Uncategorized

Tản mạn thần học

Quan hệ giữa linh mục và giáo xứ. Quan hệ hôn phu-hôn thê

 

1.   HÔN NHÂN DỰA TRÊN ĐỨC VÂNG PHỤC.

 

Quan hệ giữa linh mục và giáo xứ. Quan hệ hôn phu-hôn thê

 

1.   HÔN NHÂN DỰA TRÊN ĐỨC VÂNG PHỤC.

 

Ở ngoài đời,người ta gọi những cuộc hôn nhân như vậy,là “cha mẹ đặt đâu,con ngồi đấy”,và không ít trường hợp dẫn tới những bi kịch gia đình,những đổ vỡ không cứu vãn được. Giáo xứ – cộng đoàn giáo dân – không bao giờ được hỏi ý kiến về sự ưng thuận,mà chỉ biết chấp nhận: may mắn thì được một “đức lang quân” “ngpn lành”,biết yêu thương,kinh trọng,dành hết tâm hồn,tâm huyết cho gia đình,cho con cái và đành phải chịu phận bạc hẩm hiu,nếu “vớ” trúng một “anh chồng” kém đức,kém tài,coi gia đình mà Giám Mục gả cho mình như “của nợ”. Ở những trường hợp như vậy, câu của Tú Xương mới thật thích hơp :”Có chồng hờ hững cũng như không”.

 

Thực tế không ít trường hợp như thế. Khi giáo dân được dạy về vâng phục ý Bề Trên như Thánh Ý Chúa,:chẳng những bằng lòng,mà vui lòng nữa”,thì linh mục,những người được huấn luyện về đạo đức,những người tuyên hứa đức vâng phục (khiêm nhường vâng phục) lại tỏ ra miễn cưỡng trước cuộc hôn nhân lắm khi ngoài (thậm chí là ngược) ý muốn. Đức khiêm nhường ở đâu? Đức nghèo khó ở đâu? Lời hứa vâng phục ở đâu?Vậy,linh mục hãy vì Đức vâng phục,mà đón nhận hôn thê của mình. Trong hôn nhân, TÌNH là quý,song chủ ếu vẫn là NGHĨA. Bao nhiêu cuộc hôn nhân tốn không ít giấy mực,đã mau chóng kết thúc bằng ly dị, chỉ vì cái mà họ tưởng là “tình”,thực chất chỉ là đam mê xác thịt, là xúc cảm nhất thời. Họ không có ý niệm nhỏ nhất về cái “nghĩa” và không sống cái nghĩa vợ chồng. Chữ tình cho hôn nhân những động cơ vượt khó,cho ra nhiều sáng tạo,nhưng chính cái nghĩa mới giúp “tát bể đông cũng cạn”.

 

Cuộc tình vì vâng phục, vì “nghĩa”, thường là cuộc tình đẹp và hiệu quả.

 

Trong bối cảnh đó,”tình” sẽ nẩy nở và sự gắn bó sẽ ngày càng khắng khít đậm đà.

 

Nơi đâu có vâng phục và yêu thương,,ở đó có Thiên Chúa. Ubi obedientia et amor,Deus ibi est.

 

2.   NỀN TẢNG THẦN HỌC CỦA QUAN HỆ HÔN NHÂN “LINH MỤC – GIÁO XỨ”

 

Điều nầy thì ai cũng dễ nhận ra trong thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Ephêsô (Eph 5,21 – 33) vẫn thường được đọc trong Thánh Lễ Hôn Nhân:

 

Người làm chồng hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tì ố, không vết nhăn, hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ, trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Sách thánh có lời chép rằng: Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh.

 

Công Đồng Vatican II định nghĩa Giáo Hội như thế nào?

