Uncategorized

Thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô

Thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô là bức ”bí ẩn nhất trong các thư của thánh Phaolô”, và tác giả J. F. Collange đã nghiên cứu bí ẩn này qua luận án xuất bản tại Cambridge năm 1972 tựa đề: ”Các bí ẩn của thư thứ II gửi tín hữu Côrintô. Nghiên cứu chú giải các văn bản 2,14-7,4” (Enigmes de la deuxième lettre aux Corinthines. Etude exégétique de 2 Cor 2,14-7,4).

 

Thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô là bức ”bí ẩn nhất trong các thư của thánh Phaolô”, và tác giả J. F. Collange đã nghiên cứu bí ẩn này qua luận án xuất bản tại Cambridge năm 1972 tựa đề: ”Các bí ẩn của thư thứ II gửi tín hữu Côrintô. Nghiên cứu chú giải các văn bản 2,14-7,4” (Enigmes de la deuxième lettre aux Corinthines. Etude exégétique de 2 Cor 2,14-7,4).

 

Thật ra bức thư này đặt ra cho người đọc khá nhiều câu hỏi không dễ trả lời. Tình hình giáo đoàn Côrintô đã thay đổi khác trước hay sao? Và đâu là các yếu tố đã tạo ra các thay đổi này? Các kẻ thù ngḥch thánh Phaolô là ai, bởi vì thánh Phaolô cực lực tranh luận với họ với giọng văn gay gắt và có mầu sắc biện giáo? Bên cạnh các vấn nạn liên quan tới nội dung còn có các vấn đề liên quan tới h́nh thái nữa. Thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô là một thư duy nhất hay gồm hai ba bức thư gộp lại với nhau?

Để trả lời cho các vấn nạn kể trên giới học giả Kinh Thánh Tân Ước đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau. Tuy xảy ra cảnh ”lắm thầy rầy ma”, nhưng giả thuyết nào cuơng có ít nhiều lý lẽ của nó. Có giả thuyết cực đoan, có giả thuyết hòa hoãn, nhưng cũng có giả thuyết ba phải. Người đọc hoàn toàn tự do lựa chọn. Và phải công nhận rằng cho tới nay chưa có giả thuyết nào trả lời cho các vấn nạn nói trên có thể làm hài lòng hết mọi người. Nhưng tình trạng này không được khiến cho chúng ta có thái độ khước từ tất cả hay chấp nhận tất cả, mà phải luôn nhớ rằng các giải pháp giới học giả đề ngḥ chỉ là giả thuyết, có điểm đúng và có điểm không đúng.

Trước hết là vấn đề tình hình cộng đoàn Côrintô thay đổi. Sách Công Vụ Tông Đồ hoàn toàn im lặng không đề cập gì tới các biến cố xảy ra tại Côrintô đã khiến cho thánh Phaolô phải viết bức thư thứ II cho tín hữu cộng đoàn. Chúng ta cũng không có tài liệu nào khác giúp xác định các thay đổi này. Do đó chỉ có thể dựa trên nội dung của chính bức thư để dựng lại các biến cố đó. Và bức thư đề cập tới nhương biến cố sau đây: thứ nhất là một chuyến viếng thăm cộng đoàn này đã khiến cho thánh nhân vô cùng phiền muộn; thứ hai là một câu chuyện xảy ra có tầm hưởng ngày càng lớn mạnh gây đổ vỡ cho tương quan giữa thánh nhân và tín hữ cộng đoàn; thứ ba, đây là một bức thư mà thánh nhân đã phải viết cho tín hữu cộng đoàn trong khổ đau và nước mắt; thứ bốn, chương tŕnh một chuyến viếng thăm mục vụ cộng đoàn lần thứ ba; thứ năm, công tác hòa giải qua trung gian của Tito đi đi về về giươa Côrintô, Êphêxô và Macedonia; thứ sáu, đây là một biến cố thê thảm mà thánh nhân đã phải sống tại Tiểu Á và các âu lo của ngài; thứ bẩy, những người thù nghịch thánh nhân trong cộng đoàn Côrintô dần dần chà đạp uy tin tông đồ của thánh nhân; và thứ tám là các biến cố liên quan tới cuộc quyên góp tài chánh cho tín hữu nghèo túng của giáo đoàn mẹ tại Giêrusalem. Rất tiếc là chúng ta không có trong tay các dữ kiện cho phép xác đ̣nh thứ tự thời gian các biến cố xảy ra. Chính vì thế chỉ có thể dựng lại khung cảnh lịch sử bối cảnh của thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô theo kiểu dự phóng.

