỏa trong không khí, bốc lên thành mùi xú uế và thỉnh thoảng nó hiện nguyên hình dưới lá cờ máu mà Hồ Quang (Tên tàu của Hồ Chí Minh) đem từ Phúc Kiến Trung Quốc về Việt Nam.
Xin mượn lời bài hát “Chúng đi buôn” của Phan Văn Hưng để chia sẻ với tác giả và mọi người những gì mà đất nước và con người Việt Nam đang thao thức, trăn trở chờ đợi…
Chúng đi buôn, buôn tước buôn quyền,
Chúng đi buôn cho nước đảo điên,
Chúng đi buôn, buôn núi buôn non,
Buôn tủi hờn, buôn cả giang sơn.
Chúng đi buôn, buôn sắc buôn sầu,
Chúng đi buôn nuớc mắt lòng đau,
Chúng đi buôn, thân xác xanh xao,
Buôn đời mình, buôn cả thâm sâu.
Chúng đi buôn, buôn bến buôn bờ,
Chúng đi buôn ánh mắt trẻ thơ,
Chúng đi buôn tiếng khóc đơn sơ,
Cho đời càng gian khổ cam go.
Rồi một mai em lên non cao,
Trông về xa núi rác ngập sầu,
Những thành phố chen chúc bụi nâu,
Nơi kiếp người tranh thủ miếng đau,
Và lòng em se trong xôn xao,
Tim thật chân vỡ lên nghẹn ngào,
Kẻ cùng khổ trong kiếp khổ lao,
Cũng chính là những người đồng bào.
Chúng ăn vuông, ăn méo ăn tròn,
Chúng ăn to, ăn bé cỏn con,
Chúng ăn trên, ăn dưới ăn ngang,
Cho mặc người, ai thở ai than,
Chúng đi buôn giấy phép văn bằng,
Chúng đi buôn công lý (với) lòng nhân,
Chúng đi buôn, buôn nghĩa buôn danh,
Buôn sự thật, buôn cả lương tâm.
Rồi một mai em lên non cao,
Trông về xa núi rác ngập sầu,
Những thành phố chen chúc bụi nâu,
Nơi kiếp người tranh thủ miếng đau,
Và lòng em se trong xôn xao,
Tim thật chân vỡ lên nghẹn ngào,
Kẻ cùng khổ trong kiếp khổ lao,
Cũng chính là những người đồng bào.
Chúng ăn chơi xương máu đồng loại,
Chúng chơi vui trên kiếp nghèo đói,
Chúng chơi sang, chơi xấu chơi oai,
Chơi như đời không còn ngày mai,
Chúng đi buôn chia chác sang giầu,
Chúng đi buôn lừa dối gạt nhau,
Chúng đi buôn cho mắt thêm sâu,
Nỗi khổ này sẽ còn bao lâu?
Cali ngày 29 tháng 11 năm 2016
Biết Văn
Views: 0