 

Giáo hội là một thực tại phức tạp và rất phong phú; hơn thế nữa, bởi Giáo hội là một mầu nhiệm. Thế nên, nhiều nhà thần học nghĩ rằng tốt hơn hết là nên mô tả Giáo hội theo nhiều phương diện và cách thức khác nhau, xét vì không một công thức định nghĩa nào có sức biễu trình Giáo hội cho đầy đủ hoàn toàn được. Trong truyền thống, các tác giả thường dùng những ẩn dụ rút từ Kinh Thánh, có tính cách gợi ý hơn là định nghĩa….Công đồng Vaticanô II đã dùng trở lại các hình bóng của Kinh Thánh về Giáo hội như: đoàn chiên, ngôi nhà hay gia đình của Thiên Chúa, đền thờ, hiền thê Ðức Kitô, mẹ chúng ta, v.v… nhưng rồi cũng không định nghĩa Giáo hội là gì. Vậy, ít nhất phải dùng đến hai mệnh đề để miêu trình về Giáo hội: một để diễn tả các khía cạnh nhân loại, xã hội, hữu hình… và một để chỉ về các yếu tố siêu nhiên, thần linh, vô hình…(Giáo Hội Học, Hợp Tuyển Thần Hoc số 20&1,Năm thứ 8 – 1998)

 

Kinh Thánh không định nghĩa Giáo hội, nhưng dựa trên  các hình ảnh và ẩn dụ Kinh Thánh, các tác giả đã cố gắng trình tả về Giáo hội. Vậy, Giáo hội được gọi là: “Ítraen của Thiên Chúa,” “Giêrusalem,” “thành trì,” “kiến trúc,” hoặc là “vườn nho” của Thiên Chúa, v.v. Và có nhiều từ ngữ còn sát với ý nghĩa của bản tính Giáo hội hơn nữa, cũng đã được dùng đến, như “dân Thiên Chúa,” “Mẹ chúng ta,” “Nữ trinh,” hay “Hiền thê,” v.v. Qua những cách thức miêu tả Giáo hội như thế, có thể thấy được Giáo hội là gì đối với chúng ta,  hay nói cách khác: chúng ta cần phải làm gì để hiệp thông với Thiên Chúa.

 

Giáo hội là một mầu nhiệm; và đã là một mầu nhiệm, thì không danh từ nào, không công thức nào, có thể định nghĩa cho hoàn toàn đúng được. Dẫu vậy, thể theo ý muốn của Ðức Phaolô VI , công đồng Vaticanô II cũng đã để lại cho chúng ta một vài công thức tương tự như dạng định nghĩa: “Không ai còn có thể do dự được là đã có một ý muốn, một nhu cầu, một bổn phận đòi Giáo hội phải tự định nghĩa về mình một cách xứng hợp hơn” (Diễn văn khai mạc khóa II, ngày 29-9-1963). (cit.)

 

Nhưng dựa vào những yếu tố như : 1). Giáo Hội Như Một Xã Hội   2). Giáo Hội Như Là Hiệp Thông 3). Giáo Hội: Nhiệm Thể Của Ðức Kitô   4). Giáo Hội Như Là Bí Tích   5). Giáo Hội, Dân Thiên Chúa   6). Giáo Hội: Hiện Thân Của Ðức Kitô Và Thần Khí,

 

thì Giáo Xứ là Giáo Hội và Chúa Kitô chính là Vị Hôn Phu của Giáo Xứ. Linh mục – như Alter Christus – Chúa Kitô Thứ Hai – được ủy thác làm “hôn phu” của Giáo Xứ qua bài saai của Đấng Bản Quyền,để chu toàn bổn phận và trách nhiệm của một người làm “chồng”, làm chủ gia đình và làm cha các con cái mình. Cụm từ “CHỒNG – CHA” vì vậy có ý nghĩa đúng đắn hơn là từ “mục tử”, thiên về cai quản hơn. Hiểu được như thế, linh mục sẽ thấy bổn phận của Ngài không chỉ là là chăm sóc,mà còn là nuôi nấng gia đình,con cái. Công tác mục vụ nay chuyển thành trách nhiệm của một người chồng và một người cha,nghĩa là không chỉ gắn bó về bổn phận, mà là một sự gắn bó “máu thịt”,một sự ấp ủ tình thương và trách nhiệm, cùng ước ao thấy gia đình mình ngày một vững vành,tốt đẹp hơn, con cái ngày càng nhân đức,tốt lành và nên người,nên con Chúa. Thánh Phaolô đã suy nghĩ,đã sống như thế và đã khẳng định “thần học gia đình” từ mối quan hệ “vợ – chồng” giữa Giáo Hội và Chúa Ki-tô. “Các con hãy  làm việc nầy,mà nhớ đến Ta”: lệnh truyền của Chúa Ki-tô khi truyền Bí Tích Thánh Thể cũng là lệnh truyền cho mỗi linh mục đối với Bí Tích Giáo Hội, mà ở bậc nhỏ nhất chính là Giáo Xứ.