Chúng ta cũng không biết bức thư thứ I đã có các âm hưởng nào trên tín hữu cộng đoàn. Có điều chắc chắn là các vấn đề được thánh Phaolo đề cập tới trong thư thứ I không thấy lập lại trong thư thứ II. Cũng không thấy các dấu vết của cuộc khủng hoảng có sắc thái ngộ đạo gây ra biết bao xáo trộn cho tín hữu như được đề cập tới trong thư thứ I. Người đọc cuơng không biết kết qủa chuyến viếng thăm của Timôtêô do chính thánh Phaolô gửi tới thăm tín hữu Côrintô thay ngài (1 Cr 4,17; 16,10-11). Chỉ biết rằng Timôtêô đã trở lại Êphêxô và được thánh Phaolô kể tên như là người cùng ngài gửi bức thư thứ II này tới cho tín hữu (2 Cr 1,1).

Theo những gì nói trong chương 16, là chương cuối cùng thư thứ I gửi giáo đoàn Côrintô chúng ta biết thánh Phaolô dự định sau lễ Ngũ Tuần sẽ tới viếng thăm giáo đoàn Côrintô qua ngã Macedonia và sẽ dừng lại Côrintô một thời gian lâu để kết thúc cuộc lạc quyên rồi sau đó mới sang Giudea (16,5-9), đem theo tiền trợ giúp giáo đoàn mẹ. Nhưng sau đó thánh nhân đã phải đổi chương trình và có lẽ qua trung gian của Titô, báo cho tín hữu biết rằng ngài sẽ đi thẳng tới Côrintô, sau đó mới sang Macedonia rồi lại trở về Côrintô trước khi sang Palestina. Như thế tín hữu Côrintô sẽ có dịp tiếp đón Ngài hai lần (2 Cr 1,15-16). Và thật ra thánh Phaolô đã tới viếng thăm giáo đoàn Côrintô. Nhưng cuộc gặp gỡ giữa thánh nhân và tín hữu đã rất nặng nề như trình thuật trong văn bản 1,23-2,1. Chính vì thế thánh Phaolô trở về Êphêxo mà không trở lại viếng thăm cộng đoàn Crintô lần thứ hai như đã hứa. Và tín hữu Côrintô đổ lỗi cho thánh Phaolô là giả dối, không thành thật (1,17). Tuy không trở lại thăm tín hữu nhưng thánh Phaolô đã viết cho họ một bức thư trong khổ đau và nước mắt, lòng tràn đầy âu lo (2,4). Chắc hẳn thánh nhân đã giao cho Titô nhiệm vụ đem thư tới cho tín hữu Côrintô. Thật ra đã xảy ra một việc vô cùng nghiêm trọng tại Côrintô. Hơn là chuyện xúc phạm tới cá nhân của thánh Phaolô hay một cộng sự viên của ngài, đây là việc phản đối quyền tông đồ của thánh nhân. Có thể tóm tắt đầu đuôi câu chuyện như thế này. Có một người đã vu khống thánh Phaolô, gieo nghi ngờ giữa các tín hữu khiến cho tương quan của tín hữu cộng đoàn Côrintô với thánh Phaolô ḅ sứt mẻ. Chắn chắn người đó không phải là một tín hữu của cộng đoàn Côrintô (x. 7,11), mà là một thừa sai lưu động từ Êphêxô tới. Bức thư thánh Phaolô viết cho tín hữu và giao cho Titô đem tới cho họ đã có kết qủa tốt. Titô từ Côrintô trở về gặp thánh Phaolô ở Macedonia và cho ngài biết là tín hữu cộng đoàn đã trừng phạt người đã phản đối quyền tông đồ của thánh nhân và bênh vực thánh nhân (7,6-16). Thánh Phaolô đã rất vui mừng, vì thấy tín hữu không để bị đánh lừa nhẹ dạ nghe theo các lời vu khống của người anh em này. Chính thánh nhân xin họ đừng qúa