“Ta về đi tuy thánh lễ đã hết Nhưng đời ta là thánh lễ nối dài” Ðó là một bài nhạc khá quen thuộc được hát ở nhà thờ khi tín hữu đổ ra về. Niềm nuối tiếc thánh lễ Hy tế, chúng ta không muốn nguôi tan.
Làm thế nào nối dài đến không dứt, các bạn và tôi muốn có bí quyết ấy không? Thánh Công Ðồng Vaticanô II cung cấp cho ta bí quyết cử hành lễ Hy tế không dứt ấy.
“Người tín hữu nhờ chức tư tế vương giả, cộng tác dâng thánh lễ,
và thi hành chức vụ đó trong việc lãnh nhận các bí tích,
khi cầu nguyện và tạ ơn,
bằng đời sống chứng tá thánh thiện,
bằợng sự từ bỏ,
và bác ái tích cực”.
1. Chức tư tế vương giả ăn rễ vào người tín hữu từ ngày lĩnh nhận bí tích rửa tội.
Người kitô sử dụng chức tư tế vương giả này tự nội tâm, và trong mọi cảnh ngộ đời người, không nhất thiết phải ở nhà thờ mới thờ phượng được Thiên Chúa (Ga 4, 23). Hành sử chức tư thế vương giả là thực hiện được việc câu nguyên liên lỉ.
Công Ðồng Vaticanô II đã ban hành bản văn về chức vụ tư tế vương giả trong hiến chế tín lý về Giáo hội, số 10, từ gần bốn mươi năm qua. Sao bạn và tôi không biết hành sử ? Hay tại các lớp giáo lý không đem ra giảng dạy hoặc trong dịp thánh lễ thiếu sự hướng dẫn?
2. Thực chất cuộc hiến tế thờ phượng Thiên Chúa Cha là chính Ðức Giêsu Cứu Thế.
Ngày nay Người mượn thân xác và linh hồn từng người tín hữu mà nối dài cuộc hiến tế cho Cha Người từng thực hiện trên đồi Gôn-gô-ta xưa. Chính Ðức Giêsu Kitô mới là chủ tế đích thực, còn các tư tế thừa tác chỉ đóng vai phụ thuộc.
Ngôn ngữ hằng ngày không quen phân biệt cho đúng giáo lý, đã đẩy Ðức Kitô ra ngoài vai chủ tế đích thực, biến thừa tác viên thành chánh tế cho long trọng và biến người tín hữu thành những giáo dân, những khán giả ngoan ngoãn đi xem lễ như xem phim chết.
Ðôi khi vị tư tế thừa tác cũng chê trách thái độ “xem lễ”ấ của người giáo dân, nhưng cũng nói có lệ chứ không tha thiết giáo dục rốt ráo, và chẳng chịu nhường chức vụ chủ tế cho chính Chúa Giêsu Cứu Thế. Làm sao tín hữu không xem lễ thụ động, và thanh niên không nhàm chán đến giã từ nhà thờ.
3. Gọi chức tư tế nơi người tín hữu là chức tư tế cộng đồng chung cho mọi tín hữu.
Chức này mới thực là nền tảng cho mọi người tín hữu, ban cho mỗi người Dân thánh thờ phượng Thiên Chúa là Chúa Trời đất, và là Cha các tín hữu. Gọi chức tư tế đó là chức tư tế cộng đồng là để phân biệt với chức tư tế thừa tác. Người thừa tác được Chúa Kitô ủy nhiệm đứng ra làm, chứ không để quần chúng ai cũng tự tiện làm, tự tiện nói năng mất trật tự thờ phượng chốn chung. Dân Thiên Chúa là dân thánh của Thiên Chúa (Thứ Luật 7, 6) nhưng còn trong cõi trần gian cũng cần có trật tự, có tôn ti.
4. Chức vụ tư tế vương giả không phải do Công Ðồng Vaticanô II sáng lập ra. Chức vụỳ đó được thiết lập từ cơ sở trong Kinh thánh. Thư thứ I thánh Phêrô chương 2, câu 9 viết: “Anh em là dòng giống được lựa chọn, hàng tư tế vương giả trong nước thánh thiện, dân được chọn làm sở hữu của Thiên Chúa”.
Sách Khải Huyềợn chương 1 câu 5 và 6 chép:” Ðức Giêsu Kitô Ðấng yêu mến chúng ta và đã cứu thoát ta khỏi các tội lỗi ta trong máu Ngài, và đã làm ta thành một vương quốc tư tế cho Thiên Chúa và là Cha Ngài”.
Không ai được phép truyền chức linh mục, giám mục cho người chưa từng lãnh nhận bí tích rửa tội trước đã.
Trong kỷ nguyên thần học trước đây, người ta quan tâm đề cao chức quyền tư tế thừa tác. Lịch sử Dân Chúa nay đã sang trang. Chúa Thánh Thần soi sáng thánh Công Ðồng Vaticanô II quan tâm đến sự thánh hoá mọi thành phần dân thánh Chúa, dạy triển khai và sử dụng chức tư tế vương giả trong mọi cảnh ngộ cuộc đời, chống mọi sa đọa của nền văn minh sự chết ngày nay. Thời đại nào kim cương nấy.
* “ Máu của Ðức Kitô, Ðấng nhờ Thần khí hằng có mà tiến mình làm hy sinh vô tì tích dâng lên Thiên Chúa, tẩy sạch lương tâm ta khỏi các việc chết để chúng ta phụng sự Thiên Chúa hằng sống (thư Do thái 9, 14)
5. Người tín hữu kitô có tin mình có chức tư tế vương giả không? Mỗi năm tăng được mấy người kitô biết hành sử chức năng tư tế vương giả trong cuộc sống đa dạng hằng ngày của mình? Xem số liệu thăm dò hàng năm.
* Hệ đoàn sủng hỗ trợ được gì cho công cuộc thánh hiến Dân Chúa theo giáo lý tư tế vương giả? Có thể có một đạo quân được thành lập phát huy sức sống mới này?
* Xin cho tôi số liệu linh mục, giám mục tha thiết hỗ trợ việc thánh hoá các linh hồn bằng cách giảng dạy giáo dân sống sử dụng quyền tư tế vương giả để họ biết thờ phượng Chúa liên lỉ! Biết cầu nguyện liên lỉ!
* Phụng vụ theo lối cổ điển chú tâm vào bàn thánh. Phụng vụ mà Chúa Giêsu dạy cho người đàn bà xứ Sa-ma-ri đòi lưu tâm về thờ Chúa tại tâm (Ga 4, 21-24). Thiếu bước thờ phượng tại tâm là mới đi phân nửa con đường về kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh.
“Nhưng đời ta
là thánh lễ nối dài…”
(22.4.2004)
Views: 0