 

3.   NHỮNG VẤN ĐỀ MỘT GIA TRƯỞNG CẦN QUAN TÂM.

 

The Fellowship of Catholic Scholars với số thành viên khoảng một ngàn học giả Công Giáo từ nhiều lãnh vực khác nhau,vào tháng Chín 1990, ra một thông tư: "Vatican II: Promise and Reality — The Catholic Church in the United States Twenty-Five Years After Vatican II" ("Công Đồng Vatican II: Hứa Hẹn và Thực Tế — Giáo Hội Công Giáo ở Hoa Kỳ 25 Năm Sau Công Đồng Vatican II, cho rằng nhiều cải cách cấp tiến được thực hiện nhân danh Công Đồng Vatican II đã đem lại kết quả trái ngược cho đạo Công Giáo ở Hoa Kỳ. Họ bất đồng ý với những ai cho rằng vấn đề chính trong Giáo Hội ngày nay là vấn đề quyền lực, đàn áp các thần học gia, thiếu cởi mở đối với việc tấn phong phụ nữ, và từ chối thể hiện kết quả của cuộc đối thoại đại kết. Thay vào đó, tổ chức Fellowship nhìn thấy những loại vấn đề khác:

 

    sự sa sút trầm trọng của người Công Giáo trong việc tham gia hoạt động đoàn thể giáo xứ;
    sự kém hiểu biết rộng lớn của người Công Giáo về giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội;
    sự sa đọa của người Công Giáo trong hôn nhân và đời sống gia đình;
    tư duy của người Công Giáo ngày càng tục hóa và chịu ảnh hưởng của thuyết tương đối;
    người Công Giáo ngày càng bị ảnh hưởng bởi li dị và tái hôn bất hợp pháp;
    sự sa sút trầm trọng [phát xuất từ] hệ thống trường học
    ơn thiên triệu ngày càng suy giảm;

 

Song song với đời sống tinh thần và đạo đức đi lên,linh mục biết rằng: “có thực mới vực được đạo”. Một người cha không thể bỏ qua khía cạnh đời sống “cơm gạo áo tiền” của con cái. Linh mục không phải là chuyên gia kinh tế,nhưng Ngài có thể tìm hiểu, động viên, khích lệ những nổ lực làm ăn của con cái,để khi cần có thể hướng dẫn về mặt luân lý,đức tin cho con cái. Trong cuộc mưu sinh đầy khắc nghiệt nầy,khi đủ thứ hàng lậu,hàng giả,hàng kém chất lượng với lợi nhuận cao đang hấp dẫn nhiều người; khi mà người ta dễ bán lương tâm để đổi lây một chức vụ,một món tiền; khi mà đồng tiền mờ ám dẫn nhiều người tới xa hoa,trụy lạc, …thì sụ hiện diện và những lời góp ý,động viên của một người cha sẽ giúp xóa tan mây mù tội lỗi đang chực chờ bao vây,phủ kín không chỉ một vài đứa con,mà cả Giáo Hội bé nhỏ của Ngài.Linh mục không bao giờ được quên – dù chỉ một giây – rằng ma quỷ ‘sicut leo rugiens circut quaerens quem devoret” – như sư tủ hằng rình râp xung  quanh tìm mồi vồ nuốt. Linh mục phải chiến đấu cho bản thân và cho gia đình của Ngài,phải nhanh tay lẹ mắt giành giật khỏi tay ma quỷ những đứa con đang trong cơn nguy bị hỏa ngục nuốt trững, phải củng cố “chiến tuyến” đối đầu với hỏa ngục. Câu nói của Cesar có giá trị ở đây,cho cuộc chiến âm ỉ nhưng không khoan nhượng nầy : ”Si vis pacem,para bellum” (muốn có an bình,thi phải chuẩn bị chiến đấu). Những giáo huấn về xã hội của Mẹ Giáo Hội luôn hỗ trợ linh mục trong hướng dãn con cái Ngài sống thực hành công bình bác ái.Đó cũng là cách thức tân Phúc Âm hóa,mà Giáo Hội Mẹ đang thúc giục : canh ân đời sống à/để đem Chúa đến cho mọi người.

 

4.   ĐO LƯỜNG SỰ PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH BẠI.