khắt khe với vị thừa sai lưu động đó, trái lại hãy tha thứ, an ủi và yêu thương để đừng dồn người ấy vào chỗ thất vọng thấy ḿnh bị cộng đoàn tẩy chay khai trừ. Sau cùng thánh Phaolô cho tín hữu biết những gian lao khó nhọc và khổ đau bắt bớ ngài và các cộng sự viên đã phải gánh chịu bên Tiểu Á, đặc biệt là lần bị mưu sát. Cứ như sức loài người thì không thể nào chịu đựng nổi, nhưng có Chúa ra tay cứu giúp nên thánh nhân đã thoát chết (1,8-11). Và ngài hoàn toàn tín thác nơi quyền năng của Chúa là Đấng đã giao phó cho ngài sứ mệnh loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân. Chính sự che chở đó của Chúa đã khiến cho thánh nhân và các cộng sự viên được an ủi trong khi đợi chờ Titô đem tin tức của cộng đoàn về. Trong những ngày khắc khoải đợi chờ ấy, trước hết tại Troade rồi tại Macedonia, thánh nhân đã bồi hồi lo lắng, đứng ngồi không yên (2,13-13; 7,5). Nhưng tại Macedonia sau khi gặp Titô và biết tin tức cộng đoàn như trên thánh nhân nói giờ đây ngài có thể vui mừng an tâm (7,16), vì biết rằng tình hình cẳng thẳng đã lắng dịu, các hiểu lầm được đánh tan và tín hữu Côrintô vẫn một mực rất kính yêu ngài và nóng lòng đợi chờ ngài trở lại viếng thăm họ. Chính vì thế nên thánh Phaolô nâng lời cảm tạ Thiên Chúa là suối nguồn mọi ủi an, là Đấng đã an ủi thánh nhân và mọi tín hữu trong cơn gian nan khốn khó, để họ cũng ủi an kẻ khác như vậy (1,3-7). Đó là bối cảnh lịch sử thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô, đồng thời cũng là nội dung của thư.

 

ĐỀ TÀI 102

 

AI LÀ NHỮNG KẺ ĐỐI NGHỊCH  MÀ THÁNH PHAOLÔ NÓI TỚI TRONG THƯ THỨ II GỬI GIÁO ĐOÀN CÔRINTÔ?

 

Trong các chương 2,14-7,4 và 10,1-13,10 thánh Phaolô tố cáo sự hiện diện của những người chống đối thánh nhân trong cộng đoàn Côrintô. Họ cạnh tranh với ngài và thành công trong việc lôi kéo các tín hữu theo họ chống lại thánh nhân, bằng cách xúi bẩy tín hữu khước từ thánh nhân là người cha tinh thần đã sinh ra họ trong lòng tin. Nhương kẻ chống đối ganh tị đó là ai vậy? Văn bản 2,14-7,4 cho thấy gương mặt họ có các sắc thái sau đây. Thứ nhất, họ viện cớ có thư giới thiệu, của ai thì không biết, và tự coi như là nhương người có đủ ”danh chính ngôn thuận” (3,1) để rao giảng Tin Mừng. Thứ hai, họ là các thừa sai rao giảng lưu động phổ biến Tin Mừng của Chúa Giêsu, mà thánh Phaolô so sánh với những triết gia lưu động thời đó phổ biến triết thuyết với mục đích trục lợi có tính cách cá nhân chủ nghĩa (2,17). Họ khoe khoang tự mãn một cách qúa đáng (5,12), kiêu căng trình diễn các kinh nghiệm xuất thần làm như họ giống ông Môshê có gương mặt được vinh quang rạng ngời của Thiên Chúa biến đổi (3,7-11). Thứ ba, họ hay tham chiếu truyền thống tôn giáo của Kinh Thánh Cựu Ước, đăc biệt là luật Thiên Chúa viết cho con người (grammá) (3,4-18).

Các chương 10-13 cũng trình bầy một số nét đặc thù diễn tả gương mặt của họ. Theo đó họ là người do thái, con cháu tổ phụ Abraham. Đây là hai dữ kiện mà họ nâng lên làm tước hiệu (11,12). Thế rồi họ tự xưng là ”các tôi tớ của Đức Kitô” (11,23) hay ”các tông đồ của Đức Kitô” (11,13), là ”thợ” trong cánh đồng truyền giáo kitô. Họ đã len lỏi vào giáo đoàn Côrintô và khuấy động tình hình tại đây bằng cách nêu vấn nạn liên quan tới tính cách hợp pháp (dokimê ay hikanótês) của người rao giảng Tin Mừng hay của tông đồ của Đức Giêsu Kitô, tức người sai đi rao giảng. Và họ đưa ra các tiêu chuẩn minh chứng cho tính cách hợp pháp đó (10,12-18). Cụ thể, họ viện dẫn các hiện tượng ngoại thường của Thần Khí (12,1 tt.) và các phép lạ mà họ coi là ”các dấu chỉ đặc biệt của vị tông đồ” (12,12). Dĩ nhiên họ tự coi ḿnh là những người đại diện đích thực của Đức Kitô, và họ công khai phản đối quyền tông đồ của thánh Phaolô. Chính vì thế thánh nhân mới phải tự biện hộ cho chính mình: ”Anh cḥ em hãy nhìn nhận những gì sờ sờ trước mắt. Nếu có ai tự phụ mình thuộc về Đức Kitô, thì hãy nhận thức một lần nữa điều này: họ thuộc về Đức Kitô làm sao, thì chúng tôi cũng vậy.” (10,7-8). ”Phải, tôi nghĩ rằng tôi chẳng thua kém gì các tông đồ siêu đẳng kia” (11,5). Nhân danh địa vị là ”tôi tớ của Đức Kitô” họ để cho cộng đoàn cung phụng họ, trong khi thánh Phaolô đã từ chối quyền đó. Ngài đã tự lực mưu sinh để không trở thành gánh nặng cho các tín hữu. Nhưng thái độ sống này đã khiến cho nhiều người hiểu lầm và chỉ trích thánh nhân (11,7-13; 12,13-18).