 

Là một gia đình,mà Ngài là người chồng và người cha,linh mục không “cân đong đo đếm” Giáo Xứ và con cái Ngài như một thứ “thu hoạch”,thẩm định về chiều rộng các công việc và “công trình” của Ngài, mà phải là sự đánh giá về chiều sâu để nhìn ra được mức độ thấm nhuần giáo lý,Tin Mừng trong đờii sống đức tin của Gia đình Ngài nói chung và của từng con cái nói riêng.  Một gia trưởng,một người chồng,một người cha phải biết vui mừng ít trước những bước tiến của on cái,nhưng phải lo âu,đau buồn nhiều trước sự sa sút,đi xuống không chỉ của toàn bộ hoặc một bộ phận của Gia đình, mà của một số nhỏ,thậm chí của một đứa con. Con nào cug là con. Không thể có chuyện con yêu con ghét. Đứa con què quặt,ốm o,bệnh hoạn càng cần được quan tâm,yêu thương. Tâm lý “làm dâu trăm họ” không nên đưa vào quan hệ “hôn nhân” giữa linh mục và giáo xứ, khiến linh mục dễ tự tha thứ cho minh những lỗi lầm,thiếu sót trong mục vụ và quy lỗi cho “đối tác” (như thường thấy trong các hợp đồng). Linh mục phải biết đấm ngực “mea culpa”, dù là phần lỗi của ai. Lỗi quy về trưởng. Trong một Dòng Tu, trong mọt giáo phận, khi có một linh mục phạm về sắc giới, thì từ Giám Mục cho tới tất cả các linh mục phải tự vấn lương tâm và đấm ngực ăn năn cùng quyết tâm sửa sai và tế nhị giúp người anh em đồng liêu đang vô cùng cần đến sụ cảm thông,yêu mến và tương trợ. Một con ngựa đau,cả tàu bỏ cỏ. Nếu giám mục và các linh mục biết quan tâm,chia sẻ,cầu nguyện,gặp gỡ chân tình, thì “ba thù” đã không có cửa chen vào cám dỗ như chỗ không người. Trong giáo xứ cũng vậy, nếu linh mục – người cha – bi61t quan tâm theo dõi,chia sẻ,an ủi,cầu nguyện, thì ma quỷ không có đất để tung hoành.

 

Những biểu hiện tình cảm bề ngoài cũng phần nào có thể cho thấy mức thành bại của một linh mục. Trong đời tín hữu Công giáo,không ít lần có thể chứng kiến canh người lớn,trẻ nhỏ,đàn bà và cả đàn ông sụt sùi chia tay linh mục,khi Ngài nhận bài sai đi nhận nhiệm sở khác. Đó cũng là một dấu chỉ cho sự thành công của một linh mục. Linh mục phải cảm tạ Chúa, song không được quên rằng vẫn có thể không ít con cái mong “tống khứ” Ngài càng nhanh càng tốt! Còn như nếu có linh mục bị cn cái chán ngán, xa lánh và muốn được nhìn Giám Mục mau cất giùm họ “của nợ”,mà Người gán ghép buộc họ nhận mối “ác uyên”, thì rõ ràng linh mục phải được cho đi “cải tạo”, có thời gian đủ để nhìn lại công trình….phá hoại của Ngài và/mà ăn năn,nhìn ra sự kiêu căng,lười biếng,thiếu nhiệt tâm Nhà Chúa, đa gây hại ho Giáo Hội, Mẹ Giáo Hội và “giáo hội” của Ngài,phụ lòng tin của giám mục và của chính con  cái Ngài. Lòng tin bị xói mòn ấy có thể di hại đến các linh mục kế nhiệm Ngài, kẻ buộc phải thừa kế một gia tài đổ nát. Trong hôn nhân, trong gia đình, có thể có những lúc “cơm không lành,canh không ngọt”,nhưng để cho tan hoang vô phương hàn gắn,cứu chữa,thì thật là vô trách nhiệm Ma qủy không bao giờ để lỡ một dịp nào.