Các nét giống nhau trong gương mặt của hai bức truyền thần tŕnh bầy những người chống đối thánh Phaolô trên đây cho phép chúng ta khẳng định rằng họ thuộc cùng một nhóm. Tham chiếu truyền thống do thái giáo, khoe khoang đặc sủng xuất thần và làm được phép lạ, hoạt động truyền giáo trong môi trường ngoại giáo: đó là ba nét chính yếu trong cuộc sống của nhóm người thù nghịch thánh Phaolô. Giới học giả Kinh Thánh Tân Ước đưa ra nhiều giả thuyết để xác định nguồn gốc văn hóa của họ. Có người cho rằng họ thuộc phong trào ngộ đạo. Nếu qủa thế, thì cuộc khủng hoảng của cộng đoàn Côrintô cuơng tương tự như cuộc khủng hoảng đã được đề cập tới trong thư thứ I. Tuy nhiên thư thứ II gửi giáo đoàn Côrintô không nhắc tới các tín hữu duy linh, cĩng như các phe nhóm khác nhau trong cộng đoàn, hay khuynh hướng buông thả tự do tối đa, hoặc khuynh hhướng tiết dục, sống như thiên thần. Cũng không thấy nhắc tới khuynh hướng kiếm tìm sự khôn ngoan tôn giáo bí truyền dành cho nhương người ưu tú, hay việc khước từ sự sống lại của thân xác con người, khinh rẻ bữa ăn chiều gắn liền với việc cử hành bí tích Thánh Thể và khuynh hướng coi các bí tích như là các lễ nghi ảo thuật. Tất cả các lý chứng kể trên khiến cho các học giả đồng thanh định nghĩa các kẻ thù nghịch thánh Phaolô ở đây là các tín hữu kitô gốc do thái. Nhưng sự đồng ý của các học giả cũng chấm dứt nơi đây, bởi v́ có một vài học giả cho rằng nhương người này thuộc kitô giáo do thái Palestina, có ít nhiều liên hệ với cộng đoàn kitô Giêrusalem, thực sự được phép rao giảng Tin Mừng hay tự coi là được các tông đồ, là những người đã từng là môn đệ của Chúa Giêsu và hiện đang lãnh đạo cộng đoàn kitô Giêrusalem, cho phép làm việc này. Có học giả khác lại nghĩ rằng họ thuộc kitô giáo do thái sống trong môi trường hy lạp. Học giả D. Giorgi thì cho rằng các người chống đối thánh Phaolô thuộc phong trào truyền giáo rộng lớn của thời giáo hội khai sinh, có liên hệ với nguồn gốc rao giảng Tin Mừng tại đất Palestina. Họ thuộc cánh hoạt động quảng cáo cho Kitô giáo mạnh mẽ tới không ngần ngại dùng cả khoa biện giáo do thái để mở lối tiến vào thế giới ngoại giáo. Nghĩa là họ viện dẫn gia tài do thái giáo vinh quang của chủ thuyết độc thần và lề luật của Chúa được ghi khắc trên bảng đá. Trong môi trường ngoại giáo suy đồi của thời đó, sự trổi vượt của do thái giáo là một sự thật qúa hiển nhiên. Do đó các thừa sai kitô do thái thuộc phong trào này tự giới thiệu ḿnh dưới lớp áo của các gương mặt tôn giáo đặc biệt, có khả năng thực hiện những chiến công và các phép lạ cả thể, và như thế họ thỏa mãn các nhu cầu chính xác của môi trường hy lạp. Đàng khác, họ không đòi buộc các tín hữu phải tuân giữ tỉ mỉ lề luật Môshê, cũng không áp đặt phép cắt bì. Dĩ nhiên họ là các kitô hữu do thái, nhưng khác với các kitô hữu do thái chính truyền cực đoan mà thánh Phaolô phải đương đầu trong giáo đoàn Galát, bởi vì họ tự do và cởi mở hơn.

Trong giáo đoàn Côrintô các thừa sai kitô do thái này chỉ trích giáo huấn cuơng như chính con người của thánh Phaolô. Họ nghi ngờ chủ trương của thánh Phaolô bênh vực quyền tự do của kitô hữu không phải gốc do thái, khi cho họ được tự do không phải tuân giữ lề luật và các tập tục do thái. Ngoài ra thánh Phaolô còn nhập thể một mẫu thừa sai kitô khác với nhóm thứ hai nói trên. Thánh nhân không phô trương các đặc sủng, cũng không viện dẫn có thư giới thiệu từ giáo quyền của giáo hội này giáo hội nọ. Ngài cũng không đòi cộng đoàn tín hữu phải cung phụng chu cấp cho các nhu cầu vật chất của ḿnh. Lời Ngài rao giảng xây nền trên thần học về thập giá Chúa Kitô, và hướng sự tham dự của tín hữu vào vinh quang của Chúa Kitô phục sinh, vào ngày sau hết, khi Chúa Kitô quang lâm. Chính các khác biệt trên đây đã là những lý do mà các thừa sai kitô do thái nói trên tận dụng và xuyên tạc, để hạ uy tín thánh Phaolô trước mặt tín hữu và lôi kéo các tín hữu theo họ.