 

5.   BÍ TÍCH : LÝ DO TỒN TẠI – ĐỘNG LỰC – HIỆU QUẢ CHO QUAN HỆ “HÔN NHÂN”.

 

Là kho tàng Bí Tích, Giáo Hội là một Bí Tích, từ đó ban phát ân sủng bí tích nuôi dưỡng,củng cố,ban sức mạnh cho các tín hữu. Cái khác biệt nhất giữa Công giáo và các tôn giáo,tín ngưỡng khác – kể cả anh em Tin Lành – là ở các Bí Tích. Đáng buồn thay,không hỉ giáo dân lơ là với Bí Tích,mà ngay cả rất nhiều giáo sĩ cũng không mặn mà gì lắm với nguồn ơn duy nhất của/cho Giáo Hội,cho chính bản thân Ngài,cho đời sống của “gia đình – hôn thê” của Ngài và cho con cái Ngài. Cát đi hoặc giảm thiểu của ăn nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng nầy, linh mục còn lý do tồn tại sao? Đâu là động lực để Ngài sốg thiên chức linh mục và thi hành công tác,chức năng một người chồng,một gười cha như lòng Chúa mong muốn,như sự tín nhiệm ủy thác của Giám Mục?

 

Nếu Bí Tích Thánh Tẩy làm linh mục hân hoan vì có thêm người con trong gia đình, nếu Bíí Tích Thêm Sức phần nào tạo tin tưởng ở Thánh Linh Bảy Ơn củng cố sức mạnh cho con cái, nếu Bí Tích Hôn Nhân là dấu cho sự phát triển của gia đình, thì Bí Tích Mình Máu Chúa là thước đo đời sống đức tin và lòng sốt mến của con cái,trong khi chính Bí Tích Hòa Giải mới cho thấy lòng tin và sự gắn bó đối với Chúa,đối với Giáo Hội và nhất là đối với linh mục, người cha,người thầy,người bạn của họ. Việc giáo dân, đặc biệt đàn ông,nhất là giới trẻ,năng chạy đến Bí Tích Giải Tôi,cho thấy mức độ tin tưởng của họ nơi Người Cha. Linh mục nên đặt vấn đề,khi toà giải tội vắng hoe, dấu hiệu chắc chắn Ngài không được hay không còn được tín nhiệm : À qui sonne le glas – chuông nguyện hồn ai (Hemingway). Hồi chuông báo động nhưng cũng có thể là …báo tử! Hai Bí Tích còn lại – Xức Dầu Bệnh Nhân và Truyền Chức Linh Mục,- chỉ là hệ quả tất yếu của lòng tin nơi Bí Tích Hòa Giải,được củng cố bởi Bí Tích Thánh Thể, theo tỷ lệ thuận.

 

Đức Thánh Cha Biển-Đức XVI đặt Thánh Gioan Vianây làm bổn mạng các linh mục quản xứ cũng vì muốn nhấn mạnh về Bí Tích Hòa Giải, mà Cha Xứ Ars thành công nhất.

 

MỘT KẾT LUẬN?

 

Không có mẫu số chung,mô hình mẫu đích thực cho giáo xứ,để linh mục theo đó mà hành xử,cũng như không tìm được mẫu gia đình khuôn khổ để cho một cuộc hôn phối áp dụng,phát triển và thành công, đơn giản là vì các nhân tố, các chủ thể làm nên Gia Đình không bao giờ giống nhau. Đòi hỏi ở mỗi thành viên biết hy sinh,từ bỏ trong khiêm nhường và vâng phục, đòi hỏi nơi người cha lòng yêu mến vô bờ,sự tận tâm đến hao mòn,để từ cái NGHĨA được gán ghép (cứ cho là theo Ý Chúa và Bề Trên) sẽ trổ sinh hoa trái trở thành TÌNH YÊU.

 

Không ai trả lời hoặc kết luận thay cho linh mục được. Kết luận chỉ có thể đưa ra cuối con đường tận hiến,khi linh mục mượn lời Ông Già Simeon để thưa với Chúa:”Muôn lạy Chúa,giờ đây xin cho tôi tớ Chúa ra đi bình an,…”(Nunc dimittis…).

 

Một lần nữa: UBI OBEDIENTIA ET AMOR,DEUS IBI EST.

                      Ở ĐÂU CÓ VÂNG PHỤC VÀ YÊU MẾN,Ở ĐÓ CÓ CHÚA.

 

Giuse Nguyễn-Thế-Bài

Giáo dân.

Chúa Nhật Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa

 

Views: 0

Người đăng bài viết

Joe M.D.