Sau các cuộc khủng hoảng như tŕnh thuật trong thư thứ I, các tín hữu Côrintô đang gặp một cuộc khủng hoảng thứ hai do những thừa sai đối ngḥch với thánh Phaolô gây ra. Cuộc khủng hoảng này liên quan tới bản chất tông đồ và cách thế thực hành chức vụ tông đồ. Chẳc hẳn thánh Phaolô đã hay biết cuộc khủng hoảng này một cách trực tiếp hay một cách gián tiếp, qua các tin tức do Tito đem tới sau các chuyến viếng thăm Côrintô (8,6), hay do các tín hữu khác tới thăm thánh nhân kể lại. Và thánh nhân đã phản ứng một cách mạnh mẽ quyết liệt, với tất cả các lý chứng cứng rắn sâu xa, sắp xếp có thứ tự lớp lang. Phaolô là tông đồ của Đức Kitô vì ngài mang trong chính mình các vết thương cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, để cho sự sống của Đức Kitô được tỏ hiện nơi thân xác của ngài và các cộng sự viên (4,10-11). Tuy là người yếu đuối và bị hạ nhục, nhưng không phải vì thế mà công tác phục vụ tông đồ của thánh nhân mất đi vinh quang của nó. Nó còn vinh quang hơn cái vinh quang của ông Môshê, vì đây là công tác phục vụ thần khí (3,7-11). Tương quan giữa bản chất con người thánh nhân và hoạt động tông đồ của ngài được so sánh với một h́nh ảnh cụ thể tuyệt đẹp: ”Kho tàng qúy báu được cất giữ trong các bình đất sét dễ vỡ. Nhưng chính là để cho quyền năng của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi thánh nhân và các thừa sai cộng sư viên của ngài. Vào cuối phần thứ nhất của thư, thánh Phaolô có giọng rất thân thương đối với các tín hữu. Ngài bầy tỏ tin tưởng nơi họ và hãnh diện về họ. Thánh nhân nói tâm hồn ngài tràn ngập niềm vui và nỗi ủi an trong gian truân khốn khó (7,4). Có lẽ thánh Phaolô vẫn còn xác tín rằng có thể giúp tín hữu vượt thắng được chất độc nghi ngờ và lưỡng lự do các thù địch của Ngài gieo vào đầu óc họ.

Tuy nhiên trong phần hai của thư 10,1-13,10, thánh Phaolô đã có giọng điệu cứng rắn chưa từng có, và thẳng tay tấn công các người thù ngḥch ngài, với giọng mai mỉa (11,5; 12,11) và đanh đá. Đặc biệt ngài lột trần mặt nạ của họ mà không hề thương tiếc. Ngài mắng họ là ”tông đồ giả hiệu, là thợ gian trá, đội lốt tông đồ của Đức Kitô. Có gì lạ đâu, chính Satan cuơng đội lốt thiên thần sáng láng. Vậy có gì là khác thường, khi những kẻ phục vụ nó đội lốt người phục vụ sự công chính” (11,13-15). Và thánh Phaolô cuơng có những lời lẽ rất cứng rắn đối với tín hữu. Ngài trách họ để cho các tông đồ giả hiệu phỉnh gạt, áp chế, cấu xé, tước đoạt, đối xử ngạo ngược và tát vào mặt mà cứ thế chịu trận không dám phản ứng (11,4.19-20). Ngài sợ lần thứ ba tới thăm họ, sẽ không thấy họ như ngài mong muốn, và họ cũng sẽ không thấy ngài như họ trông đợi (12,20). Do đó thánh nhân khuyên họ nghiêm chỉnh xét mình và hoán cải lối sống. Nội dung trên đây cho phép chúng ta kết luận rằng hai phần là hai thư khác nhau được nhập làm một.

Đức Ông Linh-Tiến-Khải
 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.